Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính đa dạng và đánh giá hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Ba Bét (Mallotus Lour.), họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài thuộc chi Ba bét (Mallotus), họ Thầu

dầu – Euphorbiaceae được ghi nhận trong Hệ Thực vật ở Việt Nam.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp cho chi Mallotus ở Việt Nam.

- Tổng hợp các đặc điểm hình thái của chi Mallotus qua các đại diện ở Việt

Nam: dạng sống, lá, cụm hoa, hoa và quả.

- ây dựng khóa định loại các taxon thuộc chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam

- Mỗi taxon được trình bày: tên khoa học, tên Việt Nam phổ biến, tài liệu gốc

và các tài liệu chính đề cập đến loài, synonym, đặc điểm hình thái quan trọng,

Loc. class., mẫu chu n, sinh học và sinh thái đặc trưng, phân bố, mẫu nghiên

cứu, giá trị sử dụng và ghi chú (nếu có) ý kiến thảo luận.

- Đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các dịch chiết phân đoạn

của 18 loài: thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (12 loài), hoạt tính

chống oxi hóa (18 loài), hoạt tính gây độc tế bào (18 loài).

- Lựa chọn 02 loài có triển vọng để nghiên cứu tách chiết, xác định cấu trúc

của các hợp chất có hoạt tính sinh học đã được phân lập

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính đa dạng và đánh giá hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Ba Bét (Mallotus Lour.), họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài. 1.4. Các nghiên cứu về hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học của chi Ba bét (Mallotus) trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1 Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng các loài thuộc chi mallotus vào mục đích chữa bệnh 1.4.1.1 Ở các nước lân cận Y học dân gian các nước lân cận cũng thường sử dụng các loài thuộc chi Mallotus trong việc chữa các căn bệnh thường gặp như ở, Trung Quốc, Đài Loan, Nepal, Ấn Độ 1.4.1.2 Ở Việt Nam Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam, rất nhiều loài trong chi Ba bét - Mallotus đã được sử dụng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Công dụng của các loài đã được đề cập đến trong các tác phầm như: Đỗ Tất Lợi (2004); Lã Đình Mỡi và cộng sự (2005); V Văn Chi (2012). 1.4.2 Các thành tựu của khoa học hiện đại trong việc nghiên cứu về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học chi Ba bét (Mallotus) 1.4.2.1 Những nghiên cứu về mặt hóa học A. Những nghiên cứu về mặt hóa học với các loài trong chi Ba bét (Mallotus) ở trên Thế giới a, Các hợp chất Terpenoid Các loài trong chi Ba bét (Mallotus) thường chứa nhiều hợp chất terpenoid. Các nghiên cứu đã tìm ra 4 hợp chất diterpen lacton, 6 hợp chất 7 triterpen mới từ loài Bục trườn (M. repandus); 5 hợp chất diterpen và một số hợp chất terpenoid khác đưcợ tìm thấy ở loài Ba bét trắng (M. apelta); 6 hợp chất triterpenoid tìm thấy ở loài Cánh kiến (M. philippensis); một hợp chất diterpenoid dạng ent-Kauren mới phát hiện từ loài M. anomalus. b, Các hợp chất flavonoid Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy 2 hợp chất bichalcon; 3 dẫn xuất chalcon, có cấu trúc hiếm gặp và nhiều hợp chất flavonoid khác được ở loài Cánh kiến (M. philippensis). c, Các hợp chất phloroglucinol. Hàng loạt các hợp chất phloroglucinol mới từ loài Bục núi cao (M. japonicus) được phát hiện. Từ loài Cánh kiến (M. philippensis) cũng đã phân lập và xác định được các dẫn xuất của phloroglucinol mới đặc trưng. d, Các hợp chất tanin Các hợp chất tanin ở trong chi Ba bét (Mallotus) cũng rất được quan tâm nghiên cứu. 13 hợp chất tanin tìm thấy ở loài Bục trườn (M. repandus), 5 hợp chất tanin mới được phát hiện từ loài Bục núi cao (M. japonicus). e, Các hợp chất khác 7 hợp chất nhóm cardenolid được phân lập từ loài Bùm bụp nâu (M. paniculatus); bergenin và rutin được tìm thấy ở Bục núi cao (M. japonicus); 7 dẫn xuất benzopyran, 3 hợp chất coumarino-lignit mới và 3 hợp chất coumarino-lignit đã biết được tìm thấy từ loài Ba bét trắng (M. apelta). B. Những nghiên cứu về mặt hóa học với các loài trong chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam Châu Văn Minh và cộng sự (2004, 2005) đã tách chiết và xác định được hợp chất mới malloapelta A cùng nhiều chất khác từ loài Ba bét trắng (M. apelta) ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu này liên tục nghiên cứu, chiết xuất và phân lập nhiều hợp chất từ các loài thuộc chi Mallotus ở Việt Nam như: Ba bét nhăn (M. glabriusculus), Bùm bụp nâu (M. paniculatus), Ba bét đỏ (M. metcalfianus), Ruối khế (M. plicatus), Cánh kiến (M. philippensis), Ba bét lùn (M. nanus). 1.4.2.2 Nghiên cứu thử nghiệm hoạt tính sinh học A. Những nghiên cứu ở trên thế giới 8 Những thử nghiệm về hoạt tính của dịch chiết và các hợp chất được phân lập từ nhiều loài trong chi Ba bét (Mallotus) trên thế giới cho thấy một số hợp chất và dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa, gây độc tế bào, giải độc gan, ức chế một số gen và kháng vi sinh vật kiểm định khá tốt. B. Những kết quả thử hoạt tính sinh học ở Việt Nam Một vài nghiên cứu về hoạt tính sinh học như: chống oxy hóa, gây độc tế bào, kháng vi sinh vật kiểm định, ức chế HSV-1, kháng sự hoạt hóa NF-kB đã được nghiên cứu trên một số loài thuộc chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam. Các kết quả thử hoạt tính sinh học của nhiều cặn chiết tổng, cặn chiết phân đoạn và một số hợp chất từ một số loài đã cho biết, chúng có hoạt tính chống oxy hóa và gây độc tế bào khá tốt. Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thuộc chi Ba bét (Mallotus), họ Thầu dầu – Euphorbiaceae được ghi nhận trong Hệ Thực vật ở Việt Nam. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp cho chi Mallotus ở Việt Nam. - Tổng hợp các đặc điểm hình thái của chi Mallotus qua các đại diện ở Việt Nam: dạng sống, lá, cụm hoa, hoa và quả. - ây dựng khóa định loại các taxon thuộc chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam - Mỗi taxon được trình bày: tên khoa học, tên Việt Nam phổ biến, tài liệu gốc và các tài liệu chính đề cập đến loài, synonym, đặc điểm hình thái quan trọng, Loc. class., mẫu chu n, sinh học và sinh thái đặc trưng, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng và ghi chú (nếu có) ý kiến thảo luận. - Đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng và các dịch chiết phân đoạn của 18 loài: thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (12 loài), hoạt tính chống oxi hóa (18 loài), hoạt tính gây độc tế bào (18 loài). - Lựa chọn 02 loài có triển vọng để nghiên cứu tách chiết, xác định cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính sinh học đã được phân lập. 9 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tài liệu, tập hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về các loài thuộc chi Ba bét (Mallotus). 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật a. Phương pháp thu thập mẫu thực vật: thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu mà ở trạng thái khô không quan sát được. Quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. b. Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tài liệu, tập hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về các loài thuộc chi Mallotus. c. Phương pháp phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. Các kết quả được tổng hợp và soạn thảo hoàn chỉnh theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam. 2.3.3 Phương pháp thử nghiệm hoạt tính inh học v ph n tích th nh phần hóa học 2.3.3.1 Xử lý và chiết mẫu 26 mẫu lá thực vật của 18 loài được xử lý và chiết các phân đoạn theo quy trình tiêu chu n tại viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. 2.3.3.2 Thử nghiệm hoạt t nh sinh học a, Phép thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: Được thực hiện trên các phiến vi lượng 96 giếng theo phương pháp Vanden Bergher và Vlietlink (1991) và McKane & Kandel (1996) trên các chủng vi sinh vật kiểm định: Gram (-) gồm: Escherichia coli ATCC 25922; Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853; Morganella morganii 180; Morganella morganii TP; Yersinia enterocolitica E 170/98; Yersinia enterocolitica E 169/98 - Gram (+) gồm: Staphylococcus aureus ATCC 25923, Staphylococcus aureus 104, Enterococcus faecalis ATCC 29212 - Nấm men: Candida albicans, Candida tropicalis. Mẫu dịch chiết thô có giá trị: 10 - MIC >1000 µg/ml : Không biểu hiện hoạt tính. Ký hiệu “–“ - MIC = 1000 µg/ml : Có biểu hiện hoạt tính. Ký hiệu “+” - MIC = 500 µg/ml: Biểu hiện hoạt tính khá tốt. Ký hiệu “++” b, Phép thử hoạt tính chống oxy hóa Hoạt tính kháng oxy hóa của 26 mẫu dịch chiết methanol từ lá của 18 loài được đánh giá dựa trên khả năng thu dọn gốc tự do DPPH (DPPH radical scavenging activity). Phép thử được tiến hành theo phương pháp của Shela G., Olga, M. B., Elena, K. & cộng sự (2003) và Aquino & cộng sự (2001). Khả năng bẫy các gốc tự do SC% (Scavenging capacity): tỷ lệ gốc tự do bị bao vây trên hệ ôxy hoá tự tạo bởi DPPH. Mẫu dịch chiết thô MeOH ở nồng độ 20 µg/ml được coi là có biểu hiện hoạt tính khi SC%≥ 50. Sau khi dịch chiết thô MeOH được tiến hành chiết phân đoạn, các cặn chiết n-hexan, cặn chiết CHCl3, cặn chiết EtOAc, phần còn lại tiếp tục được thử hoạt tính. Cặn chiết của các phân đoạn được coi là có biểu hiện hoạt tính khi SC%≥ 60. c, Phép thử hoạt t nh gây độc tế bào Được tiến hành theo phương pháp của Skehan & cộng sự (1990), Likhiwitayawuid & cộng sự (1993) và Block & cộng sự (2004). Dòng tế bào thử: Hep-G2 – dòng tế bào ung thư gan người và RD – dòng tế bào ung thư màng tim người; LU – dòng tế bào ung thư phổi người, WI-38 – dòng tế bào ung thư sợi phổi lành tính và HeLa – dòng tế bào ung thư cổ tử cung. Giá trị CS% là khả năng sống sót của tế bào, mẫu nào cho giá trị CS ≤ 50% thì được đánh giá là có hoạt tính. Giá trị CS % tính theo công thức: C, Phân tích thành phần hóa học 11 Phân lập các hợp chất bằng sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp mỏng điều chế, sắc ký cột (CC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). ác định cấu trúc một số hợp chất bằng các phương pháp phổ hiện đại (phổ khối lượng – MS, phổ tử ngoại – UV, phổ cộng hưởng từ hạt nhân – NMR, phổ hồng ngoại – IR). Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm hình thái chi Ba bét (Mallotus Lour.) ở Việt Nam Thường gặp là những cây bụi lớn hoặc cây gỗ nhỏ, đôi khi là cây gỗ trung bình, chỉ duy nhất 1 loài là cây bụi leo. Thân thường tròn, dẹt rõ ở phần non. Lông có hai dạng cơ bản là lông đơn và lông hình sao. Lá kèm 2, tồn tại bền hoặc sớm rụng, thường có hình tam giác hoặc mũi mác. Lá đơn, mọc cách hoặc mọc đối (2 lá trong một cặp có kích thước không bằng nhau), phiến lá hình thuôn đến trứng hoặc trứng ngược, đôi khi gần tròn, nguyên hoặc phân thuỳ, mặt trên thường nhẵn, đôi khi có tuyến dạng hạt, thường có từ 1 đến 6 tuyến ở gốc lá hoặc rải rác trên phiến, mặt dưới thường có lông thưa hoặc dày đặc, đôi khi có các túm không ở nách gân chính; gân lông chim, 3 gân gốc hoặc gân chân vịt. Cụm hoa đơn tính, ở đầu cành hay nách lá, phần lớn khác gốc; lá hoa thường rất nhỏ, có hình tam giác, tam giác hẹp hoặc hình dùi; hoa có cánh tràng tiêu giảm, không có tuyến mật. Cụm hoa đực thường ở dạng chùm kép với các cụm hoa đơn vị dang xim bó, phân nhánh hoặc không, hoa đực đài 3-5, nhị 20-100, chỉ nhị tự do, bao phấn gồm 2 túi phấn đính góc lệch, mở ở lưng, nhuỵ lép đôi khi còn tồn tại. Cụm hoa cái thường dạng bông hoặc chùm, hoa cái đài 3-5, tự do hoặc dính một phần, bầu trên, 2-3-(4) ô, phần lớn có gai, vòi nhuỵ thường tồn tại, đầu nhuỵ 2-4. Quả thường tự mở dạng quả nang, khi chín mở ra thành nhiều mảnh và vẫn tồn tại trục ở giữa. Vỏ quả nhẵn hoặc có gai, dày hoặc thưa. Hạt 1 trong 1 ô. 3.2 Lựa chọn hệ thống phân loại chi Ba bét (Mallotus) ở Việt Nam Sau khi phân tích và so sánh các hệ thống phân loại chi Mallotus Lour., chúng tôi lựa chọn hệ thống N.N. Thìn (1995, 1999, 2007) để sắp xếp các taxon thuộc chi Mallotus ở Việt Nam, vì hệ thống này được xây dựng dựa trên 12 cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các hệ thống Pax & Hoffm. (1914) và Airy Shaw (1968). Trên cơ sở đó, chi Mallotus ở Việt Nam được chia thành 6 nhánh với 33 loài và 4 thứ. Tuy nhiên, chúng tôi không chia Mallotus thành 2 phân chi vì các taxon bậc dưới chi rất đa dạng về mặt hình thái. Sự phân chia thành các nhánh sẽ phù hợp hơn, đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra, dựa trên tính thuyết phục về kết quả phân tích hình thái và phân tử, chúng tôi chấp nhận quan điểm của Sierra (2007) chuyển nhánh Hancea thành một chi riêng biệt do nhánh này có nhiều điểm khác biệt. 3.3 Khóa định loại các nhánh, loài và thứ trong chi Ba bét (Mallotus) 1a. Quả không có cánh. 2a. Quả không có gai hoặc gai ngắn, mảnh, thưa. Lông mọc rải rác hoặc thành lớp mỏng, mịn ở mặt dưới lá hoặc không lông. 3a. Lá mọc đối. 4a. Lá có gân lông chim(I. Mallotus Sect. Axenfeldia) 5a. Quả chỉ có ít gai ở đỉnh...................1. M. sathayensis 5b. Quả không có gai hoặc có gai phân bố đều khắp vỏ quả. 6a. Cây đơn tính cùng gốc. Nhụy lép tồn tại. Mép lá nguyên. 7a. Cụm hoa mọc ở đỉnh cành hay nách lá, dạng bó. Lá có 2-6 đôi tuyến gốc lá, không có tuyến trên phiến lá. Quả không gai...............................2. M. poilanei 7b. Cụm hoa mọc ở phần thân gần gốc, dạng chùm. Lá không có tuyến gốc lá, có 6-12 tuyến rải rác trên toàn bộ bề mặt lá. Quả có gai..3. M. phongnhaensis 6b. Cây đơn tính khác gốc. Nhụy lép không tồn tại. Mép lá có răng. 8a. Phiến lá hình thuôn đến mũi mác, mặt dưới lá không có hoặc rải rác tuyến hạt màu vàng, không có túm lông ở nách gân chính. 9a. Hoa đực 1-2 hoa/1 cụm hoa đơn vị.......................................4. M. hanheoensis 9b. Hoa đực có ít nhất 3 hoa/1 cụm hoa đơn vị 10a. Quả có lông nhung mịn. Lá chất da...................................5. M. eberhardtii 10b. Quả có lông rải rác. Lá chất giấy. 13 11a. Lá kèm rụng sớm. Lá có tuyến gốc chìm, mặt dưới lá rải rác tuyến dạng hạt, rải rác lông, màu xanh xám khi khô. Quả không có tuyến dạng hạt.....................6. M. khasianus 11b. Lá kèm tồn tại bền. Lá có tuyến gốc to, rõ, mặt dưới lá dày đặc tuyến dạng hạt, không lông, màu nâu khi khô. Quả phủ đầy tuyến dạng hạt......7. M. resinosus 8b. Phiến lá hình bầu dục, mặt dưới lá dày đặc tuyến hạt màu vàng, có túm lông ở nách gân chính8. M. yunnanensis 4b. Lá có 3 gân gốc....................(II. Mallotus sect. Rottleropsis) 12a. Hoa đực 3 lá bắc bao 1 cụm hoa đơn vị........9. M. canii 12b. Hoa đực 1 lá bắc bao 1 cụm hoa đơn vị. 13a. Quả có gai, lá có tuyến gốc lá. 14a. Hoa đực có dưới 25 nhị 15a. Hoa đực đài 3, lá hình bầu dục thuôn, có lông đơn cứng................................10. M. pierrei 15b. Hoa đực đài 4, lá hình trứng rộng hay bầu dục rộng, có lông hình sao............11. M. chuyenii 14b. Hoa đực có trên 30 nhị 16a. Quả có lông dày đặc..............12. M. ustulatus 16b. Quả không lông hoặc rải rác lông 17a. Mặt trong vỏ quả có lông hình sao...13. M. lanceolatus 17b. Mặt trong vỏ quả không có lông hình sao 18a. Phiến lá hình trứng rộng đến gần tròn, có túm lông ở nách gân chính. Hoa cái đài 3...............................14. M. nanus 18b. Phiến lá hình bầu dục, thuôn đến mác ngược, khôngcó túm lông ở nách gân chính. Hoa cái đài 4 19a. Lá thô ráp, khi khô màu đen, lá kèm hình kim.........15. M. glabriusculus 19b. Lá không thô ráp, khi khô không có màu đen, lá kèm hình tam giác hoặc mũi mác. 14 20a. Lá có nhiều lông đơn ở mặt dưới..................................16a. M. decipiens var. decipiens 20b. Lá nhẵn hoàn toàn ở cả 2 mặt....................................16b. M. decipiens var. glabratus 13b. Quả không có gai, lá không có tuyến gốc lá........................................................17. M. coudercii 3b. Lá mọc cách, hoặc gần như mọc đối ở đầu cành 21a. Quả phủ dày đặc tuyến hạt. Lá mọc cách, có 3 gân gốc, không dạng lọng, khi khô không có mùi hắc..............................(III. Mallotus Sect. Philippinenses) 22a. Cây bụi leo, bầu 2-3 ô. Lá có 2-3 đôi tuyến gốc, nhỏ và chìm, nằm cách xa gân gốc, và cuống lá, sát với mép lá...18. M. repandus 22b. Cây bụi hoặc gỗ, bầu 3-4 ô. Lá có 1 đôi tuyến gốc, to, rõ, nằm sát gân gốc và cuống lá. 23a. Cụm hoa đực phân nhánh. Quả chín màu đỏ, thường không phân thùy rõ. Nhị 12-25.19. M. philippensis 23b. Cụm hoa đực không phân nhánh. Quả chín màu vàng, phân thùy rõ. Nhị 40-50.20. M. leptostachyus 21b. Quả có rải rác tuyến hạt hoặc không. Lá mọc gần như đối do thường tập trung ở đầu cành, gân chân vịt 5-9 gân gốc hoặc lông chim, phần lớn dạng lọng, khi khô có mùi hắc....................................................(IV. Sect. Stylanthus) 24a. Đài hoa cái hợp thành ống bao lấy bầu21. M. peltatus 24b. Đài hoa cái 4-5, rời. 25a. Quả có gai nhỏ. Cành non không lông..............................................22. M. floribundus 25b. Quả có gai mập. Cành non có lông hình sao........................................................ 23. M. thorelii 2b. Quả có nhiều gai, gai to hoặc dài. Lông tạo thành một lớp phủ dầy ở mặt dưới lá......................................(V. Mallotus sect. Mallotus) 26a. Quả có gai thưa (nhiều nhất khoảng 100 cái), các gai tách biệt rõ, nhìn thấy rõ vỏ quả 27a. Cụm hoa cái phân nhánh 15 28a. Phiến lá hình thoi đến hình trứng, gốc lá thuôn, hệ gân 3 gân gốc, không có tuyến dọc mép lá. Quả có gai thưa, ít hơn 30 cái..........................................24. M. paniculatus 28b. Phiến lá tam giác đến hình trứng, gốc lá tròn, hệ gân chân vịt 5-7 gân, có nhiều tuyến dọc mép lá. Quả nhiều gai, khoảng 100 cái...............................25 M. tetracoccus 27b. Cụm hoa cái không phân nhánh 29a. Thân cành phủ lông hình sao, quả có đường kính 7-10 mm........................................................26. M. japonicus 29b. Thân cành phủ lông đơn, quả có đường kính nhỏ hơn 5 mm ..................................................27. M. microcarpus 26b. Quả nhiều gai (khoảng hơn 200 cái), các gai không tách biệt rõ, không nhìn thấy vỏ quả 30a. Phiến lá hình tim, mặt dưới lá màu trắng, lá không dạng lọng 31a. Lá có chiều dài 7-13 cm, gốc lá bằng hoặc tim. Cụm quả dài 13-20 cm, quả mọc thưa thớt trên cụm quả, gai quả ngắn hơn 6 mm, hạt hình cầu...........................................28a. M. apelta var. apelta 31b. Lá có chiều dài 15-18 cm, gốc lá bằng hoặc nhọn. Cụm quả dài 28-36 cm, quả dày đặc trên cụm quả, gai quả dài 7- 10mm, hạt hình trứng28b. M. apelta var. kwangsiensis 30b. Phiến lá không hình tim, mặt dưới không màu trắng, lá dạng lọng 32a. Gai quả dài hơn 6 mm. Lá chất da. 33a. Mép lá có răng cưa lớn, hiếm khi có tuyến màu đen dọc mép lá, mặt dưới phủ lông màu nâu đỏ, phần lọng rộng khoảng 5m...........................29. M. metcalfianus 33b. Mép lá nguyên, có nhiều tuyến màu đen dọc mép lá, mặt dưới phủ lông màu vàng nhạt, phần lọng rộng 1,5 – 40 mm.........................................30. M. mollissimus 32b. Gai quả ngắn hơn 3 mm. Lá chất giấy. 34a. Lá có dạng lọng rộng (1,5-6 cm), 7-9 gân gốc, 0-2 tuyến gốc, cuống dài đến 16 cm, cụm hoa đực dài 22-34 cm, cụm quả dài 25-36 cm.............31. M. barbatus 34b. Lá có dạng lọng hẹp (<1 cm), 3 gân gốc, 2-4 tuyến gốc, cuống dài đến 9 cm, cụm hoa đực dài 3-16 cm, cụm quả dài 5-12 cm................32. M. macrostachyus 1b. Quả có cánh ..................(V. Mallotus sect. Polyadenii) 33. M. plicatus 16 3.3 Đặc điểm phân loại của các loài trong chi Ba bét (Mallotus lour.) ở Việt Nam. (* là số lượng loài trên thế giới) Mallotus Lour. 1790. Fl. Cochinch. 635 – Chi Ba bét Typus : Mallotus cochinchinensis Lour. [= Mallotus paniculatus (Lam.) Müll. Arg. var. paniculatus]. Ở Việt Nam có 33 /(khoảng 110)* loài I. Mallotus sect. Axenfeldia Pax & K. Hoffm. 1914. in Engl. Pflanzenr. IV. 147. vii: 187. Typus: Axenfeldia intermedia Baill. Ở Việt nam có 9/ 17* loài 1. Mallotus sathayensis Thin, 1988, Journ. Univ. Han. 2: 54– Bục công tum Holotypus: Nguyễn Nghĩa Thìn sine num. (HNU). Ghi chú: Bản mô tả theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1988). Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vẫn chưa tìm thấy mẫu vật của loài này. 2. Mallotus poilanei Gagnep. 1925. Bull. Soc. Bot. Fr. 72: 446 – Bục quả nhọn Holotypus: Poilane 10218 (VNM!) 3. Mallotus phongnhaensis Thin & Kim Thanh, 2014. Gard. Bull. Singapore, 66(1): 61 - Ruối phong nha Ghi chú: Loài mới cho khoa học được công bố năm 2010. 4. Mallotus hanheoensis Thin, 1988, Journ. Univ. Han. 2: 56– Bục Hòn hèo Holotypus: Poilane 6851 (VNM!) 5. Mallotus eberhardtii Gagnep. 1923. Not. Syst. 4: 52 – Bục đỏ đọt Syntypi: Eberhart 2500 & 3075 (P! photo). 6. Mallotus khasianus Hook. f. 1887. Fl. Brit. Ind. 5: 438– Bục lá lệch mỏng Lectotypus: Griffith sine num. (K; iso. L) [theo Sierra, 2007. Blumea 52: 21- 113] 7. Mallotus resinosus (Blanco) Merr. 1918. Sp. Blanc. 222 – Bục lá ruối Neotypus: E. D. Merrill 485 (US; iso A, L, NY, P) [theo N. P. Balakr. & Chakrab. 1991. Rheedea, 1: 36–39]. 8. Mallotus yunnanensis Pax & K. Hoffm. 1914. in Engl. Pflanzenr. IV. 147. vii: 188 – Ruối vân nam Syntypi: Henry 10794 & 13629 (NY! photo) 17 II. Mallotus sect. Rottleropsis Müll. Arg. 1866. in DC. Prodr. 15(2): 957 Typus: Mallotus lappaceus Wall. ex Müll. Arg. Ở Việt Nam có 11/40* loài 9. Mallotus canii Thin, 1988. Journ. Univ. Han. 2: 53 - Bục mép bất định Holotypus: V. V. Cần 136 (HNU!) 10. Mallotus pierrei (Gagnep.) Airy Shaw, 1968. Kew Bull. 21: 380- Bục pie Syntypi: Pierre 6254 (P! photo); Pierre sine num. (P! photo; VNM!) 11. Mallotus chuyenii Thin, 1968. Kew Bull. 21: 380 – Bục chi nê Holotypus: L. T. Chấn 565 (HNU!) 12. Mallotus ustulatus (Gagnep.) Airy Shaw, 1868. Kew Bull. 21: 381 - Bục cam bốt Syntypus: Pierre 6288 (P! photo) 13. Mallotus lanceolatus (Gagnep.) Airy Shaw, Kew Bull. 21: 381. 1968 – Bục đá vôi lá bé Syntypus: Pierre sine num. (P! photo) 14. Mallotus nanus (Gagnep.) Airy Shaw, 1968. Kew Bull. 21: 308 - Ba bét lùn. Holotypus: Thorel sine num. (P! photo; iso. P! photo; iso. VNM!) 15. Mallotus glabriusculus (Kurz) Pax & Hoffm. 1914. in Engl. Planzenr. IV. 147. vii: 162 – Ba bét nhăn Typus: Kurz. sine num. (unknown) 16a. Mallotus decipiens Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 194 – Bục nhọn, Ruối rừng. Typus: Wall. sine num. (DC). 16b. Mallotus decipiens Müll. Arg. var glabratus (Thin) Kim Thanh comb. nov. Typus: Petelot 6485 (HNU!) 17. Mallotus coudercii (Gagnep.) Airy Shaw, 1966. Kew Bull. 20: 42 – Bục cuống Syntypi: Thorel 2027 (P! photo); Couderc sine num. (P! photo); Pierre sine num. (P! photo). 18 III. Mallotus sect. philippinenses Pax & K. Hoffm. 1914. in Engler, Pflanzenr. IV. 147. vii: 178. Typus: Rottlera tinctoria Roxb. [= Mallotus philippensis (Lam.) Müll. Arg.] Ở Việt Nam có 3/5* loài. Ghi chú: Sierra (2005) đã khôi phục lại tên Philippinenses cho nhánh này dựa theo Luật Danh pháp quốc tế về tên gọi Thực vật. 18. Mallotus repandus (Rottler) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 197 - Bục trườn Lectotypus: Rottler sine num. (LIV; iso. K-W, L) [theo Sierra, 2005. Blumea 50: 221-248] Ghi chú: Chúng tôi đồng ý quan điểm không phân chia loài này thành các thứ dựa trên đặc điểm về số ô của bầu vì: trên cùng một cây có thể bắt gặp cả bầu 2 ô và 3 ô. 19. Mallotus philippensis (Lam.) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 196 – Cánh kiến Holotypus: Sonnerat sine num. (P! photo) 20. Mallotus leptostachyus Hook. f. 1887. Fl. Brit. Ind. 5: 435 –Bục bông mảnh Holotypus: Helfer 4729 (holo K; iso A, K) Ghi chú: Đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (2010). IV. Mallotus sect. Stylanthus Pax & K. Hoffm. 1914. in Engl. Pflanzenr. IV.147. vii: 172. Ở Việt Nam có 3 /6* loài 21. Mallotus peltatus (Geisel.) Müll. Arg. – Chóc móc Holotypus: Rottler sine num. (C) Ghi chú: loài Mallotus oblongifolius và M. peltatus phân biệt bởi lá dạng lọng, là đặc điểm không ổn định, trên cùng 1 cây đôi khi xuất hiện cả 2 dạng lá dạng lọng hoặc không. Do đó, Mallotus oblongifolius Müll. Arg. được coi là synonym của M. peltatus Müll. Arg. 22. Mallotus floribundus (Blume) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 187- Bục lá sáp 19 Lectotypus: Blume sine num. (L – 904105 & 904104) [theo Slik & Welzen, 2001. Blumea 46: 3-66] 23. Mallotus thorelii Gagnep. 1923. Not. Syst. 4: 53 – Bục vàng Lectotypus: Thorel sine num. (P; iso P, G) [theo Slik & Welzen, 2001. Blumea 46: 3-66] V. Mallotus sect. Mallotus Pax & K. Hoffm. 1914. in Engl. Pflanzenr. IV.147.vii: 162. Typus: Mallotus paniculatus (Lam.) Müll. Arg. Ở Việt Nam có 10/14* loài 24. Mallotus paniculatus (Lam.) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 189 - Bùm bụp nâu Lectotypus: Commerson sine num. (P). [theo Forster, 1999. Austrobaileya 5 (3): 457-497] 25. Mallotus tetracoccus (Roxb.) Kurz, 1873. Journ. Asiat. Soc. Bengal 62: 245 - Ruối trắng. Typus: unknown Ghi chú: Chưa tìm thấy mẫu vật nào phù hợp với mô tả. Mô tả của loài này dựa trên P.H. Hộ (1999), Welzen & al. (2007) và Kiu & al. (2008). 26. Mallotus japonicus (L. f.) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 189 – Bục núi cao. Typus: Thunberg sine num. (unknown) 27. Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm. 1914. in Engler, Pflanzenr. IV. 147. vii: 172 - Bục xanh Syntypi: Balansa 698 (unknown); Ford 168 (unknown) 28a. Mallotus apelta (Lour.) Müll. Arg. 1865. Linnaea, 34: 189 - Ba bét trắng Typus: sine coll. sine num. (A! photo) 28b. Mallotus apelta Müll. Arg. var. kwangsiensis F. P. Metcalf, 1941. Jour. Arnold Arbor. 22: 204. Holotypus: Ching 7111 (A! photo) Ghi chú: Thứ này được bổ sung cho Hệ Thực vật Việt Nam (2008) 29. Mallotus metcalfianus Croizat ,1940. Journ. Arnold. Arbor. 21: 501- Bục đỏ ngọn. Gén. Indoch. 5: 356. 20 Syntypi: Balansa 3320 (A! photo); H. Y. Liang 69716 (unknown). 30. Mallotus mollissimus (Geisel.) Airy Shaw, 1972. Kew Bull. 26: 297- Bục nâu. Holotypus: Herb. Vahl. sine num. (C) Ghi chú: Hiện tại, chúng tôi chưa thu được mẫu của loài M. mollissimus 31. Mallotus barbatus (Wall.) Müll. Arg. 1865. Linnaea 34: 184 - Bụp lông Holotype: Lobb 297 (G! photo, iso. G! photo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_tinh_da_dang_va_danh_gia_hoat_tinh_sinh_hoc_cua_cac_loai_thuoc_chi_ba_bet_mallotus_lou.pdf
Tài liệu liên quan