Tóm tắt Luận án Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An

3.2. Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo

chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An

3.2.1. Hoạt động của các tác nhân

3.2.1.1. Hộ nuôi tôm

Trong hai nhóm hộ thì hộ nuôi chuỗi tôm 2 hiệu quả hơn hộ

nuôi tôm chuỗi tôm 1. Hộ nuôi ở chuỗi tôm 1 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí

thì thu được 1,30 đồng doanh thu và 0,30 đồng lợi nhuận; hộ nuôi

chuỗi tôm 2 thu được 1,57 đồng doanh thu và 0,57 đồng lợi nhuận.

3.2.1.2. Hộ đánh bắt

Hộ đánh bắt chuỗi cá cơm 1 với mức đầu tư chi phí cao hơn

(gấp 0,87 lần), nhưng hiệu quả thu được lại thấp hơn tham gia chuỗi 4.

Hộ đánh bắt chuỗi cá cơm 1 bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu được 1,10

đồng doanh thu, 0,10 đồng lợi nhuận, trong khi đó hộ đánh bắt chuỗi

cá cơm 2 thu được 1,36 đồng doanh thu và 0,36 đồng lợi nhuận.

3.2.1.3. Thương lái

Thương lái tham gia chuỗi cá cơm 1 đảm nhận vai trò như là

người môi giới giữa người nuôi và người bán buôn. Kết quả hoạt động

một lần giao dịch của thương lái tham gia chuỗi tôm 1 phụ thuộc vào

sự kết nối thành công giữa người nuôi và người bán buôn. Còn thương

lái tham gia chuỗi cá cơm 2 kết quả hoạt động của một lần thu mua

phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Với chi

phí bỏ ra rất ít nhưng thương lái tham gia chuỗi tôm 1 đạt hiệu quả cao

hơn, 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 3,45 đồng doanh thu, 2,45 đồng lợi

nhuận, còn thương lái tham gia chuỗi cá cơm 2 chỉ thu được 1,29 đồng

doanh thu và 0,29 đồng lợi nhuận.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển thủy sản của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan và một số tỉnh ở Việt Nam Chúng tôi đã rút ra ba bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi GTTS cho Việt Nam: (1) Phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả từng hoạt động, từng mắt xích của chuỗi; (2) Phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá tiêu chí chất lượng sản phẩm; (3) Bài học về sự phối hợp các tác nhân trong phân tích chuỗi GTTS. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận theo loại sản phẩm và tiếp cận theo thị trường mở. 7 Hình 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An 2.2. Chọn sản phẩm và điểm nghiêm cứu 2.2.1. Chọn sản phẩm của chuỗi giá trị thủy sản nghiên cứu Dựa vào đặc điểm địa bàn, điệu kiện kinh tế xã hội, chúng tôi đã chọn sản phẩm của chuỗi GTTS Nghệ An là tôm nuôi và cá cơm đánh bắt. 2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu Vùng ven biển Nghệ An (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò) là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy sản của PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN Lập sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An + Vẽ sơ đồ + Xác định các tác nhân tham gia và chuỗi nghiên cứu + Đặc điểm chung của chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cấp phát triển chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An - Quan điểm - Định hướng - Giải pháp: Giải pháp chung và riêng cho từng tác nhân Đánh giá chung chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An - Thuận lợi - Hạn chế Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An - Nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân + Thời gian tham gia sản xuất, kinh doanh + Nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh - Nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế chuỗi + Nguồn vốn + Công nghệ, kỹ thuật - Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi + Trình độ các tác nhân + Quy mô của các tác nhân đầu tiên của chuỗi - Các nhân tố khác + Công tác khuyến ngư + Cơ chế, chính sách của tỉnh Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi + Hoạt động của các tác nhân: hoạt động và kết quả hoạt động của tác nhân trong chuỗi + Tình hình liên kết + Mức độ tham gia liên kết + Tình hình thực hiện hình thức liên kết Phân tích hoạt động quản lý chuỗi + Khả năng đáp ứng của chuỗi: sản phẩm, thương hiệu, sự phục vụ + Tính linh hoạt của chuỗi: thời gian đáp ứng, sự chia sẻ thông tin, địa điểm cung cấp sản phẩm + Chất lượng sản phẩm: sản phẩm của chuỗi được cấp những chứng chỉ như HACCP, ISO, BMP, GAP,.. Phân tích kinh tế của chuỗi + Chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi; + VA của các tác nhân đóng góp vào chuỗi; + Tỷ trọng chi phí gia tăng, giá trị gia tăng, lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi 8 tỉnh, là những địa phương có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Người dân ở những vùng này chủ yếu sống nhờ vào thuỷ sản. Chính vì vậy, vùng ven biển tỉnh Nghệ An là điểm nghiên cứu xuất phát của chuỗi. Các đối tượng được chọn làm nghiên cứu ở vùng ven biển này sẽ tập trung vào tác nhân nuôi trồng, đánh bắt, thương lái, chế biến. Còn các tác nhân khác, trên cơ sở khảo sát các chuỗi điển hình chúng tôi lựa chọn điều tra một số tác nhân thương mại và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các khu vực lân cận như thành Phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình, theo dòng luân chuyển của chuỗi. Với những tác nhân ở các địa điểm này chúng tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh. 2.2.3. Xử lý thông tin và số liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu và xử lý bằng các phần mềm máy tính trợ giúp như Excel và SPSS 15.0. 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Để thu thập thông tin dữ liệu chúng tôi tiến hành 2 giai đoạn: giai đoạn 1, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh thị trường (RMA) với phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin dữ liệu định tính nhằm xác định tác nhân, chức năng, vai trò, hoạt động giao dịch của các tác nhân; Giai đoạn 2, sử dụng phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi để thu thập thông tin định lượng từ đó có được dữ liệu để đi sâu phân tích được chuỗi GTTS. 2.2.5. Phương pháp phân tích 2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng của chuỗi, từ đó có những phân tích đánh giá chuỗi, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp được sử dụng để so sánh kết quả và hiệu quả, giá trị gia tăng của các tác nhân để thấy được sự công bằng trên chuỗi, so 9 sánh khả năng đáp ứng và tính linh hoạt của các chuỗi, so sánh các hình thức liên kết biết được tính liên kết giữa các tác nhân, thấy được những mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh. 2.2.5.3. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị Phương pháp này được sử dụng để xác định chi phí và lợi nhuận được phân chia giữa những người tham gia chuỗi, xác định toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau, và từ đó xác định được ai có lợi ích từ sự tham gia trong chuỗi. 2.2.5.4. Phương pháp cho điểm Phương pháp cho điểm được áp dụng để đo sự đánh giá của các tác nhân trong chuỗi về mức độ chia sẻ thông tin, mối liên kết,...; Sự đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu, thái độ phục vụ,... của chuỗi. Chương 3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN 3.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản Chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn Nghệ An là tập các hoạt động của các tác nhân tham gia: người cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, vật tư,..), người nuôi/người đánh bắt cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các ngành như cán bộ khuyến nông, trung tâm giống thủy sản Nghệ An, Chi cục NTTS, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngân hàng, cơ chế chính sách của Nhà nước. Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An Đầu vào Sản xuất Thương mại Tiêu dùng Cung ứng đầu vào Người bán buôn Người bán lẻ Người chế biến Thương lái NGƯỜI NUÔI, ĐÁNH BẮT Thu gom Chế biến Người tiêu dùng cuối cùng 10 Sản phẩm tôm và cá cơm sau khi thu hoạch sẽ được bán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng dưới nhiều dạng sản phẩm như tươi, khô, nước mắm, thức ăn gia súc,... theo nhiều dòng luân chuyển qua các tác nhân. Hiện nay dòng luân chuyển tôm, cá dài, khối lượng nhiều nhất và dòng luân chuyển ngắn nhất được qua 4 chuỗi (hình 3.2). Chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1 luân chuyển sản phẩm tôm, cá dài và chiếm tỷ trọng khối lượng tiêu thụ lớn nhất chiếm 61,71% khối lượng tôm, 40,71% khối lượng cá. Chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 luân chuyển sản phẩm tôm, cá ngắn nhất, chiếm 24,84% khối lượng tôm, 16,67% khối lượng cá. Hình 3.2. Dòng luân chuyển chính sản phẩm tôm và cá cơm 3.1.2. Đặc điểm chung của chuỗi Chuỗi GTTS Nghệ An có đặc điểm: i) Cấu trúc của chuỗi khá đơn giản; ii) Sản phẩm của chuỗi không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng; iii) Chất lượng sản phẩm trong chuỗi giảm nhanh theo thời gian, nếu không được bảo quản, chế biến kịp thời. Tôm Cá cơm Chuỗi tôm 1 Chuỗi tôm 2 Chuỗi cá cơm 1 Hộ nuôi Hộ nuôi Hộ đánh bắt Hộ đánh bắt Chuỗi cá cơm 2 Thương lái Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ Hộ chế biến Người bán buôn Người bán lẻ Thương lái Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng 11 3.2. Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.2.1. Hoạt động của các tác nhân 3.2.1.1. Hộ nuôi tôm Trong hai nhóm hộ thì hộ nuôi chuỗi tôm 2 hiệu quả hơn hộ nuôi tôm chuỗi tôm 1. Hộ nuôi ở chuỗi tôm 1 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,30 đồng doanh thu và 0,30 đồng lợi nhuận; hộ nuôi chuỗi tôm 2 thu được 1,57 đồng doanh thu và 0,57 đồng lợi nhuận. 3.2.1.2. Hộ đánh bắt Hộ đánh bắt chuỗi cá cơm 1 với mức đầu tư chi phí cao hơn (gấp 0,87 lần), nhưng hiệu quả thu được lại thấp hơn tham gia chuỗi 4. Hộ đánh bắt chuỗi cá cơm 1 bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu được 1,10 đồng doanh thu, 0,10 đồng lợi nhuận, trong khi đó hộ đánh bắt chuỗi cá cơm 2 thu được 1,36 đồng doanh thu và 0,36 đồng lợi nhuận. 3.2.1.3. Thương lái Thương lái tham gia chuỗi cá cơm 1 đảm nhận vai trò như là người môi giới giữa người nuôi và người bán buôn. Kết quả hoạt động một lần giao dịch của thương lái tham gia chuỗi tôm 1 phụ thuộc vào sự kết nối thành công giữa người nuôi và người bán buôn. Còn thương lái tham gia chuỗi cá cơm 2 kết quả hoạt động của một lần thu mua phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Với chi phí bỏ ra rất ít nhưng thương lái tham gia chuỗi tôm 1 đạt hiệu quả cao hơn, 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 3,45 đồng doanh thu, 2,45 đồng lợi nhuận, còn thương lái tham gia chuỗi cá cơm 2 chỉ thu được 1,29 đồng doanh thu và 0,29 đồng lợi nhuận. 3.2.1.4. Hộ chế biến Công nghệ chế biến cá cơm của các hộ còn thủ công, chủ yếu sử dụng sức lao động. Tổng chi phí bình quân chế biến 1 tạ cá cơm khô hết 5,17 triệu đồng, cơ sở đã thu được 6,25 triệu đồng và 1,09 triệu đồng lợi nhuận. Cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì hộ thu về 1,21 đồng doanh thu và 0,21 đồng lợi nhuận. 3.2.1.5. Người bán buôn Kết quả kinh doanh của người bán buôn chuỗi tôm 1 cao hơn rất 12 nhiều lần người bán buôn chuỗi cá cơm 1, tính trên 1 tạ sản phẩm doanh thu gấp 1,57 lần và lợi nhuận gấp 3,62 lần. Nhưng hiệu quả kinh doanh của người bán buôn chuỗi tôm 1 không cao hơn nhiều so với kết quả của người bán buôn chuỗi cá cơm 1. 3.2.1.6. Người bán lẻ Người bán lẻ ở chuỗi tôm 1 và chuỗi cá cơm 1 mang lại kết quả cao hơn chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2. Hiệu quả thì ngược lại người bán lẻ tham gia chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 hoạt động hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi tôm 1 và chuỗi cá cơm 1, tuy nhiên cũng cao hơn không nhiều. 3.2.2. Tình hình liên kết - Chuỗi tôm 1, chuỗi giá trị tôm tươi: Hộ nuôi tôm → thương lái → người bán buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng Chuỗi tôm 1 là dòng luân chuyển tôm chính và chủ yếu. Đến vụ thu hoạch hộ nuôi thông báo cho thương lái, thương lái liên hệ và thỏa thuận với người bán buôn. Sau đó tôm được người bán buôn vận chuyển bán cho người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. - Chuỗi tôm 2, chuỗi giá trị tôm tươi: Hộ nuôi tôm → người bán lẻ → người tiêu dùng Chuỗi tôm 2 là chuỗi luân chuyển tôm ngắn nhất từ hộ nuôi đến tận tay người tiêu dùng chỉ qua 1 tác nhân là người bán lẻ. Sau khi thu hoạch, tôm sẽ được bán cho người bán lẻ ngay tại đầm. - Chuỗi cá cơm 1, chuỗi giá trị cá cơm khô: Hộ đánh bắt → Hộ chế biến → người bán buôn → người bán lẻ Chuỗi cá cơm 1 là dòng luân chuyển cá cơm chính và chủ yếu. Khi thuyền cập bến, hộ chế biến cá đến tận cảng thu mua. Sau khi chế biến xong hộ chế biến bán cho người bán buôn và chuyển đến cho người bán lẻ. - Chuỗi cá cơm 2, chuỗi giá trị cá cơm tươi: Hộ đánh bắt → thương lái → người bán lẻ → người tiêu dùng Sau khi mua cá từ ngư dân, các thương lái bán cho các nhà bán lẻ. Người bán lẻ bán cho người dân tại địa phương làm thức ăn hàng ngày hoặc một số ít muối mắm. 13 Kết quả khảo sát cho thấy các tác nhân dọc theo chuỗi hoạt động theo hình thức liên kết rời rạc, đứt đoạn ở từng khâu của chuỗi, liên kết giữa các tác nhân liền kề trước và liền sau. Họ chỉ quan hệ trực tiếp với tác nhân cung cấp đầu vào và tác nhân thu mua sản phẩm đầu ra. Mặt khác, 100% các mối liên kết của các tác nhân trong các chuỗi đều thực hiện theo hình thức thỏa thuận miệng, dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau là chính. 3.2.3. Mức độ tham gia liên kết Thời gian tham gia liên kết của các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 chủ yếu từ 3 – 5 năm, chuỗi cá cơm 1 trên 5 năm. Mức độ liên kết của các tác nhân tham gia khác nhau, các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1 liên kết chủ yếu là ổn định, chuỗi tôm 2 thường xuyên thay đổi và chuỗi cá cơm 2 các liên kết chủ yếu không ổn định. 3.2.4. Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết Ở chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1 số lượng thỏa thuận được thực hiện chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện không đúng theo thỏa thuận của các tác nhân trong chuỗi tôm 1(61,34%) xảy ra lớn hơn chuỗi cá cơm 1 (43,80%). Còn chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 tỷ lệ thỏa thuận không được thực hiện xảy ra nhiều, thậm chí số lượng thực hiện không đúng thỏa thuận cũng lớn. Chứng tỏ mức độ liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi đa số còn lỏng lẻo. 3.3. Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An 3.3.1. Chi phí gia tăng của các tác nhân trong các chuỗi Chi phí gia tăng là phần chi phí mà tác nhân phải bỏ ra tăng thêm khi sản phẩm của chuỗi đi qua. Để tạo ra 1 kg sản phẩm, các tác nhân đóng góp tạo ra tổng chi phí chuỗi tôm 1 cao nhất (62,67 đồng) và thấp nhất là chuỗi cá cơm 2 (11,10 đồng). Trong đó, tác nhân nuôi tôm và đánh bắt cá cơm là tác nhân bỏ ra chi phí nhiều nhất trong tổng chi phí của chuỗi. 3.3.2. Giá trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi tạo ra Tổng VA được tạo ra ở chuỗi tôm 1 cao nhất (92,89 ngàn đồng), thấp nhất là chuỗi cá cơm 2 (14,49 ngàn đồng). Người tạo ra VA cho chuỗi nhiều nhất là người bán buôn ở chuỗi tôm 1, người nuôi chuỗi tôm 14 2, người chế biến ở chuỗi cá cơm 1 và người đánh bắt ở chuỗi cá cơm 2. Còn thương lái tham gia chuỗi tôm 1 đóng góp VA cho chuỗi quá ít. 3.3.3. Lợi nhuận thu được của các tác nhân trong chuỗi Tổng lợi nhuận thu được của chuỗi tôm 1 cao nhất (78,63 ngàn đồng), thấp nhất là chuỗi cá cơm 2 (10,11 ngàn đồng). Người nuôi tôm tham gia chuỗi 2, người đánh bắt tham gia chuỗi cá cơm 2 có tỷ trọng lợi nhuận thu được trong chuỗi cao hơn tham gia chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1. Chứng tỏ, sự liên kết càng gần với người tiêu dùng thì lợi ích của người nuôi và người đánh bắt càng được nâng cao. 3.3.4. Tỷ trọng chi phí gia tăng, giá trị gia tăng, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi Sự phân bổ chi phí gia tăng, giá trị gia tăng và lợi nhuận trong chuỗi thể hiện sự phân phối lợi ích của các tác nhân tham gia. Trong chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2, lợi ích thuộc về người bán buôn và bán lẻ. Người nuôi bỏ ra chi phí cao nhất, nhưng giá trị gia tăng tạo ra và phần lợi nhuận thu được chưa tương xứng (hình 3.3). 9 2.0 8 2 8.6 7 2 2 .0 5 9 5.65 6 1.7 58 .5 3 6.8 2 4 0 .2 4 3.3 8 3 3.4 4 3 6.8 3 8 .3 4 1.5 0.9 1.08 0.46 4.0 8 4 .35 0% 20% 40% 60% 80% 100% % Chi phí gia tăng % Giá trị gia tăng % Lợi nhuận % Chi phí gia tăng % Giá trị gia tăng % Lợi nhuận Chuỗi tôm 1 Chuỗi tôm 2 Hộ nuôi Thương lái Người bán buôn Người bán lẻ Hình 3.3. Tỷ trọng chi phí gia tăng, giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi tôm 1 và chuỗi tôm 2 15 Trong chuỗi cá cơm 1 và chuỗi cá cơm 2 thì hộ đánh bắt cũng là người đóng góp chi phí lớn nhất nhưng hưởng phần lợi nhuận chưa tương xứng. Người chế biến và thương lái là người hưởng phần lợi ích nhiều nhất (hình 3.4) 82 .22 31.61 13 .52 87.9 5 45.55 35.2 3 .3 5 29 .68 3 8 .8 4 14 32 .39 3 5.11 2 17.74 21.82 18 .25 29 .55 8 .7 24 .78 2 5.9 6 1.78 0% 20% 40% 60% 80% 100% % Chi phí gia tăng % Giá trị gia tăng % Lợi nhuận % Chi phí gia tăng % Giá trị gia tăng % Lợi nhuận Chuỗi cá cơm 1 Chuỗi cá cơm 2 Hộ đánh bắt Thương lái Hộ chế biến Người bán buôn Người bán lẻ Hình 3.4. Tỷ trọng chi phí biên, giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi cá cơm 1 và chuỗi cá cơm 2 3.4. Phân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An 3.4.1. Phân tích khả năng đáp ứng của chuỗi 3.4.1.1. Sự hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm của chuỗi Theo đánh giá của người tiêu dùng khả năng đáp ứng của chuỗi về sản phẩm còn ở mức trung bình, điểm đánh giá bình quân chỉ đạt từ 2,52 đến 3,15 điểm. Người tiêu dùng phàn nàn về chất lượng của chuỗi tôm 1 là nhiều nhất (2,52 điểm); Chủng loại sản phẩm phân loại rõ ràng chuỗi cá cơm 2 ở mức thấp nhất (2,70 điểm); Giá cả sản phẩm không ổn định của chuỗi tôm 2 (2,63 điểm). 3.4.1.2. Sự hài lòng của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm Qua khảo sát 100% người tiêu dùng chưa ai biết đến nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi của sản phẩm thủy sản mà mình tiêu dùng. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi sản phẩm cho sản phẩm thủy sản Nghệ An chưa được các tác nhân quan tâm, chưa chú ý đến việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. 16 3.4.1.3. Sự hài lòng của người tiêu dùng về sự phục vụ của chuỗi Thái độ phục vụ của người bán lẻ của các chuỗi chưa được người tiêu dùng đánh giá cao. Thái độ phục vụ của người bán lẻ chuỗi cá cơm 2 thấp nhất, chỉ đạt 2,83 điểm, thái độ giải quyết khi có vước mắc chỉ đạt 2,71 điểm; chuỗi tôm 1 được đánh giá cao. 3.4.2. Tính linh hoạt của chuỗi 3.4.2.1. Thời gian đáp ứng Thời gian đáp ứng của chuỗi là thời gian từ lúc sản xuất cho đến khi phân phối, giao sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cá cơm 2 có ưu thế nhất, vòng thời gian trung bình (6,05 ngày) và vòng thời gian dao động ngắn nhất (5 – 8 ngày). 3.4.2.2. Chia sẻ thông tin của các tác nhân trong chuỗi a) Mức độ trao đổi, chia sẻ thông tin Mức độ trao đổi, chia sẻ thông tin của các tác nhân giữa các chuỗi diễn ra ở mức thấp, điểm trung bình từ 3,04 - 3,64 điểm. Tỷ lệ thường xuyên trao đổi chia sẻ thông tin của các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 đều cao, cao nhất là chuỗi tôm 2 (chiếm 48,37%). Chỉ có riêng chuỗi cá cơm 1 là tỷ lệ tác nhân thường xuyên trao đổi chiếm thấp nhất 16,77%. b) Phương thức trao đổi thông tin Các tác nhân chỉ sử dụng hai phương thức trao đổi là điện thoại và gặp mặt trực tiếp, trong đó 100% các tác nhân trong chuỗi đều trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau qua điện thoại. Một số tác nhân còn sử dụng phương thức gặp mặt trực tiếp, đặc biệt là chuỗi tôm 2 số tác nhân gặp mặt trực tiếp cao nhất chiếm 92,81% và thấp nhất là chuỗi cá cơm 2 chỉ chiếm 37,70%. c) Mức độ tin tưởng vào nguồn thông tin trao đổi Mức độ tin tưởng nhau của các tác nhân ở chuỗi tôm 1 chỉ ở mức trung bình và tỷ lệ rất thường xuyên trao đổi chiếm rất ít, chuỗi tôm 2 tỷ lệ không tin tưởng nhau chiếm rất cao. Các tác nhân chuỗi cá cơm 1 thỉnh thoảng trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau theo phương thức điện thoại, ít gặp mặt trực tiếp nhưng tỷ lệ tin tưởng nhau chiếm rất cao, 23,03% khá tin tưởng. 17 3.4.2.3. Sự đánh giá của người tiêu dùng về địa điểm bán Địa điểm bán hàng là điểm cuối cùng giao dịch của chuỗi, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi tôm 1 người tiêu dùng đánh giá là có địa điểm thuận lợi (3,56 điểm) với họ nhất và chuỗi cá cơm 2 là có địa điểm không thuận lợi với họ (2,87 điểm). Mặt khác, một chuỗi có nhiều địa điểm cung cấp cho người tiêu dùng và ngược lại tại một điểm cũng có nhiều chuỗi tham gia. 3.4.3. Chất lượng sản phẩm của chuỗi Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sản phẩm ở từng khâu của chuỗi chưa được cấp chứng chỉ về chất lượng như HACCP, VietGAP, BMP,... Chính vì vậy, sản phẩm của chuỗi khó có thể truy xuất được nguồn gốc và việc tham gia vào thị trường xuất khẩu là rất khó khăn. 3.5. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.5.1. Nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân a) Thời gian tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tác nhân Các tác nhân có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm chiếm nhiều nhất 43,82%, trong đó có đến 52,60% tác nhân liên kết ổn định. Các tác nhân thời gian hoạt động dưới 5 năm có mối liên kết ổn định chỉ chiếm 15,82%. Như vậy, tác nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu năm thì mối liên kết ổn định hơn. b) Nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh Hiện nay trong quá trình sản xuất và kinh doanh thủy sản, các tác nhân đã hình thành các tổ chức như tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ, để liên kết với nhau. Tuy nhiên, các tác nhân tham gia còn rất ít, chỉ có 145 tác nhân nuôi trồng và đánh bắt tham gia vào nhóm tổ chức, chiếm 17,41% tổng số tác nhân. 3.5.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của chuỗi a) Công nghệ, kỹ thuật Theo đánh giá, có đến 69,7% số tác nhân cho rằng, họ đang sử dụng công nghệ, kỹ thuật ở mức trung bình. Có 23% số tác nhân cho rằng, họ đang sử dụng ở mức kém và chỉ có 7,1% ở mức tiến tiến và 0,24% ở mức hiện đại. 18 b) Nguồn vốn Qua điều tra khảo sát, 100% tác nhân tham gia chuỗi đều cho rằng họ đang thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn. Hiện tại, các tác nhân chủ yếu là vay vốn từ các tổ chức phi chính thức, số tác nhân vay được từ các tổ chức chính thức còn rất hạn chế. 3.5.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi a) Trình độ của các tác nhân Người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực thuỷ sản trực tiếp đầu tư sản xuất, kinh doanh thủy sản rất ít. Số tác nhân nuôi có 3 người trình độ đại học, 4 người trung cấp, 6 người sơ cấp; người đánh bắt chỉ có 3 người ở trình độ trung cấp. Phần lớn các tác nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm và kết hợp với kinh nghiệm của cha ông để lại. b) Quy mô của tác nhân đầu tiên của chuỗi Các tác nhân đầu tiên của chuỗi là nuôi trồng, đánh bắt chủ yếu có quy mô nhỏ. Diện tích trung bình một ao nuôi theo các hình thức chủ yếu là từ 0,22 ha - 0,5 ha, lớn nhất là 1ha. Và số tàu có công suất nhỏ hơn 20CV chiếm đến 42,27% tổng số tàu thuyền. 3.5.4. Các nhân tố khác a) Khuyến ngư Khuyến ngư là tổ chức hoạt động trực tiếp hỗ trợ, giúp các tác nhân nhưng số lượng các tác nhân tham gia vào hoạt động khuyến ngư thực tế còn quá ít. Số tác nhân tham gia chỉ chiếm 25,69%. b) Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của tỉnh Sự hỗ trợ của tỉnh Nghệ An chỉ mới chú trọng vào khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến còn khâu tiêu thụ hầu như các tác nhân chưa nhận được sự hỗ trợ. Hiện nay có ba nhu cầu mà các tác nhân mong muốn cần được hỗ trợ là hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ; thông tin, kiến thức thị trường; vốn. Trong đó nhu cầu được hỗ trợ về kiến thức thị trường nhiều nhất chiếm 38,54%. 3.5. Đánh giá chung về chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.5.1. Những thuận lợi Trong quá trình hoạt động chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An đã có rất nhiều thuận lợi, cụ thể: i) Nghệ An là một tỉnh có điều kiện và môi 19 trường rất thuận lợi cho sự phát triển chuỗi giá trị thủy sản. ii) Ngư dân rất có kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. ii) Chính quyền địa phương Nghệ An đã xem nghề nuôi trồng thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi chung, hoạt động của các tác nhân cũng có những điểm mạnh. Trong quá trình tạo lợi nhuận cho chuỗi thì người bán buôn và người bán lẻ được hưởng phần lợi ích cao nhất, người chế biến là người tạo ra VA cho chuỗi cao nhất. Chuỗi tôm 1, các tác nhân trong chuỗi tham gia liên kết với nhau nhiều, điểm bán hàng của người bán lẻ có vị trị đa số thuận tiện, thái độ phục vụ và giải quyết cho khách hàng tốt. Chuỗi tôm 2, dòng luân chuyển ngắn, các tác nhân thường xuyên gặp mặt trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau, chất lượng dinh dưỡng sản phẩm người tiêu dùng được đánh giá bảo đảm. Chuỗi cá cơm 1, các tác nhân trong chuỗi có sự tin tưởng lẫn nhau và mối liên kết giữa các tác nhân ổn định. Chuỗi cá cơm 2, chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh ATTP của chuỗi, người tiêu dùng đánh giá được bảo đảm, thời gian đáp ứng nhanh. 3.5.2. Những hạn chế Chuỗi GTTS Nghệ An vẫn còn phải đối mặt với một số hạn chế như: i) Sự phân phối lợi ích trong các chuỗi nói chung chưa công bằng. Hộ nuôi trồng và đánh bắt là tác nhân được hưởng phần lợi nhuận chưa tương xứng với phần chi phí bỏ ra. Họ cũng là người chịu rủi ro cao nhất. Đây là khâu yếu nhất của chuỗi; ii) Sản phẩm của chuỗi nói chung chưa có thương hiệu; iii) Số tác nhân tin tưởng lẫn nhau và liên kết với nhau ổn định trong chuỗi rất ít chỉ chiếm 26,65% tổng số tác nhân. Mặt khác, đối với tác nhân tham gia đang còn gặp một số khó khăn lớn: i) Các tác nhân tham gia đa số chưa được đào tạo trình độ chuyên môn về nuôi trồng, đánh bắt và kinh doanh bài bản; ii) Các tác nhân chưa được tiếp cận công nghệ hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật nuôi và đánh bắt; iii) Phần lớn các tác nhân phải huy động nguồn vốn vay từ của các tổ chức tín dụng phi chính thức; iv) Sự tham gia vào các nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh của các tác nhân còn ít; v) Các tác nhân đang gặp khó khăn về khâu tiếp cận thông tin, thị trường, hỗ trợ 20 kỹ thuật phòng chống bệnh cho tôm, tiếp cận kỹ thuật đánh bắt hiện đại, cần sự hỗ trợ của cán bộ kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_ktpt_nguyen_thi_thuy_vinh_4855_2005367.pdf
Tài liệu liên quan