Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản xuất cà

phê nhân bao gồm sự dồi dào và chất lượng đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới,

trong đó đất đai là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất cà phê

nhân. Đăk Lăk có quy mô diện tích đất canh tác cà phê lớn nhất cả nước.

Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2009 là 181.960 ha, chiếm 34%

diện tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của Vùng Tây

Nguyên. Cà phê được trồng trên đất bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác

cà phê. Lợi thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập

trung, chuyên canh lớn nhất ở Việt Nam. Về chất lượng đất, theo kết quả phân

loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Đắk Lắk có tỷ lệ diện

tích đất rất thích nghi và thích nghi cho sản xuất cà phê cao nhất ở Vùng Tây

Nguyên, trong đó diện tích đất rất thích nghi chiếm 60% tổng diện tích của cả

vùng. Nhờ sở hữu nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, chất lượng tốt nên Đắk

Lắk trở thành vùng phát triển cà phê hiệu quả nhất ở Việt Nam, tạo nền tảng

để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế (cà phê được trồng trên

loại đất thích nghi và rất thích nghi cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so

với loại đất ít thích nghi, trong khi đó giá thành chỉ bằng 73 đến 88%).

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê ở một số nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới, những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê được rút ra cho Việt Nam là i) Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững thông qua việc xây dựng và ban hành quy chuẩn về canh tác và chế biến cà phê; ii) Mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa; iii) Xây dựng hình thức tổ chức thích hợp ngành cà phê và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cà phê. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm 79% tổng diện tích tự nhiên. Điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2010, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 183,3 nghìn ha, sản lượng 387,2 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 504,3 triệu USD, đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả cả tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp nhất (chiếm trên 99% tổng giá trị cà phê xuất khẩu). Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, các cơ sở thu mua cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi tổ chức 7 kinh tế có đặc điểm khác nhau. Hộ nông dân sản xuất cà phê có đặc điểm là i) Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và iii) Thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê có quy mô sản xuất lớn, tập trung và quy trình sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, do thiếu vốn, đầu tư trang thiết bị hạn chế nên chế biến cà phê nhân ở các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở công đoạn đánh bóng, phân loại và đóng gói cà phê nhân để xuất khẩu. 2.2 Tiếp cận nghiên cứu Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận ngành hàng, tiếp cận 2 khu vực kinh tế và tiếp cận sinh thái nhân văn để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. 2.3 Phương pháp nghiên cứu Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, hộ thu gom, đại lý, công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Để so sánh và làm rõ lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, một tỉnh có điều kiện tương đồng được lựa chọn là Gia Lai. Để so sánh năng suất, giá thành, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, thị phần với đối thủ cạnh tranh, Luận án chọn hai quốc gia có điều kiện tương đồng và cùng sản xuất cà phê Robusta, đó là Indonesia và Ấn Độ. Thông tin và số liệu thứ cấp về sản xuất, tiêu thụ cà phê của Đắk Lắk được thu thập từ các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA). Bộ số liệu về sản xuất và thương mại cà phê của thế giới và các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta (Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ) được tiếp cận và thu thập từ Trung tâm Thống kê - Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAOSTAT) và Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO). Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, bằng các công cụ 8 của phương pháp PRA (quan sát trực tiếp, thảo luận nhóm, phỏng vấn bán cấu trúc và cấu trúc) và phương pháp cho điểm. Số lượng mẫu khảo sát bao gồm 183 hộ nông dân, 10 hộ thu gom, 10 đại lý và 15 công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Các phương pháp phân tích chủ yếu là i) Phương pháp thống kê kinh tế, ii) Phương pháp phân tích ngành hàng, iii) Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm nông sản, iv) Phương pháp phân tích tác động của chính sách đối với sản xuất cà phê nhân và v) Phương pháp đo lường sự khác biệt chất lượng sản phẩm cà phê nhân. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Các chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) Hiệu quả (năng suất, giá thành, hệ số chi phí nguồn lực trong nước, lợi nhuận); ii) Chất lượng (tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu chất lượng, chỉ số giá đơn vị xuất khẩu); iii) Thị phần (tỷ lệ khối lượng xuất khẩu so với cả nước và thế giới, tăng trưởng) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo từng kênh, tỷ lệ doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã, cơ cấu chủng loại, phương thức bán hàng). Các chỉ tiêu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân i) Năng lực của người sản xuất, kinh doanh (quy mô và cơ cấu lao động, đất đai, vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ); ii) Điều kiện cầu trong nước (quy mô, tăng trưởng và tỷ lệ tiêu dùng nội địa); iii) Các ngành hỗ trợ và đầu tư công (tỷ lệ đầu vào nội địa, quy mô và chất lượng dịch vụ khuyến nông, tín dụng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại); iv) Tổ chức quản lý ngành hàng (tỷ lệ hộ/ doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ qua hợp đồng, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia và nhận hỗ trợ từ Hiệp hội ngành hàng) và v) Chính sách của Chính phủ (tỷ lệ hộ, doanh nghiệp nhận được chính sách hỗ trợ, hệ số bảo hộ danh nghĩa, hệ số bảo hộ hiệu quả...). 9 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 3.1.1 Hiệu quả sản xuất cà phê nhân - Năng suất sản phẩm: Năng suất cà phê của Đắk Lắk cao hơn các vùng khác và năng suất bình quân chung của cả nước (Bảng 3.1). So với một số nước, Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn về năng suất, năm 2009, năng suất cà phê vối của Đắk Lắk cao hơn gấp đôi so với Ấn Độ và gần gấp 3 so với Indonesia. Hai lý do chính khiến Đắk Lắk trở thành vùng canh tác cà phê vối đạt năng suất cao, đó là i) ưu thế nổi trội về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu) và ii) thâm canh cao dựa vào đầu tư phân bón và nước tưới. Bảng 3.1: Năng suất cà phê của Việt Nam và một số nước năm 2009 Năng suất (kg/ha) So sánh (Việt Nam = 100%) Indonesia 792 38 Ấn độ 940 45 Việt Nam 2 080 100 Tỉnh Gia Lai 1 870 90 Tỉnh Đắk Lắk 2 210 106 Nguồn: FAOSTAT và Bộ Nông nghiệp & PTNT - Giá thành sản phẩm: So sánh giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với Gia Lai và một số nước trên thế giới cho thấy Đắk Lắk vẫn có lợi thế cạnh tranh về giá thành do lợi thế năng suất cao (Bảng 3.2). So với các nước sản xuất cà phê Robusta lớn trong khu vực như Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn từ 5 đến 18%. - Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC): DRC so với tỷ giá hối đoái mờ (DRC/SER) có giá trị bằng 0,72 (Bảng 3.3), nghĩa là Đắk Lắk có lợi thế về mặt kinh tế khi sản xuất và xuất khẩu cà phê (có lợi thế so sánh). Tuy nhiên, DRC/OER của Đắk Lắk bằng 0,99 mặc dù thấp hơn so với Gia Lai 10 nhưng lại rất gần giá trị 1. Do vậy, sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bảng 3.2: Giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước Chỉ tiêu Đắk Lắk Gia Lai Indonesia Ấn Độ Giá thành (USD/tấn) 1 142 1 158 1 200 1 343 So với Đắk Lắk (%) 100 101 105 118 Nguồn: FAOSTAT và tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ Bảng 3.3: Hệ số chi phí nguồn lực của Đắk Lắk và Gia Lai Chỉ tiêu Đắk Lắk Gia Lai DRC/SER 0,72 0,73 DRC/OER 0,99 1,02 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ - Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng để đánh giá lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Mặc dù có lợi thế về giá thành, song do giá xuất khẩu thấp nên lợi nhuận bình quân/tấn sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Indonesia (Bảng 3.4). Tuy nhiên, nhờ có lợi thế năng suất cao nên lợi nhuận/ha của Đắk Lắk cao hơn so với Indonesia 24%. Bảng 3.4 Lợi nhuận của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước Chỉ tiêu Đắk Lắk Gia Lai Indonesia Ấn Độ Giá xuất khẩu (USD/tấn) 1 438 1 329 1 827 2 994 Giá thành (USD/tấn) 1 142 1 158 1 200 1 343 Lợi nhuận/tấn cà phê nhân (USD) 296 171 627 1 651 Lợi nhuận/ha (USD) 654 320 497 1 552 So sánh LN/ha (Đắk Lắk = 100%) 100 49 76 237 Nguồn: FAOSTAT và tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ Tóm lại, phân tích hiệu quả sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân 11 và doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt nhất về năng suất và giá thành sản phẩm nhưng lại đứng sau Ấn Độ về lợi nhuận. Do vậy, để khai thác tốt lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên thị trường quốc tế, hộ nông dân và doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả hơn để giảm giá thành, đồng thời tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu. 3.1.2 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân - Chất lượng sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn sản xuất, chế biến ở nông hộ. Trên 80% sản phẩm cà phê nhân được cung cấp bởi hộ nông dân dưới dạng cà phê nhân xô. 57% sản phẩm có chất lượng không bảo đảm (trọng lượng hạt nhỏ; có nhiều lỗi như hạt đen, vỡ, hạt mốc; lẫn tạp chất như đất, đá, cành que, côn trùng). Tuy nhiên, do chính sách thu mua không phân biệt giá theo chất lượng sản phẩm nên nông dân không có động lực để tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm. - Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân: Trên 90% sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp Đắk Lắk vẫn dựa trên tiêu chuẩn cũ với các chỉ tiêu sơ đẳng là dựa vào độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới (Nghị quyết 420 của ICO), khối lượng hàng xuất khẩu theo TCVN 4193 - 2005 chiếm chưa đến 10% tổng khối lượng hàng xuất khẩu của các đơn vị. - Chỉ số giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk so với nước khác (UV) là chỉ tiêu gián tiếp đo lường chất lượng sản phẩm (nếu UV > 1,15 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk tốt hơn đối thủ, nếu UV < 0,85 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk kém hơn đối thủ, còn nếu UV nằm trong khoảng từ 0,85 đến 1,15 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk và đối thủ là tương đồng). Số liệu Bảng 3.5 cho thấy chất 12 lượng cà phê nhân của Đắk Lắk kém xa so với Ấn Độ và thấp hơn so với Indonesia, đặc biệt khoảng cách về chất lượng sản phẩm lớn dần khi giá cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm. Bảng 3.5 Chỉ số giá đơn vị cà phê nhân của Đắk Lắk so với Indonesia và Ấn Độ (lần) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 UV (ĐL/Indonesia) 0,58 0,69 0,93 0,78 0,72 0,85 0,80 0,98 0,79 UV (ĐL/Ấn Độ) 0,42 0,54 0,78 0,58 0,50 0,72 0,74 0,83 0,48 Nguồn: FAOSTAT và ICO 3.1.3 Thị phần khối lượng cà phê nhân xuất khẩu Bảng 3.6: Thị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và một số nước Năm Tổng xuất khẩu của toàn thế giới (bao 60 kg) Thị phần (%) Indonesia Ấn Độ Việt Nam Đắk Lắk 2000 89 562 101 6 5 13 6 2001 90 858 978 6 4 16 8 2002 88 831 837 5 4 13 6 2003 86 369 561 6 4 13 6 2004 91 093 362 6 4 16 7 2005 87 606 412 8 3 15 6 2006 92 290 040 6 4 15 5 2007 96 640 487 4 3 19 6 2008 97 662 441 6 3 16 5 2009 95 466 356 8 3 18 6 Nguồn: ICO và Sở Công Thương Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có quy mô sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất cả 13 nước. Mỗi năm Đắk Lắk xuất khẩu từ 320 đến 380 nghìn tấn cà phê nhân, chiếm hơn 1 phần 3 tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước. So sánh thị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với một số nước (Bảng 3.6) cho thấy Đắk Lắk chiếm thị phần tương ứng với Indonesia (là quốc qua đứng thứ 4 về thị phần xuất khẩu) và gấp đôi Ấn Độ. Năm 2009, khối lượng cà phê xuất khẩu của toàn thế giới đạt xấp xỉ 95,47 triệu bao, trong đó Việt Nam chiếm 18%, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm 6% và tỷ lệ này khá ổn định trong 10 năm qua. Các thị thường lớn về sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk là Đức, Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sỹ, Italia, Bỉ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nga và Philippines. Mười nước này chiếm 63,97% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk. Đây là những thị trường khó tính và đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Tóm lại, xét về thị phần, Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt về quy mô của cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của các thị trường lớn nên khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của Đăk Lắk sẽ chỉ được phát huy tốt nếu các nhà sản xuất cà phê của tỉnh tích cực thực hiện cải thiện chất lượng sản phẩm. 3.1.4 Khả năng đáp ứng cầu - Kênh tiêu thụ: Sản phẩm cà phê nhân của hộ nông dân chủ yếu thực hiện thông qua kênh tiêu thụ rườm rà (qua người thu gom, đại lý rồi mới đến công ty chế biến, xuất khẩu) không chỉ làm gia tăng lượng hao hụt, giảm chất lượng sản phẩm mà còn làm cho nông dân bị thua thiệt về giá. Điều này đã làm hạn chế lợi thế cạnh tranh của các hộ nông dân và các doanh nghiệp. Kênh tiêu thụ hiện đại (hợp đồng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và giao dịch qua Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, bảo đảm an toàn, minh bạch, kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả và bền vững) chiếm tỷ trọng nhỏ. - Thương hiệu sản phẩm: Sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk có mặt ở 14 nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù chiếm thị phần không nhỏ nhưng ít người tiêu dùng nào, kể cả người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu của Đắk Lắk như Mỹ, Nhật Bản hay các nước châu Âu, biết đến nguồn gốc cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến đầu năm 2011, Đắk Lắk mới chỉ có 40% số doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của đơn vị nhưng hầu hết mới chỉ đăng ký ở trong nước. Như vậy, để tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, ngoài công tác xúc tiến mở rộng thị phần tiêu thụ, cần phải tạo lập thương hiệu, mà trước hết là đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. - Cơ cấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu: Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân phần lớn là qua các trung gian. Chủng loại sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk được các khách hàng nước ngoài biết tới là cà phê loại R2 S13, với tỷ lệ đen vỡ 5%, độ ẩm 12,5 đến 13%. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu từ 55 đến 60% loại cà phê này, giá bán chỉ tương đương với giá bán loại cà phê chất lượng trung bình thấp của Indonesia và thấp hơn so với giá thị trường London thường từ 200 đến 300 USD/tấn. - Mẫu mã bao bì dùng trong xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân của các doanh nghiệp thiếu sự đa dạng và hấp dẫn, chậm cải tiến. Rất ít doanh nghiệp in hình logo của công ty lên bao bì sản phẩm và điều này cũng mới chỉ thực hiện chủ yếu đối với những sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ bền vững (ví dụ Công ty Dakman với logo hình con voi cùng các biểu tượng chứng chỉ cà phê bền vững). - Nghiệp vụ kinh doanh: Hạn chế của các doanh nghiệp là thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ kinh doanh và thiếu sự liên kết trong bán hàng giao sau giữa các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo cơ hội cho người mua lợi dụng ép giá và đẩy mức trừ lùi lên cao (với các hợp đồng giao sau, nhà xuất khẩu phải 15 chịu một mức trừ lùi khá lớn, chủ yếu do người mua áp đặt, từ 40, thậm chí đến 200 USD/tấn). - Về phương thức giao hàng, do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và nghiệp vụ kinh doanh nên hầu hết các doanh nghiệp của Đắk Lắk lựa chọn phương thức giao hàng tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh (xuất khẩu giá FOB, chiếm 97% tổng khối lượng xuất khẩu). Năm 2010, Công ty Vinacafe Buôn Ma Thuột đã xuất khẩu 13.169 tấn sản phẩm cà phê nhân giá CIF (chiếm hơn 10% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của cả công ty) với giá 1.720 USD/ tấn, cao hơn mức giá bình quân chung là 241 USD/ tấn. Tóm lại, qua phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số kết luận sau: - Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên: năng suất cao và chi phí thấp. Những lợi thế này giúp Đắk Lắk trở thành vùng sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam và có thị phần khá ổn định trên thị trường quốc tế. - Sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk chưa tạo lập được các lợi thế mới, đặc trưng: chất lượng sản phẩm không bảo đảm, sản phẩm chậm cải tiến và đổi mới, năng lực đáp ứng cầu thấp, chưa có thương hiệu. Tất cả những hạn chế đó đang tạo nên rào cản lớn đối với việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, để tạo dựng và nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh bền vững đối với sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, cần phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh, tạo cơ sở để xây dựng chiến lược và biện pháp phù hợp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk.. 16 3.2 Nhân tố ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 3.2.1 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân bao gồm sự dồi dào và chất lượng đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới, trong đó đất đai là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất cà phê nhân. Đăk Lăk có quy mô diện tích đất canh tác cà phê lớn nhất cả nước. Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2009 là 181.960 ha, chiếm 34% diện tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của Vùng Tây Nguyên. Cà phê được trồng trên đất bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác cà phê. Lợi thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh lớn nhất ở Việt Nam. Về chất lượng đất, theo kết quả phân loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Đắk Lắk có tỷ lệ diện tích đất rất thích nghi và thích nghi cho sản xuất cà phê cao nhất ở Vùng Tây Nguyên, trong đó diện tích đất rất thích nghi chiếm 60% tổng diện tích của cả vùng. Nhờ sở hữu nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, chất lượng tốt nên Đắk Lắk trở thành vùng phát triển cà phê hiệu quả nhất ở Việt Nam, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế (cà phê được trồng trên loại đất thích nghi và rất thích nghi cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với loại đất ít thích nghi, trong khi đó giá thành chỉ bằng 73 đến 88%). 3.2.2 Năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê Năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê bao gồm năng lực tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ, năng lực tổ chức sản xuất..., trong đó năng lực tổ chức sản xuất và chế biến là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân. Tổ chức sản xuất và chế biến cà phê nhân bao gồm tổ chức chọn tạo giống, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến cà phê nhân. - Đắk Lắk chưa áp dụng phổ biến quy trình GAP trong sản xuất cà phê. 17 Kết quả khảo sát nông hộ cho thấy 30% số hộ sản xuất cà phê hoàn toàn theo kinh nghiệm tự đúc rút. 24% số hộ sử dụng nguồn giống bảo đảm chất lượng, năng suất cao hơn so với giống kém chất lượng do nông hộ tự sản xuất từ 17 đến 25%. - Kỹ thuật canh tác: So sánh lượng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân với lượng phân bón khuyến cáo có thể nhận thấy nông dân sản xuất cà phê vẫn lạm dụng phân bón quá mức cần thiết để tăng năng suất cà phê. Lượng phân đạm, lân và kali được sử dụng bón cho cà phê ở các nông hộ cao hơn mức khuyến cáo từ 12 đến 66%. Điều này đã làm cho mức chi phí về phân bón hóa học bình quân trên 1 ha cà phê tăng thêm 16% và giá thành 1 tấn sản phẩm cà phê nhân tăng thêm 5%. Việc bón phân không hợp lý còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ do tồn dư hóa chất trong sản phẩm. - Kỹ thuật thu hái: Chỉ có 23% số hộ nông dân thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn quy định, số còn lại áp dụng phương thức hái "tuốt cành" ngay cả khi quả cà phê còn xanh hoặc tỷ lệ quả chín thấp. Việc thu hái quả xanh đã làm giảm sản lượng cà phê 20 đến 30% do kích thước hạt nhỏ, trọng lượng thấp. Thu hái sản phẩm không đúng quy định là nguyên nhân gây nên nhiều dạng lỗi làm giảm chất lượng cà phê nhân. - Tổ chức chế biến: hơn 80% sản phẩm cà phê nhân được chế biến ở nông hộ quy mô nhỏ bằng phương pháp chế biến khô, 20% số hộ phơi cà phê trên nền đất do thiếu sân phơi. Do vậy, chất lượng sản phẩm cà phê nhân ở các nông hộ không bảo đảm (lẫn tạp chất và nhiễm vi sinh vật, nấm mốc). - Sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững (chứng chỉ 4C, UTZ, Rainforest, Fair Trade) là điều kiện để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm do: i) đạt năng suất cao (cao hơn 45% so với năng suất chung), ii) giá bán cao hơn do chất lượng bảo đảm (năm 2010, giá xuất khẩu cà phê 4C là 1.605 USD/ tấn, cà phê Utz là 1.625 USD/tấn, cao hơn mức giá xuất khẩu 18 bình quân tương ứng là 126 và 146 USD/ tấn). Thực tế, tổng diện tích cà phê sản xuất theo chứng chỉ bền vững ở Đắk Lắk đến đầu năm 2011 là 30.241 ha, sản lượng đạt 387.181 tấn (chiếm tỷ lệ tương ứng là 16% và 24% sản xuất cà phê của toàn tỉnh) và chủ yếu mới được triển khai ở số ít vùng trồng cà phê tập trung. Khó khăn khi thực hiện ở cấp nông hộ là quy mô sản xuất nhỏ và thiếu điều kiện phục vụ cho sản xuất như lao động, sân phơi, kho bảo quản. Tóm lại, năng lực của các tổ chức kinh tế, bao gồm cả năng lực tài chính, nhân lực và trình độ tổ chức sản xuất còn rất hạn chế. Điều này đã và đang tạo ra những rào cản lớn đối với việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. 3.2.3 Điều kiện cầu trong nước Thị trường trong nước chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện trên các khía cạnh: sức mạnh thị trường yếu, quy mô và tỷ lệ tiêu dùng nội địa thấp (chiếm dưới 10% tổng sản lượng), tốc độ tăng lượng tiêu dùng nội địa không ổn định, trong khi các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ, tỷ lệ này đạt trên 30%. Yêu cầu của khách hàng trong nước về chất lượng và dịch vụ cũng chưa tạo áp lực để hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm. Sức mạnh của cầu trong nước, bao gồm cả quy mô, tăng trưởng và những đòi hỏi từ phía cầu còn hạn chế, chưa tạo đòn bẩy tích cực để tạo lập lợi thế cạnh tranh, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới. 3.2.4 Các ngành hỗ trợ và đầu tư công - Ngành sản xuất và cung ứng phân bón: Khả năng cung ứng nội địa thấp, 100% lượng phân kali và 40 đến 50% lượng phân đạm vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu với mức giá biến động thất thường. Mạng lưới phân phối rườm rà, nhiều khâu trung gian làm tăng giá bán đến các hộ nông dân (nông dân ở các xã vùng xa phải mua phân bón của các cửa hàng trong xã với mức giá cao hơn mức giá nhập khẩu từ 24 đến 43%). Năng lực và khả năng cung 19 ứng phân bón nội địa thấp là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm cà phê nhân. - Hỗ trợ của các lĩnh vực đầu tư công như khuyến nông, tín dụng, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại... đã bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, do năng lực của các ngành hỗ trợ và đầu tư công còn hạn chế, người sản xuất kinh doanh cà phê chưa thực sự tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, vì vậy tác động đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân chưa mạnh. 3.2.5 Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê - Liên kết các tác nhân trong ngành hàng về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm rất lỏng lẻo. Chỉ có 14% số hộ nông dân thực hiện liên kết với doanh nghiệp, chiếm 15,42% khối lượng sản phẩm tiêu thụ của hộ (nhóm hộ liên kết với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao hơn: năng suất đạt 3,4 tấn/ha, lợi nhuận đạt 28,5 triệu đồng/ha, cao hơn nhóm hộ không liên kết tương ứng 28% và 115%, trong khi đó giá thành sản phẩm thấp hơn 16%). - Cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp (tranh mua, tranh hợp đồng bán), đặc biệt là tình trạng cạnh tranh không tập trung vào chất lượng khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều thua thiệt và làm mất đi lợi thế. - 100% số doanh nghiệp gia nhập hiệp hội VICOFA. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phía Hiệp hội về cung cấp thông tin, hỗ trợ luật pháp, chính sách khá mờ nhạt. Điều đó đã gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp trong việc nỗ lực tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh. Có thể thấy rằng sự thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong ngành hàng và thiếu định chế tổ chức quản lý ngành hàng đang gây ra những cản trở lớn đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_ttla_do_thi_nga_3426_2005220.pdf
Tài liệu liên quan