Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Để xác định các biện pháp thực hiện 6 giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM, tôi tiến hành xây dựng phiếu (phụ lục 6) và phỏng vấn 10 chuyên gia và 20 giảng viên, kết quả thu được ở bảng 3.29.

Kết quả khảo sát ở bảng 3.29 chọn những biện pháp được cán bộ quản lý và giảng viên chọn ở mức trung bình từ 4.00 (mức đồng ý) trở lên. Kết quả chọn được 24 biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên các trường ĐHQG-HCM là:

Giải pháp 1: Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.

Nội dung của giải pháp: Tổ chức, triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi sinh hoạt chung và đặt biệt thông qua các giải thể thao; các tấm gương điển hình về thể dục thể thao.

Cách thực hiện: gồm 3 biện pháp

Biện pháp 1: Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao trong các buổi chào cờ, tuần sinh hoạt công dân, thông qua các Hội thao, trong các buổi sinh hoạt chung. Thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường – ĐHQG-HCM như: loa phát thanh, tờ rơi, băng rôn, các bảng tin đào tạo, bảng tin Đoàn – Hội, trên website. Đặt biệt phải thường xuyên làm mới và hấp dẫn mục công tác GDTC và hoạt động TDTT trên trang web.

Biện pháp 2: Định kỳ tổ chức các Hội thao, cuộc thi tìm hiểu về TDTT, các hoạt động thể thao cộng đồng (đi bộ đồng hành, chạy việt dã, ngày hội thanh niên khỏe, .) cho sinh viên trong ĐHQG-HCM. Qua các hoạt động trên tổ chức các hội thảo nói về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao.

Biện pháp 3: Tổ chức giao lưu với các VĐV ưu tú, các đội tuyển TDTT đạt thành tích xuất sắc; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác GDTC và hoạt động TDTT.

 

docx38 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ sinh viên năm thứ nhất ĐHQG-HCM theo qui định 53/2008/BGD&ĐT Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 gy) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (gy) Chạy con thoi 4 x 10m (gy) Chạy 5 phút tùy sức (m) Thể lực SV Quy định BGD&ĐT Tốt > 31,6 > 19 > 169 < 5,70 < 12,00 > 940 Đạt ≥ 26,7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6,70 ≤ 13,00 ≥ 870 Sinh viên ĐHQG-HCM Tốt 80 13.51% 25 4.16% 289 48.86% 59 9.98% 233 39.50% 14 2.29% 10 1.69% Đạt 288 48.86% 108 18.30% 175 29.73% 403 68.40% 238 40.33% 26 4.57% 22 3.73% Không đạt 222 37.63% 457 77.55% 126 21.41% 128 21.62% 119 20.17% 550 93.14% 558 94.58% 3.1.2. Đánh giá của sinh viên về công tác giáo dục thể chất Kiểm định tính hợp lệ và độ tin cậy của phiếu phỏng vấn Như ta biết nghiên cứu định lượng thì người nghiên cứu sử dụng các thang đo lường chính xác khác nhau và có độ tin cậy cao. Để kiểm định độ tin cậy của thang đo trên luận án tiến hành theo 3 bước sau: Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu. Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi Qua 3 bước trên cho thấy bảng hỏi của luận án có 5 mục hỏi có hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.786 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Do đó luận án đã xác định được 05 mục hỏi trên cho phần trở ngại, khó khăn trong việc học GDTC. Thực trạng công tác giáo dục thể chất qua khảo sát sinh viên Luận án tiến hành khảo sát trên 1228 sinh viên thuộc 4 trường của ĐHQG-HCM, thu được kết quả ở bảng 3.20. Số liệu tại bảng 3.20 cho thấy: sinh viên đánh giá chương trình ngoại khóa thấp nhất với (trung bình = 2.45) tiếp đến là chương trình GDTC chính khóa (trung bình = 2.71) mức giữa trung bình và yếu; sinh viên đánh giá cao nhất về đội ngũ (trung bình = 3.46) và cơ sở vật chất (trung bình = 3.39) giữa mức trung bình và khá. Trong tất cả các mục hỏi được khảo sát thì mục hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa được sinh Bảng 3.20. Kết quả phỏng vấn sinh viên của các trường ĐHQG-HCM đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất Công tác giáo dục thể chất Trung bình Độ lệch chuẩn Về chương trình giáo dục thể chất chính khóa 2,71 1 Cung cấp các kiến thức về GDTC, phương pháp tập luyện TDTT 2,45 ,610 2 Trang bị kỹ thuật các môn thể thao 2,69 ,528 3 Nâng cao sức khỏe (thể lực) 3,07 ,703 4 Đa dạng, phong phú 2,45 ,524 5 Mật độ vận động trong giờ học 2,54 ,579 6 Thời lượng chương trình (tổng số tiết) 2,81 ,568 7 Phân bổ số tiết ở mỗi học kỳ 2,96 ,671 Giáo dục thể chất ngoại khóa 2,45 8 Nội dung chương trình 2,39 ,569 9 Hình thức tổ chức hoạt động 2,38 ,607 10 Phong trào TDTT của nhà trường 2,59 ,652 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 3,39 11 Số lượng sân bãi 3,28 ,485 12 Chất lượng sân bãi 3,34 ,499 13 Vệ sinh và an toàn của sân bãi 3,42 ,524 14 Số lượng trang thiết bị, dụng cụ 3,47 ,520 15 Chất lượng trang thiết bị, dụng cụ 3,44 ,515 Về đội ngũ giảng viên 3,46 16 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 3,45 ,523 17 Trình độ của giảng viên 3,48 ,517 18 Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên 3,44 ,522 viên đánh giá thấp nhất (trung bình = 2.38) gần mức yếu và cao nhất là mục hỏi trình độ giảng viên (trung bình = 3.48) giữa mức trung bình và mức khá. Thực trạng khó khăn, trở ngại, mục đích, sự quan tâm về học phần giáo dục thể chất qua khảo sát sinh viên được trình bày tại bảng 3.23, 3.24 và 3.25 Kết quả khảo sát cho thấy: về các điều kiện đảm bảo: Nội dung chương trình không đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động không cao được SV đánh giá trên mức ảnh hưởng (trung bình = 4.20); về bản thân SV được đánh giá ở mức không ảnh hưởng đến bình thường (trung bình = 2.59); trong đó hai mục hỏi sợ đau hoặc mắc phải chấn thương và không có kinh phí được SV đánh giá mức trên trung bình; còn hai mục hỏi không đủ sức khỏe (trung bình = 1.44) gần mức không ảnh hưởng và không thích tham gia hoạt động TDTT được đánh giá gần mức không ảnh hưởng (trung bình = 2.24). Kết quả khảo sát tại bảng 3.24 cho thấy mục đích cao nhất của SV khi tham gia học GDTC là đủ điều kiện tốt nghiệp với 473 SV chiếm 38.5%; kế đến là rèn luyện sức khỏe với 294 SV chiếm 23.9%, mở rộng giao tiếp là 19.9%, rèn luyện phẩm chất ý chí 16.0% và khác là 1.7%. Kết quả khảo sát tại bảng 3.25 cho thấy mối quan tâm cao nhất của SV khi tham gia học GDTC là nội dung chương trình với 530 SV chiếm 43.2%; kế đến là cơ sở vật chất với 293 SV chiếm 23.9%, phương pháp giảng dạy là 11.9%, trình độ giảng viên 11.8%, thời gian đào tạo 8.1% và khác là 1.1%. Tổ chức hội thảo khoa học Để làm rõ hơn thực trạng công tác GDTC các trường thành viên ĐHQG-HCM tôi tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác Giáo dục thể chất: giá trị, thực trạng và giải pháp” vào ngày thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013, tại Hội trường D, Trường ĐHKHXH&NV với sự chủ trì của PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường ĐH HKHXH&NV và PGS.TS Đỗ Vĩnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng. Hội thảo có: 305 người tham dự và 26 bài viết đăng trong kỷ yếu. Ban tổ chức đã chọn 8 báo cáo tại hội thảo. Bảng 3.23. Kết quả khảo sát về những trở ngại, khó khăn của SV khi học GDTC Trở ngại, khó khăn Trung bình Độ lệch chuẩn Về các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC 4.20 1 Nội dung chương trình không đa dạng, hấp dẫn; Giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động không cao 4.20 .590 Về bản thân sinh viên 2.59 2 Không thích tham gia các hoạt động TDTT 2.24 .424 3 Không đủ sức khỏe 1.44 .496 4 Sợ đau hoặc mắc phải chấn thương 3.44 .496 5 Không có kinh phí 3.22 .757 Bảng 3.24. Mục đích của SV tham gia học GDTC Mục đích Tổng số Tỷ lệ % 1 Rèn luyện sức khỏe 294 23.9 2 Rèn luyện các phẩm chất ý chí 196 16.0 3 Mở rộng giao tiếp 244 19.9 4 Đủ điều kiện tốt nghiệp 473 38.5 5 Khác 21 1.7 Tổng 1228 100 Bảng 3.25. Mối quan tâm của SV tham gia học GDTC Quan tâm Tổng số Tỷ lệ % 1 Nội dung chương trình 530 43.2 2 Cơ sở vật chất, sân bãi 293 23.9 3 Phương pháp giảng dạy 146 11.9 4 Trình độ giảng viên 145 11.8 5 Thời gian đào tạo 100 8.1 6 Khác 14 1.1 Tổng 1228 100 Kết quả hội thảo cho thấy thực trạng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG TP.HCM còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu thốn về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ; Đội ngũ tuy có cố gắng nhưng vẫn thiếu về số lượng, trình độ và nghiệp vụ sư phạm không cao; Về chương trình thời lượng chưa theo qui định của Bộ GD & ĐT, nội dung chưa đa dạng, phong phú và mật độ vận động trong giờ học GDTC chưa cao. 3.2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GDTC CÁC TRƯỜNG THÀNH VIÊN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH. 3.2.1. Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và công tác GDTC nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG-HCM, chiến lược phát triển ĐHQG-HCM đến 2015. 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các giải pháp Căn cứ vào thực trạng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM về thực trạng các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC như cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình và mối quan tâm của lãnh đạo nhà trường; về thực trạng, khó khăn, trở ngại, mục đích và mối quan tâm của SV và kết quả hội thảo khoa học. 3.2.1.3. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp: Tính mục tiêu, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa và bổ sung, đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính khả thi. 3.2.2. Xây dựng nội dung các giải pháp Trên cơ sở pháp lý, thực tiễn và nguyên tắt nêu trên, nghiên cứu từng bước hoàn thiện và kiện toàn hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV các trường thuộc ĐHQG-HCM gồm 6 giải pháp. Tiến hành xây dựng phiếu và phỏng vấn 10 chuyên gia (08 là cán bộ quản lý Bộ môn GDTC của các trường thuộc ĐHQG- Bảng 3.29. Kết quả phỏng vấn các biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của ĐHQG-HCM TT Test CBQL (n = 10) Giảng viên (n = 20) So sánh Mean Std. Mean Std. t Sig. Giải pháp về thông tin tuyên truyền 1 Biện pháp 1 4.40 .516 4.35 .489 .259 .797 2 Biện pháp 2 4.20 .422 4.25 .444 -.295 .770 3 Biện pháp 3 4.20 .422 4.15 .366 .335 .740 Giải pháp về cơ chế, chính sách 4 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .295 .770 5 Biện pháp 2 4.60 .516 4.60 .503 .000 1.000 6 Biện pháp 3 4.80 .422 4.85 .366 -.335 .740 7 Biện pháp 4 4.40 .516 4.50 .513 -.502 .619 Giải pháp về cơ cấu, tổ chức 8 Biện pháp 1 4.90 .316 4.95 .224 -.502 .619 9 Biện pháp 2 5.00 .000a 5.00 .000a -.593 .558 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ 10 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .252 .803 11 Biện pháp 2 4.70 .483 4.80 .410 .295 .770 12 Biện pháp 3 4.60 .516 4.55 .510 -.250 .804 13 Biện pháp 4 4.50 .527 4.55 .510 .295 .770 Giải pháp về đội ngũ 14 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .502 .619 15 Biện pháp 2 4.60 .516 4.50 .513 .250 .804 16 Biện pháp 3 4.50 .527 4.45 .510 -.259 .797 17 Biện pháp 4 4.60 .516 4.65 .489 -.506 .617 18 Biện pháp 5 4.50 .527 4.60 .503 -.250 .804 19 Biện pháp 6 4.50 .527 4.55 .510 .295 .770 Giải pháp về chương trình GDTC (chính khóa, ngoại khóa) 20 Biện pháp 1 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 21 Biện pháp 2 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 22 Biện pháp 3 4.70 .483 4.70 .470 .000 1.000 23 Biện pháp 4 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 24 Biện pháp 5 4.60 .516 4.65 .489 -.259 .797 HCM và 02 chuyên gia GDTC tại TP.HCM) hai lần cách nhau 1 tháng. Luận án chọn các giải pháp có giá trị trung bình từ 4.50 trở lên ở cả hai lần phỏng vấn gồm 6 giải pháp. 3.2.3. Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên GDTC Để xác định các biện pháp thực hiện 6 giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM, tôi tiến hành xây dựng phiếu (phụ lục 6) và phỏng vấn 10 chuyên gia và 20 giảng viên, kết quả thu được ở bảng 3.29. Kết quả khảo sát ở bảng 3.29 chọn những biện pháp được cán bộ quản lý và giảng viên chọn ở mức trung bình từ 4.00 (mức đồng ý) trở lên. Kết quả chọn được 24 biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên các trường ĐHQG-HCM là: Giải pháp 1: Giải pháp về thông tin tuyên truyền Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Nội dung của giải pháp: Tổ chức, triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi sinh hoạt chung và đặt biệt thông qua các giải thể thao; các tấm gương điển hình về thể dục thể thao. Cách thực hiện: gồm 3 biện pháp Biện pháp 1: Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao trong các buổi chào cờ, tuần sinh hoạt công dân, thông qua các Hội thao, trong các buổi sinh hoạt chung. Thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường – ĐHQG-HCM như: loa phát thanh, tờ rơi, băng rôn, các bảng tin đào tạo, bảng tin Đoàn – Hội, trên website. Đặt biệt phải thường xuyên làm mới và hấp dẫn mục công tác GDTC và hoạt động TDTT trên trang web. Biện pháp 2: Định kỳ tổ chức các Hội thao, cuộc thi tìm hiểu về TDTT, các hoạt động thể thao cộng đồng (đi bộ đồng hành, chạy việt dã, ngày hội thanh niên khỏe, ...) cho sinh viên trong ĐHQG-HCM. Qua các hoạt động trên tổ chức các hội thảo nói về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao. Biện pháp 3: Tổ chức giao lưu với các VĐV ưu tú, các đội tuyển TDTT đạt thành tích xuất sắc; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác GDTC và hoạt động TDTT. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ chế, chính sách Mục đích của giải pháp: Tạo cơ sở pháp lý để các trường thuận lợi trong quản lý, tổ chức, triển khai các hoạt động giảng dạy giáo dục thể chất. Tạo điều kiện tốt về vật chất và tinh thần giúp cho giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Giúp sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện thể dục thể thao tốt nhất. Nội dung của giải pháp: Xác định được nội dung, cách thức, văn bản quy định, văn bản hỗ trợ quản lý, tổ chức, triển khai công tác giáo dục thể chất của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục & Đào tạo, ĐHQG – HCM và của từng thành viên. Xây dựng đề xuất ban hành các văn bản hỗ trợ giảng viên và SV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác GDTC. Cách thực hiện: gồm 4 biện pháp Biện pháp 1: Quán triệt các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tư, quyết định, văn bản của Bộ GDĐT, ĐHQG-HCM về công tác GDTC và thể thao trường học. Qua đó có những biện pháp, kế hoạch cụ thể để triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM. Biện pháp 2: Xây dựng các hệ thống văn bản, quy định chặt chẽ, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ về công tác GDTC của các trường thuộc ĐHQG-HCM. Biện pháp 3: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ giảng dạy GDTC ngang với cán bộ giảng dạy các môn khác (tính giờ trong giảng dạy chính khóa, ngoại khóa, giờ chuẩn, ...). Biện pháp 4: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách ưu tiên cho SV trong các đội tuyển đạt thành tích xuất sắc, VĐV đẳng cấp. Giải pháp 3: Giải pháp về cơ cấu, tổ chức Mục đích của giải pháp: Phát huy tiềm năng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tổ chức đào tạo, góp phần tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất của các trường thành viên phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ĐHQG-HCM. Nội dung của giải pháp: Xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy quản lý thống nhất về công tác giáo dục thể chất của ĐHQG-HCM. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị giúp cho công tác giáo dục thể chất được thuận lợi. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn phân công nhiệm vụ cho các trường thành viên trong công tác giáo dục thể chất. Cách thực hiện: gồm 2 biện pháp Biện pháp 1: Kiện toàn bộ máy quản lý công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM. Biện pháp 2: Thành lập trung tâm GDTC ĐHQG-HCM, qua đó thống nhất về chương trình; để tập trung toàn bộ lực lượng cán bộ giảng viên chuyên ngành GDTC thực thi nhiệm vụ GDTC cho khối ĐHQG-HCM; tận dụng toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất hiện có tại các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM phục vụ cho công tác GDTC. Giải pháp 4: Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ Mục đích của giải pháp: Tăng cường hiệu quả đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ TDTT; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Nội dung của giải pháp: Kiểm tra, rà soát, sửa chửa, xây dựng, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ TDTT; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Cách thực hiện: gồm 4 biện pháp Biện pháp 1: Đầu tư, nâng cấp, xây dựng thêm sân bãi nhằm đa dạng hóa nội dung môn học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và rèn luyện cho SV. Biện pháp 2: Thường xuyên tiến hành duy tu, bảo trì, bảo dưỡng nhằm đảm bảo sự an toàn và vệ sinh của cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và rèn luyện TDTT của sinh viên. Biện pháp 3: Trang bị đầy đủ, mới và hiện đại về dụng cụ và trang thiết bị tập luyện các môn thể thao phù hợp cho sinh viên. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 phải đạt ít nhất 2m2/1SV, đến năm 2020 phải đạt ít nhất 2.5m2/1SV . Giải pháp 5: Giải pháp về đội ngũ Mục đích của giải pháp: Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý GDTC đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ theo đúng qui định. Nội dung của giải pháp: Tuyển dụng, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng dạy GDTC đạt chuẩn theo qui định. Cách thực hiện: gồm 6 biện pháp Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quy hoạch tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên GDTC đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ theo đúng qui định. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn theo qui định của Bộ GD&ĐT. Biện pháp 3: Thường xuyên mở lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GDTC để bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Biện pháp 4: Giảng viên thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên, tăng cường phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú thu hút sinh viên, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, năng lực tự học, tự rèn luyện của sinh viên. Biện pháp 5: Giảng viên thường xuyên cập nhật được những thông tin, kỷ lục, kỹ thuật thể thao mới nhất phù hợp với đối tượng, với thực tiễn trong bài giảng. Giới thiệu được những tài liệu tham khảo quan trọng cho sinh viên tự học, tự rèn luyện. Biện pháp 6: Giảng viên kích thích nhu cầu khơi gợi hứng thú tập luyện TDTT; quan tâm phát hiện và giúp đỡ sinh viên hình thành động cơ, thái độ yêu thích TDTT qua đó tích cực trong học tập và rèn luyện. Giải pháp 6: Giải pháp về chương trình GDTC (chính khóa, ngoại khóa). Mục đích của giải pháp: Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên các trường thành viên ĐHQG-HCM. Nội dung của giải pháp: Xây dựng, rà soát, cải tiến, điều chỉnh chương trình giáo dục thể chất (chính khóa, ngoại khóa) khoa học, theo mục tiêu của nhà trường, phù hợp với thực trạng, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và đúng theo qui định. Cách thực hiện: gồm 5 biện pháp Giáo dục thể chất chính khóa Biện pháp 1: Xây dựng và ban hành chương trình GDTC thống nhất dành riêng cho các trường thuộc ĐHQG-HCM đúng theo qui định của BGD-ĐT và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình GDTC theo hướng môn tự chọn, tăng mật độ vận động, đa dạng, phong phú giúp sinh viên vận động nhiều hơn và phù hợp với nhu cầu học tập và rèn luyện của mình. Biện pháp 3: Thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh chương trình GDTC và đề cương các môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội đảm bảo về kiến thức, kỹ năng cho SV. Giáo dục thể chất ngoại khóa Biện pháp 4: Cải tiến nội dung và hình thức TDTT ngoại khóa theo hướng đa dạng hóa các môn thể thao, ưu tiên các môn thể thao quần chúng, thành lập mới các câu lạc bộ có huấn luyện viên, qua đó thu hút sinh viên tham gia tập luyện. Biện pháp 5: Mở rộng và tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong và ngoài trường, xây dựng đội tuyển thể thao nhà trường. 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA ĐHQG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Trong điều kiện thực tiễn, năng lực của bản thân không thể đánh giá hiệu quả 6 giải pháp và 24 biện pháp được xây dựng ở mục tiêu 2. Trong phạm vi cho phép và phù hợp với năng lực chuyên môn của mình tôi xin đánh giá hiệu quả GDTC nội khóa nhờ đổi mới theo phương pháp tự chọn nội dung dạy và học. 3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm Căn cứ vào điều kiện thực tế và phạm vi nghiên cứu của luận án, bản thân nghiên cứu sinh không thể tổ chức thực nghiệm tất cả các giải pháp, biện pháp mà chỉ tập trung thực nghiệm giải pháp về nội dung chương trình chính khóa mà cụ thể là 3 biện pháp (mục 2.3). 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm Để đánh giá hiệu quả của giải pháp về nội dung chương trình chính khóa góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV ĐHQG-HCM, luận án tiến hành hai bước: Bước 1: Đánh giá hiệu quả của giải pháp thực nghiệm qua các test đánh giá thể lực cho SV theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Bước 2: Đánh giá hiệu quả của giải pháp thực nghiệm qua bảng hỏi sinh viên khi học xong chương trình GDTC mới. Kết quả đánh giá như sau: 3.3.2.1. Đánh giá hiệu quả của giải pháp thực nghiệm qua các test đánh giá thể lực cho SV theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Trước thực nghiệm Số liệu so sánh cho thấy thành tích các test đánh giá thể lực giữa SV 07 nhóm thực nghiệm và SV 2 nhóm đối chứng đều không có sự khác biệt (ttính 0,05. Hay nói cách khác, thành tích tất cả các test đánh giá thể lực Bảng 3.32. Nhịp tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NAM sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Test Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm S S t P Nhóm đối chứng (n = 54) Chạy 30 m XPC (s) 4.90 0.42 4.63 0.34 5.45 5.47 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 218.37 17.32 229.15 18.69 4.79 8.37 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 18.02 2.24 19.52 2.16 8.16 7.01 <0.01 Chạy con thoi (s) 10.56 0.35 10.14 0.30 4.10 7.69 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 950.74 121.59 966.85 100.52 1.95 1.51 <0.01 Lực bóp tay (KG) 41.83 4.84 45.26 4.68 8.03 29.70 <0.01 Nhóm thực nghiệm Bóng chuyền (n=46) Chạy 30 m XPC (s) 4.93 0.63 4.39 0.29 10.97 5.66 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 216.07 12.48 242.67 16.30 11.53 13.17 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 18.20 2.63 21.91 3.42 18.32 11.65 <0.01 Chạy con thoi (s) 10.55 0.23 9.90 0.30 6.39 11.62 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 951.35 91.91 1019.78 101.85 6.87 6.53 <0.01 Lực bóp tay (KG) 41.96 2.84 49.72 4.44 16.72 12.45 <0.01 Bóng đá (n=48) Chạy 30 m XPC (s) 4.86 0.34 4.45 0.25 8.55 6.65 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 219.65 9.92 241.75 14.12 9.51 12.27 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 18.15 3.00 21.69 2.36 18.62 11.21 <0.01 Chạy con thoi (s) 10.51 0.35 9.92 0.32 5.74 8.99 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 943.71 100.60 1022.92 110.70 8.02 11.26 <0.01 Lực bóp tay (KG) 41.46 3.10 47.31 3.27 13.23 26.28 <0.01 Cầu lông (n=50) Chạy 30 m XPC (s) 4.91 0.40 4.42 0.32 10.42 20.11 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 218.96 14.58 237.66 13.69 8.24 13.95 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 17.88 2.53 20.74 2.52 15.04 12.17 <0.01 Chạy con thoi (s) 10.57 0.55 9.88 0.53 6.75 13.14 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 954.46 103.19 1010.94 107.95 5.75 12.25 <0.01 Lực bóp tay (KG) 41.70 3.37 47.68 3.41 13.44 41.75 <0.01 Võ Taekwondo (n=54) Chạy 30 m XPC (s) 4.93 0.24 4.47 0.23 9.87 17.55 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 220.39 15.81 240.83 12.61 8.98 18.13 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 18.15 2.44 20.96 2.09 14.77 11.45 <0.01 Chạy con thoi (s) 10.58 0.41 9.93 0.39 6.41 24.67 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 956.63 104.25 1006.17 100.29 5.14 16.04 <0.01 Lực bóp tay (KG) 41.99 3.91 47.80 4.26 12.96 14.00 <0.01 Bảng 3.33. Nhịp tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NỮ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Test Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm S S t P Nhóm đối chứng (n = 56) Chạy 30 m XPC (s) 6.38 0.29 6.14 0.40 3.98 7.04 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 166.52 9.84 172.25 10.77 3.37 19.08 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 12.88 2.00 14.13 1.82 9.69 12.28 <0.01 Chạy con thoi (s) 12.31 0.57 12.04 0.54 2.21 3.34 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 741.61 55.29 763.73 54.18 2.96 18.33 <0.01 Lực bóp tay (KG) 28.01 1.83 30.24 1.53 7.75 12.6 <0.01 Nhóm thực nghiệm Bóng chuyền (n = 48) Chạy 30 m XPC (s) 6.33 0.37 5.90 0.38 7.05 13.98 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 167.02 12.23 181.67 12.22 8.44 10.96 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 12.73 2.21 16.23 2.67 24.19 13.37 <0.01 Chạy con thoi (s) 12.27 0.67 11.66 0.67 5.12 22.68 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 748.96 100.65 790.21 100.28 5.45 14.67 <0.01 Lực bóp tay (KG) 28.30 3.41 32.62 3.27 14.41 30.57 <0.01 Cầu lông (n = 52) Chạy 30 m XPC (s) 6.35 0.38 5.90 0.35 7.29 20.45 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 168.12 11.35 185.92 13.18 10.03 17.54 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 12.73 2.19 15.56 2.02 20.54 16.29 <0.01 Chạy con thoi (s) 12.28 0.59 11.70 0.60 4.87 18.34 <0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 746.54 88.67 787.79 83.72 5.51 12.7 <0.01 Lực bóp tay (KG) 28.59 3.54 32.32 3.52 12.41 18.58 <0.01 Võ Taekwondo (n = 52) Chạy 30 m XPC (s) 6.41 0.35 5.90 0.33 8.21 18.38 <0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 168.60 14.91 184.90 15.46 9.27 20.52 <0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 13.12 2.85 16.04 2.67 21.10 13.56 <0.01 Chạy con thoi (s) 12.26 0.56 11.62 0.58 5.34 18.08 <0.01 Chạy 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghien_cuu_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_giao_duc_the_chat_cac_truong_thanh_vien_dai_h.docx
Tài liệu liên quan