Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và bước đầu đánh giá tương đương sinh học của viên nén cefaclor 375mg giải phóng kéo dài

Những thiết bị được dùng trong sản xuất ở quy mô labo cũng được dùng cho quy mô pilot, chỉ khác là thiết bị trộn được dùng trong quy mô pilot lớn hơn 30 lần so với quy mô labo. Do đó, trong giai đoạn nâng cấp cỡ lô, đối với viên được điều chế theo phương pháp xát hạt ướt, chỉ cần khảo sát thời gian trộn ban đầu và thời gian trộn sau cùng.

Ngoài ra, sự ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm của môi trường sản xuất không thể được nhận biết trong quá trình dập viên, bao viên và đóng vỉ mà chỉ được nhận biết một cách rõ ràng sau một thời gian thuốc được bảo quản ở nhiệt độ cần nghiên cứu. Vì vậy sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường sản xuất tiếp tục được khảo sát. Chế phẩm được điều chế trong những điều kiện độ ẩm môi trường khác nhau (20, 30, 45, 65 và 75 ± 5%), nhiệt độ được giữ cố định 30 ± 2 oC, được đóng vỉ và bảo quản ở 40 ± 2 oC/ 75 ± 5% RH. Kết quả cho thấy viên đạt độ ổn định cao nhất khi được điều chế trong điều kiện nhiệt độ ≤ 30oC và độ ẩm ≤ 80%.

 

doc27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế và bước đầu đánh giá tương đương sinh học của viên nén cefaclor 375mg giải phóng kéo dài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r và bào chế viên cefaclor giải phóng kéo dài bao gồm công thức hóa học của cefaclor, tính chất lý hóa, định tính, định lượng, dược động học, tác động dược lực, công dụng, cách dùng, liều dùng đối với viên nén cefaclor 375mg, các chế phẩm chứa cefaclor trên thị trường Việt Nam, các đặc tính kỹ thuật bào chế viên cefaclor giải phóng kéo dài, một số nghiên cứu về dạng bào chế giải phóng kéo dài chứa cefaclor. Phần nghiên cứu về về độ ổn định của thuốc và tuổi thọ của thuốc bao gồm độ ổn định của thuốc, điều kiện nghiên cứu độ ổn định của thuốc và tuổi thọ của thuốc. Phần nghiên cứu về sinh khả dụng và tương đương sinh học bao gồm khái niệm về sinh khả dụng và tương đương sinh học, phương pháp đánh giá sinh khả dụng, đánh giá tương đương sinh học in vitro, in vivo và một số nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh học của cefaclor trong nước. 4 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu Các nguyên liệu, hóa chất và dung môi đạt tiêu chuẩn dược điển USP, BP, DĐVN... hoặc đạt tinh khiết dùng trong phân tích. Thiết bị bào chế và thiết bị phân tích hiện đại được trang bị tại các phòng thí nghiệm Học viện quân y – Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp.HCM – TP.HCM, Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo– TP.Biên Hòa, Đồng Nai, Bệnh viện quận 2 - TP.HCM Thuốc đối chiếu: viên Ceclor® SR số lô 070141, hạn dùng 21/09/2013, hãng sản xuất Eli Lilly Suzhou Pharmaceutical Co, Ltđ. Người tình nguyện (NTN) khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, tuổi: từ 18-50, chiều cao và cân nặng chênh lệch nhau không quá 10%, giới tính: cùng giới, tốt nhất nên chọn nam, nếu chọn nữ phải đảm bảo không mang thai, chủng tộc: cùng chủng tộc. NTN phải được kiểm tra sức khỏe và làm những xét nghiệm lâm sàng để đảm bảo chức năng chuyển hóa bình thường nhất là các chức năng gan, thận và không nhạy cảm với Cephalosporin. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu bào chế Định lượng hoạt chất trong dịch thử khả năng giải phóng hoạt chất bằng phương pháp quang phổ Định lượng hoạt chất trong chế phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Bào chế viên nhân giải phóng kéo dài chứa cefaclor 375 mg. Thiết kế thí nghiệm được bố trí theo phương pháp mạng đơn hình với sự trợ 5 giúp của phần mềm Modde 5.0; tối ưu hóa công thức nhờ phần mềm Modde 5.0 và mạng thần kinh nhân tạo Inform 3.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình bao phim bảo vệ. 2.2.2. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định của viên cefaclor 375 mg giải phóng kéo dài Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở Viên nén GPKD cefaclor 375 mg bào chế ở quy mô pilot được đề xuất các tiêu chuẩn về hình thức viên, độ đồng đều khối lượng, hàm lượng hoạt chất, PPĐT, định lượng, và độ hòa tan của viên. Độ ổn định Nghiên cứu dài hạn: 3 mẫu viên nén cefaclor 375mg GPKD bào chế theo công thức tối ưu ép vĩ cứng, đóng trong hộp carton bảo quản ở nhiệt độ thường (30 ± 2oC/ 75 ± 5% RH) Nghiên cứu lão hóa cấp tốc: 3 mẫu viên nén cefaclor 375mg GPKD bào chế theo công thức tối ưu ép vĩ cứng, đóng trong hộp carton bảo quản ở nhiệt độ 40 ± 2 oC/ 75 ± 5% RH. Xác định tuổi thọ Tuổi thọ của thuốc được xác định tại thời điểm hàm lượng hoạt chất giảm đến giới hạn dưới theo quy định khi được bảo quản ở điều kiện dài hạn. Trong trường hợp này, tuổi thọ của thuốc được xác định khi hàm lượng cefaclor giảm còn 90% so với hàm lượng nhãn dưới điều kiện dài hạn. 2.2.3. Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học 2.2.3.1. Nghiên cứu định lượng cefaclor trong huyết tương bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao: Xử lý mẫu huyết tương định lượng 6 Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích định lượng trong huyết tương: thẩm định phương pháp phân tích theo các tiêu chuẩn của FDA Mỹ trên các nội dung sau: Độ chọn lọc - đặc hiệu Đường chuẩn và khoảng tuyến tính Giới hạn định lượng dưới (LLOQ) Độ đúng – độ lặp lại trong ngày, độ lặp lại khác ngày Hiệu suất chiết Độ ổn định của mẫu thử (độ ổn định của cefaclor trong huyết tương) 2.2.3.2. Tương đương sinh học in vitro: Xác định bằng cách so sánh tỉ lệ hoạt chất hòa tan vào môi trường thử độ hòa tan từ thuốc thử và thuốc đối chiếu trong từng khoảng thời gian nhất định. Lượng hoạt chất hòa tan được so sánh dựa vào yếu tố tương tự f2 theo công thức sau: t=n f2 = 50 x log{[1 + (1/n)∑( Rt - Tt )2 ] -0,5 x 100} t=1 Khi giá trị f2 từ 50-100 thì hai chế phẩm được xem có độ hòa tan tương đương. 2.2.3.3. Tương đương sinh học in-vivo Nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh, mô hình thử nghiệm chéo, liều đơn, hai thuốc, hai giai đoạn. Tính toán khoảng tin cậy 90% để so sách các thông số dược động học như Cmax, AUC, MRT. So sách Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số. 2.2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu: Số liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. 7 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 3.1.1. Thẩm định phương pháp định lượng hoạt chất trong thành phẩm 3.1.1.1. Thẩm định phương pháp định lượng cefaclor trong dịch thử khả năng giải phóng hoạt chất bằng quang phổ UV-Vis Tính tuyến tính: kết quả phương pháp định lượng viên nén Cefaclor GPKD tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 8,75-45 µg/ml. Độ đúng: kết quả tỉ lệ phục hồi từ 99,2%-99,65% nằm trong giới hạn cho phép (98%-102%) nên PPĐL đạt độ đúng. Độ lặp lại: Phương pháp định lượng đạt độ lặp lại khi giá trị RSD không quá 2%. Kết quả RSD = 0,9% nên PPĐL cho độ lặp lại nằm trong giới hạn quy định. 3.1.1.2. Thẩm định phương pháp định lượng Cefaclor trong thành phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) -Tính tuyến tính: kết quả phương pháp định lượng viên nén Cefaclor GPKD tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 0,17 - 0,40 mg/ml Độ đúng: kết quả tỉ lệ phục hồi từ 98,1%-98,7% nằm trong giới hạn cho phép (98%-102%) nên PPĐL đạt độ đúng. Độ lặp lại: Phương pháp định lượng đạt độ lặp lại khi giá trị RSD không quá 2%. Kết quả RSD = 0,85% nên PPĐL cho độ lặp lại nằm trong giới hạn quy định. 3.1.2. Khảo sát các chỉ tiêu của viên đối chiếu Các chỉ tiêu về cảm quan, khối lượng trung bình, hàm lượng, khả năng GPHC viên đối chiếu để làm cơ sở cho việc xây dựng công thức bào chế viên nén cefaclor GPKD. 8 Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm khả năng GPHC viên đối chiếu Thời Tỷ lệ giải phóng (%) Trung USP điểm bình 29 (phút) (%) (%) Viên 1 Viên 2 Viên 3 Viên 4 Viên 5 Viên 6 30 16,39 16,76 16,55 16,40 16,30 16,86 16,54 5-30 60 33,70 32,11 34,57 32,34 32,62 32,77 33,87 20-50 120 62,69 63,02 64,29 64,60 65,45 62,27 63,72 180 88,01 89,03 87,69 89,99 90,89 89,07 89,11 240 92,45 92,74 93,77 93,87 93,05 91,89 92,96 ≥80 100 Ceclor® SR %HCPT 80 60 40 20 0 0 100 200 300 THOI GIAN (PHUT) Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tốc độ GPHC viên đối chiếu Kết quả thử nghiệm khả năng giải phóng hoạt chất của viên đối chiếu ceclor® SR cho thấy: Hoạt chất giải phóng được kiểm soát nhờ cơ chế hòa tan cốt (matrix) được tạo thành bởi polyme tạo khung xốp trơ nhưng không bền vững. Cốt sẽ rã theo thời gian do polyme thân nước hòa tan chậm. Lớp bao phim hòa tan nhanh. 3.1.3. Bào chế viên cefaclor giải phóng kéo dài 3.1.3.1. Nghiên cứu lựa chọn tá dược bào chế viên nén cefaclor giải phóng kéo dài Dựa theo sự bào chế một số công thức cấu trúc dạng viên và qua thực nghiệm, sử dụng phương pháp thăm dò cổ điển, chúng tôi khảo sát một số công thức ban đầu nhằm tìm chính xác các thành phần trong CT (công thức) và khoảng giới hạn thành phần phần trăm ngắn nhất của các 9 thành phần trong CT (công thức). Từ đó, chúng tôi dễ dàng tối ưu hóa CT bằng phương pháp bào chế hiện đại. 3.1.3.2. Xây dựng công thức bào chế viên nén cefaclor giải phóng kéo dài Thiết kế thí nghiệm Qua khảo sát sơ bộ 16 CT ban đầu, kết hợp với một số tài liệu, công thức dự kiến bao gồm: Dược chất: cefaclor Tá dược tạo cốt (khung matrix): HPMC Tá dược trơn, bóng: magnesi stearat, Aerosil. Tá dược độn: mannitol Các thông số được giữ hằng định: Khối lượng viên: 550mg Khối lượng dược chất: 375mg Tá dược trơn: Aerosil 0,5% - Các biến độc lập: gồm 3 biến với khoảng biến thiên thể hiện ở bảng 3.17 (khối lượng mannitol thêm vào vừa đủ 550mg). Bảng 3.17: Các biến độc lập và khoảng biến thiên Biến độc lập Ký Mức dưới Mức cơ Mức trên hiệu bản HPMC (%) X1 22 25 28 Magnesi stearat (%) X2 0,5 1 1,5 Lực gây vỡ viên (kP) F 7- 8 (F1) 9- 10 (F2) - Các biến phụ thuộc: Dựa vào đồ thị giải phóng dược chất của viên đối chiếu và tiêu chuẩn của viên nén cefaclor GPKD trong USP 29, các biến phụ thuộc được lựa chọn như bảng 3.18: Bảng 3.18: Các biến phụ thuộc Biến phụ thuộc Ký hiệu Yêu cầu Phần trăm cefaclor giải phóng sau 30 phút Y30 5- 30 % Phần trăm cefaclor giải phóng sau 60 phút Y60 20- 50 % Phần trăm cefaclor giải phóng sau 240 phút Y240 80- 100% Chỉ số f2 f2 ≥50 Thiết kế thí nghiệm: 10 Dựa vào phần mềm Modde 5.0, các thí nghiệm trình bày ở bảng 3.19 Bảng 3.19: Các công thức thực nghiệm Thí F CEF X1(%) X2(%) Mannitol PVP K30 Aerosil (%) nghiệm (g) (%) (%) TN1 F1 375 22 0,5 6,8 2 0,5 TN2 F1 375 23 0,5 5,8 2 0,5 TN3 F1 375 24 0,5 4,8 2 0,5 TN4 F1 375 25 0,5 3,8 2 0,5 TN5 F1 375 26 0,5 2,8 2 0,5 TN6 F1 375 27 0,5 1,8 2 0,5 TN7 F1 375 28 0,5 0,8 2 0,5 TN8 F1 375 22 1,0 6,3 2 0,5 TN9 F1 375 23 1,0 5,3 2 0,5 TN10 F1 375 24 1,0 4,3 2 0,5 TN11 F1 375 25 1,0 3,3 2 0,5 TN12 F2 375 26 1,0 2,3 2 0,5 TN13 F2 375 27 1,0 1,3 2 0,5 TN14 F2 375 28 1,0 0,3 2 0,5 TN15 F2 375 22 1,5 6,8 2 0,5 TN16 F2 375 23 1,5 5,8 2 0,5 TN17 F2 375 24 1,5 4,8 2 0,5 TN18 F2 375 25 1,5 3,8 2 0,5 TN19 F2 375 26 1,5 2,8 2 0,5 TN20 F2 375 27 1,5 1,8 2 0,5 TN21 F2 375 28 1,5 0,8 2 0,5 11 Viên nén được bào chế theo các công thức ở bảng trên với phương pháp ghi ở mục 2.2.1.3 và thử hòa tan theo phương pháp ghi ở mục 2.2.1.1. Kết quả thể hiện ở bảng 3.20. Bảng 3.20: Phần trăm dược chất giải phóng từ các viên thực nghiệm Thời gian Y30 Y60 Y120 Y180 Y240 f2 Thí nghiệm TN1 30,17 50,55 84,11 100 100 41,91452 TN2 26,54 44,41 71,89 90,58 100 54,3623 TN3 14,15 22,85 35,75 47,22 58,69 27,85557 TN4 24,15 45,12 74,51 94,97 100 52,70321 TN5 15,77 24,07 38,44 49,77 59,79 29,22376 TN6 15,47 23,98 38,66 50,42 62,65 30,02486 TN7 15,41 40,16 67,79 88,92 96,78 70,30713 TN8 28,70 45,94 74,07 93,30 96,48 51,49657 TN9 26,30 46,08 68,99 89,98 97,25 55,68185 TN10 21,76 26,85 45,28 59,58 72,01 36,50751 TN11 19,79 31,34 46,2 61,76 73,35 38,35437 TN12 17,67 29,94 51,41 68,80 85,21 47,22152 TN13 16,06 39,39 67,23 85,93 95,79 71,96228 TN14 13,01 19,60 32,77 43,83 54,30 25,6168 TN15 14,57 23,14 36,56 48,26 57,97 28,10986 TN16 14,99 22,86 37,14 49,83 55,96 28,13205 TN17 16,36 24,48 40,91 54,90 69,10 33,18313 TN18 17,53 27,79 46,89 64,72 79,16 41,32644 TN19 18,81 29,07 47,24 64,27 80,50 41,66825 TN20 20,32 30,93 52,08 69,14 83,12 47,00132 TN21 26,44 45,68 75,35 96,57 100 50,41898 Nhận xét: 12 Tốc độ giải phóng dược chất từ các viên thực nghiệm rất khác nhau, f2 thay đổi nhiều, trong đó 7/21 công thức có f2 > 50. 3.1.3.3. Lựa chọn công thức tối ưu Dựa vào đồ thị giải phóng dược chất từ viên đối chiếu và tiêu chuẩn trong USP 29. Điều kiện tối ưu được đặt ra như sau: 5% ≤ Y30 ≤ 30% 20% ≤ Y60 ≤ 50% Y240 ≥ 80% Công thức tối ưu được lựa chọn nhờ phần mềm Inform 3.2. Kết quả tối ưu thể hiện ở công thức sau: Thành phần công thức tối ưu Thành phần Khối lượng (mg) Cefaclor 375,0 HPMC E15 148,5 Mannitol 7,15 PVP-K30 11 Magnesi stearat 5,5 Aerosil 2,75 Lực gây vỡ viên: 9-10 kP Tá dược dính PVPK30 (tỷ lệ cố định 2%) Tiến hành bào chế viên nén cefaclor GPKD theo công thức tối ưu cho kết quả như bảng 3.21. Bảng 3.21: Phần trăm HCGP từ viên tối ưu, đối chiếu, dự đoán Thời gian (phút) 30 60 120 180 240 Mẫu Dự đoán 17,12 22,03 56,98 77,78 82,64 Viên tối ưu 17,9 33,53 60,00 90,79 96,20 Viên đối chiếu 16,54 33,87 63,72 89,11 92,96 13 Hình 3.9: Đồ thị giải phóng của viên tối ưu, viên đối chiếu, viên dự đoán Dựa trên các số liệu giải phóng của viên tối ưu và viên đối chiếu, f2= 70,56 Phần trăm HCGP của viên tối ưu thực nghiệm gần với viên dự đoán trên lý thuyết nhưng tại thời điểm 3 giờ và 4 giờ thì nhanh hơn. Tuy nhiên, so với viên đối chiếu thì giống hơn. Vì vậy ta chọn công thức tối ưu để bào chế viên nén cefaclor GPKD. 3.2. KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN CEFACLOR GIẢI PHÓNG KÉO DÀI. 3.2.1. Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn cơ sở viên cefaclor giải phóng kéo dài Sản xuất nâng cấp số lượng viên 3 lô từ CT tối ưu, kết qủa viên nén được gởi kiểm tra tại Viện Kiểm Nghiệm TP. HCM có kết qủa đạt theo TCCS đã đề xuất (dựa trên tiêu chuẩn USP, BP, DĐVN) và tiêu chuẩn USP 29 thử về độ giải phóng họat chất. 14 3.2.2. Độ ổn định của thuốc Chỉ tiêu theo dõi: hình thức, hàm lượng dược chất, độ hòa tan. Kết quả sau 36 tháng theo dõi ở nhiệt độ thường (30 ± 2oC/ 75 ± 5% RH), hình thức không thay đổi, hàm lượng cefaclor lô 2 và lô 3 đạt giới hạn quy định (> 90%, từ 90,06 - 90,89%), nhưng lô 1 không đạt quy định (=89,99% < 90%). Kết quả sau 6 tháng theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc (40 ± 2oC/ 75 ± 5% RH), Hàm lượng cefaclor giảm theo thời gian bảo quản. 3.2.3. Tuổi thọ của thuốc Kết quả nghiên cứu độ ổn định, tuổi thọ của thuốc dự đoán 24 tháng nếu được bảo quản ở điều kiện 30 ± 2oC/ 75 ± 5% RH điều kiện bảo quản của thuốc được đề nghị như sau: Thuốc được ép vào vỉ nhựa. Nhiệt độ bảo quản ≤ 30 oC, độ ẩm tương đối < 70%. 3.3. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HOC 3.3.1. Xây đựng và thẩm định phương pháp định lượng hoạt chất trong huyết tương Từ các kết quả thẩm định độ chọn lọc - đặc hiệu, đường chuẩn và khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, độ đúng – độ lặp lại, hiệu suất chiết, độ ổn định của mẫu thử cho thấy: phương pháp đã xây dựng đáp ứng được các yêu cầu phân tích hoạt chất trong huyết tương theo qui định của FDA. Phương pháp này có thể áp dụng để định lượng cefaclor trong huyết tương người để nghiên cứu TĐSH của viên nén cefaclor TDKD. 3.3.2. Tương đương sinh học in vitro Hệ số tương tự f2 = 80,91 nên thuốc thử và thuốc đối chiếu tương đương invitro. 15 3.3.3. Tương đương sinh học in vivo 3.3.3.1. Kết quả định lượng cefaclor trong huyết tương Kết quả phân tích nồng độ cefaclor trong huyết tương 8 người tình nguyện (NTN) sau khi uống viên ceclor và viên nghiên cứu CEF. Đồ thị nồng độ trung bình của thuốc đối chiếu Ceclor® và thuốc nghiên cứu CEF trong huyết tương 8 người tình nguyện được biểu diển theo đồ thị hình 3.17. Hình 3.17. Đồ thị nồng độ trung bình của thuốc đối chiếu Ceclor® và thuốc nghiên cứu CEF trong huyết tương người. Bảng 3.47: Nồng độ trung bình cefaclor trong huyết tương (từ 8 NTN) Thời gian (giờ) viên Ceclor® (µg/ml) viên nghiên cứu CEF (n = 8) (µg/ml)( n = 8) 0,50 2,974 ± 1,799 3,421 ± 1,986 0,75 3,830 ± 1,620 4,762 ± 1,480 1,00 4,845 ± 1,614 6,100 ± 2,321 1,25 6,999 ± 3,,532 6,622 ± 2,692 1,50 8,062 ± 3,825 8,361 ± 3,253 2,00 11,18 ± 3,441 10,905 ± 3,889 3,00 12,197 ± 4,677 13,002 ± 6,281 4,00 7,059 ± 2,314 6,884 ± 1,182 6,00 3,856 ± 1,213 3,217 ± 1,279 16 Kết quả số liệu các thông số dược động học sau khi uống thuốc nghiên cứu CEF và thuốc đối chiếu Ceclor® . Bảng 3.48: Số liệu các thông số dược động học sau khi uống thuốc nghiên cứu CEF và thuốc đối chiếu Ceclor® Đối Cmax (µg/ml) Tmax(giờ) AUC0-6 AUC0-∞ (µg/ml).h (µg/ml).h MRT(h) tượng tham ceclor® CEF ceclor® CEF ceclor® CEF ceclor® CEF ceclor® CEF gia (R) (T) (R) (T) (R) (T) (R) (T) (R) (T) 1 13,536 7,592 2 2 31,045 29,056 34,117 52,922 2,921 7,649 2 10,610 11,619 2 2 39,182 40,026 49,651 54,720 4,490 4,908 3 12,877 15,336 3 3 50,284 47,452 67,233 51,246 4,615 3,106 4 18,321 21,321 3 3 60,529 58,089 72,016 68,990 3,672 3,544 5 18,529 20,014 3 3 43,553 48,305 50,976 59,284 3,646 3,982 6 12,389 13,583 3 3 42,570 46,667 49,015 48,281 3,305 2,972 7 6,670 6,574 4 4 25,414 26,669 41,174 43,606 6,508 6,508 8 12,977 15,501 3 3 50,869 47,608 68,282 50,597 4,638 3,005 T 13,239 13,943 2,875 2,875 42,931 42,984 54,058 53,706 4,224 4,459 B S 3,871 5,289 0,641 0,641 11,272 10,558 13,713 7,686 1,121 1,765 D Những giá trị thông số dược động học của cefaclor từ thuốc Ceclor® và từ thuốc nghiên cứu CEF được tóm tắt và trình bày trong Bảng 3.49. Bảng 3.49: Giá trị thông số dược động học trung bình của thuốc nghiên cứu CEF và thuốc đối chiếu Ceclor® Thông số Thuốc đối chiếu Thuốc nghiên cứu dược động học Ceclor® CEF AUC0-6 (µg/ml.h) 42931 ± 11272 42984 ± 10558 AUC0-∞ (µg/ml.h) 54058 ± 13713 53706 ± 7686 Cmax (μg/ ml) 13,239 ± 3,871 13,943 ± 5,289 Tmax (giờ) 2,875 ± 0,641 2,875 ± 0,641 17 Giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc chứng giống nhau từng cặp và số liệu được xử lý bởi phần mềm Equivtest và được kiểm tra lại bằng phần mềm này bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM cho ta kết quả: Bảng 3.51. Kết luận phân tích phương sai giá trị thông số DĐH Cmax AUC0-6 , AUC0-∞, Thông Tỉ số % số (Thử /Chứng) Khoảng tin cậy 90% AUC0-6 100,42 96,26 - 104,75 AUC0-∞ 101,45 85,37 - 120,57 Cmax 102,16 85,40 - 122,21 Yêu cầu: 80 - 125 % Kết luận: hai thuốc tương đương sinh học Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Trong chế phẩm: đã khảo sát và thẩm định quy trình định lượng bằng phương pháp quang phổ tử ngoại và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đạt yêu cầu cho định lượng cefaclor trong chế phẩm. Trong huyết tương: đã khảo sát và thẩm định quy trình định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đạt những yêu cầu cho phân tích dịch sinh học. Mẫu huyết tương ổn định trong suốt quá trình phân tích va lưu trữ. nghĩa về thực tiễn, cả hai phương pháp này đều có thể được áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu phát triển thuốc tại những phòng kiểm nghiệm của những cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất, trung tâm kiểm nghiệm. Đã xây dựng được quy trình định lượng cefaclor trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, phương pháp 18 này có thể được áp dụng trong những nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và xác định tương đương sinh học của những chế phẩm uống (thuốc bột, thuốc viên) chứa cefaclor. nghĩa về khoa học, mặc dù những phương pháp định lượng này đã được nhiều tài liệu công bố nhưng những chi tiết thực hiện chỉ được nêu một cách khái quát, sơ bộ. Do đó, cần thiết phải thẩm định những quy trình định lượng để xác định độ tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng của phương pháp định lượng và có thể xác định được hàm lượng cefaclor trong huyết tương người nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu dược động học của cefaclor, nghiên cứu này đã khảo sát và thẩm định quy trình định lượng một cách khoa học. Ngoài ra, hai phương pháp quang phổ tử ngoại và sắc ký lỏng hiệu năng cao được công bố trong những tài liệu độc lập, chưa có sự so sánh giữa hai phương pháp. Trong đề tài này, kết quả định lượng đạt được từ hai phương pháp đã được xác định là khác nhau không ý nghĩa. 4.2. VỀ KỸ THUẬT BÀO CHẾ Sản phẩm cũng được kiểm nghiệm toàn diện những tiêu chuẩn theo USP 29 để so sánh với kết quả kiểm nghiệm viên của lô pilot sau này. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy viên đạt yêu cầu chất lượng theo USP 29. Việc nâng cấp cỡ lô nhằm xác định hiệu quả của việc xây dựng quy trình sản xuất, giảm thiểu sự khác biệt về tính chất sản phẩm giữa lô labo và lô pilot. Trong quá trình nâng cấp cỡ lô từ quy mô labo lên quy mô pilot, tỷ lệ thành phần các chất trong công thức không đổi so với lô labo nhưng khối lượng lớn hơn 30 lần; những thông số quy trình được 19 điều chỉnh sao cho tính chất sản phẩm không thay đổi so với lô labo. Những thiết bị được dùng trong sản xuất ở quy mô labo cũng được dùng cho quy mô pilot, chỉ khác là thiết bị trộn được dùng trong quy mô pilot lớn hơn 30 lần so với quy mô labo. Do đó, trong giai đoạn nâng cấp cỡ lô, đối với viên được điều chế theo phương pháp xát hạt ướt, chỉ cần khảo sát thời gian trộn ban đầu và thời gian trộn sau cùng. Ngoài ra, sự ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm của môi trường sản xuất không thể được nhận biết trong quá trình dập viên, bao viên và đóng vỉ mà chỉ được nhận biết một cách rõ ràng sau một thời gian thuốc được bảo quản ở nhiệt độ cần nghiên cứu. Vì vậy sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường sản xuất tiếp tục được khảo sát. Chế phẩm được điều chế trong những điều kiện độ ẩm môi trường khác nhau (20, 30, 45, 65 và 75 ± 5%), nhiệt độ được giữ cố định 30 ± 2 oC, được đóng vỉ và bảo quản ở 40 ± 2 oC/ 75 ± 5% RH. Kết quả cho thấy viên đạt độ ổn định cao nhất khi được điều chế trong điều kiện nhiệt độ ≤ 30oC và độ ẩm ≤ 80%. Về ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu kỹ thuật bào chế, quy trình sản xuất viên nén chứa cefaclor đã được xây dựng thành công với những thông số về công thức, quy trình và điều kiện môi trường sản xuất được xác định. Đã giải quyết được vấn đề về độ ổn định của chế phẩm. Về ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính khả thi của phương pháp nghiên cứu phát triển thuốc: Ở quy mô labo, nghiên cứu thành phần công thức và xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm (không thay đổi quy trình sản xuất); ở quy mô pilot hoặc quy mô sản xuất, khảo sát điều kiện sản xuất (dùng công thức tối ưu và không thay đổi tiêu chuẩn sản phẩm). 20 4.3. ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NÉN CEFACLOR 375 MG GIẢI PHÓNG KÉO DÀI 4.3.1. Tiêu chuẩn cơ sở của viên nén cefaclor 375 mg giải phóng kéo dài Kết qủa viên nén được gởi kiểm tra tại Viện Kiểm Nghiệm TP. HCM có kết qủa đạt theo TCCS đã đề xuất (dựa trên tiêu chuẩn USP, BP, DĐVN) và tiêu chuẩn USP 29 thử về độ giải phóng họat chất. 4.3.2. Độ ổn định của chế phẩm 4.3.2.1. Độ ổn định Độ ổn định của thuốc dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đã được nghiên cứu theo những quy định hiện hành . Những mẫu thuốc từ 3 lô thành phẩm được bảo quản trong bao bì dự kiến đưa ra thị trường đã được nghiên cứu độ ổn định ở điều kiện cấp tốc 40 ± 2oC/ 75 ± 5% RH và điều kiện dài hạn 30 ± 2oC/ 75 ± 5% RH. Dưới điều kiện dài hạn 30 ± 2 oC/ 75 ± 5% RH, kết quả độ ổn định của thuốc như sau: Cảm quan bên ngoài của viên không thay đổi so với mẫu ban đầu. Hàm lượng cefaclor sau 6 tháng bảo quản còn 93,83 ± 0,51% (trung bình từ 3 lô. 4.3.2.2. Tuổi thọ của thuốc Tuổi thọ của thuốc được xác định dựa vào hàm lượng của cefaclor. Tuổi thọ của thuốc được ước tính theo nguyên lý van’t Hoff là 23 tháng. Tuổi thọ thực của thuốc được xác định dưới điều kiện 30 ± 2oC/ 75 ± 5% RH là 24 tháng. Kết quả này cho thấy đối với những hoạt chất không bền dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm, tuổi thọ được ước tính từ nhiệt độ và độ ẩm cao hơn điều kiện dự kiến thuốc sẽ được bảo quản là không chính xác. Và nếu thuốc được bảo quản ở điều kiện khác hơn điều kiện đã được ghi trên nhãn thì chất lượng của thuốc sẽ không được 21 đảm bảo. nghĩa thực tiễn, từ những kết quả nghiên cứu độ ổn định, điều kiện bảo quản của thuốc được đề nghị như sau: thuốc được đóng vào vỉ nhựa kháng ẩm. Nhiệt độ bảo quản ≤ 30oC, độ ẩm tương đối < 80%. Kết quả nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu phục vụ hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc theo quy định. 4..4. TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC IN VITRO Trong nghiên cứu phát triển thuốc generic, việc xác định tương đương sinh học được yêu cầu nhằm so sánh sinh khả dụng của thuốc nghiên cứu với thuốc đối chiếu. Kết quả của thử nghiệm này cho phép dự đoán thuốc nghiên cứu có tương đương trị liệu với thuốc đối chiếu hay không và là cơ sở cho việc lựa chọn thay thế thuốc. Trong nghiên cứu này, viên Ceclor được chọn làm thuốc đối chiếu vì là thuốc đã được phép lưu hành trên thị trường ở nhiều nước trên thế giới, được chứng minh là an toàn và hiệu quả lâm sàng tốt đối với nhiều bệnh nhiễm trùng. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu khác nhau không quá 5% , như vậy 2 chế phẩm này đạt yêu cầu cho thử nghiệm so sánh xác định tương đương sinh học. Chỉ tiêu về độ hòa tan được dùng như công cụ để nhận biết những yếu tố của công thức ảnh hưởng đến chất lượng và sinh khả dụng của thuốc và có thể được dùng để chứng minh sinh khả dụng của thuốc mới. Kết quả thử nghiệm độ hòa tan cho thấy thuốc nghiên cứu tương đương sinh học in vitro với thuốc đối chiếu, giá trị hệ số tương tự f2 = 80,91. Hai thuốc đạt yêu cầu cho thử nghiệm tương đương sinh học in vitro. 4.5. TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC IN VIVO Nghiên cứu tương đương sinh học in vivo được thực hiện trong điều kiện quy định và được kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu sự ảnh hưởng của những yếu tố ngoài thuốc trên kết quả thử nghiệm. Tám người tình nguyện nam Việt Nam khỏe mạnh đã tham gia vào nghiên cứu. Số lượng 22 này đủ để cho những kết quả trung bình có độ tin cậy. Tất cả 8 người tình nguyện đều không hút thuốc, không nghiện rượu, nghiện thuốc. Các thông số sinh học về chức năng gan, thận của người tình nguyện nằm trong giới hạn bình thường. Người tình nguyện có chế độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_bao_che_va_buoc_dau_danh_gia_tuon.doc
Tài liệu liên quan