Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận

Chương 3

3.1. Dẫn nhập

Trong chương 3, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động đến

ẩn dụ tri nhận (kinh nghiệm, văn hóa, xã hội, v.v.), những nét tương đồng và dị biệt

trong các ÂDYN về QHXH giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

3.2.1. Khái niệm văn hóa

Khi văn hóa được xem là những hiểu biết chung đặc trưng cho một nhóm

người, mối liên hệ giữa ẩn dụ và văn hóa trở nên rõ ràng hơn [110].

3.2.2. Các đặc điểm của văn hóa

Trần Ngọc Thêm [39] đã khái quát bốn đặc trưng cơ bản nhất: tính nhân sinh,

tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử. Đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép

phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan.

3.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

Xét về bản chất, ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ biện chứng với

nhau [41]. Ngôn ngữ là yếu tố hàng đầu mang sắc thái văn hóa dân tộc rõ nhất. Thông

qua các lựa chọn ngôn ngữ mà con người sử dụng, chúng ta có thể thấy sự tồn tại của

mối quan hệ này

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các biểu đạt tương ứng. (d). Hoán dụ tri nhận Theo Lakoff & Turner [115], cơ chế hoán dụ cho phép một thực thể này đại diện cho một thực thể khác, bởi cả hai ý niệm đó cùng tồn tại chung trong một miền. 1.3.3. Ẩn dụ 1.3.3.1. Ẩn dụ trong quan niệm truyền thống Ẩn dụ được coi là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng nào đó. Kövecses [98] tổng kết đặc điểm của ẩn dụ trong quan niệm truyền thống: Thứ nhất, ẩn dụ là lời nói hoa mỹ mang tính tô điểm. Thứ hai, ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ, chứ không phải là một hiện tượng tri nhận. Thứ ba, cơ sở của ẩn dụ là dựa trên sự tương đồng. 1.3.3.2. Ẩn dụ theo cách nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận Bản chất của ẩn dụ không nằm trong ngôn ngữ mà trong cách con người ý niệm hóa một miền tinh thần nào đó trên cơ sở một miền khác. Ẩn dụ được định nghĩa là việc “hiểu một miền ý niệm này dựa trên một miền ý niệm khác” [111]. Hai miền tham gia vào ÂDYN được gọi là miền nguồn (source domain) và miền đích 8 (target domain). Miền nguồn thường mang tính cụ thể, vật chất (cuộc hành trình, chiến tranh, ngôi nhà) trong khi đó, miền đích thường có tính khái quát và trừu tượng (tình bạn, tình yêu, hôn nhân). Theo Lakoff & Johnson [113], cần phân biệt ẩn dụ với các biểu đạt ẩn dụ. Ẩn dụ nghĩa là cơ chế ánh xạ qua các miền trong hệ thống ý niệm. Thuật ngữ “biểu đạt ẩn dụ” nhằm để chỉ các biểu đạt ngôn ngữ bề mặt (từ, ngữ, câu) của ánh xạ qua các miền đó. 1.3.4. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội 1.3.4.1. Thành ngữ Mặc dù còn những tranh cãi trong cách xác định thành ngữ, chúng tôi thống nhất lựa chọn ba đặc điểm được nhiều học giả đồng thuận làm căn cứ cho nghiên cứu của luận án: (1) về mặt cấu tạo, thành ngữ là tổ hợp từ, (2) về mặt cấu trúc, thành ngữ thường cố định; (3) về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ thường mang nghĩa bóng/ nghĩa hình tượng, khó suy đoán từ nghĩa thành phần. 1.3.4.2. Quan hệ xã hội Mặc dù các mối quan hệ rất phức tạp, nhưng có thể quy về hai loại quan hệ chính: quan hệ quyền thế và quan hệ kết liên [21, tr.199]. Một mối QHXH được mã hóa trong ngôn ngữ là mối quan hệ của quyền lực (Power) và mức độ thân mật (Solidarity) [66], sự tự nguyện và mức độ thân mật [151, tr.95]. Bên cạnh mối quan hệ huyết thống thì tình bạn, tình yêu, hôn nhân là các mối quan hệ cơ bản nhất, có tính chi phối cao nhất trong đời sống của con người. Theo chúng tôi, các mối QHXH trong phạm vi nghiên cứu của luận án này (tình bạn, tình yêu, hôn nhân) đều dựa trên quan hệ kết liên, chủ yếu dựa trên cơ sở tự nguyện và mức độ thân mật. Bên cạnh đó, những mối quan hệ liên nhân này có sự liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau: tình bạn được xem là cơ sở cho tình yêu nam nữ, còn tình yêu đôi lứa đóng vai trò là nền tảng của hôn nhân. 1.3.4.3. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội Trong số 872 thành ngữ trong tiếng Việt và Tiếng Anh biểu thị ÂDYN về 3 mối QHXH, số lượng các thành ngữ biểu thị ÂDYN về tình bạn chiếm một tỷ lệ tương đối thấp (136/ 872 thành ngữ (chiếm 15,6%). Tuy nhiên, số lượng thành ngữ biểu thị ý niệm ẩn dụ về tình yêu trong tiếng Việt và tiếng Anh lại tương đối lớn (419 thành ngữ, chiếm 48.05%). Trong 317 thành ngữ liên quan đến ÂDYN hôn nhân (chiếm 36.35%), số lượng thành ngữ tiếng Việt (223 thành ngữ) vượt trội hơn hẳn so với tiếng Anh (94 thành ngữ). 9 1.4. Tiểu kết chƣơng 1 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thành ngữ. Cùng với sự phát triển của NNH tri nhận, các nghiên cứu đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa thành ngữ và ÂDYN bởi thành ngữ là nơi biểu hiện rõ nhất cơ sở tri nhận, đời sống tư duy, văn hóa, xã hội của người bản ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù tồn tại nhiều quan niệm và hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến thành ngữ, trong luận án này, chúng tôi thống nhất xem thành ngữ là tổ hợp từ cố định; nghĩa của thành ngữ không được suy ra từ nghĩa thành phần; và nghĩa bóng (nghĩa hình tượng) là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Nghiên cứu về các mối QHXH góp phần làm sáng tỏ bản sắc riêng trong cách nhìn, cách nghĩ về thế giới cũng như vai trò của văn hóa ở mỗi dân tộc. Đề tài luận án lấy cơ sở lý thuyết của Ngữ nghĩa học tri nhận, từ đó, phân tích và chỉ ra những tương đồng và dị biệt của các thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh. 10 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H H I TRONG TH NH NG TI NG VI T V TI NG ANH 2.1. Dẫn nhập Dựa trên sáu nhóm ẩn dụ mà Kövecses [107] đề xuất, chúng tôi phân chia và khảo sát đặc điểm của ÂDYN về tình bạn, tình yêu, hôn nhân trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 2.2. Ẩn dụ ý niệm tình bạn 2.2.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp Có 35/136 thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH BẠN LÀ SỰ CHIA SẺ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm ẩn dụ giao tiếp. Một số thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố vật chất cụ thể, hữu hình, gần gũi với cuộc sống con người như con chấy, miếng cơm, manh áo (con chấy cắn đôi, nhường cơm sẻ áo). [V-44]. Minh Hằng và cô bạn 'con chấy cắn đôi' Hoàng Thùy Linh . Ý niệm tình bạn sử dụng nhiều ẩn dụ giao tiếp, con người và sự trải nghiệm. Điều khiến cho tình bạn khác với các mối quan hệ khác chính là bản chất của các trải nghiệm được chia sẻ, cách thức chia sẻ và mức độ thân mật mà những chia sẻ này hướng đến. 2.2.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc Ẩn dụ thuộc nhóm này liên quan đến sự gần gũi. Các yếu tố như nhiệt (lửa), sự mê hoặc hay lực hoàn toàn không thấy xuất hiện. Dựa trên trải nghiệm về khoảng cách không gian thực tế, chúng ta có ẩn dụ TÌNH BẠN LÀ SỰ GẦN GŨI. Sự gắn bó giữa hai người bạn được thể hiện qua biểu đạt ngôn ngữ cụ thể, sinh động gắn liền với một bộ phận cơ thể con người. [V-24]. tôi muốn tự mình lái xe đưa người bạn chí cốt tìm một nơi thanh vắng để tâm tình. 2.2.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái Số lượng thành ngữ biểu thị tình bạn dựa trên ý niệm về sợi dây ràng buộc chiếm tỷ lệ cao nhất (10 thành ngữ); tiếp theo là giao dịch kinh tế, vật sở hữu và sự hợp nhất. Mặc dù được xem là một mối quan hệ mang tính tự nguyện, tình bạn còn được ý niệm hóa dựa trên sợi dây ràng buộc vật chất giữa hai người. 11 [V-25]. Họ chẳng phải là anh em ruột, là bạn nối khố của Tám Sang đó sao? Trong nhóm này, tình bạn được ý niệm hóa trên cơ sở vật chứa những gì sâu kín nhất, trạng thái thuộc tính ổn định, có mối quan hệ bền vững và có sự tương tác lợi ích qua lại với nhau. 2.2.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện Số lượng thành ngữ tiếng Anh cao gấp 4 lần tiếng Việt (19 và 5), đặc biệt là ẩn dụ liên quan đến ý niệm cuộc hành trình. [A-58]. So, ten years from now, when we're on the same boat, and she can't get over. Tình bạn còn được ý niệm là cuộc chiến hay trò chơi. Số lượng thành ngữ thuộc nhóm này không đáng kể, do đó, chúng tôi cho rằng, đây không phải là điển dạng của tình bạn. 2.2.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp Điểm chung trong các ÂDYN thuộc nhóm này là các miền nguồn đều là vật thể phức hợp. Ẩn dụ NG I NHÀ liên quan đến việc tạo dựng và tính ổn định, ẩn dụ C MÁY liên quan đến chức năng hoạt động và ẩn dụ SINH V T S NG liên quan đến khía cạnh phát triển của tình bạn. Trong đó, ẩn dụ liên quan đến miền nguồn sinh vật sống có số lượng thành ngữ nhiều nhất (10/19 thành ngữ). [A-91]. So why do celebrities find best friends in other celebrities? Birds of a feather flock together. 2.2.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực Tình bạn được xem là một mối quan hệ tích cực, là cái có giá trị, điều đáng mơ ước, dựa trên các ánh xạ từ ẩn dụ ý niệm về hàng hóa có giá trị. Có 12 thành ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm này. [A-177]. So he had cold feet about his friends, but they wouldn't get the better of him. 2.2.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình bạn Nguồn gốc của các ẩn dụ đều xuất phát từ 6 nhóm ẩn dụ cơ bản. Giao tiếp, được hiểu là việc chia sẻ các vật thể giữa những người bạn, là đặc trưng nổi trội nhất của các ÂDYN về tình bạn. Bản chất của tình bạn là sự gần gũi dựa trên cơ sở tự nguyện và có lựa chọn. Các yếu tố liên quan đến việc mất kiểm soát như lực, sự mê hoặc không phải là điển dạng trong mối quan hệ liên nhân này. Tình bạn được ý niệm hóa thành một dạng đặc biệt của trạng thái thuộc tính: ổn định (vật sở hữu), quan hệ 12 bền vững (sợi dây ràng buộc) và có sự tương tác lợi ích qua lại với nhau (giao dịch kinh tế). Bên cạnh đó, tình bạn cũng thừa kế một phần đặc điểm của ẩn dụ cấu trúc sự kiện. Trong nhóm ẩn dụ hệ thống phức hợp, tình bạn được đặc trưng bởi một loạt các ánh xạ ở cấp độ khái quát. Các ẩn dụ thuộc nhóm này dựa trên kết cấu chung và đặc trưng của vật thể phức hợp. 2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu Tình yêu dường như là một hiện tượng mang tính phổ quát, xuất hiện trong tất cả các nền văn hóa [151]. Có 419 thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN tình yêu, chiếm tỷ lệ 48.05%. 2.3.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp Trong 65 thành ngữ thuộc nhóm này (chiếm 15.5% các ẩn dụ về tình yêu), số lượng tiếng Anh vượt trội so với tiếng Việt. Các thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ V T CHỨA chiếm tỷ lệ cao nhất (51 thành ngữ, chiếm tỷ lệ 78.46%). Bản chất của tình yêu bao gồm niềm tin, thái độ, mong ước, cảm xúc tri nhận (chiếm hữu người yêu), hành vi (quan hệ tình dục), tác động vật lý (tăng nhịp tim), v.v... Vật chứa với hình dạng, kích thước, dung tích, v.v.. được xem là cơ sở cho các ánh xạ từ miền nguồn- vật chứa đến miền đích - tình yêu. Tất cả các yếu tố này đều diễn ra trong một vật chứa cụ thể như ở ví dụ [A-248]. [A-248]. "love will find a way" whirling about in her poor love-starved heart. 2.3.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc Trong 94 thành ngữ thuộc nhóm này, ẩn dụ liên quan đến lực chiếm tỷ lệ cao nhất (52/94 thành ngữ, chiếm 55.31%). Các ẩn dụ đều liên quan đến khía cạnh cường độ của tình yêu: tình yêu là lửa có thể đốt cháy mọi thứ (TÌNH YÊU LÀ LỬA); tình yêu là lực cuốn trôi mọi thứ (TÌNH YÊU LÀ LỰC); tình yêu là điều kỳ diệu khiến con người ta bị mê hoặc (TÌNH YÊU LÀ SỰ MÊ HOẶC). [V-336]. Bao nhiêu ý nghĩ ngổn ngang bay đi hết nhường chỗ cho một sự thật về người đàn bà bằng xương bằng thịt cháy như thiêu như đốt. 2.3.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái Trong số 62 thành ngữ thuộc nhóm này, có 29 thành ngữ tiếng Việt và 33 tiếng Anh. Trong ẩn dụ về sự hợp nhất, những người yêu nhau xem họ là một sự hợp nhất của hai phần để tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo (như hình với bóng, heart and soul, v.v..). [V-319]. Trở về rồi thì thằng Junkim bám Hường như hình với bóng. 13 2.3.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện Trong nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện, ý niệm nguồn về cuộc hành trình, cuộc chiến, trò chơi được sử dụng trong các ánh xạ sang miền đích- tình yêu. Nổi bật nhất là ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (58 thành ngữ, chiếm tỷ lệ 65.9%). Trong tình yêu, hai người có quan hệ đặc biệt, cùng theo đuổi mục tiêu sống chung. [A-215]. We have come a long way and you know, like I say, I have a lot of successful women in my life. 2.3.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp Trong nhóm này, chiếm số lượng nhiều nhất là thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỨC ĂN (41 thành ngữ, chiếm 52.56%). Tiếp theo là ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ SINH V T S NG (33 thành ngữ, chiếm 42.3%). [V-447]. Của đáng tội cũng có mấy cô săn lùng chàng, sùng sục cả lên, nhưng cô nào cũng xôi hỏng bỏng không. 2.3.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực Số lượng thành ngữ biểu thị ẩn dụ đánh giá tích cực/ tiêu cực chiếm một tỷ lệ nhỏ (32/ 419 thành ngữ, chiếm 7.64%) nhưng cũng cho thấy việc ý niệm hóa tình yêu dựa trên miền nguồn hàng hóa có giá trị và những người yêu nhau là người trao đổi hàng hóa với nhau. [A-234]. I want you all to know that my relationship with you is one that I hold very dear. 2.3.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình yêu Mô hình tri nhận tình yêu được khảo sát trong luận án khá lý tưởng, bao gồm niềm tin, thái độ (nhóm ẩn dụ giao tiếp), tình yêu thương, sự gần gũi (nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc), mong ước, khát khao (nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực và phức hợp). Trong nhóm ẩn dụ giao tiếp, tình yêu được xem là một trải nghiệm riêng tư và diễn ra ngay bên trong cơ thể con người. Tình yêu được ẩn dụ hóa là vật chứa những tình cảm sâu kín nhất, gắn liền với nhu cầu được gần gũi về mặt thể xác với người mình yêu. Khía cạnh cường độ được xem là yếu tố trung tâm trong nhóm tình cảm, cảm xúc: tình yêu được ý niệm hóa dựa trên yếu tố lửa, lực, sự mê hoặc. Tình yêu được ý niệm hóa thành cuộc hành trình, cuộc chiến hay trò chơi. Đối với nhóm ẩn dụ trạng thái, dường như miền đích - tình yêu đã lựa chọn các miền nguồn tương ứng (vật sở hữu, sự hợp nhất, sợi dây ràng buộc) dựa trên các đặc 14 trưng trạng thái sinh học nhất định như mối quan hệ tình dục (sự hợp nhất) hay tình mẫu tử (sợi dây ràng buộc). Các đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến sự ổn định, vững chắc của miền nguồn được ánh xạ lên miền đích và cho chúng ta các biểu đạt ngôn ngữ tương ứng. 2.4. Ẩn dụ ý niệm hôn nhân 2.4.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp Chiếm số lượng lớn nhất là các thành ngữ biểu thị ÂDYN liên quan đến vật chứa (20/39 thành ngữ, chiếm 51,28%) và sự chia sẻ (11/39 thành ngữ, chiếm 28.21%). Sự chia sẻ trong hôn nhân có thể được xem là một cam kết, theo đó, vợ chồng chia sẻ cả 4 loại nhu cầu: nhu cầu bên trong (về mặt tình cảm), nhu cầu bên ngoài (vấn đề tài chính, vật chất), nhu cầu sinh lý (quan hệ tình dục), nhu cầu hình thức (tình trạng pháp lý). [V-46]. Chị quyết định ly hôn sau tháng ngày dài dày vò trăn trở, buông tay người chồng từng đồng cam cộng khổ. Bên cạnh đó, chúng ta có ẩn dụ H N NHÂN LÀ V T CHỨA với những đặc điểm giới hạn không gian như trước sau (có thủy có chung), trên dưới, trong ngoài (trong ấm ngoài êm),.. [V-432]. Tôi thì không thích kiểu “ông chằng bà chuộc”. Nên gia đình tôi vẫn được sự thuận hòa trong ấm ngoài êm. 2.4.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc Trong 20/317 thành ngữ thuộc nhóm này, ẩn dụ liên quan đến sự gần gũi chiếm tỷ lệ cao nhất (15/20 thành ngữ, đạt 75%). Các yếu tố như lửa/ nhiệt, lực hay sự mê hoặc không thấy xuất hiện nhiều. Sự gần gũi thể hiện qua khoảng cách (ăn cận nằm kề), qua sự tiếp xúc thể xác (đầu ấp tay gối, ra đụng vào chạm). [V-152]. Vợ chồng người ta đang là đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử, cưu mang đồng lần. 2.4.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái Trong nhóm này, thành ngữ liên quan đến sự hợp nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (47/127 thành ngữ, chiếm 37%), tiếp theo là sợi dây ràng buộc (38/127 thành ngữ) và yếu tố tiền định (18/127 thành ngữ) Sự hợp nhất phi vật chất được nảy sinh từ cấu trúc của miền nguồn liên quan đến sự hợp nhất vật chất [111, tr.222]. Sự hợp nhất phi vật chất là đặc điểm cốt lõi của ý niệm hôn nhân. 15 [V-234]. Bởi vì chàng không được kết tóc trăm năm với Cẩm Vân thì chẳng còn trông mong gì nữa mà học. Ý niệm duyên/ kiếp xuất hiện trong một số thành ngữ tiếng Việt: căn duyên thiên định, cái duyên cái kiếp, ông tơ bà nguyệt. Đặc biệt, không có thành ngữ nào biểu thị ÂDYN này trong tiếng Anh. [V- 45]. Tại cái duyên cái số cả đấy. Ông ta đã ngoài năm mươi. Còn cái Huyền mới bước sang tuổi hai mươi ba. 2.4.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện Trong nhóm này, ẩn dụ liên quan đến cuộc hành trình chiếm tỷ lệ cao nhất (45 thành ngữ, chiếm 84.9%). Các đặc điểm của cuộc hành trình được ánh xạ lên miền đích - hôn nhân. [A-28]. She shared in a battle that had begun when she was at one of many crossroads in her marriage. Bên cạnh đó, ý niệm nguồn liên quan đến cuộc chiến cũng được áp dụng cho miền đích hôn nhân. 2.4.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp Thành ngữ biểu thị ÂDYN hôn nhân liên quan đến miền nguồn thức ăn (25/58 thành ngữ), sinh vật sống (17/58 thành ngữ), ngôi nhà (15/58 thành ngữ). Ẩn dụ ngôi nhà liên quan đến kết cấu vật thể và sự ổn định của mối quan hệ. [A-408]. Now they are back under the same roof. Ẩn dụ liên quan đến thức ăn thể hiện qua thành ngữ trong ví dụ [V-435]. [V-435]. Tuần trăng mật trôi đi nhanh, cô và Tùng lại hối hả bước vào cuộc sống mưu sinh. 2.4.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực Trong nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực/ tiêu cực, hôn nhân được ý niệm thành hàng hóa: giữ giá làm cao, như bắt được vàng, [V- 317]. Lấy được Liên, Quân như bắt được vàng. 2.4.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm hôn nhân Không chỉ xoay quanh các ý niệm nguồn như cuộc hành trình, các ÂDYN về hôn nhân liên quan đến nhiều yếu tố khác như sự gần gũi, sự hợp nhất, sự ràng buộc, v.v.. Bản chất của hôn nhân là sự gắn kết của hai cá thể lại với nhau nên yếu tố gần gũi trong hôn nhân mang tính điển hình, thể hiện qua khoảng cách giữa hai vợ chồng 16 và qua sự tiếp xúc thể xác Hôn nhân còn được định nghĩa là sự ràng buộc về mặt pháp lý, tình cảm. Ẩn dụ liên quan đến sợi dây ràng buộc thể hiện khía cạnh liên kết, ràng buộc của hôn nhân. Trong hệ thống ẩn dụ cấu trúc sự kiện, hôn nhân được ý niệm hóa thành cuộc hành trình dài. Bên cạnh đó, cơ sở tri nhận mối quan hệ hôn nhân được xác định có nguồn gốc từ các vật thể phức hợp; trong đó, đáng kể nhất là ý niệm liên quan đến ngôi nhà, sinh vật sống hay thức ăn. 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 Thứ nhất, các ÂDYN QHXH đều chia sẻ chung một cơ sở trải nghiệm: xuất phát từ những vật thể, sự kiện gần gũi nhất trong đời sống hàng ngày để ý niệm các mối QHXH trừu tượng, phức tạp. Thứ hai, thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH đều chia sẻ chung một số đặc điểm ngữ nghĩa như sự gần gũi, thân mật, sự chia sẻ, sự ràng buộc, v.v.. Mặc dù các biểu đạt ngôn ngữ được lựa chọn để biểu đạt ÂDYN QHXH là khác nhau giữa hai ngôn ngữ, tình bạn, tình yêu, hôn nhân đều là những mối quan hệ liên nhân mang tính phổ quát trong đời sống của con người. Thứ ba, số lượng và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN QHXH có những điểm khác biệt. Điều này phản ánh một thực tế rằng, có sự liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ, quá trình ý niệm hóa và sự trải nghiệm. Chỉ bằng việc nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta mới có thể có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về quá trình ý niệm hóa và sự trải nghiệm của con người. 17 Chƣơng 3 CƠ SỞ TRI NH N V ĐẶC TRƢNG VĂN H A CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H H I TRONG TH NH NG TI NG VI T V TI NG ANH 3.1. Dẫn nhập Trong chương 3, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động đến ẩn dụ tri nhận (kinh nghiệm, văn hóa, xã hội, v.v..), những nét tương đồng và dị biệt trong các ÂDYN về QHXH giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ 3.2.1. Khái niệm văn hóa Khi văn hóa được xem là những hiểu biết chung đặc trưng cho một nhóm người, mối liên hệ giữa ẩn dụ và văn hóa trở nên rõ ràng hơn [110]. 3.2.2. Các đặc điểm của văn hóa Trần Ngọc Thêm [39] đã khái quát bốn đặc trưng cơ bản nhất: tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử. Đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan. 3.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ Xét về bản chất, ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau [41]. Ngôn ngữ là yếu tố hàng đầu mang sắc thái văn hóa dân tộc rõ nhất. Thông qua các lựa chọn ngôn ngữ mà con người sử dụng, chúng ta có thể thấy sự tồn tại của mối quan hệ này. 3.3. Các mô hình tri nhận liên quan đến ẩn dụ ý niệm QHXH Có một số quan điểm khác nhau liên quan đến mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm QHXH. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng nền tảng kinh nghiệm lựa chọn ÂDYN tương ứng và các ÂDYN góp phần tạo ra mô hình văn hóa. Các phân tích và nhận định trong luận án dựa vào trên mô hình này kết hợp với mô hình ba cấp độ của ẩn dụ do Kövecses [111] đề xuất. 3.4. Sự tƣơng đồng của ẩn dụ ý niệm QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 3.4.1. Sự tương đồng về loại miền nguồn Các miền nguồn phần lớn đều liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người. Đây không phải là một khảo sát hoàn chỉnh về các miền nguồn liên quan đến ÂDYN. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các miền nguồn là một thế giới đã được đơn giản hóa hết mức, nhưng nó chính là bản chất của thế giới cho phép con người sử dụng để tạo ra các ý niệm trừu tượng hơn như các mối QHXH. 18 3.4.2. Sự tương đồng trong nét nghĩa ẩn dụ ý niệm Thứ nhất, cơ sở tri nhận về ba mối QHXH giữa hai cộng đồng bản ngữ là khá tương đồng: ẩn dụ giao tiếp được xem là điển dạng của tình bạn; ẩn dụ tình cảm, cảm xúc là đặc điểm nổi trội trong tình yêu; sự ràng buộc hay cam kết là yếu tố cốt lõi trong hôn nhân. Thứ hai, một số lượng lớn các ÂDYN có nền tảng liên quan đến kinh nghiệm nghiệm thân. Những biểu hiện tương ứng giữa việc đạt được mục đích và đi đến đích, khao khát tình cảm và tăng nhiệt, tồn tại trong các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, nền tảng nghiệm thân mà con người dựa vào trong quá trình tri nhận các ý niệm trừu tượng mang tính tự nhiên và được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp thuận. 3.5. Sự khác biệt văn hóa và cơ sở tri nhận của ẩn dụ ý niệm về QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 3.5.1. Sự khác biệt giao văn hóa 3.5.1.1. Khác biệt về loại ẩn dụ ý niệm Trong tiếng Việt, hôn nhân được xem là ý niệm phổ biến, đậm nét nhất (223 thành ngữ). Ngược lại, số lượng thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu trong tiếng Anh chiếm gần một nửa (226/419 thành ngữ). Sự khác biệt được thể hiện trong các loại ÂDYN mà mỗi ngôn ngữ và nền văn hóa sử dụng để ý niệm hóa nguồn đích QHXH. (a). Thành ngữ biểu thị ÂDYN tình bạn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ, trong đó, số lượng thành ngữ tiếng Anh thuộc nhóm ẩn dụ giao tiếp cao gấp 5 lần so với tiếng Việt. (b). Tình yêu là một phạm trù được ý niệm hóa cao trong cả hai ngôn ngữ. Thứ nhất, số lượng thành ngữ tiếng Anh biểu thị ẩn dụ liên quan đến vật sở hữu, giao dịch kinh tế đều cao hơn so với tiếng Việt. Thứ hai, số lượng thành ngữ biểu thị ÂDYN có liên quan đến ý niệm nguồn cuộc hành trình, cuộc chiến và trò chơi đều có sự chênh lệch (tiếng Anh: 57; tiếng Việt: 31). Thứ ba, tiếng Việt chiếm 2/3 số lượng thành ngữ (27) liên quan đến trạng thái mê hoặc. (c). Hôn nhân là một phạm trù có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống cũng như tư duy của người Việt, thể hiện qua nhóm ẩn dụ trạng thái. Trong đó, số lượng các thành ngữ tiếng Việt đều cao hơn nhiều so với tiếng Anh: sợi dây ràng buộc (26 và 12); sự hợp nhất (45 và 2); và yếu tố tiền định (18 và 0). Yếu tố ràng buộc trở thành ý niệm cơ sở trong đời sống người Việt: kết tóc trăm năm, chồng chắp vợ nối, rổ rá cạp lại,v.v. Đối với văn hóa trọng tình như Việt Nam, sự hòa hợp trở thành yếu tố quan trọng. Trong mọi mối quan hệ phải duy trì sự hòa hợp lẫn nhau, 19 trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: chồng hòa vợ thuận, chồng khôn vợ ngoan,.. Ngoài ra, ý niệm duyên rất phức tạp và đa chiều, nhưng chủ yếu liên quan đến định mệnh: căn duyên thiên định, cái duyên cái kiếp, phải duyên phải kiếp,v.v.. Quan điểm này xuất phát từ niềm tin Phật giáo vào nghiệp chướng và học thuyết Thập nhị nhân duyên về kiếp luân hồi. Thứ hai, trong nhóm ẩn dụ phức hợp, số lượng thành ngữ tiếng Việt gấp 5 lần tiếng Anh (49 và 9), thể hiện qua các ẩn dụ liên quan đến ngôi nhà (13 và 2), sinh vật sống (15 và 2) hay thức ăn (21 và 4). Hôn nhân được ý niệm hóa dựa trên khía cạnh bền vững và ổn định của mối quan hệ. Văn hóa Việt Nam với tinh thần của người nông nghiệp định cư coi trọng ngôi nhà là hoàn toàn nhất quán và rõ nét [39]. Bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở phương Đông là điều kiện tốt cho các loại cây cối phát triển. Nhóm từ thực vật và thực vật đặc thù (cây lúa, cây tre, cây trúc, cây đào, v.v.. ) chiếm vị trí quan trọng trong các thành ngữ tiếng Việt. Các thành ngữ liên quan đến miền nguồn thức ăn xuất hiện nhiều trong tiếng Việt như cơm lành canh ngọt, ăn cơm trước kẻng, v.v.. Theo chúng tôi, điều này cho thấy trong tư duy người Việt, hôn nhân được ý niệm hóa dựa trên nhu cầu vật chất hết sức thiết thân trong cuộc sống hàng ngày. 3.5.1.2. Khác biệt về nét nghĩa ẩn dụ ý niệm Trong một số trường hợp khác, hai ngôn ngữ có thể có cùng ÂDYN nhưng ẩn dụ sẽ có nét nghĩa riêng trong hai ngôn ngữ đó. Trong tiếng Anh, trái tim được xem là nơi chứa đựng những tình cảm, cảm xúc yêu đương; from the bottom of my heart, break one’s heart. Tuy nhiên, trong tiếng Việt chúng ta thấy có một loạt các ý niệm khác được xây dựng quanh ý niệm lòng, dạ, bụng, ruột như đau lòng xót ruột, một lòng một dạ, v.v 3.5.1.3. Nguyên nhân của sự khác biệt giao văn hóa Có hai loại nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giao văn hóa: (i) môi trường vật chất tự nhiên mà nền văn hóa đó định vị; (ii) ngữ cảnh văn hóa rộng (bối cảnh xã hội), tức là các nguyên tắc, ý niệm cơ bản trong một nền văn hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_ngu_7941_1916247.pdf
Tài liệu liên quan