Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng

Tác giả áp dụng mẫu là 384 hộ gia đình để đảm bảo có thể suy diễn các

chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%. Có hai nhóm

phương pháp chọn mẫu là xác suất và phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu

xác suất gồm: chọn ngẫu nhiên đơn giản, ngẫu nhiên có hệ thống, chọn theo

tầng lớp, chọn theo cụm. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm: chọn mẫu

thuận tiện, chọn mẫu theo đánh giá chủ quan, chọn mẫu giới thiệu. Tuy nhiên,

do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu

thuận tiện tức là chọn đối tượng có thể tiếp cận được ở các xã đại diện ở 4 tỉnh

(Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Quảng Ninh) trong vùng ĐBSH, khác với

các xã đã phỏng vấn ở trên với mục đích là có được ý kiến của đối tượng

trả lời phiếu khảo sát rộng và khác hơn các xã đã được phỏng vấn để xây

dựng phiếu khảo sát

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở kết quả nghiên cứu tìm được, luận án đề xuất 7 nhóm giải pháp phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành 05 chương: Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong XDNTM Chương 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM ở vùng ĐBSH. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về sự tham gia, vai trò chủ thể của nông dân XDNTM, Kết quả các nghiên cứu đã luận giải: - Luận giải nội dung, phương thức, khái niệm, ý nghĩa sự tham gia và nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia; - Luận giải về khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM; - Luận giải về thang đo sự tham gia của cư dân nông thôn ở các khía cạnh riêng rẽ và thang đo về kết quả XDNTM. - Một số công trình có bàn đến sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong xây trong XDNTM, vai trò chủ thể tham gia của nông dân trong XDNTM ở góc độ chung chung. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các công trình đã công bố về sự tham gia và sự tham gia trong xây dựng nông thôn mới. Luận án tiếp tục giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, về mặt lý luận: Bổ sung và làm sáng tỏ lý thuyết sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung làm sáng tỏ những vấn đề: khái niệm, vai trò, mức độ tham gia; nội dung, phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. Thứ hai, về mặt thực tiễn: - Thực tế tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong quá trình XDNTM như thế nào? - Những kết quả và hạn chế cùng các nguyên nhân hạn chế sự tham gia của cư dân nông thôn vào XDNTM ở vùng ĐBSH; - Xem xét mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn đến kết quả XDNTM ở ĐBSH. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XDNTM 2.1. Lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu 2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia Từ lý thuyết nền tảng về nấc thang sự tham gia của người dân trong nghiên cứu của Arnstein 1969, các nghiên cứu sau này đã vận dụng để nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận thông qua việc thực hành sự tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và khái niệm về sự tham gia là việc người dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật; họ được tiếp cận, chia sẻ thông tin, bàn bạc, thảo luận và tham gia vào quá trình ra quyết định, đóng góp các nguồn lực để thực hiện quyết định đó. 2.1.2. Lý thuyết “các bên liên quan” Nếu các nhà quản lý coi trọng bên liên quan theo khái niệm của các bên liên quan thì việc tổ chức thực hiện các vấn đề trong công tác quản lý sẽ thành công và phát triển bền vững hơn (Fontaine, 2006). Bên liên quan bất kỳ được lắng nghe nhiều hơn và tham gia nhiều nếu họ có độ nổi bật cao hơn. Trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, các bên liên quan có thể kể đến là cư dân nông thôn, chính quyền địa phương, các tổ chức, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, trong đó cư dân nông thôn có vai trò chủ thể - họ vừa là đối tượng thực hiện, vừa là chủ thể hưởng lợi sự phát triển, nếu họ được coi trọng, được lắng nghe nhiều hơn và tham gia nhiều (độ nổi bật) thì kết quả thực hiện chương trình sẽ cao và bền vững hơn. Vì thế, việc vận dụng lý thuyết các bên liên quan để làm nổi bật sự tham gia của cư dân nông thôn thực hiện chương trình XDNTM một cách có ý thức chủ động, năng động và tạo điều kiện giúp họ thực hiện tốt vai trò trung tâm của sự phát triển nông thôn. Trong số các bên liên quan đến quá trình XDNTM thì cư dân nông thôn là trung tâm đòi hỏi sự chú ý đặc 8 biệt vào đối tượng này bởi sự tham gia của họ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện các tiêu chí NTM. 2.1.3. Lý thuyết về hành động tập thể Lý thuyết về hành động tập thể được đề cập như là sự hợp sức của nhiều cá nhân cùng tham gia vào công việc nhất định tạo thành hành động tập thể vì lợi ích chung của chính tập thể (Tarrow 1988, Sandler 1992). Đây là một trong những lý thuyết có thể giải thích cho sự tham gia của cư dân nông thôn tạo thành hành động tập thể khi họ thực hiện các công việc vì lợi ích chung của chính cộng đồng dân cư. Trong quá trình xây dựng NTM ở Việt Nam, sự tham gia của cư dân nông thôn được coi là hành động tập thể khi họ thực hiện các công việc, các tiêu chí trong XDNTM, vì các tiêu chí NTM đều nhằm mục đích phát triển toàn diện cho khu vực nông thôn và các tiêu chí này đều liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của cư dân nông thôn. Họ cùng hành động để thực hiện hiệu quả các quy hoạch sản xuất, để giúp nhau sản xuất an toàn, để giữ gìn vệ sinh môi trường, để thực hiện liên kết sản xuất hiệu quả bền vững; phát triển hạ tầng nông thôn hợp lý, hiện đại và khai thác hiệu quả vào hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh, 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2.2.1. Khái niệm nông thôn mới và XDNTM 2.2.2. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM 2.2.3. Phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM 2.2.4. Nội dung cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí trong XDNTM 2.3. Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2.3.1. Thực tiễn sự tham gia của cư dân nông thôn trong một số mô hình nông thôn mới trên thế giới 2.3.2. Thực tiễn tham gia của cư dân nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương tại Việt Nam 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình XDNTM tại vùng 9 ĐBSH - Phát huy nội lực của nhân dân để thực hiện các tiêu chí trong quá trình XDNTM, cư dân nông thôn cần phải được tham gia xây dựng quy hoạch, quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và giám sát thi công, nghiệm thu công trình. - Dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa, phát triển sản xuất để tăng thu nhập, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững. - Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để khích lệ sự tham gia của chính cư dân nông thôn vào các công việc của XDNTM, họ phải thực sự được làm chủ, lợi ích thiết thực của cư dân nông thôn phải được quan tâm và tạo cơ chế để họ chủ động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển hạ tầng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần một cách lành mạnh. - Cần phát huy tính tự lực, chủ động, sáng tạo của cư dân nông thôn. Những đặc tính này giúp cư dân nông thôn tham gia đầy đủ, chính xác và trách nhiệm hơn tạo thành những hành động tập thể tốt trong thực hiện các tiêu chí XDNTM liên quan tới chính lợi ích của chính họ. - Cần nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của cư dân nông thôn trong XDNTM. Họ là trung tâm, là những người trực tiếp thực hiện và trực tiếp hưởng lợi và có vai trò quyết định đến hiệu quả thực hiện các tiêu chí và tính bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM. 10 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích a. Cách tiếp cận: Luận án đã sử dụng cách tiếp cân chủ yếu sau đây: - Tiếp cận chính sách, thể chế: Thông qua việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách có liên quan đến sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. - Tiếp cận có sự tham gia: Quá trình nghiên cứu có sự tham gia, trao đổi, điều tra của các hộ dân, cán bộ quản lý... nhằm thu thập, đánh giá sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. - Tiếp cận theo lãnh thổ: Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM được tiến hành trên các lãnh thổ khác nhau thuộc vùng ĐBSH, trong đó tập trung vào các xã đã tiến hành XDNTM với mục đích tìm hiểu sự giống và khác nhau về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM giữa các vùng lãnh thổ. b. Khung phân tích Kế thừa các thang đo về sự tham gia của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành dự kiến câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã) và các hộ gia đình theo các câu hỏi trên bảng hỏi đã được thiết kế về các thông tin gồm: Sự tham gia của cư dân nông thôn - Tiếp nhận và chia sẻ thông tin - Bàn bạc, thảo luận và đưa ra quyết định - Đóng góp nguồn lực - Trong hoạt động giám sát - Thực hiện tiêu chí quy hoạch - Thực hiện tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội - Thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất - Thực hiện tiêu chí về cảnh quan, môi trường và an toàn trong sản xuất - Thực hiện tiêu chí khác Kết quả xây dựng nông thôn mới: - Kinh tế gia đình, thu nhập sau quá trình XDNTM - Hạ tầng nông thôn sau quá trình XDNTM - Nếp sống, cảnh quan môi trường nông thôn sau XDNTM (Long et al, 2009) - Mức độ hài lòng của cư dân nông thôn về kết quả đạt được trong XDNTM 11 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin - Dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn: nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan/đơn vị chuyên môn; nguồn số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành thu thập qua phỏng vấn và khảo sát trong phạm vi của luận án. Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Tài liệu của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ TN và MT, Niên giám thống kê, thu thập qua các công trình đã được công bố trên internet, Phỏng vấn sâu: Tác giả chọn cách lấy mẫu phi xác suất (theo phán đoán) để xác định đối tượng sẽ tham gia nghiên cứu. Song các tiêu chí lựa chọn mẫu được định trước và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nên vấn đề sai lầm có thể giảm thiểu. Trong nghiên cứu này, các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương có điều kiện phát triển khu vực nông thôn tương tự nhau nên tác giả chọn Thái Bình là đại diện; Ninh Bình và Vĩnh Phúc có địa hình không bằng phẳng, phức tạp tương tự nhau, khó khăn hơn trong việc phát triển hạ tầng nông thôn đạt chuẩn nên tác giả chọn Ninh Bình là đại diện; Hà Nội và Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng như nhau nên tác giả chọn Hà Nội là đại diện; Quảng Ninh và Hải Phòng có điều kiện phát triển khu vực nông thôn tương tự nhau nên tác giả chọn Quảng Ninh là đại diện để lấy thêm phiếu khảo sát ở Quảng Ninh cho nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định tính, tác giả trực tiếp tiếp xúc và phỏng vấn 10 Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã thuộc 3 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Ninh Bình, Thành phố Hà Nội) là cán bộ quản lý và tổ chức, triển khai thực hiện chương trình XDNTM ở xã để tìm hiểu rõ về sự tham gia của cư dân nông thôn và 20 hộ gia đình tại các xã khác nhau đã đạt NTM thuộc 3 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Ninh Bình, Thành phố Hà Nội) (Các cuộc phỏng vấn diễn ra từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2018). Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra từ 30 - 45 phút. Thông qua quá trình phỏng vấn tác giả đưa những ý tưởng 12 và phát hiện mới từ các cuộc phỏng vấn trước vào cuộc phỏng vấn sau và cuối cùng các ý tưởng phát hiện mới được tác giả sử dụng cho việc phân tích dữ liệu. Tác giả dừng hoạt động phỏng vấn khi không còn ý tưởng mới về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. Như vậy, với các phân tích thu được từ tổng quan các nghiên cứu trước kết hợp với thực tế nghiên cứu định tính, tác giả đã khái quát các biến mô tả về sự tham gia của cư dân nông thôn và biến mô tả kết quả xây dựng NTM như sau: Bảng 3.3: Các biến mô tả về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM Biến số Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Cư dân nông thôn tiếp nhận thông tin TN Thông qua dự họp; tờ rơi; phương tiện truyền thông; cán bộ xã, thôn Hourdequin, 2012; Nghiên cứu định tính Chủ động tìm hiểu, nghe giải thích về XDNTM Chủ động tiếp nhận đầy đủ các thông tin về XDNTM Cư dân nông thôn đóng góp ý kiến YK Tham gia ý kiến vào đề án quy hoạch nông thôn Finsterbusch 1987; Day, 1997; Nghiên cứu định tính Ý kiến về phát triển hạ tầng nông thôn, Ý kiến về phương án phát triển sản xuất, Bàn bạc, thảo luận mức đóng góp Biểu quyết các nội dung trong XDNTM của xã Cư dân nông thôn đóng góp các nguồn lực VC Góp đất Finsterbusch 1987; Nghiên cứu định tính Góp tiền Góp công lao động 13 Biến số Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Hình thức khác Cư dân nông thôn tham gia giám sát GS Thực hiện quyền giám sát trực tiếp trong quá trình XDNTM Conrad 2011; Danielsen 2009; Nghiên cứu định tính Tham gia các tổ chức ở địa phương để thực hiện quyền giám sát Thực hiện quyền giám sát qua các đại biểu HĐND Cư dân nông thôn tham gia cải thiện sinh kế SK Tham gia học các lớp khuyến nông, lâm, ngư, Ellis 2000; Cramb 2004; Aref 2011; Saidu 2014; Mak 2017 Tham gia dồn điền, đổi thửa để phát triển sản xuất Cải thiện sản xuất bền vững (chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp) Ứng dụng KHCN vào sản xuất Liên kết và chủ động tiêu thụ nông sản Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường MT Sử dụng nước sạch Gomez, 2002; Aylett, 2010; Nghiên cứu định tính Thực hiện an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản; an toàn thực phẩm, Sử dụng công trình phụ hợp vệ sinh, tạo cảnh quan Thu gom rác thải và giữ vệ sinh chung 14 Bảng 3.4: Các biến mô tả về kết quả xây dựng nông thôn mới Biến số Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Kết quả XDNTM KQ Kinh tế gia đình có nhiều thay đổi, thu nhập tăng Bachmann 2007; Long và cộng sự 2009; Laah 2013; Nkwake 2013; Looney, 2015; Chen, 2016; Nghiên cứu định tính Hạ tầng nông thôn phát triển đầy đủ và thuận tiện hơn Làng sạch sẽ gọn gàng, văn minh hơn Cư dân nông thôn hài lòng với những kết quả đạt được trong XDNTM Khảo sát: Trên cơ sở danh sách các hộ và gợi ý của lãnh đạo xã, tác giả đã chọn chủ hộ trên 18 tuổi, hiểu tiếng việt và có thể dành thời gian để trả lời phiếu. Tác giả chọn kết hợp hình thức gửi phiếu điều tra tại nhà hẹn thời gian xin lại phiếu trả lời và hình thức gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện tới tận nhà dân (kèm theo kinh phí gửi lại chuyển phát nhanh) để không làm mất nhiều thời gian của các hộ gia đình. Với cách thiết lập bảng hỏi tự điền nên thông tin thu được khá đầy đủ và tỷ lệ trả lời cao, đáp ứng được yêu cầu lấy 384 phiếu điều tra theo dự kiến. Từ những tài liệu và số liệu thu thập được luận án sử dụng phần mềm SPSS (phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) để xử lý số liệu phục vụ cho việc phân tích. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng Sau quá trình phỏng vấn trong nghiên cứu định tính để nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vùng ĐBSH và khẳng định lại thang đo đã tổng quan từ nghiên cứu trước. Tác giả tiếp tục vận dụng công thức tính mẫu của Hair và cộng sự 1998 để đạt độ chính xác 95% là N = Z2(pq)/e2 = 1,962(0,5*0,5)/0.052 = 384 quan sát, trong đó: 15 N: Cỡ mẫu Z: Độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép (95%) p: Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50%) q: 100 - p e: Sai số cho phép (5%) Tác giả áp dụng mẫu là 384 hộ gia đình để đảm bảo có thể suy diễn các chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%. Có hai nhóm phương pháp chọn mẫu là xác suất và phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất gồm: chọn ngẫu nhiên đơn giản, ngẫu nhiên có hệ thống, chọn theo tầng lớp, chọn theo cụm. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm: chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu theo đánh giá chủ quan, chọn mẫu giới thiệu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tức là chọn đối tượng có thể tiếp cận được ở các xã đại diện ở 4 tỉnh (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Quảng Ninh) trong vùng ĐBSH, khác với các xã đã phỏng vấn ở trên với mục đích là có được ý kiến của đối tượng trả lời phiếu khảo sát rộng và khác hơn các xã đã được phỏng vấn để xây dựng phiếu khảo sát. 3.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp phân tích định tính Dữ liệu thu thập được từ các phỏng vấn được mã hóa thành các chủ đề, các khái niệm lặp lại nhiều lần đến khi bão hòa để khám phá và bổ sung biến quan sát phù hợp mô hình lý thuyết và điều kiện thực tế. Trên cơ sở tham khảo thang đo về sự tham gia của người dân trong các nghiên cứu trước kết hợp với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu về thực trạng tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài đưa ra một số đánh giá bổ sung về thang đo sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. b. Phương pháp phân tích định lượng - Thống kê mô tả - Thống kê so sánh - Kiểm định chất lượng của thang đo 16 Mô hình khảo sát có 6 nhóm nhân tố độc lập đo sự tham gia của cư dân nông thôn với 24 biến quan sát, 01 nhân tố phụ thuộc đo kết quả xây dựng nông thôn mới với 4 biến quan sát. Phương pháp Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kết quả chạy Cronbach’s Alpha còn 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng (Phụ lục 1), trong đó: giá trị Cronbach’s Alpha của các biến đại diện đều lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,95 nên các câu hỏi của thang đo không có hiện tượng trùng lặp trong đo lường, chứng tỏ các thang đo này đều đảm bảo chất lượng tốt. - Phân tích nhân tố khám phá Qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình còn 7 thang đo bảo đảm chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng được tóm tắt ở bảng 3.5: Bảng 3.5: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt TT Thang đo Biến đặc trưng Cronbach’s Alpha của thang đo 1 TN TN1, TN2, TN3 0.748 2 YK YK1, YK2, YK3, YK4, YK5 0.767 3 VC VC1, VC2, VC3, VC4 0.642 4 GS GS1, GS2, GS3 0.670 5 SK SK1, SK2, SK3, SK4, SK5 0.602 6 MT MT1, MT2, MT3, MT4 0.655 7 KQ KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 0.777 Nguồn: tính toán của tác giả trên SPSS Trên cơ sở kết quả kiểm định thang đo này, tác giả tiếp tục sử dụng SPSS thực hiện phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis )(EFA). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại, mô hình còn 6 thang đo chất lượng với 24 biến đặc trưng được đưa vào kiểm định EFA để đo lường cho 6 nhân tố. Tác giả đánh giá sự phù hợp của mô hình với số liệu thực tế thông qua kiểm định thước đo KMO. Lần chạy EFA thứ nhất, trị số phương sai trích là 70,5% và 8 nhân tố có Eigenvalue ≥ 1, KMO = 0,686 , Sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Tuy nhiên, tại bảng ma 17 trận xoay trong lần chạy EFA thứ nhất có 3 biến quan sát là VC3, VC4, SK5 không đảm bảo tính phân biệt (đo lường ở 2 nhân tố và không đảm bảo mức chênh lệch hệ số tải từ 0,3 trở lên) nên phải loại 3 biến này (phụ lục 2). Lần chạy EFA thứ hai (sau khi đã loại 3 biến quan sát VC3, VC4, SK5), KMO = 0,680 (bảng 3.5), có 7 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1,071 và tổng phương sai trích là 69,536%. Như vậy, KMO thỏa mãn điều kiện 0,5< KMO < 1 tức là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thích hợp cho dữ liệu thực tế và 69,536% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (phụ lục 3), Sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (bảng 3.6). Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các quan sát trong 6 nhân tố ban đầu đã hội tụ lại trong 7 nhân tố và các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố trong khoảng 0,685 - 0,856 (Phụ lục 4) (thỏa mãn điều kiện giá trị lựa chọn cần lớn hơn 0.3 với quy mô mẫu > 350) (Đinh Phi Hổ, 2011). Các nhân tố sau không có sự xáo trộn, sắp xếp lại các quan sát nên vẫn giữ tên như trong mô hình ban đầu là YK, VC, TN, SK, GS. Nhân tố 7 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường” (MT) gồm quan sát MT3, MT4. Riêng nhân tố 6 là nhân tố mới có 02 quan sát từ biến “Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường” trong tiêu chí môi trường trong XDNTM. Tác giả đặt tên cho nhân tố này là “an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản; an toàn thực phẩm” (AT) gồm quan sát MT1, MT2. Qua kiểm định chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá, tác giả nhận diện có 7 thang đo đại diện cho sự tham gia của cư dân nông thôn và 1 thang đo đại diện cho kết quả xây dựng nông thôn mới với tổng thể 25 biến đặc trưng được tổng hợp ở bảng 3.7. 18 Kiểm định lại Cronbach’s Alpha của 7 nhân tố mới được kết quả lớn hơn 0,6 nên thang đo được đánh giá chất lượng tốt tức là các nhân tố mới đều đảm bảo độ tin cậy về thang đo (Phụ lục 5). Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai, có 7 nhân tố đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt với hệ số tải cao (trong khoảng 0,618 - 0,883) thỏa mãn điều kiện hệ số tải phải lớn hơn 0,5 (Phụ lục 4). - Phân tích hồi quy Để nhận diện mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới, mô hình tương quan tổng thể có dạng: KQ = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7) Trong đó KQ là biến phụ thuộc; F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7: Biến độc lập Việc xem xét mối quan hệ giữa biến độc lập từ F1 đến F7 với biến phụ thuộc (kết quả xây dựng nông thôn mới), tác giả thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính: KQ = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm nhân tố (Factor Scores). Đối với các biến độc lập, SPSS tính sẵn trong data view khi phân tích nhân tố khám phá lần 2 (sau khi đã loại các biến xấu), có kết quả trong giao diện data view như phụ lục 6, trong đó: FAC1_1 là F1, FAC2_1 là F2, FAC3_1 là F3, FAC4_1 là F4, FAC5_1 là F5, FAC6_1 là F6, FAC7_1 là F7 đã được tính theo cách tính điểm nhân tố. Đối với biến phụ thuộc KQ, tác giả cũng tính điểm theo cách tính điểm nhân tố và được kết quả biến phụ thuộc trong giao diện data view như phụ lục 7, trong đó: FAC1_2 là KQ đã được tính theo cách tính điểm nhân tố. Thực hiện phân tích hồi quy đa biến trong SPSS để kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới tại vùng ĐBSH. 19 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH 4.2. Thực trạng về phương thức tham gia 4.2.1. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH 4.2.2. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn tại các điểm khảo sát 4.3. Thực trạng tham gia thực hiện các tiêu chí XDNTM của cư dân nông thôn vùng ĐBSH (nội dung tham gia) 4.3.1. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí quy hoạch nông thôn mới 4.3.2. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội 4.3.3. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 4.3.4. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí về cảnh quan, môi trường và an toàn sản xuất 4.4. Mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông thôn mới Từ thực tế nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong xây dựng nông thôn mới và kết quả chạy mô hình hồi quy trong bảng phân tích phương sai, giá trị F = 20.430 với Sig. = 0.000 < 0,01 chứng minh mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế và R bình phương của tổng thể khác 0, các biến sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong xây dựng nông thôn mới có tác động cùng chiều đến biến kết quả XDNTM (bảng 4.13). Theo kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.13, các biến sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH có tương quan tuyến tính với biến kết quả XDNTM và mức độ tin cậy 99%. Kết quả kiểm định các biến độc lập về sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong xây dựng nông thôn mới với biến phụ thuộc kết 20 quả XDNTM cho thấy: Các biến độc lập về sự tham

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_tham_gia_cua_cu_dan_nong_thon.pdf
Tài liệu liên quan