Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng

Ninh Thuận là tỉnh có TNN nghèo nhất so với toàn lãnh thổ Việt

Nam cả nguồn nước mưa, nước mặt và NDĐ. Tổng lượng nước mặt trên

toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 2,515.109 m3, trong đó trên sông Cái Phan

Rang là 1,722.109m3; lượng nước các sông suối nhỏ 268.106m3 và lượng

nước xả trung bình năm của nhà máy thủy điện Đa Nhim là 525.106m3.

TNN dưới đất của tỉnh thuộc dạng nghèo với trữ lượng tĩnh đạt

338.543m3/ngày; Chất lượng các nguồn nước tỉnh Ninh Thuận còn

tương đối đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước, tuy nhiên phần hạ

du ven biển đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh

dưỡng và nhiễm mặn.

Tính chất khô hạn là do sự tương tác giữa địa hình và hoàn lưu khí

quyển. Tình trạng thiên tai do hạn hán và đây cũng là một trong những

nguyên nhân tác động hình thành nên các dạng HM ở đây. Hiện nay,

các dạng HM xuất hiện ra cục bộ trên địa bàn tỉnh dạng da báo, song

nguy cơ gắn kết với nhau thành khu vực lớn và với tốc độ lan rộng

nhanh. Nguyên nhân là ngoài các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vốn có,

tình trạng khai thác kiệt quệ lớp phủ thực vật tự nhiên dẫn đến thoái hoá

đất và hình thành “đất trống đồi trọc”, “đất xói mòn trơ sỏi đá” ở Ninh

Thuận khá phổ biến

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng HM Ninh Thuận Yếu tố khí hậu Dựa trên số liệu của các trạm khí tượng khu vực Ninh Thuận và lân cận cùng với các tiêu chí khí hậu trong đánh giá HMH [53], NCS xác định giá trị chỉ số khô hạn (K). Có thể thấy vùng ven biển Ninh Thuận luôn ở mức hạn nặng với chỉ số khô hạn (K) lớn hơn 4 và kéo dài trên 5 tháng; vùng trung lưu (phần thềm pediment trước núi) ở mức hạn trung bình với chỉ só khô hạn dao động từ 2 - 4 và số tháng hạn từ 3 - 5 tháng. Vùng núi ở mức hạn nhẹ. Trừ chỉ tiêu về lượng mưa năm, còn lại các chỉ tiêu khác đều phản ánh vùng đồng bằng ven biển tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khô hạn; trong đó có tới 8 tháng (1 - 8) có chế độ hạn và liên tiếp trong 3 tháng (từ tháng 1 - 3) có chế độ khí hậu từ bán sa mạc đến sa mạc. Điều kiện địa hình Sự sắp xếp địa hình núi vòng cung bao bọc khắp ba phía tỉnh Ninh Thuận và sự đổi hướng đường bờ biển từ Bắc - Nam sang ĐB - TN tại đây nên gió mùa ĐB cũng như TN thổi song song với bờ biển, trút mưa mang theo chúng trên các sườn trước gió. Bên cạnh đó với tính chất “bẫy” nên đây cũng là khu vực có cường độ gió rất mạnh, vì vậy khi vào khu vực này các luồng gió mang ẩm có đặc tính của hiện tượng “fơn” nên lượng mưa rất thấp. Và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tính khô hạn của TNN Các yếu tố mặt đệm khác Với các dạng địa hình - địa mạo khác nhau hình thành nên các loại thổ nhưỡng cùng với khí hậu khô hạn khác nhau tạo nên các loại hình thảm thực vật thể hiện sự khô hạn dẫn đến hoang mạc khác nhau. 7 2.2. Đánh giá tài nguyên nước vùng HM Ninh Thuận 2.2.1. Đánh tài nguyên nước mưa Lượng mưa năm trung bình nhiều năm của tỉnh đạt 1310mm. So với lượng mưa trung bình toàn lãnh thổ Việt Nam (1950mm) thì Ninh Thuận chỉ đạt 67%. Đặc biệt vùng đồng bằng ven biển như huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Hải, Ninh Phước và TP Phan Rang – Tháp Chàm nằm ở vùng rất ít mưa (khô hạn) có lượng mưa năm dưới 1000mm; đặc biệt tồn tại ở dải ven biển thuộc Ninh Hải, Thuận Nam có lượng mưa năm dưới 700mm. 2.2.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt Phương pháp tổng hợp địa lý Sử dụng bản đồ đẳng trị chuẩn dòng chảy năm Y0 để xác định lượng dòng chảy các lưu vực sông tỉnh Ninh Thuận, kết quả chi tiết trong bảng 2.6. Bảng 2.6. Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên các LVS Ninh Thuận TT Tên sông Flưu vực km2 X0 mm Y0 mm M0 l/s.km2 W0 triệu m3 1 Cái Phan Rang 3.043 1310 500 15,9 1517,1 2 Trâu 148 749 90,3 2,87 13,4 3 Bà Râu 214 866 177,8 5,65 38,1 4 Quán Thẻ 116 788 119,4 3,79 13,9 5 Một số sông nhỏ 392 3,86 47,7 Phương pháp mô hình toán Luận án sử dụng mô hình mưa dòng chảy Mike Nam với bộ thông số đã được hiệu chỉnh và kiểm định cho hệ số Nash = 94%. Kết quả tính toán tài nguyên nước mặt cho Ninh Thuận là 1,99 tỷ m3/năm. So sánh kết quả giữa 2 phương pháp cho thấy kết quả tính toán theo 8 mô hình Mike Nam cao hơn 15% so với phương pháp tổng hợp địa lý. Tổng hợp kết quả xác định được TNN mặt tỉnh Ninh Thuận như sau: + Lượng nước trên sông Cái Phan Rang: 1.722 triệu m3 + Lượng nước các sông suối nhỏ: 268 triệu m3 Tương ứng với moduyn dòng chảy trung bình năm là 18,8l/s.km2. So với trung bình toàn lãnh thổ Việt Nam (30l/s.km2), Ninh Thuận được xếp vào tỉnh có nguồn nước mặt nhỏ nhất. Đặc biệt đối với vùng ven biển có moduyn dòng chảy trung bình năm dưới 10l/s.km2 là khu vực rất ít nước (khô hạn, HMH). Mùa lũ: Vùng thượng lưu, mùa lũ từ tháng 9 - 12 với lượng dòng chảy chiếm 65% cả năm, tháng 10 có lượng dòng chảy lớn nhất. Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5, 6, có năm lũ tiểu mãn là lũ lớn nhất trong năm. Phần hạ du, mùa lũ từ tháng 9 – 11, lượng dòng chảy chiếm tới 68% cả năm. Tháng 10 có dòng chảy lớn nhất (35% tổng lượng dòng chảy năm). Sự biến đổi dòng chảy lũ lớn nhất trong toàn quốc với hệ số biến động dòng chảy lũ đạt tới 1,00 - 2,00. Mùa kiệt: kéo dài 8 - 9 tháng (12, 1 – 8), lượng dòng chảy mùa kiệt trung bình là 26,7l/s.km2. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất (1 - 3) chiếm 7,5% lượng dòng chảy năm, moduyn trung bình 12,9l/s.km2 và tháng 2 có dòng chảy nhỏ nhất chiếm 2,4% lượng dòng chảy năm, moduyn dòng chảy 12,5l/s.km2. 2.2.3. Đánh giá tài nguyên nước dưới đất Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của vùng đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Ninh Thuận đạt 338.543m3/ngày, trong đó bao gồm: + Tầng chứa nước Holocen (qh) là 186.437m3/ngày, + Tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 52.106m3/ngày. Trữ lượng cấp C1 - trữ lượng khai thác triển vọng nước dưới đất Trữ lương cấp C1 được tính theo lưu lượng thực bơm tại các lỗ khoan điều tra, thăm dò khai thác với điều kiện: - Lưu lượng lỗ khoan: Q > 0,5 l/s; - Tổng khoáng hoá (M) < 1000 mg/l (nước nhạt). 9 Kết quả tính toán tổng trữ lượng cấp C1 = 11.988m3/ngày. Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất các tầng chứa nước chính tỉnh Ninh Thuận như sau: - Trữ lượng cấp B: 2.000m3/ngày; - Trữ lượng cấp C1: 11.988m3/ngày; - Trữ lượng khai thác tiềm năng Qtn = 338.543m3/ngày. 2.2.4. Đánh giá chất lượng các nguồn nước Chất lượng nước mặt So sánh với Quy chuẩn việt Nam cho thấy chất lượng nước mặt tỉnh Ninh Thuận đáp ứng được tiêu chí sử dụng cho tưới [47]. Xác định chỉ số WQI trung bình cho thấy: chỉ số WQI giảm dần theo chiều dòng chảy của sông. Nếu như ở vùng núi, chỉ số WQI thường đạt tới 80 thì tới khu vực trung lưu (từ Tân Mỹ trở xuống) chỉ số WQI giảm dần (từ 65) đến khu vực đồng bằng ven biển (<25). Như vậy có thể thấy rằng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có thể sử dụng tốt kể cả mục đích sinh hoạt (đối với vùng thượng du) còn khu vực thấp và đồng bằng đáp ứng được mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (đạt ở ngưỡng vàng). Riêng khu vực thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (vùng hạ lưu) nước trên sông, kênh chỉ đạt ở ngưỡng da cam - sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác. Trên toàn vùng chưa xuất hiện nước bị ô nhiễm nặng. Chất lượng nước dưới đất: các chỉ tiêu được phân tích phần lớn có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu như Coliform, Nitơ,.. vượt giới hạn cho phép vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và xử lý trước khi đưa vào mục tiêu cấp nước sinh hoạt. Khu vực chất lượng không đạt yêu cầu chủ yếu tập trung ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, và thành phố Phan Rang Tháp Chàm. 2.3. Các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước 2.3.1. Hạn hán Thống kê từ năm 1998 - 2015, trên phạm vi toàn tỉnh hạn hán đã gây thiệt hại gồm 20.912ha đất trồng trọt bị thiếu nước không sản xuất được 10 trong vụ đông xuân và hè thu; hơn 2.000ha đìa tôm không có nước ngọt; 2867ha rừng bị chết; 39.172 hộ dân với 203.722 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt; 1352 con gia súc bị chết do thiếu nước uống và thiếu thức ăn; số hộ phải cứu đói lên tới 34.520 hộ với 171.291 nhân khẩu; số lượng gạo phải cứu đói cho dân là 9.004,6 tấn. 2.3.2. Lũ và ngập lụt Mặc dù được đánh giá là khô hạn nhất Việt Nam nhưng từ đầu những năm 60 thế kỷ XX đến nay đã diễn ra một số trận lũ đặc biệt lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như các năm 1964, 1998, 1999, 2000, 2003, 2005, 2009, 2010, 2011. 2.3.3. Lũ quét Khi có mưa lớn, dòng chảy tập trung nhanh trên nền địa hình dốc gây ra lũ quét đối với các vùng dân cư ven sông, suối, vùng đồi núi dốc và trung du. Những năm từ 1978 trở lại đây, lũ quét xảy ra hầu như trên toàn bộ các lưu vực sông, suối vừa và nhỏ, và ngày càng gia tăng. Kiểm soát và phòng chống lũ quét là công việc rất khó khăn, vì vậy cần phải tìm cách thích nghi và phòng tránh. 2.3.4. Đánh giá cấp độ các loại hình thiên tai liên quan đến TNN Có thể chia Ninh Thuận thành 2 vùng thiên tai liên quan với TNN như sau: - Vùng thường xuyên đối mặt với thiên tai gồm các huyện: Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với cấp độ rủi ro 2. - Vùng chịu ảnh hưởng với tần suất và mức độ ảnh hưởng ít hơn gồm các huyện: Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái với cấp độ rủi ro 1. 2.4. Hiện trạng hoang mạc Ninh Thuận Ở đây tồn tại 4 loại hình HM là HM cát, HM đất mặn, HM đất cằn trơ sạn sỏi hay đất xương xẩu và HM đá. Theo các số liệu thống kê của những năm gần đây, tình trạng HMH đang diễn ra khá mạnh do sự gia tăng tình trạng khô hạn kéo dài bên cạnh đó độ che phủ giảm cả về diện tích lẫn chất lượng; do sử dụng đất chưa hợp lý dẫn đến thoái hoá đất và 11 hình thành “đất trống đồi núi trọc”, “đất xói mòn trơ sỏi đá” khá phổ biến. Bảng 2.16. Diện tích hoang mạc tỉnh Ninh Thuận STT Dạng hoang mạc Diện tích hoang mạc (ha) Năm 2001 (*) Năm 2010 (**) 1 HM cát 4.878 3.056 2 HM muối 11.867 1.570 3 HM đất cằn 20.124 39.044 4 HM đá 3.457 21.793 Tổng 40.326 65.464 Chú thích: (*) Theo nguồn TLTK số 20 (**) Do NCS tính theo tiêu chí của TLTK số 3 2.4.1. Hoang mạc cát HM cát phân bố dọc theo bờ biển dưới dạng gò đồi cát cao từ 10 - 20m đến 50 - 100m. Loại hình HM này hình thành do nguồn gốc phong thành, đang có xu hướng lan rộng, sâu vào nội địa dưới tác động thổi mòn của gió, ảnh hưởng nghiêm trọng đến canh tác nông nghiệp và giao thông. 2.4.2. Hoang mạc đất mặn Ninh Thuận có 2 dạng đất mặn, gồm: Đất nhiễm mặn: Hình thành do cơ chế xâm nhập của nước biển vào các đồng bằng thềm biển trẻ (chủ yếu tuổi QIII3 và QIV2) Đất muối kiềm: Thực chất của loại hình HM này là do sự tích muối kiềm Natri Cacbonat Na2CO3.nH2O trên các địa hình thoải đồng bằng và đồng bằng đồi bóc mòn rửa trôi. 2.4.3. Hoang mạc đất cằn Đây là loại hình HM có diện tích lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận 12 39.044ha chiếm 18,6% diện tích toàn tỉnh và phổ biến ở mọi địa bàn trong tỉnh và tập trung nhất ở Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Nam. 2.4.4. Hoang mạc đá HM dạng này xuất hiện từ khu vực vùng núi thấp, gò đồi và tạo thành dải đâm thẳng ra biển như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Tiểu kết chương 2 Ninh Thuận là tỉnh có TNN nghèo nhất so với toàn lãnh thổ Việt Nam cả nguồn nước mưa, nước mặt và NDĐ. Tổng lượng nước mặt trên toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 2,515.109 m3, trong đó trên sông Cái Phan Rang là 1,722.109m3; lượng nước các sông suối nhỏ 268.106m3 và lượng nước xả trung bình năm của nhà máy thủy điện Đa Nhim là 525.106m3. TNN dưới đất của tỉnh thuộc dạng nghèo với trữ lượng tĩnh đạt 338.543m3/ngày; Chất lượng các nguồn nước tỉnh Ninh Thuận còn tương đối đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước, tuy nhiên phần hạ du ven biển đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và nhiễm mặn. Tính chất khô hạn là do sự tương tác giữa địa hình và hoàn lưu khí quyển. Tình trạng thiên tai do hạn hán và đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động hình thành nên các dạng HM ở đây. Hiện nay, các dạng HM xuất hiện ra cục bộ trên địa bàn tỉnh dạng da báo, song nguy cơ gắn kết với nhau thành khu vực lớn và với tốc độ lan rộng nhanh. Nguyên nhân là ngoài các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vốn có, tình trạng khai thác kiệt quệ lớp phủ thực vật tự nhiên dẫn đến thoái hoá đất và hình thành “đất trống đồi trọc”, “đất xói mòn trơ sỏi đá” ở Ninh Thuận khá phổ biến CHƯƠNG 3. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG HOANG MẠC NINH THUẬN CÓ XÉT ĐẾN BĐKH 3.1. Đánh giá tác động của các hoạt động khai thác nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến biến động TNN vùng HM Ninh Thuận 3.1.1. Đặc điểm KT – XH tỉnh Ninh Thuận 13 Nông nghiệp và thủy sản: trong những năm vừa qua Ninh Thuận đã hình thành các vùng sản xuất tập trung đối với các nông sản có lợi thế của tỉnh. Ngành thủy sản Ninh Thuận tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 11,8%/năm. Du lịch: có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và quần thể di tích nổi tiếng. Đây là ngành lợi nhuận cao nhưng sử dụng ít nước. Khu công nghiệp: Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh Ninh Thuận xem việc đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp là giải pháp đột phá. Ninh Thuận hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) Du Long và Phước Nam tập trung có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nguồn lao động dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế. 3.1.2. Hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước trên sông 3.1.2.1. Khai thác nguồn nước mặt Toàn tỉnh có 93 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 37.411ha, trong đó có 14 trạm bơm với diện tích tưới là 1.751ha; 56 đập dâng, diện tích tưới theo thiết kế là 18.425ha; hồ chứa 23 hồ, diện tích tưới theo thiết kế là 16.722ha và 5 hệ thống tiêu, bảo đảm tiêu chủ động cho hơn 20.000ha [81]. 4 công trình thủy điện là: thủy điện Đa Nhim, thủy điện sông Pha, thủy điện sông Ông và công trình thủy điện Bác Ái. Tổng dung tích thiết kế là 349,2 triệu m3 chiếm 22,4% tổng lượng dòng chảy tự nhiên, trong đó lượng nước được chuyển từ sông Đồng Nai qua công trình thủy điện Đa Nhim chiếm 57% (12,8% tổng lượng nước tự nhiên). Các công trình khai thác nước phục vụ cho nông nghiệp mới đáp ứng khoảng 23% diện tích đất gieo trồng (bao gồm cả đất lúa là 43.600ha và các loại cây nông nghiệp khác [76]). 3.1.2.2. Khai thác nguồn NDĐ Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có nhà máy Tháp Chàm của Công ty cổ phần cấp nước Đông Mỹ Hải tại phường Tấn Tài - TP. Phan Rang - Tháp Chàm khai thác trong trầm tích sông (qh). Ngoài ra đã thi công một số giếng khoan, giếng đào để phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Bên 14 cạnh đó một số cơ sở, doanh nghiệp khai thác nước đưới đất với lưu lượng khoảng 500 - 2.000m3/ngàyđêm phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác. 3.1.3. Đánh giá hiện trạng nhu cầu nước 3.1.3.1. Nhu cầu nước cho nông nghiệp Dựa trên số liệu thống kê (2010 - 2014), NCS xác định tổng nhu cầu sử dụng nước cho các loại cây trồng đạt 565 triệu m3. Tổng nhu cầu sử dụng nước trong chăn nuôi tỉnh Ninh Thuận đạt 15,4 triệu m3. 3.1.3.2. Nhu cầu nước cho sinh hoạt và dịch vụ, du lịch Dựa trên trung bình số dân trong thời kỳ tính toán 2010 - 2014 và các hoạt động du lịch, dịch vụ của tỉnh Ninh Thuận theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN:01/2008/BXD), NCS xác định được lượng nước sử dụng cho toàn tỉnh là 17,6 triệu m3 3.1.3.3. Nhu cầu nước cho công nghiệp: Hiện nay trên toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp (Du Long - Thuận Bắc và Phước Nam - Ninh Phước) cùng 2 cụm công nghiệp (Thành Hải và Tháp Chàm đều nằm ở TP. Phan Rang Tháp Chàm), nhu cầu nước cho công nghiệp hiện nay không lớn, đạt 12,7 triệu m3 3.1.3.4. Tổng nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh Ninh Thuận Kết quả tính toán nhu cầu nước cho các hộ dùng nước toàn tỉnh Ninh Thuận đạt khoảng 860 triệu m3 và khu vực đồng bằng ven biển sông Cái Phan Rang có nhu cầu lớn nhất (huyện Ninh Hải 127 triệu m3, Ninh Phước 295 triệu m3, huyện Thuận Bắc 136 triệu m3). Nhu cầu nước tập trung lớn vào mùa kiệt (chiếm 80% nhu cầu nước cả năm) và tháng 3 - tháng khô hạn nhất- nhu cầu nước chiếm tới 19%. 3.1.4. Cân bằng hệ thống nguồn nước 3.1.4.1. Phân vùng cân bằng nguồn nước NCS phân chia tỉnh Ninh Thuận thành 9 tiểu vùng. Theo thứ tự từ thượng lưu xuống hạ du và từ Bắc vào Nam, được ký hiệu từ 1 đến 9 3.1.4.2. Cân bằng nước hiện tại theo mô hình MIKE BASIN Kết quả mô hình cho thấy, với hiện trạng các công trình đã có đến 15 năm 2013 cũng như tính toán với nhu cầu sử dụng nước hiện tại, nguồn nước đến luôn không đáp ứng được nhu cầu dùng nước (hình 3.6). Nguồn nước thiếu là 130.106m3 tập trung ở 4 tiểu vùng với thời gian thiếu nước tập trung vào các tháng mùa kiệt, từ tháng 1 – 4 Đối với tiểu vùng 5, tiểu vùng 6 thuộc huyện Thuận Bắc, Ninh Hải lượng nước thiếu lớn nhất so với toàn tỉnh (84,8.106m3). Đây là khu vực phát triển KT - XH mạnh với các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các khu công nghiệp và du lịch... Hầu hết nguồn nước cấp cho khu vực này thuộc hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm bằng động lực là chủ yếu (trạm bơm) Đối với tiểu vùng số 8 (huyện Ninh Phước, Thuận Nam) lượng nước thiếu đạt 43 triệu m3 và kéo dài trong 3 tháng mùa kiệt. Đây là khu vực đồng bằng và vùng cát ven biển có chế độ khô hạn nhưng thường xuyên bị ngập úng trong thời gian mùa lũ vì vậy nguồn cấp nước của khu vực do hệ thống Nha Trinh (kênh Nam) đảm nhiệm một phần, còn lại chủ yếu do các hồ chứa, đập dâng khác. Bảng 3.8. Đặc trưng TNN và HM theo các tiểu vùng Tiểu LV Diện tích tiểu vùng (km2) Tổng nhu cầu nước sử dụng (106 m3) Tổng lượng nước đến (mm) Diện tích HM (ha) TLV 1 752,8 36,5 876 2088 TLV 2 581,7 53,6 502 12262 TLV 3 393,5 33,4 428 6590 TLV 4 582,3 124,7 250 2988 TLV 5 466,5 202,0 211 12667 TLV 6 151,1 64,8 211 568 TLV 7 78,9 66,9 147 538 TLV 8 670,5 247,1 91 16364 TLV 9 237 21,0 91 11398 16 Dựa vào các số liệu đã được tính toán, NCS thiết lập tương quan giữa TNN và HM (hình 3.8) Hình 3.8. Mối tương quan giữa TNN và HM theo các tiểu lưu vực Ninh Thuận Qua hình cho thấy có mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa TNN và diện tích HMH của tỉnh Ninh Thuận với hệ số tương quan đạt trên 0,7 và thể hiện bằng hàm số: Y = -1,357.Fhoangmac + 140 Trong đó: Y lớp dòng chảy (mm) và Fhoangmac diện tích HMH 3.2. Dự báo biến động tài nguyên nước đến năm 2020 có xét đến biến đổi khí hậu 3.2.1. Các tác nhân gây biến động tài nguyên nước 3.2.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng Kịch bản về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải với tốc độ 10,3mm/năm (trạm Tân Mỹ), 58,4mm/năm (trạm Sông Pha), 14,6mm/năm (trạm Quán Thẻ), 8,8mm/năm (trạm Nhị Hà), 10,9mm/năm (trạm Ba Tháp). Phân bố không gian lượng mưa năm 2010 so với 2000 cho thấy lượng mưa giảm ở phía đông và tăng ở khu vực phía tây của tỉnh. Khu vực ven biển thuộc TP.Phan Rang, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước lượng mưa giảm với mức giảm từ 200 - 600mm, còn khu vực phía tây thuộc huyện Ninh Sơn lượng mưa tăng cao nhất lên đến 400mm. 17 Kịch bản về nhiệt độ: Tại trạm Phan Rang, mức độ thay đổi nhiệt độ từ +0,40C đến +0,50C. NCS sử dụng các giá trị thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa của Ninh Thuận đã được công bố theo kịch bản B2 làm biên đầu vào của mô hình MIKE Nam, MIKE Basin để đánh giá biến động TNN và CBN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho Ninh Thuận. 3.2.1.2. Biến động nhu cầu sử dụng nước theo quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 So với hiện tại, lượng nước sử dụng năm 2020 tăng gấp 1,6 lần, trong đó nhu cầu nước dành cho nông nghiệp giảm (chiếm 64% tổng nhu cầu) nhưng nước sử dụng cho ngành du lịch dịch vụ và công nghiệp tăng - phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh: tăng mạnh ở hàng đầu ngành năng lượng, du lịch 3.2.2. Biến động TNN theo các kịch bản BĐKH. Trên cơ sở bộ thông số mô hình MIKE Nam đã được thiết lập ở chương 2, NCS đánh giá biến động TNN trên sông theo kịch bản phát thải trung bình B2 và thời đoạn tính cho tương lai từ năm 2020 – 2039. * Về dòng chảy năm: Dòng chảy năm cũng như tổng lượng dòng chảy có xu thế giảm nhưng không đều trên toàn vùng. Xét trung bình toàn vùng, dòng chảy giảm 1,32.106 m3, giảm nhưng không lớn (0,06% so với số liệu nền) nhưng giảm nhiều hơn ở vùng thượng du (0,3%). Đây là khu vực có xu hướng giảm lượng mưa trong năm. * Về dòng chảy mùa lũ: Mặc dù không thay đổi về thời gian xuất hiện nhưng tổng lượng dòng chảy tăng lên. So với giai đoạn nền, đến giai đoạn năm 2020 tổng lượng dòng chảy mùa lũ tăng 17 triệu m3 (tăng 1,34%) và dòng chảy tháng lũ lớn nhất tăng 2,06% và dòng chảy ngày lớn nhất tăng 4,86%. * Về dòng chảy kiệt: Ngược lại với biến đổi dòng chảy mùa lũ, vào thời kỳ mùa kiệt tổng lượng dòng chảy trên các sông Ninh Thuận có chiều hướng giảm. So với giai đoạn nền, đến giai đoạn 2020 – 2039, lượng dòng chảy mùa kiệt giảm 18,4 triệu m3 (1,93%) và phân phối dòng chảy biến động theo không gian rất lớn; dòng chảy mùa kiệt và dòng chảy tháng kiệt nhất có xu thế giảm mạnh ở vùng thượng lưu và giảm ít hơn 18 ở vùng hạ lưu nhưng dòng chảy 3 tháng kiệt nhất lại có xu thế biến đổi ngược lại. 3.2.3. Cân bằng nước trong tương lai nước theo quy hoạch đến năm 2020 Kết quả CBN cho thấy các nhu cầu nước sinh hoạt du lịch, chăn nuôi được đáp ứng đủ, riêng nhu cầu nước cho trồng trọt vẫn không được đáp ứng (82,5.106 m3). Vùng thiếu nước chủ yếu tập trung ở 2 tiểu vùng có diện tích HM lớn nhất đó là tiểu vùng 5 (Ninh Hải) và tiểu vùng 8 (Ninh Phước, Thuận Nam). Đối với tiểu vùng 5 (Ninh Hải) do nguồn nước cấp đã được cải thiện bởi hệ thống hồ chứa Hồ sông Cái - Tân Mỹ cung cấp nước bổ xung ổn định cho hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm nên lượng nước thiếu đã giảm và thời gian thiếu nước tập trung vào 3 tháng (3 - 5). Đối với tiểu vùng 8, lượng nước thiếu đến 51,7.106 m3 và thời gian thiếu nước trong năm kéo dài tới 5 tháng (từ tháng 2 - 6). Tiểu vùng 8 là khu vực khô hạn tập trung diện tích HM cát và HM đất cằn. Tiểu kết chương 3 Quá trình phát triển KT-XH đã gia tăng mức độ khai thác tài nguyên trong đó có TNN cùng với tác động của BĐKH làm thay đổi những hiện tượng tự nhiên theo chiều hướng cực đoan hơn, các thiên tai như lũ lụt, hạn hán xảy ra xen kẽ với tần suất xuất hiện ngày càng lớn đã dẫn đến hiện tượng thiếu nước sử dụng ngày càng trầm trọng. Kết quả tính CBN theo các tiểu vùng cho thấy nguồn nước hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu dùng nước và theo quy hoạch phát triển KT – XH của Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nguy cơ thiếu nước có mức độ tiềm ẩn rất cao, mặc dù sẽ được đầu tư xây dựng rất nhiều các công trình khai thác nước. Vấn đề thiếu nước là nguyên nhân gây đất bị khô hạn, thoái hóa dẫn đến quá trình HMH điển hình của Việt Nam với xu hướng tăng nhanh. Dự tính đến giai đoạn 2020 – 2039, diện tích HM ở Ninh Thuận tăng 46,6% (từ 65.464ha lên tới 95.964ha) nhưng tập trung ở 2 loại hình HM đất cằn (tăng 19.111ha), tiếp sau là HM cát (tăng 6390ha) và HM đất mặn (tăng 5.000ha). 19 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG HM NINH THUẬN 4.1. Mục tiêu Quản lý tổng hợp TNN là việc xây dựng và thực hiện các quy tắc giám sát, kiểm soát và chia sẻ nguồn nước nhằm đạt được sự phát triển hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường giữa các vùng (từ thượng lưu đến hạ du) lưu vực sông. Tiến tới quản lý tổng hợp TNN bằng phương pháp quản lý nhu cầu. 4.2. Giải pháp chung quản lý TNN theo nhu cầu - Sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, xã hội - Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây trồng, mùa vụ - Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm - Giảm thiểu thất thoát nguồn nước - Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng - Giá nước & hình thành thị trường nước - Chia sẻ nguồn nước trong năm hạn hán. 4.3. Giải pháp công trình Dựa trên các đánh giá về TNN, cân bằng nước hệ thống và các loại hình hoang mạc theo các tiểu vùng, NCS đưa ra các giải pháp công trình nhằm tăng cường khả năng sử dụng nguồn nước để giảm diện tích hoang mạc trong từng tiểu lưu vực với các tiêu chí: + Đối với các khu vực bậc thềm pediment trước núi, nơi phát triển các loại hình hoang mạc đất cằn cần tăng cường các giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn nước nhằm sử dụng hợp lý TNN và tài nguyên đất sẽ làm thu hẹp được diện tích hoang mạc ở khu vực này + Đối với khu vực ven biển, nơi phát triển mạnh dạng hoang mạc cát, hoang mạc muối và hoang mạc đá rất cần có các giải pháp như thu gom, bổ cập nguồn nước và các hình thức sử dụng nước tiết kiệm với mục tiêu giảm được diện tích hoang mạc cát và hoang mạc muối và cải tạo được 1 phần hoang mạc đá. 20 4.3.1. Giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn nước Hiện nay, tổng diện tích tưới thiết kế bằng các biện pháp công trình (khai thác TNN mặt) của tỉnh là 37.253ha, trong đó các công trình hồ chứa đạt 16.722ha; các công trình đập dâng là 18.425ha và các biện pháp khác là 2.106ha. Tuy nhiên tổng diện tích được tưới thực tế bằng các biện pháp công trình chỉ đạt 63% thiết kế và tưới chủ động chiếm 38% diện tích đất canh tác + Tu bổ hoàn thiện và xây dựng các công trình khai thác nguồn nước tại chỗ đa mục tiêu (cấp nước, chống lũ, phát điện...). Thực hiện theo quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi đến năm 2020 [76, 79] nhằm đảm bảo cung cấp nước cho các ngành khác với tổng lượng nước 1,123 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước (các hồ chứa Trà Van, Lanh Ra) và huyện Ninh Hải (tăng cường thêm hồ chứa Đông Nha và các trạm bơm). + Mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đồng Nai tăng cường cấp nước cho tỉnh Ninh Thuận. Theo thiết kế, khi mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim lượng nước cấp xuống sông Cái Phan Rang sẽ tăng 2,78m3/s đạt lưu lượng trung bình năm là 19,62m3/s (tương ứng với 618 triệu m3). Trong các tháng mùa kiệt lưu lượng trung bình tháng sẽ tăng từ 2 – 3m3/s. Đây là nguồn nước bổ sung quan trọng làm giảm mức độ khô hạn củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_danh_gia_tai_nguyen_nuoc_vung_hoang_mac_ninh_thuan_co_xet_den_bien_doi_khi_hau_de_xuat.pdf
Tài liệu liên quan