Tóm tắt Luận án Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại thông qua hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM

2.1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là những hoạt động phân bổ nguồn vốn của

NHTM để thực hiện hai hoạt động chính là đầu tư, cấp tín dụng và không bao gồm các

hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm thu phí dịch vụ. Hoạt động sử dụng vốn là các hoạt

động liên quan đến việc ban hành các quyết định kinh doanh của NHTM trong hai hoạt

động chính là đầu tư và cấp tín dụng.

Đặc trưng của hoạt động sử dụng vốn của NHTM xuất phát từ đặc trưng của việc

tạo lập vốn của NHTM, từ tính chất kinh tế và pháp lý của vốn của NHTM, từ đặc trưng

của NHTM so với các doanh nghiệp khác trong xã hội.

Về tính chất kinh tế: hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hoạt động kinh

doanh, cung cấp vốn cho nền kinh tế, là sợi dây gắn kết giữa NH và doanh nghiệp, giữa

doanh nghiệp và nền kinh tế.

Về tính chất pháp lý: Vì NHTM là chủ thể chịu sự quản lý của trực tiếp của

NHNN nên hoạt động sử dụng vốn của NHTM cũng như hoạt động huy động vốn của

NHTM cũng phải chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan này.

Bản chất của hoạt động sử dụng vốn của NHTM:

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM (với tính chất là một chủ thể kinh doanh tiền

tệ) rất khác với với hoạt động sử dụng vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ thông thường (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực khác).

Ý nghĩa của hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Chính vì tính chất kinh tế nêu trên nên hoạt động sử dụng vốn của NHTM có ý

nghĩa to lớn trong nền kinh tế. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM có những ý nghĩa cụ

thể sau: (i) đối với nền kinh tế, hoạt động sử dụng vốn của NHTM tạo ra luồng tài chính

luân chuyển trong nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển, (ii) đối với các doanh nghiệp,

hoạt động sử dụng vốn của NHTM cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, (iii) đối với chính NHTM, hoạt động sử

dụng vốn của NHTM tạo ra nguồn thu nhập, lợi nhuận cho chính NHTM

pdf34 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại thông qua hoạt động cấp tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho NHTM góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác tại mục 3.5.2 của luận án này. Thứ năm, luận án làm rõ cấu thành tội phạm liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM trong hoạt động cấp tín dụng tại mục 4.4 của luận án này. Thứ sáu: Luận án đã xác định các luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các NHTM hoạt động, cho cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra, giám sát tại mục 3.5 (các bất cập và kiến nghị liên quan quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để cấp đầu tư) và 4.5 (các bất cập và kiến nghị liên quan quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng) Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích việc các án lệ hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy phần lớn các án lệ hiện hành chỉ liên quan đến ngành luật dân sự, hình sự, liên quan rất ít đến lĩnh vực tài chính NH và không có án lệ cụ thể nào về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. 1.7. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của luận án Thứ nhất, luận án phân tích các nguyên tắc liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Thứ hai, luận án sẽ làm rõ khái niệm pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, phân tích các thành phần chính trong pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM và hình thức của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Thứ ba, luận án sẽ nhận định, lý giải, phân tích, bình luận các quy định hiện hành về hoạt động sử dụng vốn để đầu tư, cấp tín dụng. Thứ tư, luận án đối chiếu, so sánh quy định hiện hành của Việt Nam về hoạt động đầu tư, cấp tín dụng của NHTM với các quy định hiện hành, kinh nghiệm của một số quốc gia, thông lệ quốc tế trong hoạt động có liên quan. Thứ năm, luận án trình bày các định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. 12 Thứ sáu, luận án đề xuất phương hướng hoàn thiện cơ cấu tín dụng, cơ cấu đầu tư của các NHTM, cách thức để thực hiện quy định về việc cấp tín dụng cho các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường, cách thức phân định giữa tín dụng tiêu dùng và tín dụng cho kinh doanh BĐS. Bên cạnh kết quả đó, luận án này hướng đến đạt được các kết quả nghiên cứu sau: Kết quả mang tính học thuật Luận án sẽ xây dựng các luận cứ khoa học, hình thành mô hình lý thuyết cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM, xem xét, phân tích hoạt động sử dụng vốn của NHTM dưới góc độ các quan hệ kinh tế và pháp lý. Luận án này dự kiến là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và những ai có quan tâm trong việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực này. Các kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ vọng sẽ có giá trị tham khảo thêm cho các nghiên cứu sinh, những học viên cao học, các sinh viên đại học sau này. Kết quả mang tính ứng dụng - Luận án sẽ nhận diện mức độ can thiệp phù hợp của nhà nước vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM. - NHNN sẽ kiểm soát hiệu quả mức cung ứng tiền tệ và tín dụng phục vụ mục tiêu chung của quốc gia. - Các NHTM sẽ có được cơ sở pháp lý ổn định về hoạt động sử dụng vốn để tuân thủ, để xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ tương thích. - Các cơ quan nhà nước có thể tham khảo để bổ sung, sửa đổi, ban hành các quy định cho phù hợp. - Các cơ quan nhà nước có thể tham khảo khi tiến hành việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM - Các NHTM có thể tham khảo để áp dụng trong hoạt động quản trị hoạt động sử dụng vốn của chính các NHTM Luận án này được kỳ vọng sẽ thực sự rất có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, là tài liệu tham khảo cho những cá nhân cùng có quan tâm đến chủ đề này 13 Kết luận chương 1 Về tính cấp thiết, hoạt động sử dụng vốn của NHTM luôn nhận được sự quan tâm của nhà nước, các NHTM và của toàn xã hội. Đặc biệt, trong tình hình mới và xu thế hội nhập quốc tế, tính cấp thiết này trở nên rõ ràng hơn. Trong chương 1, nghiên cứu sinh đã nêu và phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tại chương 1 cho thấy các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài phần lớn chưa tập trung nghiên cứu riêng về pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam. Các công trình đã qua chủ yếu chỉ giải quyết một số khía cạnh kinh tế và pháp luật liên quan đến từng hoạt động sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam, hoặc chỉ đề cập đến pháp luật Việt Nam và chưa tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và/ hoặc ngược lại. Nhiều công trình nghiên cứu chưa có sự nghiên cứu một cách hệ thống, tập trung riêng về pháp luật liên quan đến chính hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ vừa có tính kế thừa các công trình nghiên cứu trước vừa mang tính đặc thù do có sự kết hợp giữa lĩnh vực luật, kinh tế và đặt trong bối cảnh tình hình mới trên cơ sở đảm bảo sự cân bằng quyền lợi của NHTM, của người dân, người gửi tiền và nhu cầu kiểm soát của nhà nước. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ kết hợp cách tiếp cận kinh tế, chính sách và pháp lý để phân tích, bình luận, đánh giá và có một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Nghiên cứu sinh xác định việc thực hiện luận án này nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu về pháp luật liên quan hoạt động sử dụng vốn của NHTM, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, góp phần kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn như đầu tư và cấp tín dụng chưa đúng của các NHTM nhằm gia tăng sự an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng vốn của NHTM. Trong số các phương pháp được sử dụng trong luận án, phương pháp so sánh được thực hiện không chỉ nhằm mục đích tham khảo kinh nghiệm trong phạm vi của vài quốc gia như Mỹ, Thụy Sĩ và Trung Quốc mà của những quốc gia khác khi cần thiết. Việc nghiên cứu các quy định pháp lý của các quốc gia về hoạt động sử dụng vốn sẽ được thực hiện theo từng mảng vấn đề, không trình bày theo từng quốc gia. Phương pháp này được thực hiện trong tất cả các chương trong luận án, đặc biệt khi cần đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. 14 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN VÀ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Lý luận về hoạt động sử dụng vốn của NHTM 2.1.1. Lý luận về vốn của ngân hàng thương mại Về mặt kinh tế, trong hoạt động NH, vốn được hiểu là toàn bộ giá trị tiền tệ mà NH huy động và tạo lập được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lợi25. Vốn của NHTM, đặc biệt là vốn huy động từ công chúng có tính chất hai chiều ngược nhau: được gửi vào NHTM và được dùng để cấp tín dụng cho các chủ thể khác hoặc cho chính chủ thể gửi tiết kiệm vào NHTM. Về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa vốn tự có, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu có thể được thể hiện như sau: Theo Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, vốn tự có = [vốn điều lệ (vốn của các chủ sở hữu và được ghi vào điều lệ của NHTM) + các quỹ dự trữ+ các tài sản nợ khác theo quy định]. Về kế toán, theo quy định tại Điều 66 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22- 12-2014, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hiệu lực từ ngày 5-2-2015, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: Vốn góp của chủ sở hữu; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; Chênh lệch đánh giá lại tài sản. NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp nên vẫn phải tuân theo quy định trên. Cụ thể hơn, “vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) đi nợ phải trả. Về nguồn gốc hình thành, vốn của NHTM gồm có vốn tự có, vốn huy động và các loại khác. Tóm lại, về nguồn gốc hình thành, vốn của NHTM gồm có vốn chủ sở hữu và vốn nợ; căn cứ vào nguồn huy động, vốn của NHTM gồm có nguồn vốn bên trong (vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ) và nguồn vốn bên ngoài (vốn huy động từ công chúng). Về mặt ý nghĩa, trong “Quản trị ngân hàng thương mại”, P.S.Rose26 nhận định, vốn của NHTM có mấy ý nghĩa sau đây: (i) Vốn là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, (ii) về mặt luật pháp, vốn là điều kiện để NHTM được cấp phép hoạt động; (iii) Vốn là phương tiện để ngân hàng kinh doanh. Như vậy, theo Peter Rose tại mục (ii) vốn là yêu 25 Lê Hải Trung (2014), “Làm rõ khái niệm vốn kinh tế và vai trò trong hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng số 11, tháng 6/2014, tr.16 26 Peter S. Rose (2004), tlđd 12, tr.36 15 cầu, điều kiện mà các NHTM phải có để được chấp thuận cho tham gia vào hoạt động kinh doanh. Về mặt chức năng, trong bài viết “Function of capital of bank”27, tác giả Ing. Martin Svitek đã liệt kê và phân tích 4 chức năng của vốn NH như sau: chức năng loss- absorbing function (bù đắp các tổn thất, thiệt hại), confidence function (chức năng tạo niềm tin cho người gửi tiền), financial function (chức năng tài chính), restrictive function (chức năng giới hạn). 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM 2.1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động sử dụng vốn của NHTM Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là những hoạt động phân bổ nguồn vốn của NHTM để thực hiện hai hoạt động chính là đầu tư, cấp tín dụng và không bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm thu phí dịch vụ. Hoạt động sử dụng vốn là các hoạt động liên quan đến việc ban hành các quyết định kinh doanh của NHTM trong hai hoạt động chính là đầu tư và cấp tín dụng. Đặc trưng của hoạt động sử dụng vốn của NHTM xuất phát từ đặc trưng của việc tạo lập vốn của NHTM, từ tính chất kinh tế và pháp lý của vốn của NHTM, từ đặc trưng của NHTM so với các doanh nghiệp khác trong xã hội. Về tính chất kinh tế: hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hoạt động kinh doanh, cung cấp vốn cho nền kinh tế, là sợi dây gắn kết giữa NH và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và nền kinh tế. Về tính chất pháp lý: Vì NHTM là chủ thể chịu sự quản lý của trực tiếp của NHNN nên hoạt động sử dụng vốn của NHTM cũng như hoạt động huy động vốn của NHTM cũng phải chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan này. Bản chất của hoạt động sử dụng vốn của NHTM: Hoạt động sử dụng vốn của NHTM (với tính chất là một chủ thể kinh doanh tiền tệ) rất khác với với hoạt động sử dụng vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực khác). Ý nghĩa của hoạt động sử dụng vốn của NHTM Chính vì tính chất kinh tế nêu trên nên hoạt động sử dụng vốn của NHTM có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM có những ý nghĩa cụ thể sau: (i) đối với nền kinh tế, hoạt động sử dụng vốn của NHTM tạo ra luồng tài chính luân chuyển trong nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển, (ii) đối với các doanh nghiệp, hoạt động sử dụng vốn của NHTM cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, (iii) đối với chính NHTM, hoạt động sử dụng vốn của NHTM tạo ra nguồn thu nhập, lợi nhuận cho chính NHTM. 27 Ing. Martin Stivek (2001), tlđd 10, p.37-40 16 2.1.2.2. Mục đích của hoạt động sử dụng vốn của NHTM Trước đây, các NH đứng trên phương diện là doanh nghiệp, mục tiêu của nhiều NH là tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì các NHTM đặt mục tiêu này lên trên nên đã chi phối đến chiến lược và cơ hội kinh doanh. Qua thời gian, mục tiêu này đã không còn phù hợp nữa. Mục đích hoạt động sử dụng vốn trong thời đại mới đã hướng hoạt động sử dụng vốn của NHTM sang một trang mới. 2.1.2.3. Các nguyên tắc liên quan hoạt động sử dụng vốn của NHTM Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm28. Các quy định về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế và thực thi khác nhau theo thời gian nhưng phải dựa trên nền tảng và “trung thành” với những nguyên tắc cơ bản sẽ được phân tích sau đây: Nguyên tắc tự do kinh doanh và tự do hợp đồng; Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững; Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích 2.2. Điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động sử dụng vốn của các NHTM 2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM bằng pháp luật Nhu cầu từ phía nhà nước: Việc thiết lập pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM được rõ ràng, chặt chẽ sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của NHTM đi đúng hướng, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo an toàn đồng vốn của người dân và toàn xã hội. Nhu cầu từ các NHTM Các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn nếu rõ ràng sẽ khiến các NHTM yên tâm hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Họ sẽ biết cái gì được làm, không được làm, làm như thế nào khi sử dụng vốn của NHTM. Nhu cầu từ phía xã hội Như đã phân tích ở mục 1.1. Nhu cầu này xuất phát từ lý do hoạt động sử dụng vốn của NHTM liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua việc nắm giữ và cung ứng nguồn vốn. Kế đến, nguồn vốn cho NH hoạt động phần lớn là nguồn vốn của xã hội, NH chỉ là chủ thể đi vay và cho vay lại, chỉ có một phần nhỏ vốn của NH là vốn của chủ sở hữu. Nhu cầu từ xã hội này còn bao gồm cả nhu cầu được hội nhập quốc tế. 2.2.2. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM Thứ nhất, pháp luật là phương tiện để NN quản lý, điều tiết nền kinh tế, quản lý các NHTM, quản lý hoạt động sử dụng vốn của NHTM. 28 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1988), tlđd 67, tr.721 17 Thứ hai, pháp luật có vai trò tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho các NHTM trong hoạt động sử dụng vốn; cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. 2.2.3. Giới hạn cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2003) về “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của NH trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”29, nghiên cứu sinh xác định giới hạn sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của các NHTM chỉ nên ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô. Khi can thiệp vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nhà nước nên thực hiện trên 2 nguyên tắc sau: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp. Theo đó, nguyên tắc hỗ trợ là tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn hiệu quả hơn; nguyên tắc tương hợp là phải sử dụng những biện pháp nào phù hợp với thị trường để thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn hiệu quả. 2.3. Hình thức của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM 2.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật Về mặt hệ thống, các VB QPPL điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực NH nói chung, trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM nói riêng bao gồm: văn bản luật, văn bản dưới luật. 2.3.2. Hình thức án lệ Các án lệ của Việt Nam hiện nay là “sản phẩm” của TANDTC (dù việc giải quyết đã phát sinh từ trước đó) nên các án lệ hiện nay mang đậm nét của việc định hướng xét xử, án mẫu và áp dụng thống nhất pháp luật, chưa phải là tạo ra một án lệ hoàn toàn mới để giải quyết một vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống. Chính vì vậy, các án lệ ở Việt Nam hiện nay thiên về án lệ nhằm giải thích nhưng lại có tính chất bắt buộc. Bên cạnh VB QPPL và án lệ thì còn có hai điều mà còn có quan điểm tranh cãi là quy định nội bộ và bộ quy tắc ứng xử của các NHTM có phải là hình thức thể hiện của “pháp luật” hay không. 2.3.3. Quy định nội bộ của NHTM Quy định nội bộ của NHTM bao gồm Điều lệ hoạt động của các NHTM, quy chế hoạt động của NHTM do chính NHTM ban hành, quy trình cấp tín dụng, v.v. Tuy nhiên, quy định nội bộ của NHTM có 2 loại: có quy định nội bộ của NHTM được nhà nước trao nhiệm vụ cho NHTM ban hành và quy định nội bộ không được nhà nước trao nhiệm vụ ban hành. Thực tiễn cho thấy, các NHTM phải ban hành những quy định để cụ thể hóa những yêu cầu, nguyên tắc luật định. Đối với những vấn đề nào mà thông 29 Nguyễn Văn Tuyến (2003), tlđd 29 18 qua VB QPPL nhà nước trao nhiệm vụ cho các NHTM ban hành quy định chi tiết thì mới có giá trị pháp lý. Tóm lại, tuy có nhiều hình thức pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM nhưng trong đó, VB QPPL có giá trị pháp lý cao nhất, kế đến mới là án lệ. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM có bao gồm cả các quy định nội bộ của các NHTM hiện vẫn còn có nhiều tranh luận khác nhau. Tuy nhiên, có một điều vẫn không thể phủ định là nhà nước có thừa nhận và xem nó là một cơ sở quan trọng để xem xét trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, là “cánh tay nối dài” của các QPPL do nhà nước ban hành. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam cần đặc biệt lưu ý ban hành thêm và rõ ràng hơn những quy định nội bộ về quy trình duyệt, cấp và kiểm soát việc cấp tín dụng của các NHTM. Điều này xuất phát từ nhu cầu phân định trách nhiệm và minh bạch hóa quy trình duyệt, cấp và kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua việc cấp tín dụng. Có như thế, vốn của NHTM mới “chảy trong sự minh bạch”. 2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật liên quan hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việc đánh giá chất lượng pháp luật hiện hành về sử dụng vốn của NHTM phục vụ cho việc sửa đổi, loại bỏ những QPPL không phù hợp, còn chồng chéo, những QPPL làm gia tăng chi phí tuân thủ (compliance cost) và cuối cùng là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Các tiêu chí này bao gồm: Tiêu chí đảm bảo tính hiệu quả,Tiêu chí đảm bảo tính hệ thống, Tiêu chí đảm bảo giảm thiểu chi phí tuân thủ; Tiêu chí phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước; Tiêu chí phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tế; Tiêu chí các quyền lợi, lợi ích cần được đảm bảo khi hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Kết quả nghiên cứu của chương này được thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, trong chương này, nghiên cứu sinh đã làm rõ cơ sở lý luận về vốn và hoạt động sử dụng vốn của NHTM, các nguyên tắc làm nền tảng cho hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Trong chương này, khái niệm, ý nghĩa, cơ cấu vốn của NHTM được phân tích ở nhiều khía cạnh: kinh tế, pháp luật, kế toán, chuẩn mực quốc tế. Thứ hai, trong chương 2 này, nghiên cứu sinh đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM: nhu cầu từ cơ quan nhà nước; Nhu cầu từ các NHTM; nhu cầu từ phía xã hội. Thứ ba, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Điều này thể hiện ở các lý do sau: Pháp luật đóng vai trò tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho các NHTM trong hoạt động sử dụng vốn; cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của các NHTM; cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ nên nhu cầu cần có sự điều tiết bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng càng tăng cao; các quy phạm khác để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM (như đạo đức) không thể thay thế hoàn toàn sự tồn tại của pháp luật. Thứ tư, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến (2003) về “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”30, nghiên cứu sinh xác định giới hạn sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của các NHTM chỉ nên ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô. Thứ năm, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM hiện không chỉ bao gồm các QPPL được thể hiện ở nhiều luật, nghị định, thông tư trong lĩnh vực NH. Khi ban hành các quy định nội bộ, các NHTM được xem là các chủ thể được nhà nước trao nhiệm vụ quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Khi ban hành án lệ trong hệ thống NH, TANDTC sẽ thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước trao cho. Thứ sáu, trong chương này, nghiên cứu sinh đã phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Các tiêu chí này bao gồm: tiêu chí đảm bảo tính hiệu quả, tiêu chí đảm bảo tính hệ thống, tiêu chí đảm bảo giảm thiểu chi phí tuân thủ; tiêu chí phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước; tiêu chí phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tế. Thứ bảy, trong chương này, nghiên cứu sinh đã dùng lý thuyết về tự do kinh doanh, tự do HĐ để phân tích về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, nghiên cứu 30 Nguyễn Văn Tuyến (2003), tlđd 30 20 sinh kết luận rằng, tự do kinh doanh, tự do HĐ trong hoạt động NH của các NHTM hoàn toàn khác với các ngành nghề khác. Các hoạt động NH của NHTM chỉ giới hạn trong giấy phép của NHNN cấp cho các NHTM. Thứ tám, không phải khi là doanh nghiệp xã hội thì các doanh nghiệp mới phải có trách nhiệm với xã hội. Các doanh nghiệp như NHTM dù không phải là doanh nghiệp xã hội cũng phải góp phần vào việc phát triển bền vững của nền kinh tế. Thứ chín, quan hệ liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM có liên quan đến 2 nhóm quan hệ pháp luật sau: Quan hệ giữa NHTM và người gửi tiền; quan hệ giữa NHTM và người nhận cấp tín dụng từ NHTM. Chủ thể là người gửi tiền vào NHTM không được can thiệp vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM do đây là hai loại quan hệ hợp đồng độc lập với nhau. 21 CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 3.1. Quy định về loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại được sử dụng cho hoạt động đầu tư: Về mặt kinh tế, nguồn vốn để NHTM sử dụng cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn của chủ sở hữu, không phải là nguồn vốn huy động. Bởi nguồn vốn huy động mang tính không ổn định. Người gửi tiền, các chủ thể khác cho NHTM vay có thể yêu cầu hoàn trả lại khoản tiền đó bất kỳ lúc nào dù kỳ hạn gửi là không kỳ hạn hay có kỳ hạn, kỳ hạn ngắn hay kỳ hạn dài. Trong khi đó, việc đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định trong nguồn vốn. 3.2. Những quy định pháp luật để hạn chế rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua việc đầu tư Hạn chế rủi ro cho NHTM khi sử dụng vốn là một phần của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHTM nói chung. Để hạn chế rủi ro cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua hoạt động đầu tư, nhiều QPPL đã được đặt ra như: giới hạn số vốn của NHTM khi đầu tư vào một chủ thể khác; quy định cấm đầu tư trong một số trường hợp; tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. 3.3. Các quy định của pháp luật về các lĩnh vực đầu tư cụ thể của NHTM 3.3.1. Quy định pháp luật về việc sử dụng vốn để góp vốn, mua cổ phần Quy định về góp vốn, mua cổ phần của NHTM được chia thành hai nhóm: góp vốn mua cổ phần trong điều kiện bình thường và góp vốn, mua cổ phần khi NHTM khác bị kiểm soát đặc biệt. 3.3.2. Quy định về việc sử dụng vốn để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết Nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn của NHTM còn được thể hiện qua việc nhà làm luật không cho NHTM trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực có độ rủi ro cao. Tại Việt Nam, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh chứng khoán mà chỉ được góp vốn, mua cổ phần và thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết. Khoản 2 Điều 103 của Luật các TCTD năm 2010 quy định: NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh như a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; b) Cho thuê tài chính; c) Bảo hiểm. 3.3.3. Quy định về sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vào các lĩnh vực khác. 22 Các QPPL của Việt Nam hiện nay dường như đang hướng các NHTM hoạt động theo hướng ngân hàng đa năng. NHTM kinh doanh bảo hiểm: Trên thực tế, các NHTM hiện nay có 2 hoạt động liên quan đến bảo hiểm. Thứ nhất, NHTM sử dụng vốn để kinh doanh bảo hiểm thông qua việc thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết (theo quy định tại Điều 103 Luật các TCTD năm 2010). Thứ hai là NHTM liên kết với các công ty bảo hiểm để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức thu hộ tiền phí bảo hiểm. Trường hợp thứ hai này là một dạng cung cấp dịch vụ phù hợp với quy định tại Điều 106 Luật các TCTD năm 2010: NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN. NHTM kinh doanh ngoại hối Về lý thuyết, việc NHTM kinh doanh ngoại hối có thể được thực hiện thông qua ba hình thức là: (i) góp vốn, mua c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phap_luat_ve_hoat_dong_su_dung_von_cua_ngan.pdf
Tài liệu liên quan