Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính kháng và cơ chế kháng thuốc của cỏ lồng vực nước (Echinochloa Crus-Galli (L.) Beauv.) đối với hoạt chất Quinclorac tại đồng bằng sông Cửu Long

 ở mức α=0,05. Phân tích dữ liệu bằng JPM Pro 13 (SAS).

3.6 Thí nghiệm 6: Xác định đa dạng di truyền giữa quần thể cỏ

lồng vực kháng thuốc và quần thể cỏ mẫn cảm ở ĐBSCL.

Mục tiêu nghiên cứu

Phương pháp RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA)

được dùng để đánh giá đa dạng di truyền giữa các quần thể để cung

cấp thông tin giá trị về mức phổ biến và sự phân bố của quần thể cỏ

kháng quinclorac ở ĐBSCL.

Vật liệu nghiên cứu

Từ kết quả của nghiên cứu hình thái, hạt của 15 quần thể cỏ

lồng vực (Echinochloa spp.) được chọn lại. Quá trình chọn lọc dựa

vào từng nhóm loài cỏ và tính kháng quinclorac. 4 quần thể của mỗi

nhóm cỏ được chọn và chỉ chọn quần thể có tính ổn định cao trong

các đợt thử về tính kháng và tính mẫn cảm với quinclorac. Cỏ được

trồng trong nhà kính, thu mẫu lá từ cây mẫu đại diện quần thể vào giai

đoạn 3-4 lá thật.

Phân tách DNA từ mô lá

DNA từ nhân tế bào được trích từ mô lá theo quy trình DNAzol

Reagent (CAS No. 593-84-0, Invitrogen, Thermo Scientific Corp.,

Waltham, MA) như sau:

- Mô lá tươi (1 g) từ cây đại diện của mỗi quần thể được nghiền

nhuyễn trong dung dịch ni tơ lỏng để chuẩn bị trích DNA.

- Mỗi mẫu được nghiền bằng cối và chày sứ, 100g mẫu trộn đều

được chuyển vào ống ly tâm có chứa sẵn DNAzol (1,5 mL) và

RNAse (150 µL).

- Hỗn hợp được trộn và lắc đều trong 5 phút ở 25oC.

- Chloroform (900 µL) được thêm vào và trộn đều trong 5 phút

ở 25oC.

- Hỗn hợp được ly tâm 12000 g trong 10 phút. Phần dịch lỏng

được chuyển sang ống mới.10

- Phần dung dịch được trộn với 100% ethanol (700 µL) để kết

tủa DNA.

- Ống được lật ngược 6-8 lần ở nhiệt độ phòng (25oC) trong 5

phút và ly tâm lại ở mức 5000 g trong 5 phút để lắng DNA.

- DNA kết tủa được rửa sạch bằng dung dịch với tỉ lệ 1:0,75 (v/v)

DNAzol và 100% ethanol (900 µL) bằng cách lắc nhẹ trong 10

giây.

- Dung dịch rửa DNAzol được loại bỏ và thay bằng 75% ethanol

(700 µL, pha bằng nước không chứa nuclease).

- Hỗn hợp được ly tâm ở mức 5000 g trong 4 phút.

- Ethanol sau đó được loại bỏ và tủa DNA được để khô tự nhiên

trong 1-2 phút.

- Mẫu DNA sau đó được hòa tan bằng 50 µL TE buffer, pH 8,0.

- Nổng độ DNA và độ tinh khiết sau đó được kiểm tra bằng cách

đo quang phổ qua máy NanoDrop (Thermo Scientific Corp,

USA).

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tính kháng và cơ chế kháng thuốc của cỏ lồng vực nước (Echinochloa Crus-Galli (L.) Beauv.) đối với hoạt chất Quinclorac tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh khối khô (phần trên mặt đất) lúc 56 ngày sau khi gieo được đo bằng cách phơi cây trong vòng 7 ngày đến khi trọng lượng không thay đổi; (3) Màu sắc đốt thân gốc: quan sát màu sắc của đốt thân gốc của cây con là xanh lá hay màu đỏ. (4) Số đốt thân: số đốt được đếm lúc 56 ngày sau nảy mầm; (5) Thời gian trổ bông: thời gian từ lúc nảy mầm đến lúc hoa đầu tiên nở hoàn toàn. (6) Chu kỳ sinh trưởng: thời gian từ lúc nảy mầm đến khi hạt chín; (7) Hình thái bông: chụp hình bông và hạt, sau đó sử dụng tài liệu tham khảo để xác định tên loài; (8) Định danh dựa trên hình thái và khóa phân loại nhằm giảm thiểu khả năng sai sót trong khi lựa chọn mẫu cho các phân tích enzyme và di truyền phân tử về sau. Các thông tin thu được ban đầu sẽ được sàng lọc để chọn ra quần thể để xác định đa dạng di truyền, hoạt động enzyme và mức thể hiện gene dưới tác động của quinclorac. Phân tích thống kê Trung bình được so sánh bằng kiểm định Tukey-Kramer test ở mức α=0,05. Phương sai một chiều (one way ANOVA) với t-test ở mức P<0,05. Các phân tích được thực hiện bằng phần mềm JMP Pro 13 (SAS). 6 3.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá mức độ kháng thuốc của các quần thể Echinochloa spp. với 3 hoạt chất bispyribac-sodium, penoxsulam và quinclorac Mục tiêu của nghiên cứu Sử dụng phương pháp thử thuốc theo dãy nồng độ để xác định các quần thể mẫn cảm và quần thể kháng của cỏ lồng vực ở ĐBSCLvà đánh giá mức kháng của các quần thể với 3 hoạt chất bispyribac, penoxsulam và quinclorac. Đánh giá mức kháng thuốc Ở giai đoạn 3-4 lá, cây cỏ lồng vực được phun lên lá bằng các loại hoạt chất bispyribac (10% SC), penoxsulam (2.5% OD) và quinclorac (25% SC) ở 6 liều 0,25X, 0,5X, 1,0X, 2,0X, 4,0X và 8,0X, với X là liều được khuyến cáo, liều khuyến cáo của bispyribac là 25 g/ha, penoxsulam là 12,5 g/ha, và quinclorac là 250 g/ha. Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 4 lặp lại. Một chậu 1 lặp lại và 10 cây 1 chậu. Thuốc cỏ được phun trong buồng phun thuốc (Máy phun chuyên dụng SB-8, Devries Manufacturing), áp lực phun chỉnh về mức 300 L/ha với áp lực 140 kPa. 14 ngày sau phun, tỉ lệ chết được ghi nhận bằng cách đếm cây còn sống và cây chết hoàn toàn. Các kết quả ghi nhận được dùng để tính toán giá trị LD90 của từng quần thể bằng mô hình hồi quy không tuyến tính sử dụng bốn thông số điều chỉnh (four parameters) của phần mềm GraphPad Prism 7.02 (San Diego, CA) software. Tính kháng đơn hoặc kháng đa hoạt chất được tính toán dựa vào đáp ứng của từng quần thể với từng hoạt chất. Phương pháp tính toán được trình bày chi tiết ở phần xử lý số liệu. Phân tích thống kê Tỉ lệ chết theo liều thuốc cỏ được dùng để tính theo hàm sau: 𝑦 = 𝑎 + 𝑎 − 𝑏 1 + 10(𝑙𝑜𝑔 𝐿𝐷90−𝑥)∗𝑒 Y: tỉ lệ chết; X: liều quinclorac; LD90: liều dự kiến giết 90% cá thể trong quần thể; a: ngưỡng dưới; b: ngưỡng trên; e: độ dốc của đồ thị Tính kháng của cỏ lồng vực được phân hạng theo phần trăm cá thể bị chết ở liều khuyến cáo. Bảng phân hạng R được dùng dựa theo nghiên cứu của Moss et al. (2007). Trong đó, quần thể mẫn cảm (S) 7 có tỉ lệ chết khoảng 81-100%; R? (có thể đã kháng thuốc) cho mức kiểm soát 72-80%; RR có tỉ lệ chết khoảng 36-71% và RRR có tỉ lệ chết khoảng 0-35%. Sự tương quan giữa các nhân tố thí nghiệm được phân tích bằng phương pháp hồi quy và tương quan Pearson. Phân tích hồi quy và đường hồi quy được xử lý bằng phần mềm JPM Pro 13 (SAS). 3.4 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu quả của hoạt chất rinskor cho quần thể cỏ lồng vực kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu Sau khi sàng lọc tính kháng với các hoạt chất bispyribac, penoxsulam và quinclorac, 78 quần thể cỏ lồng vực được xử lý thuốc bằng cách phun lên lá với rinskor 2.5% với liều 0,25X, 0,5X, 1,0X, 2,0X, 4,0X và 8,0X. Liều 1,0X là 25 g/ha. Phần trăm (%) cỏ chết được ghi nhận lúc 14 ngày sau xử lý thuốc. Kết quả của thí nghiệm này được dùng để đưa ra khuyến nghị về giải pháp kiểm soát cỏ lồng vực hiệu quả ở ĐBSCL Phân tích thống kê Phương pháp tính giá trị LD90 và mức kháng thuốc giống với phương pháp được dùng ở thí nghiệm 3. 3.5 Thí nghiệm 5: So sánh hoạt tính của enzyme β-cyanoalanine (CAS) ở quần thể cỏ lồng vực nước mẫn cảm và quần thể cỏ lồng vực kháng quinclorac để nghiên cứu cơ chế kháng ở mức sinh hóa Mục tiêu của nghiên cứu Xác định mức độ kháng của các quần thể cỏ lồng vực nước bằng mức biểu hiện của β-cyanoalanine trong mô lá của cây sống sót trong thí nghiệm thử dãy nồng độ với quinclorac. Chọn quần thể để phân tích và phương pháp xử lý thuốc Chọn 5 quần thể cỏ lồng vực nước thể hiện tính ổn định cao nhất với các kiểm tra tính kháng và mẫn cảm quinclorac cho phân tích enzyme. Ở giai đoạn 3-4 lá, các cây được chọn được xử lý bằng cách phun quinclorac lên lá với liều 125 g/ha (1/2 liều khuyến cáo để đảm bảo xử lý thuốc không giết cây mẫn cảm trong quá trình thí nghiệm). Thuốc cỏ được phun trong buồng phun thuốc (Máy phun chuyên dụng SB-8, Devries Manufacturing), áp lực phun chỉnh về mức 300 L/ha với áp lực 140 kPa. Mẫu lúa giống IR50404 ở giai đoạn 8 3-4 lá và 2 quần thể cỏ lồng vực được xác định là kháng và mẫn cảm quinclorac được thu từ Arkansas Hoa Kỳ cũng được đưa vào thí nghiệm để phân tích hoạt tính enzyme. Xác định hoạt tính enzyme CAS trong mô lá Hoạt tính của enzyme CAS trong mô lá cỏ lồng vực nước được phân tích bằng phương pháp của Chon et al. (2008): - 1 gram lá tươi từ 4 cây trong mỗi quần thể được thu lúc 1 giờ và 3 ngày sau khi phun thuốc - Mẫu lá được ngâm và đông lạnh nhanh bằng nitơ lỏng sau đó được nghiền với TissueLyzer II (Qigen), mô lá được trộn đều ở mức 30 vòng lắc trong 1 giây trong vòng 1 phút. Quá trình trộn này được tiến hành 2 lần và đảo chiều 2 lần để đảm bảo mẫu trộn đồng đều. - Ly tâm 10,000 g trong 10 phút ở 4oC. - Thêm 2,5 mL dung dịch 100 M Tris buffer (pH=8,5) vào từng vi ống chứa 1 g mẫu mô lá đã được trộn đều. - Phần dịch trích được dùng để phân tích enzyme. - 100 mM dung dịch Tris buffer (pH=8,5) được dùng để chuẩn bị 2 dung dịch 25 mM NaCN và 5mM L-cysteine. - Dịch trích được để trong 10 phút ở nhiệt độ 30oC, sau đó trộn với 0,5 ml dịch trích enzyme, 2 ml NaCN, 2 ml L-cysteine và được ủ 30oC trong 60 phút. - Sau khi ủ, 1 ml dung dịch được chuyển vào ống ly tâm chứa sẵn 0,1 ml dung dịch 0,03 M FeCl3 trong dung dịch 1,2 N HCl và 0,1 ml dung dịch 0,02 M N,N-dimethyl-p-phenylenediamine sulfate trong dung dịch 7,2 N HCl. - Mẫu được trữ trong tối trong vòng 20 phút và ly tâm ở 1020 g trong 5 phút để protein lắng tụ dưới đáy ống. - Quá trình khử methylene blue bằng hydrogen sulfide được dùng để xác định hoạt tính của CAS trong mô lá. - Hoạt tính của enzyme được xác định bằng chỉ số hấp thu methylene blue ở bước sóng 650 nm và Na2S được dùng làm thang chuẩn. 9 - Hoạt tính của enzyme được thể hiện bằng đơn vị nmol H2S/g lá tươi/phút. Mỗi mẫu được thực hiện với 4 lặp lại. Phân tích thống kê Phân tích enzyme được bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên, mỗi mẫu gồm 4 lặp lại. Dữ liệu của 4 lặp lại được phân tích bằng Tukey-Kramer Test ở mức α=0,05. Phân tích dữ liệu bằng JPM Pro 13 (SAS). 3.6 Thí nghiệm 6: Xác định đa dạng di truyền giữa quần thể cỏ lồng vực kháng thuốc và quần thể cỏ mẫn cảm ở ĐBSCL. Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) được dùng để đánh giá đa dạng di truyền giữa các quần thể để cung cấp thông tin giá trị về mức phổ biến và sự phân bố của quần thể cỏ kháng quinclorac ở ĐBSCL. Vật liệu nghiên cứu Từ kết quả của nghiên cứu hình thái, hạt của 15 quần thể cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) được chọn lại. Quá trình chọn lọc dựa vào từng nhóm loài cỏ và tính kháng quinclorac. 4 quần thể của mỗi nhóm cỏ được chọn và chỉ chọn quần thể có tính ổn định cao trong các đợt thử về tính kháng và tính mẫn cảm với quinclorac. Cỏ được trồng trong nhà kính, thu mẫu lá từ cây mẫu đại diện quần thể vào giai đoạn 3-4 lá thật. Phân tách DNA từ mô lá DNA từ nhân tế bào được trích từ mô lá theo quy trình DNAzol Reagent (CAS No. 593-84-0, Invitrogen, Thermo Scientific Corp., Waltham, MA) như sau: - Mô lá tươi (1 g) từ cây đại diện của mỗi quần thể được nghiền nhuyễn trong dung dịch ni tơ lỏng để chuẩn bị trích DNA. - Mỗi mẫu được nghiền bằng cối và chày sứ, 100g mẫu trộn đều được chuyển vào ống ly tâm có chứa sẵn DNAzol (1,5 mL) và RNAse (150 µL). - Hỗn hợp được trộn và lắc đều trong 5 phút ở 25oC. - Chloroform (900 µL) được thêm vào và trộn đều trong 5 phút ở 25oC. - Hỗn hợp được ly tâm 12000 g trong 10 phút. Phần dịch lỏng được chuyển sang ống mới. 10 - Phần dung dịch được trộn với 100% ethanol (700 µL) để kết tủa DNA. - Ống được lật ngược 6-8 lần ở nhiệt độ phòng (25oC) trong 5 phút và ly tâm lại ở mức 5000 g trong 5 phút để lắng DNA. - DNA kết tủa được rửa sạch bằng dung dịch với tỉ lệ 1:0,75 (v/v) DNAzol và 100% ethanol (900 µL) bằng cách lắc nhẹ trong 10 giây. - Dung dịch rửa DNAzol được loại bỏ và thay bằng 75% ethanol (700 µL, pha bằng nước không chứa nuclease). - Hỗn hợp được ly tâm ở mức 5000 g trong 4 phút. - Ethanol sau đó được loại bỏ và tủa DNA được để khô tự nhiên trong 1-2 phút. - Mẫu DNA sau đó được hòa tan bằng 50 µL TE buffer, pH 8,0. - Nổng độ DNA và độ tinh khiết sau đó được kiểm tra bằng cách đo quang phổ qua máy NanoDrop (Thermo Scientific Corp, USA). Phương pháp phân tích đa dạng di truyền RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) 40 đoạn mồi oligonucleotide 10 bp (được tổng hợp bởi công ty Integrated DNA Technology, Inc., Coralville, IA) được dùng để phân tích RAPD. Tất cả đoạn mồi được dùng cho 15 quần thể Echinochloa spp. và đánh giá tính lặp lại, độ phân giải và tính đa hình. Dung dịch PCR Master mix gồm 2,7 µL H20, 1 µL PCR buffer (Invitrogen Cat. No. 18067-017), 80 µL MgCl2, 5 µM primer, 0,25 µL template DNA, 0,05 µL Taq polymerase (0,5 units), và 1 µL dNTP. PCR được thực hiện bằng máy LightCycler 480 II (Roche Molecular Diagnostics, Indianapolis, IN) bằng các bước sau: - Ủ ở 94oC trong 2 phút - 45 chu kỳ ở nhiệt độ 94oC trong 45 s (ramp rate 4,8oC/s) - 38oC trong 5 phút (ramp rate of 2,5oC/s) - 72oC trong 2 phút (ramp rate 4,7oC/s), và 72oC trong 7 phút - Sản phẩm PCR được phân tích bằng máy LabChip GXII (PerkinElmer, Waltham, MA) 11 Phân tích thống kê Khoảng cách di truyền và cây phả hệ của 15 quần thể E. crus- galli dựa trên kết quả điện di của PCR và 6 bộ mồi. Mỗi mẫu điện di, có băng là 1, không có là 0. Ma trận tương đồng (similarity matrix) được tính toán bằng Simple Matching Coefficient (SMC) (Sneath & Sokal 1973). Khoảng cách gene được tính toán bằng công thức 1- SMC. Dùng chương trình NT-SYS 2.1 để vẽ cây phả hệ bằng phương pháp UPGMA (Unweighted Pair Group Method Average). 3.7 Thí nghiệm 7: Đo lường mức thể hiện của mRNA của gene CAS trong quần thể cỏ lồng vực kháng và mẫn cảm quinclorac. Mục tiêu của nghiên cứu Đo lường mức độ biểu hiện của mRNA từ CAS gene trong quần thể cỏ lồng vực đã được sàng lọc và cây lúa để hiểu về cơ chế kháng bằng CAS enzyme của quần thể kháng và mẫn cảm. Quy trình phân tích RT-qPCR Hai bộ mồi và mẫu dò để phóng đại từng gene được thiết kế dựa vào trình tự đã biết của enzyme β-cyanoalanine synthase (LOC100682425) từ lúa mì (Triticum aestivum) và β-Actin synthase (HQ395760.1) của Echinochloa crus-galli trong bộ cơ sở dữ liệu của Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Quốc Gia Hoa Kỳ (National Center for Biotechnology Information, U.S). Tất cả mẫu dò được thiết kế bằng FAM fluorophore và phản ứng singleplex. 10 µL dung dịch phản ứng gồm 1,8 µL PCR grade H20, 5,0 µL Roche Probes Master Mix (11636103001) (Roche), 0,4 µM Forward Primer 0,4 µM Reverse Primer, 0,2 µM Probe và 2,0 µL dung dịch 1:2 diluted cDNA. Khay Roche 384 giếng được dùng cho phản ứng qPCR bằng máy Roche Light Cycler 480II. Quy trình PCR được tiến hành như Bảng 3.2. Bảng 3.2 Chuỗi phản ứng PCR Giai đoạn Nhiệt độ Thời gian Số chu kỳ Hoạt hóa enzyme 95oC 10 phút 1 Tách chuỗi DNA Nối chuỗi DNA Kéo dài 95oC 60oC 72oC 10 giây 35 giây 1 giây 40 Hạ nhiệt 45oC 1 giây 1 12 Cơ chế kháng quinclorac chính của cỏ lồng vực nước là kháng bằng cách phân giải thuốc thông qua cơ chế sinh hóa, không phải kháng thông qua đột biến của vị trí thuốc gắn vào. Hiện nay, thông tin về trình tự gen của cỏ lồng vực nước vẫn còn hạn chế. Do đó, việc giải trình tự của gene quy định vị trí thuốc gắn vào trong các quần thể kháng quinclorac và mẫn cảm quinclorac sẽ không đủ để giải thích cơ chế kháng thuốc. Phương pháp so sánh 2−ΔCt được sử dụng để tính toán mức thể hiện của CAS gene (Livak và Schmittgen, 2001), gene β-Actin được sử dụng làm gene tham chiếu. Để đảm bảo không bị nhiễm DNA, phương pháp no-RT (NRT) đã được sử dụng cho từng mẫu. Phân tích thống kê Bốn lặp lại được sử dụng cho mỗi mẫu mRNA. Phần mềm LC480 (LightRoch) được sử dụng để quản lý số liệu của quá trình thể hiện gene và vẽ đồ thị cần thiết trong các phân tích. Phần mềm JMP Pro 13 (SAS software) được sử dụng để thực hiện phân tích Student’s t-test để so sánh nhóm đối chứng và nhóm được xử lý quinclorac trong từng mẫu. β-Actin được sử dụng làm gene so sánh để phân tích những tác động nếu có của quinclorac lên quá trình thể hiện của gene CAS giá trị Ct của β-Actin được chuyển đổi thành dạng giá trị tuyến tính bằng cách sử dụng công thức 2-Ct (Livak và Schmittgen, 2001) và giá trị này được so sánh với nhóm đối chứng và nhóm được xử lý quinclorac bằng phép kiểm định Student’s t-test (P<0,05). Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thí nghiệm 1. Tập quán sử dụng thuốc cỏ và quản lý cỏ dại trên ruộng lúa tại ĐBSCL 4.1.1 Tập quán canh tác lúa Số vụ lúa trung bình mỗi năm tại các địa phương trong nghiên cứu là 2,7 vụ lúa mỗi năm, kích thước ruộng trung bình khoảng 1,5ha mỗi ruộng. Số lần phun thuốc cỏ trung bình trong mỗi vụ khoảng 2,3 lần, đánh giá mức điểm trung bình về quản lý nước trong khu vực điều tra khoảng 2,2 trên thang điểm 1-3, điều này cho thấy đa số các địa phương đều có thể chủ động quản lý nước tốt. 13 Bảng 4.1: Tập quán canh tác lúa và quản lý cỏ dại tại ĐBSCL Tỉnh Mùa vụ/năm Diện tích (ha) Số lần phun thuốc cỏ/vụ Quản lý nước* An Giang 2,3c 1,6bc 2,2ab 2,5 Cần Thơ 2,5bc 0,9c 2,2ab 1,9 Hậu Giang 2,7abc 1,1c 2,5ab 2,2 Kiên Giang 3,0a 2,3ab 2,5ab 2,2 Long An 3,0a 2,9a 2,7a 2,1 Tiền Giang 3,0a 1,3c 2,0b 2,8 Vĩnh Long 3,0a 0,7c 2,1ab 2,2 Trung bình 2,7 1,5 2,3 2,2 F * * * ns CV(%) 14,5 46,4 25,4 29,7 *1=thuận lơi, mặt bằng ruộng tốt và chủ động được quản lý nước trên ruộng, 2=trung bình, mặt bằng ruộng tốt và chủ động được nước, nhưng đất không giữ nước tốt, 3=khó khăn, mặt bằng ruộng không bằng phẳng, khó quản lý nước trên ruộng; Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 (phép kiểm định Tukey-Kramer). 4.1.2 Những loài cỏ quan trọng trên ruộng lúa tại ĐBSCL Bảng 4.3 Phản hồi của nông dân về những loài cỏ khó quản lý bằng thuốc cỏ và cần nhổ lại bằng tay trên ruộng lúa Loài cỏ Số phản hồi Đánh giá mức độ quan trọng (%) Echinochloa spp. 26 42,6 Fimbristylis miliacea 12 19,7 Leptochloa chinensis 12 19,7 Cyperus spp. 7 11,5 Broadleaf weeds 4 6,6 Tổng cộng 71 100% Cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli) là loài cỏ quan trọng nhất trên ruộng lúa trong điều tra, vì cỏ lồng vực có khả năng phát triển sinh khối lớn vượt trội so với các loài khác, ngoài ra cỏ lồng vực còn cho thấy mức độ chống chịu cao đối với nhiều loại thuốc cỏ, đặc biệt trong điều kiện khó quản lý nước trên ruộng, khi điều kiện quản lý nước khó khăn sẽ giúp cỏ nảy mầm nhiều đợt và rất khó để quản lý hiệu quả. 4.1.3 Quản lý cỏ sót và chi phí quản lý cỏ dại trên ruộng lúa tại ĐBSCL 14 Chi phí trung bình để quản lý cỏ dại tại ĐBSCL khoảng 2.740.000 VND mỗi vụ (Bảng 4.5). Chi phí bao gồm 990.000 VND cho thuốc cỏ và 1.750.000 VND cho nhổ cỏ bằng tay mỗi vụ, tương ứng với 654.000 VND và 1.330.000 VND trên mỗi hecta. Bảng 4.5 Chi phí quản lý cỏ dại trên ruộng lúa tại ĐBSCL Địa phương Chi phí quản lý cỏ Chi phí trên hecta Chi phí thuốc cỏ mỗi vụ Chi phí thuốc cỏ/ha Chi phí nhổ cỏ tay/vụ Chi phí nhổ cỏ tay/ha AG 2,75ab 1,79ab 1,05abc 0,59ab 1,7 1,20ab CT 2,05b 2,27ab 0,66bc 0,73ab 1,38 1,53ab HG 1,93b 1,8b 0,89abc 0,82a 1,03 0,98b KG 2,99ab 1,34b 1,34ab 0,59ab 1,65 0,75b LA 4,11a 1,41b 1,39a 0,48b 2,72 0,93b TG 3,36ab 2,94a 1,06abc 0,715ab 2,29 2,23a VL 1,83b 2,35ab 0,51c 0,64ab 1,34 1,71ab Avg 2,74 1,99 0,99 0,65 1,75 1,33 F * * * * ns * CV(%) 16,5 11,3 17,8 5,4 9,6 9,2 AG: An Giang, CT: Cần Thơ, HG: Hậu Giang, KG: Kiên Giang, LA: Long An, TG:Tiền Giang, VL: Vĩnh Long Đơn vị trong bảng tương ứng với 1.000.000 VND; Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 (phép kiểm định Tukey-Kramer). 4.2 Thí nghiệm 2. Kiểu hình và phân phố của Echinochloa spp. tại ĐBSCL Đặc điểm kiểu hình của cây Chiều cao trung bình của cây nhóm 2 là 13,6 cm, cây thuộc nhóm 2 là nhóm có chiều cao lớn nhất trong cả 3 nhóm. Chiều cao của nhóm 1 và nhóm 3 khoảng 107,4 cm và 113,6 cm. Cân nặng thân của cây trong nhóm 2 cũng tương ứng với chiều cao cây, đây là nhóm có cân nặng trung bình cao nhất trong 3 nhóm, ngoài ra nhóm 2 cũng trổ bông chậm hơn so với 2 nhóm còn lại. Thời gian sinh trưởng của nhóm 2 vào khoảng 93,4 ngày, cao hơn so với nhóm 1 (80,9 ngày) và nhóm 3 (87,6 ngày). Số lóng trên thân của 3 nhóm không có sự khác biệt đáng kể, số lóng trung bình của 3 nhóm cỏ vào khoảng 6,3-6,7 lóng ở giai đoạn trưởng thành. 15 Bảng 4.6 Đặc điểm hình thái của cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) được thu thập tại ĐBSCL N Màu gốc PH (cm) SDW (g) PE (ngày) GD (ngày) ND (số) Nhóm 1 41 Đỏ 107,4b 14,2b 49,2b 80,9b 6,3 Nhóm 2 25 Xanh 134,6a 20,9a 53,1a 93,4a 6,7 Nhóm 3 12 Xanh 113,6b 16,4b 47,3b 87,6ab 6,7 F - * * * * ns CV (%) - 9,8 14,9 11,6 8,1 7,5 PH (Chiều cao cây); SDW (Trọng lượng khô của thân), PE (thời điểm trổ bông), GD (thời gian sinh trưởng), ND (số lóng trên thân); Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05. (phép kiểm định Tukey-Kramer). 4.3 Thí nghiệm 3. Tính kháng thuốc của cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) ở ĐBSCL 4.3.1 Tính kháng đơn và kháng đa của các quần thể cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) trong nghiên cứu Cỏ lồng vực kháng thuốc đã được tìm thấy tại tất cả các địa phương được nghiên cứu, các quần thể cỏ được kiểm tra cho thấy cỏ có khả năng kháng với ít nhất một loại thuốc được thử nghiệm, phần trăm quần thể kháng thuốc chiếm khoảng 33,3% đến 89,4% trên tổng số mẫu thu được tại địa phương. Các quần thế có biểu hiện của kháng chéo và kháng đa cũng được tìm thấy trong nghiên cứu. Bảng 4.10 Phần trăm cỏ kháng thuốc đối với bispyribac, penoxsulam và quinclorac ở các tỉnh thành RR và RRR (%) An Giang Cần Thơ Hậu Giang Kiên Giang Long An Tiền Giang Vĩnh Long Bis 0,0 12,5 5,8 0,0 14,2 16,7 0,0 Pen 16,6 6,2 17,6 20,0 14,3 16,7 50,0 Quin 33,3 31,2 11,7 20,0 14,3 16,7 50,0 Bis-Pen 16,6 0,0 35,2 0,0 0,0 16,7 0,0 Bis-Quin 16,6 18,7 5,8 20,0 28,5 0,0 0,0 Pen-Quin 16,6 6,2 17,6 20,0 0,0 0,0 0,0 Bis-Pen- Quin 0,0 25,0 5,8 20,0 28,6 33,3 0,00 N 12 16 17 5 7 6 4 % số mẫu 50 87,5 89,4 80 87,5 60 33,3 16 4.3.2 Tương quan giữa kích thước ruộng và tập quán nhổ cỏ tay Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước ruộng có ảnh hưởng đến tập quán nhổ cỏ tay trên ruộng lúa tại ĐBSCL (phương sai một chiều t-test, P<0,05), nông dân sở hữu diện tích đồng ruộng lớn có xu hướng nhổ cỏ ít hơn so với nông dân có ruộng nhỏ (Hình 4.7). Tổng cộng 31/76 nông dân được phỏng vấn có diện tích cánh đồng >1,5 ha, 67,7% trong số đó không thực hiện nhổ cỏ tay sau khi phun thuốc cỏ, chi phí cao cho việc nhổ cỏ tay trên diện tích lớn là nguyên nhân chính cho sự khác biệt này. Hình 4.7 Tương quan giữa kích thước ruộng và nhổ cỏ tay 4.3.3 Ảnh hưởng của nhổ cỏ tay lên mức độ kháng thuốc của cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) tại ĐBSCL Những ruộng không có nhổ cỏ tay có cỏ kháng thuốc ở mức cao hơn so với những ruộng có nhổ cỏ tay(Hình 4.8). Mức độ kháng thuốc trung bình ở 15 ruộng không có nhổ tay là 4,8 so với mức 3,1 của những ruộng có nhổ cỏ tay sau khi phun thuốc. Nhổ cỏ tay Có Không D iệ n t íc h r u ộ n g ( h a) 17 Hình 4.8 Ảnh hưởng của nhổ cỏ tay lên mức độ kháng thuốc cỏ của cỏ trên ruộng 4.4 Thí nghiệm 4. Hiệu lực trừ cỏ lồng vực của thuốc rinskor tại ĐBSCL 4.4.1 Hiệu lực của thuốc rinskor trên 3 nhóm cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) thu thập tại ĐBSCL Bảng 4.13 Giá trị LD90 trung bình của quần thể cỏ lồng vực đối với bispyribac, penoxsulam, quinclorac và rinskor LD90 (g/ha) Bispyribac Penoxsulam Quinclorac Rinskor An Giang 23,3b 11,9 495ab 19,3 Cần Thơ 34,0ab 16,5 844a 15,6 Hậu Giang 36,4a 16,7 545ab 17,9 Kiên Giang 40,3a 14,7 384ab 17,8 Long An 35,9a 16,1 593ab 18,8 Tiền Giang 27,2b 13,0 341b 16,4 Vĩnh Long 34,4ab 16,1 439ab 15,1 Trung bình 33,1 15,1 520,2 17,1 F * ns * ns CV(%) 34,9 38,8 93,2 43,4 Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 (phép kiểm định Tukey-Kramer). *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, ns:khác biệt không có ý nghĩa thống kê Liều khuyến cáo của các loại thuốc: bispyribac liều 25 g/ha; penoxsulam liều 12,5 g/ha; quinclorac liều 250 g/ha; rinskor liều 25 g/ha Nhổ cỏ tay Không Có M ứ c đ ộ k h án g t h u ố c 18 Giá trị LD90 trung bình của rinskor trên các quần thể thu thập được khoảng từ 15,1 đến 19,3 g/ha, giá trị này không có sự khác biệt giữa các vùng khác nhau (Bảng 4.13). 4.4.2 Hiệu lực của bispyribac, penoxsulam và quinclorac trên các quần thể cỏ lồng vực (E. crus-galli) mẫn cảm so với những quần thể cỏ kháng thuốc Hiệu lực của bispyribac, penoxsulam và quinclorac trên các quần thể cỏ kháng thuốc đã bị giảm so với hiệu lực trên các quần thể cỏ mẫm cảm. Liều khuyến cáo của 3 loại thuốc có thể phòng trừ 91,3- 100% quần thể mẫn cảm, tuy nhiên chỉ có thể phòng trừ được 40,7- 53,3% quần thể cỏ kháng. Liều càng cao cho thấy phản ứng liều càng thấp, hiệu lực trừ cỏ chỉ tăng 6% ở liều cao gấp 4 lần so với liều cao gấp đôi liều khuyến cáo. Bảng 4.15 Phần trăm cây chết của quần thể mẫn cảm (S) và quần thể kháng (R) khi được xử lý bằng thuốc bispyribac, penoxsulam và quinclorac % cây chết ở các liều khác nhau Liềuφ Thuốc 0,25X 0,5X 1,0X 2,0X 4,0X 8,0X Bispyribac-S 20,3a 43,7b 91,3a 99,3a 100 100 Penoxsulam-S 27a 52,7ab 97,3a 99,0a 100 99,7 Quinclorac-S 22,6a 64,3a 98,3a 100a 100 100 Bispyribac-R 4,6b 10,3c 51,7b 74,3b 88,0 97,0 Penoxsulam-R 8,3b 17,0c 40,7b 63,3b 94,0 99,7 Quinclorac-R 5,0b 18,7c 53,3b 81,3b 88,0 98,0 F * * * * ns ns CV(%) 7,2 5,7 10,2 6,9 5,2 4,1 φ 0,25X=25% liều khuyến cáo; 1X=liều khuyến cáo; 8,0X=800% của liều khuyến cáo. Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 (phép kiểm định Tukey-Kramer). Liều khuyến cáo của các loại thuốc: bispyribac liều 25 g/ha; penoxsulam liều 12,5 g/ha; quinclorac liều 250 g/ha; rinskor liều 25 g/ha 19 4.4.3 Hiệu lực của rinskor trên các quần thể cỏ lồng vực đã xác định mẫn cảm hoặc kháng bispyribac, penoxsulam và quinclorac Hiệu lực của rinskor trên các quần thể cỏ mẫn cảm với bispyribac, penoxsulam và quinclorac được trình bày trong Bảng 4.16. Liều 1,0X của rinskor có thể diệt được 94,3% đến 100% quần thể cỏ, không phân biệt tình trạng kháng hay mẫn cảm với các loại thuốc khác. Không có khác biệt về hiệu lực trừ cỏ ở liều 1,0X đến 8,0X, điều này cho thấy rằng rinskor ở liều khuyến cáo rất hiệu quả trên các quần thể cỏ lồng vực được thu thập. Bảng 4.16. Phần trăm cây chết của quần thể mẫn cảm (S) và quần thể kháng (R) khi được xử lý bằng thuốc rinskor ở liều khác nhau % cây chết ở các liều khác nhau Liềuφ Thuốc 0,25X 0,5X 1,0X 2,0X 4,0X 8,0X Rinskor_Bispyribac-S 31,0a 84,0a 100 100 100 100 Rinskor_Penoxsulam-S 26,3ab 83,7a 98,0 100 100 100 Rinskor_Quinclorac-S 27,3ab 84,3a 96,3 100 100 100 Rinskor_Bispyribac-R 33,0a 81,7a 95,7 100 99,3 100 Rinskor_Penoxsulam-R 18,0b 70,0b 94,3 100 100 100 Rinskor_Quinclorac-R 17,3b 76,0b 98,3 100 100 100 F * * ns ns ns ns CV(%) 11,4 8,4 8,1 0 4,4 0 φ 0,25X=25% liều khuyến cáo; 1X=liều khuyến cáo; 8,0X=800% của liều khuyến cáo. Các giá trị trung bình mang các chữ cái bắt đầu giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 (phép kiểm định Tukey-Kramer). Liều khuyến cáo của rinskor: 25 g/ha 4.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_tinh_khang_va_co_che_khang_thuoc.pdf
Tài liệu liên quan