Tóm tắt Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức

Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc

nửa đầu thế kỉ XIX

2.1.1. Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Lý Văn Phức sinh năm 1785 mất năm 1849. Ông là sinh ra vào giai

đoạn cuối thời Lê Trung hưng, qua triều Tây Sơn (1788 - 1802) đến đầu

triều Nguyễn (1802 - 1849). Tuổi thơ của ông là thời kì đất nước nhiều biến

động, chiến tranh, nội chiến.11

Về ngoại giao, bên cạnh mối bang giao lâu đời vẫn được duy trì với

phong kiến Trung Quốc, thời kì này phát triển quan hệ bang giao với các

nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.

2.1.2. Quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc khoảng giữa thế kỉ

XIX

Các vị vua triều Nguyễn đều coi trọng quan hệ bang giao. Nguyễn Ánh

ngay khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng hệ thống dịch trạm từ Nhị Hà đến

Lạng Sơn để đón, tiếp sứ. Vua Minh Mệnh rất coi trọng sứ thần. Việc bang

giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn giữa thế kỉ XIX là thời gian

việc triều cống diễn ra bình thường, không gián đoạn.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài, Trần Ích Nguyên là một chuyên gia về Lý Văn Phức, tác giả của cuốn sách Việt Nam Hán tịch văn hiến thuật luận. 1.1.1.3. Các bài tạp chí và kỷ yếu hội thảo Theo trình tự thời gian, chúng tôi điểm lại những bài viết công bố trên tạp chí và các kỷ yếu hội thảo nghiên cứu về Lý Văn Phức. Năm 1981, tác giả Nguyễn Đổng Chi trong bài viết “Lý Văn Phức, cây bút luận chiến ngoại giao cứng cỏi” [82, tr. 530] khẳng định Lý Văn Phức là vị sứ thần, “không làm nhục sứ mệnh”, một nhà văn tài hoa đầy dũng khí và lòng tự trọng. Năm 1988, Nguyễn Đăng Na có bài viết “Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức” được đăng trên Tạp chí Tác phẩm mới. Đến năm 2001, bài viết có bổ sung, dịch mục Châu thuyền và phần Phụ lục in trong Văn xuôi Việt Nam thời trung đại. 6 Năm 1992, Dương Thị The trong bài viết “Sứ trình tiện lãm khúc - tác phẩm thơ chữ Nôm của Lý Văn Phức” trên Tạp chí Hán Nôm đã chọn văn bản VHv.217 làm bản nền, và phiên âm, chú thích một số trích đoạn. Năm 2004, Nguyễn Thị Ngân có bài viết “Dòng họ Lý Văn Phức qua Lý thị gia phải” trên Thông báo Hán Nôm học. Năm 2007 hàng loạt các hội thảo liên quan đến Lý Văn Phức và các tác phẩm của ông được tổ chức, nhiều bài nghiên cứu được công bố. Đó là các bài viết của tác giả Nguyễn Thị Ngân và Trần Ích Nguyên. Năm 2012, tại hội thảo Hội thảo về văn hóa Mân được tổ chức tại Đài Loan, Trịnh Khắc Mạnh đã có bài tham luận “Lý Văn Phức (1785 - 1849) và tác phẩm Mân hành”. Năm 2017, hai bài viết về sự nghiệp trước tác của Lý Văn Phức được công bố trên tạp chí Nghiên cứu văn học có nhiều đóng góp mới trong nghiên cưu. Thứ nhất, bài “Sự nghiệp trước thuật của Lý Văn Phức” số tháng 2 năm 2017 của Phạm Văn Ánh. Thứ hai là Trần Hải Yến với bài “Nhìn lại việc phiên âm các tác phẩm Nôm của Lý Văn Phức và việc lưu truyền các phiên bản quốc gữ của chúng từ đầu thế kỉ XX đến nay”. . 1.1.1.4. Biên dịch tác phẩm của Lý Văn Phức Biên dịch các tác phẩm của Lý Văn Phức được tiến hành khá sớm, và với các tác phẩm bằng chữ Nôm trước. Theo trình tự thời gian, các công trình biên dịch cụ thể như sau: Theo biên mục Thư viện Quốc gia còn lưu bản sớm nhất của Nhị độ mai vãn vào năm 1905. Đây là bản in lần thứ ba nên bản in lần đầu còn có niên đại sớm hơn nữa. Năm 1919, trên Tạp chí Nam Phong giới thiệu ba tác phẩm của Lý Văn Phức: Bất phong lưu truyện, Hồi chu trở phong thán, Tự thuật ký. Sau này, Dương Quảng Hàm đã dịch, giới thiệu trọn vẹn bài Tự thuật ký, có chú giải khá chi tiết, và giới thiệu Nằm váng, khóc măng trong Nhị thập tứ hiếu diễn âm trong Việt Nam thi văn hợp tuyển. 7 Năm 1962, Truyện Tây sương được Vũ Kỳ Sâm phiên âm và Phạm Trọng Điềm chú thích trong cuốn Lý Văn Phức - Truyện Tây sương. Năm 1972, tác phẩm Nhị độ mai được biên dịch và công bố, trong cuốn Nhị độ mai do Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Phách giới thiệu. Năm 1975, tác phẩm Ngọc Kiều Lê tân truyện được Trần Văn Giáp phiên âm, khảo dị, chú thích trong cuốn sách cùng tên. Năm 1993, cuốn Thơ đi sứ đã trích dẫn giới thiệu tác gia Lý Văn Phức và một số bài thơ chữ Hán, chữ Nôm viết trong các chuyến đi hiệu lực ở Tiểu Tây Dương năm 1830, đi công cán ở Việt Đông năm 1833 và đi sứ Yên Kinh năm 1841. Năm 2000, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 16, giới thiệu Lý Văn Phức và 4 tác phẩm: Sứ trình tiện lãm khúc, Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Truyện Ngọc Kiều Lê, Truyện Tây sương. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Ngân đã phiên âm, dịch nghĩa, chú toàn bộ Tây hành kiến văn kỷ lược trong luận án Tiến sĩ Nghiên cứu Lý Văn Phức và Tây hành kiến văn kỷ lược. Năm 2012, Nguyễn Thị Nhung trong khóa luận Tìm hiểu “Sứ trình chí lược thảo” đã nghiên cứu về đặc điểm văn bản, đánh giá giá trị nội dung, hình thức và phiên âm, dịch nghĩa và chú thích toàn bộ tác phẩm này. Ngoài ra những bài thơ, văn của Lý Văn Phức còn được dịch giới thiệu rải rác ở một số công trình nghiên cứu về thơ văn ông. 1.1.2. Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo 1.1.2.1. Khảo cứu về văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, tình hình văn bản của tác phẩm được nói vắn tắt: đây là tập thơ, văn Lý Văn Phức làm trong dịp đi sứ Yên Kinh Trung Quốc năm Thiệu Trị Tân Sửu (1841), tác phẩm này hiện còn tồn tại 08 bản, chép tay, lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 8 Trong bài viết “Sự nghiệp trước thuật của Lý Văn Phức”, Phạm Văn Ánh đã sơ bộ khảo sát bản CNTVT ký hiệu A.304, văn bản gồm 80 bài thơ và một số bài kí do Lý Văn Phức sáng tác. Phạm Văn Ánh đã phát hiện thêm 1 dị bản CNTVT chép trong Hoàng Hoa tạp vịnh kí hiệu A.1308. 1.1.2.2. Tình hình biên dịch Chu Nguyên tạp vịnh thảo Chưa có công trình biên dịch trọn vẹn, tập trung vào tác phẩm CNTVT, tuy nhiên xuất hiện trong các bài nghiên cứu hoặc công trình tuyển tập có bài thơ văn, hoặc bộ phận bài thơ văn được dịch. Trong cuốn chuyên luận Lý Văn Phức, Hoa Bằng trích dịch giới thiệu một phần bài tựa Lý Văn Phức viết và bài tựa do Lê Văn Đức viết. Cũng trong chuyên luận này, trích dịch hai bài thơ: Nguyên đán, nhị nhật, bi thuật; Nhục thực hí thành. Trong bài viết “Văn hóa ẩm thực châu Á đầu thế kỷ XIX dưới ngòi bút Lý Văn Phức Việt Nam” Trần Ích Nguyên cũng dịch, lại bài thơ Nhục thực hí thành với nhan đề là Nhục thực hí trình chư đồng sự . Năm 2015 bài tựa do Lê Văn Đức trong tập CNTVT được dịch toàn bộ, giới thiệu trong Tuyển tập thi luận Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở nội dung về thân thế sự nghiệp, quê quán, hành trạng. Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông năm trong khoảng từ năm 1830 đến năm 1841. Trong thời kì này, ông đi hiệu lực, công cán, đi sứ đồng thời để lại một di sản thơ văn đồ sộ. - Sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Điều này cho thấy bút lực dồi dào và đa dạng. Tính đến nay bảng danh mục các tác phẩm và sơ bộ tình hình văn bản của Lý Văn Phức do Phạm Văn Ánh cung cấp chi tiết hơn cả nhưng cũng chưa đầy đủ. - 14 bản CNTVT hiện tồn chưa được khảo sát định lượng số bài, đối chiếu dị văn, so sánh các dị bản, quá trình truyền bản giữa chúng. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc trích dịch giới thiệu một bài tựa, một số bài thơ. Về 9 tác phẩm, đương nhiên do chưa được dịch, công bố cho nên chưa có công trình nào đánh giá giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm đi sứ này. 1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài Dựa trên những đánh giá về tình hình nghiên cứu như trên, chúng tôi đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài: - Bổ sung những thông tin về chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức đến Yên Kinh Trung Quốc. - Khảo sát tả chi tiết tình trạng của 14 văn bản CNTVT hiện tồn, xác định thế hệ bản sao, khảo sát dị văn giữa các bản, chọn bản tin cậy để biên dịch và công bố. - Nghiên cứu đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm CNTVT. 1.4. Các thuật ngữ sử dụng trong luận án 1.4.1. Đi sứ, đi công cán, đi hiệu lực Đi sứ, chỉ những phái đoàn được cử sang thực hiện sứ mệnh bang giao như: tiến cống, cầu phong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng Đi công cán, là những chuyến đi mang tính chất sự vụ như: đi mua sắm vật dụng cho triều đình, đi truy bắt tội phạm trong nước chạy sang nước bạn, trao trả tội phạm, hộ tống người bị bão giạt, mua hàng hóa Đi hiệu lực, tức là đi phục dịch để lấy công chuộc tội. 1.4.2. Thơ bang giao, thơ đi sứ Thơ bang giao là khái niệm chỉ những bài thơ được sáng tác trong các hoạt động bang giao giữa sứ thần các nước. Thơ đi sứ là một bộ phận của thơ bang giao. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Bùi Duy Tân “thơ đi sứ là những tác phẩm của các sứ thần viết ra, để bày tỏ tâm sự và miêu tả hành trình đi sứ của mình” [86, tr 302]. 1.4.3. Văn bản, tác phẩm Văn bản, theo D.X. Likhachev thì Văn bản là một bản tin biểu đạt bằng ngôn ngữ thể hiện ý đồ của người sáng tạo ra nó. Tác phẩm, được 10 hiểu là phải có sự thống nhất về nội dung và hình thức, thể hiện ý đồ sáng tác. 1.4.4. Bản nền, dị bản Bản nền, luận án đồng quan điểm với tác giả Trịnh Khắc Mạnh khi xác định bản nền “trên thực tế để tiến hành so sánh đối chiếu các dị bản, cũng có thể chọn bản đầy đủ làm bản nền, còn bản nền có trùng với bản cổ, hay trùng với bản tin cậy hay không thì chỉ được xác định sau nghiên cứu phân tích văn bản” Dị bản, chỉ những văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm”. Tiểu kết Chương tổng quan đã điểm lại những nghiên cứu liên quan tới đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo luận án đề xuất ba nội dung nghiên cứu bổ sung. Thứ nhất, hoàn thiện những thông tin liên quan đến chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 của tác giả. Thứ hai, bằng phương pháp văn bản học, chúng tôi mô tả 14 dị bản hiện tồn của CNTVT, đối chiếu đưa ra danh mục thơ văn, xác lập văn bản khả tín để dịch thuật và công bố. Cuối cùng, luận án nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật tác phẩm CNTVT, bước đầu có sự so sánh với tác phẩm đi sứ khác của Lý Văn Phức cũng như sáng tác của các tác giả cùng thời. Chƣơng 2: LÝ VĂN PHỨC VÀ CHUYẾN ĐI SỨ YÊN KINH (TRUNG QUỐC) NĂM 1841 2.1. Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XIX 2.1.1. Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Lý Văn Phức sinh năm 1785 mất năm 1849. Ông là sinh ra vào giai đoạn cuối thời Lê Trung hưng, qua triều Tây Sơn (1788 - 1802) đến đầu triều Nguyễn (1802 - 1849). Tuổi thơ của ông là thời kì đất nước nhiều biến động, chiến tranh, nội chiến. 11 Về ngoại giao, bên cạnh mối bang giao lâu đời vẫn được duy trì với phong kiến Trung Quốc, thời kì này phát triển quan hệ bang giao với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. 2.1.2. Quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc khoảng giữa thế kỉ XIX Các vị vua triều Nguyễn đều coi trọng quan hệ bang giao. Nguyễn Ánh ngay khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng hệ thống dịch trạm từ Nhị Hà đến Lạng Sơn để đón, tiếp sứ. Vua Minh Mệnh rất coi trọng sứ thần. Việc bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn giữa thế kỉ XIX là thời gian việc triều cống diễn ra bình thường, không gián đoạn. 2.2. Giới thiệu chung về cuộc đời và tác phẩm của Lý Văn Phức 2.2.1. Cuộc đời Lý Văn Phức (1785-1849) Trong luận án này, chúng tôi không trình bày lại toàn bộ những thông tin về tác giả, mà tập trung phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan góp phần hình thành nên tài năng thơ văn của Lý Văn Phức. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự nghiệp của Lý Văn Phức, bao gồm các yếu tố gia đình và thời đại. Tổ tiên và gia đình, tổ tiên của Lý Văn Phức ở thôn Tây Hương, thuộc huyện Long Khê, phủ Chương Thâu, tỉnh Phúc Kiến. Những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Lý Văn Phức là: ông nội, cha và mẹ. Ông nội là Lý Khắc Đôn, theo nghiệp Nho và đậu Hương tiến. Cha ông Nho nghèo, các con nhỏ, gặp thời loạn lạc nên người cha phải vừa làm thuốc vừa dạy học để kiếm sống. Chính tấm gương cần mẫn của cha ông, cùng sự chịu thương của mẹ đã hun đúc nên tinh thần chăm chỉ, ý chí không ngừng vươn lên của Lý Văn Phức. Thời đại, Lý Văn Phức sinh ra và lớn lên trong một thời kì nhiều biến động. Trong cuộc đời mình, ông đã chứng kiến sự trị vì và thay thế của các triều đại, bao cảnh đau thương, thảm khốc trong nhân gian. Hoàn cảnh xã 12 hội ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình, khiến cho tuổi trẻ ông gặp nhiều trắc trở nhưng lại vun vén nên đức tính kiên cường ở ông. Văn hóa xã hội, Lý Văn Phức sinh ra vào nửa cuối thế kỉ XVIII, được tiếp xúc sách vở từ sớm. Giai đoạn này, lịch sử văn hóa dân tộc chứng kiến những hoạt động và thành tựu văn hóa với những tên tuổi lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Những giá trị tư tưởng đã ngấm truyền vào Lý Văn Phức và việc dụng chữ Nôm sáng tác văn học được ông vận dụng rất thành công. Những biến động cuộc đời, cuộc đời làm quan của Lý Văn Phức trải qua nhiều thăng trầm. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến tư tưởng và sự nghiệp sáng tác. Sau lần bị bãi chức, ông được cử đi hiệu lực ở Tiểu Tây Dương để lập công chuộc tội. Trong chuyến đi này, Lý Văn Phức đã bộc lộ sở trường của một vị quan ngoại giao xuất sắc. Sau đó, ông liên tiếp được giao trọng trách đi sứ, công cán ở nước ngoài. Sự nghiệp ngoại giao chính là tiền đề phát triển sự nghiệp văn học của ở Lý Văn Phức. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự nghiệp của Lý Văn Phức Bản thân Lý Văn Phức là người thông minh, hiếu học và giàu nghị lực. Cậu bé Đường 棠 đi học từ 7 tuổi, phải đến năm 22 tuổi mới đỗ Sinh đồ (Tú tài). Sau 12 năm vật lộn kiếm sống và học hành, nhưng ông vẫn kiên trì cho đến năm 33 tuổi thi đỗ Hương tiến (Cử nhân). Lý Văn Phức có phẩm chất của một vị quan ngoại giao giỏi. Sau chuyến đi đầu tiên đến Tiểu Tây Dương, Đại Nam thực lục (tập 2) ghi chép lời của bọn phái viên Lê Thuận Tĩnh nói “Phức là người làm việc xuất sắc”. Ông là người quảng giao, đặc biệt là với các văn nhân Nho sĩ cùng chí hướng, yêu và có tài văn thơ. Theo khảo sát của Dương Đại Vệ trong luận văn Thạc sĩ, Lý Văn Phức có sự giao lưu với 14 vị quan lại và 17 văn nhân Trung Hoa trong 6 chuyến đi đến đất nước này. 13 Hội tụ những yếu tố chủ quan và khách quan như trên, Lý Văn Phức đã trở thành một vị quan ngoại giao xuất sắc, một tác gia văn học lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX. 2.2.2. Sự nghiệp văn học của Lý Văn Phức Sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức song song với chặng đường đời. Những sáng tác của ông tập trung trong thời gian làm quan ngoại giao. Danh mục tác phẩm thơ, văn của Lý Văn Phức rất đồ sộ, nên một trong nhưng công việc đầu tiên khi nghiên cứu sự nghiệp văn học của Lý Văn Phức, nhà nghiên cứu nào cũng có tham vọng tổng hợp những tác phẩm của tác giả. Luận án hệ thống thông tin và lập danh mục đầy đủ sáng tác của Lý Văn Phức ở Phụ mục 1 của luận án. Tài năng thơ văn, Lý Văn Phức được bậc danh Nho đánh giá rất cao, nổi bật nhất là ở sự tự nhiên và thành thực. Trong bài tựa ở tập CNTVT, Lê Văn Đức cho biết Lý Văn Phức là người giỏi từ hành, ca, phú đến thơ lại càng giỏi giang. Thơ ông đến một cách tự nhiên mà kiệt xuất, là kết tựu của tài năng, học vấn tinh thông, kinh nghiệm đi nhiều cùng năng lực quan sát không mệt mỏi. 2.3.1. Mục đích của chuyến đi Năm Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), Lý Văn Phức làm Chánh sứ đi Yên Kinh báo tang vua Minh Mệnh. Chuyến đi sứ vừa tròn một năm: từ mùa xuân năm Tân Sửu (1841) đến mùa xuân năm Nhâm Dần (1842). 2.3.2. Hành trình của chuyến đi Căn cứ vào Sứ trình chí lược thảo, Sứ trình toát yếu biên, chúng ta có thể dựng lại một cách chi tiết con đường mà Lý Văn Phức và đoàn sứ bộ đã đi tới Yên Kinh. Những tác phẩm thuộc thể ký, không chỉ giúp chúng ta hình dung một cách chi tiết, cụ thể con đường đi sứ, còn là căn cứ quan trọng khi chúng ta tìm hiểu tác phẩm CNTVT. 14 Mục đích của nội dung này không chỉ là dựng lại con đường đi sứ với những đơn vị hành chính chi tiết nhất, mà còn dựng lại con đường đi sứ xuyên suốt tập thơ CNTVT, cởi giải những khúc mắc về địa danh, nhân vật lịch sử được ghi lại trong tập thơ. 2.3.3. Bốn tác phẩm văn học của Lý Văn Phức được sáng tác trong chuyến đi sứ năm 1841 Trong chuyến đi này, ngoài CNTVT, Lý Văn Phức còn viết ba tác phẩm khác cả chữ Hán và chữ Nôm: Sứ trình tiện lãm khúc 使程便覽曲, Sứ trình quát yêu biên 使程括要編, Sứ trình chí lược thảo 使程志略草. Mỗi một thể loại văn học có ưu thế riêng, đã phản ánh một cách toàn diện chuyến đi này. Đây là một hiện tượng văn học thú vị chỉ đến đầu thế kỉ XVIII mới xuất hiện, đó là nhà văn - nhà ngoại giao sáng tác từ hai tác phẩm trở lên trong một chuyến đi sứ, như Nguyễn Tông Quai, Bùi Văn Dị, Nguyễn Tư Giản. Tiểu kết Ở chương 2, luận án đã hệ thống lại thông tin về cuộc đời sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức và chuyến đi sứ năm 1841 đến Yên Kinh của ông. Những yếu tố khách quan và chủ quan hội tụ vun đắp nên nhân cách, tài năng ngoại giao và sự nghiệp văn chương rực rỡ của Lý Văn Phức. Luận án lập danh muc đầy đủ các sáng tác văn chương của Lý Văn Phức. Về chuyến đi sứ cuối cùng đến Yên Kinh năm 1841 là chuyến đi tương đối đặc biệt với Lý Văn Phức, chuyến đi ông nhận được nhiều ân sủng và kỳ vọng. Tất cả những điều đó Lý Văn Phức thể hiện qua 4 tác phẩm thuộc 4 thể loại khác nhau. Điều này vừa cho thấy tài năng, bút lực văn chương dồi dào của tác giả vừa khắc họa một cách trọn vẹn toàn diện hành trình đi sứ. Đây là một hiện tượng văn học thú vị và đặc biệt ở giai đoạn này. 15 Chƣơng 3: KHẢO SÁT VĂN BẢN CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC 3.1. Tình hình văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo Tác giả luận án bổ sung hai bản CNTVT chưa được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập đến. Đó là bản CNTVT kí hiệu R.240 ở Thư viện Quốc gia và bản CNTVT kí hiệu HN.660 ở Viện Văn học. Bởi vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ghi nhận còn 14 bản CNTVT. Dựa vào hình thức tên gọi văn bản, chúng tôi chia làm 2 nhóm văn bản. Nhóm 1 có tiêu đề CNTVT, gồm 10 dị bản là các kí hiệu sau: A.1188, VHv. 111, VHv.1146, A.304, A.2992, A.2805, A.2497, VHv.110, R. 240, HN.660. Nhóm hai là các bản tiêu đề không ghi CNTVT, gồm 4 dị bản còn lại, đó là các kí hiệu: A.1250, A.2636, A.1308, A.1757. * Nhận xét chung về 14 văn bản hiện tồn +/ Vấn đề tên gọi văn bản Tên sách, sách chép tập thơ, văn CNTVT vừa có vựng tập vừa có biệt tập. Tiêu đề sách nhóm 1 đều ghi CNTVT, nhóm 2 không ghi CNTVT, gồm 4 bản. Trong đó, hai bản Mân hành thi tập A.1250 và Sứ Thanh văn lục A.1757 chép chung với các tác phẩm khác. Hai bản Sứ trình di lục 使程遺 錄 kí hiệu A.2636, Hoàng Hoa tạp vịnh 皇華雜詠 kí hiệu A.1308 đều là những biệt tập, Tên tác phẩm, trong 14 dị bản, tác phẩm này có ba nhan đề khác nhau: Sứ trình di lục 使程遺錄 (bản A.2636), Hoàng Hoa tạp vịnh 皇華雜詠 (A.1308), CNTVT (các bản còn lại). Cả ba nhan đề đều thể hiện đây là tập thơ văn đi sứ. Tuy nhiên, CNTVT chính là nhan đề đã được Lý Văn Phức đặt cho tác phẩm này. +/ Cấu trúc của văn bản Từ sự mô tả văn bản chung nhất về hiện trạng các bản sao CNTVT trên đây, căn cứ vào những thông tin thống nhất giữa các văn bản, sự phân 16 tích tư liệu có được, luận án đưa ra cấu trúc của các bản sao CNTVT như sau: - Tên văn bản: Chu Nguyên tạp vịnh thảo - Hai bài tựa: 1. Bài tựa do Lê Văn Đức viết; 2. Bài tựa Lý Văn Phức tự viết. - Các bài thơ văn trên hành trình đi sứ từ kinh đô Phú Xuân tới Yên Kinh, và từ Yên Kinh trở về đến Hà Nội. - Một số nội dung khác ghi chép ngoài thơ, văn. +/ Dựa vào chủ thể sáng tác luận án phân loại các bài thơ văn trong CNTVT thành ba nhóm: thứ nhất là những sáng tác của Lý Văn Phức, gồm 165 bài; thứ hai là những sưu tập khác của Lý Văn Phức, gồm 6 bài; thứ ba là những sáng tác của tác giả khác, gồm 7 bài. 3.2. Khảo dị 14 bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo 3.2.1. Chọn bản nền Bản A.1188 ghi chép đầy đủ nhất số lượng thơ, thường có kèm đầy đủ lời tự dẫn và chú giải sau nguyên tác ở mỗi bài. Do vậy, chúng tôi chọn bản A.1188 là bản nền, làm cơ sở để đối chiếu so sánh với 13 bản còn lại. 3.2.2. Khảo sát số lượng các bài thơ, văn Trong 14 văn bản CNTVT, bản A. 1188 là bản có số lượng bài đầy đủ nhất, ghi chép 177 bài. Các bản VHv.111, A.1308 và R.240 đã bổ sung cho bản A.1188 một bài Án Yên Đài bát cảnh, trong mục sưu tầm, ghi chép. Như vậy, số bài thơ văn trong văn CNTVT là 178 bài. Trong đó, 165 sáng tác và 6 bài sưu tầm ghi chép của Lý Văn Phức cùng 6 sáng tác của các tác giả khác. Trong 178 bài thơ văn của tập CNTVT qua khảo sát đối chiếu chỉ có 17 bài thơ xuất hiện trong cả 14 dị bản. Đây đều là những sáng tác của Lý Văn Phức. 3.2.3. Khảo dị nhan đề các bài thơ, văn 17 CNTVT có 178 bài thơ văn, để đưa ra một danh mục tương đối chính xác, luận án tiến khảo sát nhan đề gồm nhận định về tình hình xuất, nhập và sai khác từ ngữ của nhan đề. (Xem Phụ lục 2: Khảo sát nhan đề và số lƣợng các bài thơ văn) 3.2.3.1. Tình hình xuất nhập từ ngữ 14 văn bản CNTVT có 42 trường hợp nhan đề có hiện tượng xuất, nhập và sai khác từ ngữ. (Xem Phụ lục 3: Tình hình xuất nhập, từ ngữ sai khác trong nhan đề các bài thơ văn). 3.2.3.2. Sai khác về từ ngữ Sai khác giữa nhan đề các văn bản gồm 22 trường hợp. Trong đó có trường hợp khác biệt không làm thay đổi nội dung nhan đề thơ, văn. Tuy nhiên, nhan đề trong các dị bản còn một số trường hợp sai khác cần biện giải. 3.2.4. Khảo dị nội dung 17 bài thơ 3.2.4.1. Sai khác trong chính văn của 17 bài thơ Trong phần nội dung thơ, do sự quy định chặt chẽ về số chữ trong một câu, số câu trong một bài; nên chỉ xuất hiện sai khác, đảo mà không có xuất, nhập. 3.2.4.2. Sai khác ở thi tự của 17 bài thơ trùng nhau Có 19 điểm bản nền thừa so với 13 bản còn lại. 13 điểm bản nền thiếu so với các bản còn lại. 13 từ, ngữ bản nền sai khác so với 13 bản còn lại. Trong 14 văn bản CNTVT, các chữ có hiện tượng viết kiêng húy: chữ thời 時, chữ hoa 華, chữ nhậm任. 3.4. Tổng hợp tình hình văn bản và sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản sao của văn bản CNTVT Chúng tôi đã khảo sát văn bản CNTVT trên nhiều phương diện. Cuối cùng, luận án tổng hợp sự khác biệt giữa 14 bản sao về hình thức, xác lập sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản trong hệ thống văn bản CNTVT. 18 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các dị bản 3.5. Xác định bản tin cậy Trên cơ sở khảo cứu, chúng tôi cho rằng bản A.1188 là bản đầy đủ nhất về số lượng thơ văn (177/ 178 bài) và thi tự ở mỗi bài. Do vậy, chúng tôi chọn bản A.1188 là bản đáng tin cậy hơn cả để phiên dịch, nghiên cứu và công bố. Bản A.1188 chép thiếu 1 bài ở phần sưu tầm ghi chép của Lý Văn Phức, bài 114: Án Yên Đài bát cảnh 按燕臺八景, chúng tôi bổ sung từ các bản khác. Tiểu kết Bằng phương pháp văn bản học, luận đã tiến hành khảo sát tình hình văn bản tác phẩm CNTVT của Lý Văn Phức và đi đến một số kết luận sau. Số lượng văn bản tác phẩm CNTVT còn 14 văn bản, tất cả đều là bản chép tay và tình trạng văn bản còn khá tốt. Về số lượng, 14 văn bản CNTVT ghi chép 178 bài thơ, văn. Trong đó, 165 bài là sáng tác và 6 bài ghi chép sưu tầm của Lý Văn Phức cùng 7 sáng tác của các tác giả khác. Luận án đã khảo dị trong nội dung văn bản 17 bài thơ xuất hiện ở cả 14 bản, khảo sát hiện 19 tượng kiêng húy, tình hình xuất nhập, trật tự sao chép văn bản, khảo dị, luận án đưa ra sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản sao của tác phẩm CNTVT. Luận án cho rằng bản A.1188 là bản đáng tin cậy (thiện bản) để chọn phiên dịch, nghiên cứu và công bố. Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO 4.1. Giá trị nội dung 4.1.1. Ý thức dân tộc sâu sắc Ở CNTVT, ý thức dân tộc biểu hiện rõ nhất là thái độ trung cẩn và biết ơn của Lý Văn Phức đối với triều đình với nhà vua. Tinh thần dân tộc còn thể hiện ở niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Những giá trị văn hóa Việt mà ông truyền cảm luôn mạnh mẽ đánh thức niềm tự hào dân tộc trong ông. Ý thức dân tộc thể hiện chân thành, giản dị ở tình yêu, sự gắn bó máu thịt và niềm tự hào sâu sắc với quê hương . 4.1.2. Cảm hứng sáng tạo thi ca hòa đồng cùng cảnh sắc thiên nhiên Thiên nhiên gắn liền với địa danh và di tích lịch sử Tên địa danh ở đây không chỉ là những danh từ riêng khô khan, mà qua ngòi bút tài hoa của tác giả mỗi miền đất lại hiện lên với một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc, cảnh vật, đặc trưng riêng. Qua CNTVT đã thể hiện rõ đặc điểm này. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Hình ảnh về thiên nhiên xuyên suốt tập thơ một cách tự nhiên là mùa xuân rực rỡ sắc màu, những buổi sáng trong trẻo có ánh mặt trời đỏ, sương trên lá biếc, gió thì thầm, những khu rừng hai bên bờ sông xanh mướt Thiên nhiên kì vĩ và hiểm trở Vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ trong CNTVT rất rõ nét. Thiên nhiên vừa hiểm trở vừa khắc nghiệt, khiến con đường đi sứ càng trở nên gian nan, nguy hiểm. 20 4.1.3. Từ con đường đi sứ Yên Kinh đến dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình trong Chu Nguyên tạp vịnh thảo Con đường đi sứ đến Yên Kinh được phản ánh chi tiết gắn với thông tin đáng tin cậy về các địa danh Trung Hoa vào thời điểm năm 1841. Hành trình đi sứ với không gian xa xôi, thời gian dằng dặc ảnh hưởng đến tâm tình cô đơn, nỗi lòng lẻ loi của sứ thần. Đối với hoàn cảnh đi xa, tha hương lữ khách, tình cảm gia đình, chữ hiếu với mẹ cha không bộc bạch thường xuyên nhưng lại rất sâu đậm. Bên cạnh tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, còn có một nét đặc trưng của thơ đi sứ và rất tiêu biểu ở Lý Văn Phức đó là tình bằng hữu ngoài biên giới. 4.2. Giá trị nghệ thuật 4.2.1. Thể loại Thể loại trong CNTVT rất đa dạng, chiếm số lượng lớn nhất là thơ Đường luật (137 bài). Thứ nhất, là thể bát cú đường luật. Luật thi yêu cầu chặt chẽ về niêm, luật, vần, đối. Niêm là nguyên tắc phối hợp thanh điệu theo chiều dọc của bài thơ, làm cho các liên thơ kết dính lại với nhau. Thứ hai, là thể thơ tuyệt cú. Tuyệt cú hay tứ tuyệt vốn được xem là thể thơ đặc sắc, ngắn gọn, m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_van_ban_tac_pham_chu_nguyen_tap_v.pdf
Tài liệu liên quan