Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật th ermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón

Hàn quá chóp: Theo chúng tôi, đây là hạn chế thực sự duy nhất

của kỹ thuật Thermafil; kỹ thuật này có xu hướng đẩyvật liệu ra

ngoài chóp OT trong các trường hợp chuẩn bị OT không tốt (tạo hình

quá chóp, độ thuôn quá lớn, chuyển chóp CR), lượng chất gắn quá

mức, độ nhớt không phù hợp, sử dụng cây hàn nhỏ so với kích thước

OT, đẩy cây hànquá sâu, lượng gutta-percha chảy quá nhiều ở đầu

cây hàn, lực và tốc độ hàn quá mức. Trong nghiên cứu của chúng tôi,

7,3% hàn quá chóp răng là do tạo hình OT chóp răng không

tốt.Ngoài ra, với OT phân nhánh, chất hàn từ OT đầu tiên có thể lấp

OT còn lại,

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật th ermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều dài làm việc thường được chọn ngắn hơn chóp chân răng trên X quang 0,5 đến 1 mm. Chiều rộng làm việc - kích thước và độ thuôn OT khi kết thúcquá trình làm sạch, tạo hình OT: Dokích thước ban đầu của OT , kĩ thuật bơm rửa và hàn OT quyết định 1.2.2.2. Làm sạch và tạo hình hệ thống OT Bơm rửa OT:Lựa chọn phổ biến vẫn là kết hợp Natri HypochloritevàEthyleneDiamineTetraAcetic acid(EDTA). Để tăng cường triệt để hiệu quả bơm rửa OT nhất là các vùng OT khó làm sạch như chóp OT, OT phụ, rãnh nối trong OT, OT hình chữ C,.. các hệ thống siêu âm nội nha ngày càng được sử dụng rộng rãi. Thuốc đặt trong OT sử dụng giữa các lần hẹn: Canxi hydroxit được sử dụng rộng rãi do khả năng hòa tan mô hữu cơ, diệt khuẩn, giải độc và hoạt động như một chất phóng thích chậm do t ính hòa tan trong môi trường nước thấp. Tạo hình OT:Phương pháp tạo hình phổ biến nhất hiện nay là phương pháp bước xuống sử dụng dụng cụ NiT i xoay. 1.2.2.3. Hàn kín hệ thống OT: Hàn OT phải đảm bảo kín toàn bộ hệ thống OT theo 3 chiều, ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập vàdịch mô thấm ngược từ miệng hoặc từ vùng quanh răngvào hệ thống OT. Kĩ thuật hànThermafil: Là kĩ thuật do Johnson W.B. đề xuất. Cây hàn Thermafil được thương mại hóa vào đầu năm những 1990, với Gutt a Percha (GP) pha α phủ ngoài lõi nhựa cứng chắc nhưng vẫn đảm bảo độ linh hoạt. GP pha αđược làm ấm bởi lò chuyên dụng, đưa vào hàn OT với lõi ở trung tâm giúp nén GP mềm chảy vào OT hàn kín hệ thống OT. Gencoglu N. và cs (2014) đánh giá thấy số OT bên được hàn kín nhiều hơn với T hermafil, theo sau là System B / Obtura, lèn ngang, Microseal, Quick-Fill, Softcore. Samadi F và 5 cs.(2014) nghiên cứu thấy kỹ thuật hàn OT Thermafil t ạo ra tỷ lệ % GP t rong OT cao hơn, tạo khối hàn đồng nhất hơn so với kĩ thuật lèn dọc GP ấm hoặc kỹ thuật lèn ngang GP nguội ở 1/3 OT chóp răng. Theo nghiên cứu của Zogheib C và cs., các hệ thống cây hàn có lõi cho kết quả hàn OT với lỗ trống và gián đoạn chất hàn tối thiểu. 1.2.3. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng. 1.2.3.1. Đánh giá chất lượng hàn O T: Ngoài đánh giá lâm sàng, yếu tố cần thiết nhất là đánh giá x quang kết quả hàn OT về chiều dài, hình dạng và mật độ chất hàn. Hàn OT phải bịt kín lỗ chóp dẫn vào vùng quanh chóp, chất hàn phải được nén chặt, khít sát và kín theo hình dạng thành OTthành một khối GPđồng nhất. 1.2.3.2. Theo dõi sau điều trị tủy: Điều trị thành công khi răng không có dấu hiệu lâm sàng và X quang của bệnh quanh chóp. 1.3.Phim Xquang răng 1.3.1. Phim quanh chóp răng: Phim quanh chóp răng là phim phổbiến nhất, góp phần quyết định chẩn đoán, lập kế hoạch, theo dõi sau điều trị nội nha.Phim có kích thước nhỏ, cho hình ảnh một vài răng và cấu trúc quanh răng, giá thành thấp, tuy nhiên có thể gây biến dạng, chồng lẫn và bỏ sót hình ảnh, không cho biết hình ảnh theo chiều trong ngoài. 1.3.2. Chụp cắt lớp chùm tia hình nón (Cone Beam Computed Tomography - CBCT): Phim CBCT là một phiên bản nhỏ gọn hơn, nhanh hơn và an toàn hơn của chụp cắt lớp vi t ính (Computed Tomography - CT) ở vùng hàm mặt, với đặc điểm chùm tia hình nón. Trên phim CBCT, lát cắt đứng ngang và đứng dọc được thực hiện suốt chiều dọc của chân răng, lát cắt ngang được thực hiện vuông góc với trục dọc chân răng với độ dày lát cắt thường là 1mm. Lát cắt ngang cho biết hình dạng diện cắt ngang chân răng , số chân răng , 6 diện cắt ngang OT, số OT, là ưu điểm nổi t rội nhất của phim CBCT so với các phim 2 chiều. Lát cắt đứng ngang cho hình ảnh hình thái OT chân răng, độ cong OT theo chiều ngoài-trong. Lát cắt đứng dọc cho hình ảnh độ cong OT theo chiều gần-xa, hình ảnh OT phụ. Trong điều trị tủy răng, sử dụng phim CBCT trường nhỏ cho hình ảnh một vài răng và cấu trúc xung quanh là phù hợp với liều bức xạ giảm thiểu trong khi chất lượng hình ảnh tốt, phân biệt cụ thể các cấu trúc như men răng, ngà răng, khoang tủy, xương ổ răng và xương vỏ, cấu trúc giải phẫu răng, đặc điểm hệ thống OT, hình ảnh bệnh lý chóp chân răng , T heo Zheng và cs, Zhang R. và cs, phim CBCT hiệu quả trong nghiên cứu hình thái ngoài và trong của răng, giúp tối ưu kết quả điều trị tủy răng. Nghiên cứu của Abubara và cs (2012) cho thấy phim CBCT xác định số OT ngoài gần thứ haivượt trội so với phim quanh chóp, cho thấy rõ ràng các OT không được điều trị ở răng đã hàn OT hoặc OT còn sót t rong quá trình điều trị. Nghiên cứu của nhiều tác giả như Yoshioka T . và cs., Anita A. và cs., Estrela và cs.,Venskutonis T. và cs., cho thấy phim CBCT nhạy hơn, xác định các tổn thương quanh chóp chính xác hơn phim quanh chóp, sự khác biệt rõ rệt hơn ở răng hàm. Theo Estrela và cs, phim CBCT đánh giá chính xác độ cong OT, giúp giảm thiểu sai đường, gãy dụng cụ khi điều trị tủy răng. Chương 2 ĐỐ I TƯỢ NG VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN C ỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các răng HL1HT, HL2HT có chỉ định điều trị tủy của bệnh nhân tại khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà nội, trong thời gian 2016-2019, răng đủ tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu và bệnh nhân tự nguyện tham gia. 7 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:Bệnh nhân từ 18-60 tuổi, có răng HL1HT, HL2HT được chỉ định điều trị tủy không phẫu thuật.Răng được chẩn đoán 1 trong các bệnh lý: Viêm tủy không hồi phục, tủy hoại tử, viêm quanh chóp răng cấp, viêm quanh chóp răng mãn. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh nhân có bệnh toàn thân, không thể hợp tác khi thực hiện kĩ thuật điều trị và chụp X quang. Răng chưa đóng chóp, viêm quanh răng, nội t iêu, ngoại t iêu chân răng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng. 2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng:n = / () n: cỡ mẫu tối thiểu. p: tỷ lệ thành công sau điều trị tủy, ước tính là 90% (theo kết quả nghiên cứu của Peng L. và cs.(2002) : mức ý nghĩa thống kê,  ở đây được xác định là 0,05 ứng với độ tin cậy 95%.  = 0,05 → / = 1,962 d: là độ chính xác mong muốn, lấy d = 8% Từ công thức trên, chúng tôi t ính được cỡ mẫu như sau: 0,9 x 0,1 n = 1,962 = 54 0,082 Chúng tôi chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 55 răng 2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.5.1. Ghi nhận các thông tin trước điều trị: Tuổi, giới, , triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, các thử nghiệm tủy,khảo sát phim X quang, chẩn đoántheo phiếu bệnh án. 8 2.5.2. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim quanh chóp: Phim quanh chóp kỹ thật số được chụp bằng máy Yoshida (Nhật Bản). T rên phim quanh chóp khảo sát số chân răng, số OT, xác định có hay không có thấu quang tổn thương quanh chóp.2.5.3. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim CBCT:Phim CBCT chụp bằng hệ thống Planmeca ProMax 3D (Phần Lan), chế độ chụp nội nha, các thông số: 5mA/ 96kV/12s/ Ø 5,7x5,7cm/200µm. Dữ liệu được xuất thành định dạng file DICOM(Digital Imaging and Communications in Medicine). Phân tích hình ảnh răng trên máy tính với phần mềm Planmeca Romexis (Phần Lan)theo 3 mặt phẳng: đứng ngang, đứng dọc, mặt phẳng ngang. Mỗi phim đọc 2 lần cách khoảng thời gian 1 tuần,sử dụng kính lúp. 2.5.3.1. Khảo sát số chân răng, số OT: Số chân răng, số OT của răng, số OT từng chân răng, sự xuất hiện của OT ngoài gần 2. 2.5.3.2. Đo khoảng cách giữa các miệng OT 2.5.3.3. Ghi nhận hiện tượng chân răng hợp nhất 2.5.3.4. Khảo sát hình thái OT chân răng ngoài gần: Trên lát cắt ngang, đứng ngang, đứng dọc. 2.5.3.5. Đo độ cong OT: Dùng công cụ đo góc đo độ cong OT 2.5.3.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT. Ghi nhận hình ảnh tổn thương quanh chóp ở từng chân răng, đo kích thước thấu quang quanh chóp trong mặt phẳng ngang, đứng ngang, đứng dọc nếu có, lựa chọn kích thước lớn nhất. 2.5.3.7. Đánh giá tương quan chân răng và sàn xoang hàm trên:Xác định tương quandọc giữa chân răng và sàn xoang hàm trên dựa trên hình ảnh lát cắt đứng ngang và đứng dọc phim CBCT. 9 2.5.3.8. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trước, sau điều trị: Lựa chọn lát cắt đứng dọc có hình ảnh niêm mạc màng xoang dày nhất, đo tại điểm có độ dày nhất từ sàn xoang. 2.5.4. Điều trị tủy răng 2.5.4.1. Làm sạch, tạo hình hệ thống OT: Tạo hình hệ thống OT bằng kỹ thuật Crown-Down với bộ trâm xoay Ni-T i Protaper. 2.5.4.2.Hàn kín hệ thống OT: Thử côn chính, chụp phim quanh chóp kiểm tra.Làm khô OT bằng côn giấy. Phết lớp mỏng AH Plus quanh thành OT ở 1/3 thân OT. Làm ấm cây hànThermafil, đưa vào OT đến chiều dài làm việc.Nén GP quanh lõi nhựa bằng cây lèn dọc. Có thể sử dụng thêm côn GP phụ nếu cần thiết. Chờ GP ổn định, cắt t rục của cây hàn ở lỗ vào OT. Hàn tạm lỗ mở tủy bằng Caviton.Chụp phim CBCTkiểm tra sau hàn: Trên mặt phẳng ngang, đứng ngang, đứng dọc phim CBCT, đánh giá chiều dài chất hàn, hình ảnh khít sát của khối hàn với thành OT, lỗ rỗng, vết gián đoạn t rong khối hànở 1/3 chóp, 1/3 giữa, 1/3 thân OT (0-4mm, 4-8mm, 8-12mm từ chiều dài làm việc) Hình 2.19. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần răng HL1HT sau hàn ống tủy 10 Hình 2.20. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần răng HL2HT sau hàn ống tủy Hình 2.21. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt ngang 2.5.5. Đánh giá lâm sàng sau điều trị 1 tuần: Khám lâm sàng 2.5.6. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm:Khám lâm sàng, chụp phim CBCT nội nha. Bảng 2.11. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trịsau 6 tháng, 1 năm, 2 năm Đánh giá T iêu chí đánh giá Thành công Không đau, sưng và các triệu chứng khác, răng không mất chức năng, X Quang không có hình ảnh mất xương, khoảng dây chằng nha chu quanh chóp bình thường Thất bại Răng có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng. Và/ hoặc xuất hiện hình ảnh tổn thương XQuangmới Và/ hoặc tăng kích thước tổn thương X Quang đã có. Nghi ngờ Không có t riệu chứng lâm sàng nhưng X Quang vẫn tồn tại tổn thương vớikích thước không đổi hoặc chỉ giảm kích thước 11 2.7. Xử lý số liệu: phần mềm Stata 14.0 của Tổ chức Y tế Thế giới. 2.8. Khống chế sai số: Chuẩn hóa kĩ thuật điều trị, khảo sát, đánh giá. Quá trình nhập số liệu vào máy được kiểm tra đối chiếu 2 lần. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành sau khi hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108thông quađề cương, theo nguyên tắc đạo đức nghiên cứu trên người. Chương 3 KẾT Q UẢ NGHIÊN C ỨU 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Nghiên cứu trên 55 răng của 50 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi, chia thành 3 nhóm tuổi: 18-34 tuổi, 35-44 tuổi, 45-60 tuổi, có tỷ lệ tương ứng là: 30,9%, 29,1%, 40,0 %. 3.2. Đặc điểm hình thái chân răng và hệ thống O T của răng HL1HT, HL2HT trên phim CBCT Bảng 3.3. Số chân răng của răng HL1HT, HL2HT Răng 2CR 3CR Tổng SL % SL % SL % HL1HT 0 0 28 100 28 100 HL2HT 3 11,1 24 88,9 27 100 Toàn bộ răng HL1HT có 3 chân răng, răng HL2HT có 88,9 % răng 3 chân răng, 11,1% có 2 chân răng. Bảng 3.4. Số OT của răng HL1HT, HL2HT Răng 2 O T 3OT 4OT 5OT Tổng SL % SL % SL % SL % SL % HL1HT 0 0 11 39,3 16 57,1 1 3,6 28 100 HL2HT 2 7,4 18 66,7 7 25,9 0 0 27 100 12 57,1% răng HL1HT có 4 OT, chiếm tỷ lệ cao nhất, 39,3% răng có 3 OT, 3,6% răng có 5 OT. Số răng HL2HT có 3 OT chiếm tỷ lệ cao nhất 66,7%, 25,9% có 4 OT, răng có 2 OT ít gặp nhất (7,4%). Bảng 3.5. Số OT từng chân răng ở răng HL1HT Răng HL1HT Số O T SL % CR ngoài gần 1OT 11 39,3 2 OT 17 60,7 CR ngoài xa 1 OT 27 96,4 2OT 1 3,6 CR t rong 1 OT 28 100 100% chân trong răng HL1HT có 1 OT, 96,4% chân ngoài xa có 1 OT, có 1 biến thể chân ngoài xa có 2 OT (3,6%). Chân ngoài gần2 OT hay gặp nhất (60,7%), còn lại là các chân răng có 1 OT. Bảng 3.6. Số OT từng chân răng ở RHL2HT RHL2HT Chân răng(CR) Số O T SL % 3 CR CR ngoài gần 1OT 17 70,8 2 OT 7 29,2 CR ngoài xa 1 OT 24 100 CR t rong 1 OT 24 100 2 CR CR ngoài 1 OT 2 66,7 2 OT 1 33,3 CR t rong 1 OT 3 100 Răng HL2HT có 3 chân răng:100% chân răng trong và chân răng ngoài xa có 1 OT, 70,8 % chân ngoài gần có 1 OT, 29,2% chân ngoài gần có 2 OT. Răng HL2HT có 2 chân răng: 100% chân trong có 1 OT, 66,7 % chân ngoài có 2 OT, 33,3% chân ngoài có 1 OT. 13 Bảng 3.12. Tỷ lệ OT ngoài gần 2 (NG2)ở răng HL1HT, HL2HT trên phim CBCT và phim quanh chóp (PA) Phim O T NG 2 PA CBCT P Số răng % Số răng % Có OT NG2 3 5,8 24 46,2 <0,0 5 Không có OT NG2 49 94,2 28 53,8 Tổng 52 100,0 52 100,0 Pearson chi2 = 4.0986 Pr = 0.043 46,2% răng HL1HT và HL2HT có OT ngoài gần 2 t rên phim CBCT, khác biệt so với trên phim quanh chóp (5,8%) (p<0,05). Bảng 3.13. Khoảng cách các miệng OT ở răng HL1HT có OT NG2 Khoảng cách Giá trị trung bình (mm) Phạm vi (mm) NG1-NG2 2.28 ± 0.74 1.60- 3.62 NG2-T 4.23 ± 0.55 3.44 – 5.16 NG1-T 6.03 ± 0.65 5.09 – 7.15 Khoảng cách trung bình giữa các miệng OT ở răng HL1HT: ngoài gần1- ngoài gần2: 2,28mm, ngoài gần2- trong: 4,23mm. Bảng 3.14. Khoảng cách các miệng OT ở răng HL2HT có OT NG2 Khoảng cách Giá trị trung bình (mm) Phạm vi (mm) NG1-NG2 1.91 ± 0.36 1.40- 2.40 NG2-T 4.46 ± 0.37 3.94 – 4.88 NG1-T 5.92 ± 0.39 5.56 – 6.49 Khoảng cách trung bình giữa các miệng OT ở răng HL2HT: ngoài gần1- ngoài gần2: 1,91mm, ngoài gần 2- trong: 4,46mm. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT với tỷ lệ: 39,3% hình thái OT loại I, loại II 21,4%, loại IV 21,4%, loại III 10,7%, loại V 3,6%, loại VI 3,6%. Hình thái OT chân răng ngoài gần răngHL2HT với tỷ lệ từ cao đến thấp gồm: 70,8 % loại I, loại II 4,2%, loại IV 12,5%, loại V 8,3%, loại VI 4,2% (bảng 3.16). 14 Bảng 3.16. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT, HL2HT Hình thái OT Loại I (1) Loại II (2-1) Loại III (1-2-1) Loại IV (2) Loại V(1-2) Loại VI (2-1-2) Loại VII,VIII (1-2-1-2) HL1 HT 11(39 ,3%) 6(21, 4%) 3(10,7 %) 6(21,4 %) 1 (3,6%) 1 (3,6%) 0 HL2 HT 17(70 ,8%) 1(4,2 %) 0 3(12,5 %) 2 (8,3%) 1 (4,2%) 0 Bảng 3.19. Tổn thương quanh chóp răng (TT QCR) trước điều trị trên phim X quang quanh chóp (QC) và phim CBCT Phim TT Q CR Phim QC CBCT P SL % SL % <0.01 Có TT 8 15 27 49 Không có TT 47 85 28 51 Tổng 55 100 55 100 Tỷ lệ tổn thương quanh chóp trên phim CBCT cao hơn trên phim quanh chóp (49% và 15%), khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,01). 3.3. Đánh giá kết quả điều trị Bảng 3.22. Đánh giá hình ảnh X quang chiều dài (CD)hàn OT Răng CD hàn Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng SL % SL % SL % Đạt 26 92,9 25 92,6 51 92,7 Hàn thiếu 0 0 0 0 0 0 Hàn quá chóp 2 7,1 2 7,4 4 7,3 Tổng số 28 100,0 27 100,0 55 100,0 92,7% răng có chiều dài chất hàn đạt yêu cầu, hàn quá chóp có tỷ lệ 7,3%. Không có răng nào hàn thiếu. Tỷ lệ răng có mật độ hàn đạt yêu cầu cao ở cả 3 mức: 1/3 chóp OT (100%), 1/3 giữa OT (98,1%) và 1/3 trên OT (98,1%) (bảng 3.23, 3.24, 3.25). 15 Bảng 3.23. Đánh giá X quang mật độ (MĐ)hàn OTở 1/3 chóp Răng MĐ hàn Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng số Tỷ lệ SL % SL % Đạt 28 100,0 27 100,0 55 100,0 Chưa đạt 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng số 28 100 27 100 55 100 Bảng 3.24. Đánh giá X quang mật độ chất hàn OTở 1/3 giữa Răng MĐ hàn Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng số Tỷ lệ SL % SL % Đạt 27 96,4 27 100,0 54 98,1 Chưa đạt 1 3,6 0 0 1 1,9 Tổng số 28 100 27 100 55 100 Bảng 3.25. Đánh giá X quang mật độ chất hàn OT ở 1/3 trên Răng MĐ hàn Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng số Tỷ lệ SL % SL % Đạt 27 96,4 27 100,0 54 98,1 Chưa đạt 1 3,6 0 0,0 1 1,9 Tổng số 28 100 27 100 55 100 Bảng 3.26. Thời gian hàn OT trung bình (TGTB) (phút) Nhóm răng Số R TGTB TG ngắn nhất TG dài nhất Răng HL1HT 28 5,16 ± 1,65 3 11 Răng HL2HT 27 4,27 ± 1,11 3 6 Tổng 55 4,73 ± 1,47 3 11 Thời gian trung bình hàn OT răng HL1HT: 5,16 ± 1,65 phút, thời gian trung bình hàn OT răng HL2HT: 4,27 ± 1,11phút. Bảng 3.30. Kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm Đánh giá Sau 6 tháng Sau 1 năm Sau 2 năm SL % SL % SL % Thành công 47 85,5 48 87,3 49 89,1 Nghi ngờ 8 15,5 7 12,7 6 10,9 Thất bại 0 0 0 0 0 0 Tổng số 55 100 55 100 55 100 16 Tỷ lệ thành công sau điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm tương ứng là 85,5%; 87,3% và 89,1%, còn lại là các trường hợpkết quả còn nghi ngờ (15,5%; 12,7%; 10,9% tương ứng). Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm, hình thái hệ thống O T răng HL1HT, HL2HT trên phim CBCT 4.1.1. Số chân răng, số OT: 100% răng HL1HT có 3 chân răng, chủ yếu 3 chân răng riêng rẽ (96,4%). Kết quả này thống nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như: Vert ucci F.J. và cs., Neelakantan P và cs., Razumova S và cs., Kim Y. và cs. Huỳnh Hữu Thục Hiền, với tỷ lệ răng HL1HT có 3 chân răng từ 97% -100%. 88,9% răng HL2HT có 3 chân răng, tỷ lệ thấp hơn so với răng HL1HT, 11,1% răngHL2HT có 2 chân răng, không có răng có 1 chân răng. Tỷ lệ răng HL2HT có 3 chân răng của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả: Vert ucci F.J. và cs., Huỳnh Hữu Thục Hiền, Neelakantan P và cs, cao hơn so với các nghiên cứu của Ratanajirasut và cs., Kim Y. và cs, Zhang Q.. Tỷ lệ răng HL2HT 2 chân răng của chúng tôi là 11,1%, gần tương đồng với các tác giả Ratanajirasut, Kim Y. và cs. , Jorge và cs. Các nghiên cứu có tỷ lệ răng HL2HT 2 chân răng thấp hơn như Huỳnh Hữu Thục Hiền, Neelakantan P và cs.. Về số OT, 57,1% răng HL1HT có 4 OT chiếm tỷ lệ cao nhất, 39,3%răng có 3 OT, 3,6% răng có 5 OT. Zheng Q. và cs. nghiên cứu ở nhóm dân Trung Quốc cho thấy50,4 % răng HL1HT có 4 OT, 47,21%răng có 3 OT. 60,7% chân răng ngoài gầnrăng HL1HTcó 2 OT, 39,3% có 1 OT. Theo nghiên cứu tổng quan của Cleghorn B.M., 17 tỷ lệ chân răng ngoài gần 2OT trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (64,0%) cao hơn so với nghiên cứu lâm sàng (56,8%). Theo Jorge và cs, răng HL1HT có OT ngoài gần 2 thường gặp ở người da trắng hơn người châu Á (70,9% và 58,4%).Nghiên cứu khác của Jorge và cs.(2018) t rên 5250 răng HL1HT trên toàn thế giới t hấy tỷ lệ 2OT ở chân răng ngoài gần dao động từ 48,0% đến 97,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% chân răng trongrăng HL1HT có 1 OT, 96,4% chân răng ngoài xa có 1 OT. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả khác như: Zheng Q. và cs. Razumova S và cs., Kim Y. và cs,với tỷ lệ 97-98% chân răng ngoài xa và chân răng trong có 1 OT. Nghiên cứu của chúng tôi có 1 răng HL1HT có 5 OT (3,6%), thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền (9,3%), không có trường hợp nào có 6 OT như công bố của Huỳnh Hữu Thục Hiền. Trong nghiên cứu của chúng tôi, răng HL2HT chủ yếu có 3 OT (66,7%), 25,9% răng 4 OT, răng có 2 OT ít gặp nhất (7,4%). Trong nhóm RHL2HT có 3 chân răng: 100% chân răng trong và chân răng ngoài xa có 1 OT, chân răng ngoài gần có thể có 1 OT (70.8%) hoặc 2 OT ( 29,2%). Trong nhóm răng HL2HT có 2 chân răng: 100% chân răng trong có 1 OT, 66,7 % chân răng ngoài có 2 OT, 33,3% chân răng ngoài có 1 OT. Không có răng HL2HT có 1 OT. Toàn bộ chân răng ngoài xa và chân răng trong răng HL2HT có 1 OT, kết quả này thống nhất với nghiên cứu của các tác giả khác như Vert ucci F.J., Neelakantan P và cs., Ratanajirasut và cs., Kim Y. và cs. Chân răng ngoài gần răng HL2HT có 2 OT với tỷ lệ 29,2%, tỷ lệ này tương đương kết quả nghiên cứu của Vert ucci F.J., Neelakantan P và cs, Ratanajirasut và cs., Kim Y. và cs., thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền, Jorge và cs. ở người 18 da trắng, cao hơn kết quả nghiên cứu của Jorge và cs. ở n gười châu Á. Theo Jorge N.R và cs, thường gặp răng HL2HT có chân răng ngoài gần 2 OT ở người da t rắng hơn người châu Á. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ răng HL1HT, HL2HT có OT ngoài gần 2 ở nam giới cao hơn nữ giới (29,2% so với 14,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tương tự kết quả nghiên cứu của Ratanajirasut và cs. Số OT ngoài gần 2 của răng HL1HT, HL2HT được xác định với phim CBCT vượt t rội so với phim quanh chóp: 46,2% răng HL1HT và HL2HT có OT ngoài gần 2 trên phim CBCT, so với 5,8% trên phim quanh chóp. Kết quả của chúng tôi cho thấy phim CBCT hiệu quả rõ rệt so với phim quanh chóp trong khảo sát OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT, HL2HT. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Abuabara và cs., Zheng và cs, Zhang R. và cs. T hành công của điều trị tủy răng phụ thuộc phần lớn vào việc xác định được tất cả các OT để điều t rị triệt để. Phim CBCT giúp bác sĩ lâm sàng xác định số OT, xác định chính xác vị t rí, lối vào, hướng của OT, sự hội tụ hay chia tách các OT, hỗ trợ trong quá trình điều trị, nhất là các răng có HTOT phức tạp. 4.1.2. Khoảng cách các miệng OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT NG2: Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng cách trung bình giữalỗ OT ngoài gần 1- ngoài gần 2ở răng HL1HT là 2.28 mm, tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác với chủ yếu các nghiên cứu cho thấy lỗ OT ngoài gần 2 nằm gần lỗ OT ngoài gần 1 theo hướng trong ngoài, ở phía gần của đường nối OT ngoài gần 1 và OT trong, cách OT ngoài gần 1 khoảng 2 đến 3 mm. Đối với răng HL2HT trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng cách t rung bình giữa lỗ OT ngoài gần 1- ngoài gần 2 là 1,91mm, 19 thống nhất với các nghiên cứu khác cho thấy lỗ OT ngoài gần 2 nằm gần lỗ OT ngoài gần 1 hơn so với răng HL1HT. 4.1.3. Đặc điểm chân răng hợp nhất Tỷ lệ chân răng HL2HT hợp nhất của chúng tôi là 37%, cao hơn so với răng HL1HT (3,6%). Chân răng HL2HT hợp nhất trong nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền có tỷ lệ 17,1%, Kim Y. và cs. là 10,71%, Zhang Q. là 42,25%. Chân răng hợp nhất dẫn đến thông nối OT, điều trị tủykhó khăn hơn. 4.1.4. Hình thái hệ thống OT chân răng ngoài gần. Khảo sát chân răng ngoài gần răng HL1HT chúng tôi gặp nhiều nhất là hình thái HTOT loại I (39,3%), loại II (21,4%),loại IV (21,4%), kết quả tương đồng với các tác giả khácnhư Vert ucci F.J., Neelakantan P, Razumova S, Ratanajirasut: chân răng ngoài gần răng HL1HT phổ biến nhất là hình thái HTOT loại I (40-50%), ngoài ra các hình thái hay gặp nữa là HTOT loại II, loại IV. Đối với chân răng ngoài gần răng HL2HT chúng tôi gặp nhiều nhất là hình thái HTOT loại I (70,8%), loại IV (12,5%), tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả như: Huỳnh Hữu Thục Hiền,Vert ucci F.J., Jorge và cs. Ratanajirasut và cs.. Phim CBCT đặc biệt hữu ích khi khảo sát răng theo chiều trongngoài, đánh giá chính xác HTOT của chân răng gần ngoài các răng HL1HT, HL2HT là chân răng dẹt theo chiều trong ngoài, đây là ưu điểm vượt trội so với phim quanh chóp. 4.2. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng HL1HT, HL2HT bằng kĩ thuật hàn Thermafil có sử dụng phim CBCT. 4.2.1. Thời gian hàn OT: Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung bình hàn OT răng HL1HT 5,16 phút, thời gian trung bình hàn 20 OT răng HL2HT 4,27 phút. Hàn OT Thermafil với kỹ thuật đơn giản, dễ thao tác, thời gian làm việc lâm sàng ngắn. 4.2.2. Kết quả hàn OT trên phim CBCT: - Tỷ lệ hàn đạt yêu cầu về chiều dài là 92,7% - Khả năng hàn kín ba chiều đặc biệt vùng chóp OT: 100% OT vùng chóp có mật độ hàn đạt yêu cầu. Các phần thân OT, giữa OT cũng đạt mật độ hàn tốt (98,1% mật độ đạt yêu cầu). Kĩ thuật Thermafil là kết hợp các kĩ thuật hàn OT khác nhau: trong khi đưa cây hàn vào, lõi cứng giúp cây hàn có thể ép GP theo lực ngang sang phía bên và lực dọc xuống chóp. Hàn Thermafil tạo ra độ cản quang hơn trên phim X quang, độ nhớt và t ính chảy của vật liệu hàn tốt, t ạo ra một khối hàn đồng nhất kín khít. Tuy nhiên kĩ thuật này đòi hỏi tạo hình OT tốt với độ thuôn liên tục về chóp răng và có điểm thắt chóp, tạo đường trượt tốt, tạo thuận lợi khi đưa cây hàn vào OT.Samadi Fvà cs.(2014) nghiên cứu thấy kỹ thuật hàn OT Thermafil cho kết quả hàn OT với lỗ trống và gián đoạn chất hàn tối thiểu. Theo Li G. và cs.(2014), ở đoạn 4 mm chóp OT, OT được hàn cây hàn có lõi hoàn toàn không có gián đoạn và lỗ rỗng, trong khi OT hàn bằng kỹ thuật lèn dọc ấm chỉ có 40% không có gián đoạn và 70% không có lỗ rỗng,cả 2 kĩ thuật trên có tỷ lệ gián đoạn và lỗ rỗng thấp hơn đáng kể so với nhóm hàn lèn ngang lạnh. Với các kỹ thuật hàn nhiệt như System B hoặc hàn lèn dọc, hàn những OT cong gặp khó khăn khi đưa cây lèn đến độ sâu cần thiết t rong phần chóp CR. Khi đó, phải tăng đường kính chuẩn bị OT, kéo dài thời gian làm việc và tăng nguy cơ sai sót, mất tổ chức ngà OT hoặc giảm độ sâu làm việc của cây lèn với rủi ro hàn thiếu và gutta-percha vùng chóp không được làm nóng. Hệ thống Thermafil với lõi nhựa mềm dẻo, dễ dàng thích nghi với đường cong OT, yêu cầu đường kính OT tối thiểu so với kĩ 21 thuật hàn nhiệt sử dụng cây lèn. Tuy nhiên, sử dụng Thermafil hàn các OT cong có thể gây tiếp xúc trực t iếp giữa lõi nhựa và thành OT làm mất lớp GP bao phủ lõi nhựa. Chuẩn bị OT tốt và tuân thủ các bước hàn giúp khắc phục vấn đề này. Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dieu_tri_tuy_rang_ham_lon_thu_nha.pdf
Tài liệu liên quan