Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản

3.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai mang theo những tổn thất nặng nề về cả con

người và kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chính sách đúng đắn, toàn

diện giúp đất nước Nhật Bản thoát khỏi những di chứng từ cơn đau chiến tranh và

vươn trở thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Người ta vẫn

thường gọi, nó là một vòng khôi phục kỳ diệu của Nhật Bản. Sự hình thành và phát

triển của công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cùng với quá trình công nghiệp hóa và biến

đổi theo thời gian. Ban đầu người ta không dùng khái niệm “công nghiệp hỗ trợ”

mà sử dụng khái niệm “thầu phụ” để thay thế. Khái niệm thầu phụ để chỉ các

doanh nghiệp, các nhà cung cấp nhỏ hơn, hoạt động theo các hợp đồng nhỏ để giúp

hoàn thành các sản phẩm của các công ty lớn.

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản

Mục tiêu của chính sách công nghiệp trong thời kỳ này gồm hai phần: thay

thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Các ngành như sợi tổng hợp, hóa dầu,

máy móc, phụ tùng, điện tử được xác định là các khu vực ưu tiên và được hưởng

các ưu đãi của Chính phủ về miễn giảm thuế kinh doanh về thuế xuất khẩu, cho

vay lãi suất thấp, cho phép nhập khẩu công nghệ nước ngoài, và miễn phải chịu10

luật chống độc quyền. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng chủ ý thay đổi về

thể chế để khuyến khích xuất khẩu.

Mục tiêu chính sách công nghiệp những năm 60 thế kỷ XX được bổ sung

thêm nội dung bảo vệ các ngành công nghiệp trước những tác động của tự do hoá.

Nếu như việc bảo vệ các ngành công nghiệp này vẫn sử dụng những công cụ chính

sách như thời kỳ trước đây thì sẽ không có sự chuyển hướng của chính sách công

nghiệp. Thay vào đó, các công cụ chính sách theo chiều ngang được thực hiện để

tăng cường sức cạnh tranh cho công nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu nâng cao sức cạnh

tranh của công nghiệp Nhật Bản được thông qua việc Chính phủ khuyến khích việc

phối hợp giữa các ngành công nghiệp, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa

khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước.

3.1.3. Nội dung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản

3.1.3.1. Chính sách cho giai đoạn phục hồi sau chiến tranh

3.1.3.2. Chính sách cho giai đoạn thiết lập

3.1.3.3. Chính sách cho giai đoạn tăng trưởng cao (1961 đến năm 1972)

3.1.3.4. Chính sách phát triển công nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng dầu

(1973 đến 1982)

3.1.3.5. Chính sách trong giai đoạn mất cân bằng thương mại (1983

đến2000)

3.1.3.6. Các chính sách phát triển của Nhật Bản sau năm 2000

3.1.4. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản

Thứ nhất, nhìn nhận về chính sách phát triển công nghiệp của Nhật Bản có

thể thấy, Chính phủ nước này luôn luôn đưa ra những chính sách bám sát với từng

giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh của ngành kinh tế để làm sao ngành công

nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, đồng thời đẩy lùi những khó

khăn, thách thức trong từng giai đoạn phát triển. Về ưu điểm, nền công nghiệp nói

chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng của Nhật Bản phát triển toàn diện trong điều

kiện phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật và đẩy mạnh những nghiên cứu, phát

triển.

Thứ hai, Nhật Bản cũng cũng chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ để

bảo vệ và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm hoạt động, bảo vệ các

doanh nghiệp khỏi những tác động của nền kinh tế thế giới và những biến động của

thị trường. Các chính sách ưu đãi về thuế, sáp nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn

thành lập quỹ bảo vệ và hỗ trợ hoạt động cho doanh nghiệp đã được đề cập ở mục

3.1.3.2.

Thứ ba, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển các ngành công nghiệp

mũi nhọn của quốc gia mình nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trong

đó các ngành công nghiệp được chú trọng là: ô tô, điện tử, hàng may mặc, hóa

chất,. Cùng với đó, hội nhập, mở cửa là những yếu tố không thể thiếu trong phát

triển công nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.

Quá trình phát triển của Nhật Bản trong tất cả các lĩnh không thể thiếu vai

trò đóng góp vô cùng lớn của nguồn nhân lực tri thức cao của nước này. Chính phủ

đầu tư cho hệ thống giáo dục về cơ sở vật chất, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề,

chuẩn bị một lực lượng lao động có tay nghề vững chắc, sẵn sàng làm việc. Các11

trường dạy nghề tư nhân chiếm tỷ lệ 80%-90% trong tổng số trường dạy nghề trên

cả nước, trong đó ngành công nghệ thông tin chiếm đa số. Ở các thành phố lớn có

các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và kỹ thuật hoạt động độc lập. Các trung

tâm này có chức năng đào tạo giáo viên giảng dạy, hoàn thiện tài liệu giảng dạy và

nghiên cứu phương pháp giảng dạy.

Những thành tựu và những chính sách của Nhật Bản dù thành công hay thất

bại cũng là những bài học quý giá cho Việt Nam trên con đường phát triển công

nghiệp.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng nhất định đến phát triển CNHT. Khi có một hệ thống thống kê công nghiệp tốt, một cơ sở dữ liệu đầy đủ, cơ chế công bố và chia sẻ thông tin hiệu quả sẽ giúp cho các ngành CNHT phát huy được tác dụng. Thông tin giúp doanh nghiệp hỗ trợ biết các nhà lắp ráp đang có nhu cầu gì, số lượng, chất lượng sản phẩm như thế nào và các doanh nghiệp lắp ráp biết được doanh nghiệp cung cấp có thể hợp tác ở đâu. Giúp cho các doanh nghiệp ngành CNHT, nắm được tổng quan tình hình phát triển của CNHT, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, định hướng phát triển của Chính phủ; các thông tin về doanh nghiệp CNHT đang hoạt động. Chương 3 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN 3.1. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản 3.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản Sau chiến tranh thế giới thứ hai mang theo những tổn thất nặng nề về cả con người và kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chính sách đúng đắn, toàn diện giúp đất nước Nhật Bản thoát khỏi những di chứng từ cơn đau chiến tranh và vươn trở thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Người ta vẫn thường gọi, nó là một vòng khôi phục kỳ diệu của Nhật Bản. Sự hình thành và phát triển của công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cùng với quá trình công nghiệp hóa và biến đổi theo thời gian. Ban đầu người ta không dùng khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” mà sử dụng khái niệm “thầu phụ” để thay thế. Khái niệm thầu phụ để chỉ các doanh nghiệp, các nhà cung cấp nhỏ hơn, hoạt động theo các hợp đồng nhỏ để giúp hoàn thành các sản phẩm của các công ty lớn. 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản Mục tiêu của chính sách công nghiệp trong thời kỳ này gồm hai phần: thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Các ngành như sợi tổng hợp, hóa dầu, máy móc, phụ tùng, điện tử được xác định là các khu vực ưu tiên và được hưởng các ưu đãi của Chính phủ về miễn giảm thuế kinh doanh về thuế xuất khẩu, cho vay lãi suất thấp, cho phép nhập khẩu công nghệ nước ngoài, và miễn phải chịu 10 luật chống độc quyền. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng chủ ý thay đổi về thể chế để khuyến khích xuất khẩu. Mục tiêu chính sách công nghiệp những năm 60 thế kỷ XX được bổ sung thêm nội dung bảo vệ các ngành công nghiệp trước những tác động của tự do hoá. Nếu như việc bảo vệ các ngành công nghiệp này vẫn sử dụng những công cụ chính sách như thời kỳ trước đây thì sẽ không có sự chuyển hướng của chính sách công nghiệp. Thay vào đó, các công cụ chính sách theo chiều ngang được thực hiện để tăng cường sức cạnh tranh cho công nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp Nhật Bản được thông qua việc Chính phủ khuyến khích việc phối hợp giữa các ngành công nghiệp, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước. 3.1.3. Nội dung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản 3.1.3.1. Chính sách cho giai đoạn phục hồi sau chiến tranh 3.1.3.2. Chính sách cho giai đoạn thiết lập 3.1.3.3. Chính sách cho giai đoạn tăng trưởng cao (1961 đến năm 1972) 3.1.3.4. Chính sách phát triển công nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng dầu (1973 đến 1982) 3.1.3.5. Chính sách trong giai đoạn mất cân bằng thương mại (1983 đến2000) 3.1.3.6. Các chính sách phát triển của Nhật Bản sau năm 2000 3.1.4. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản Thứ nhất, nhìn nhận về chính sách phát triển công nghiệp của Nhật Bản có thể thấy, Chính phủ nước này luôn luôn đưa ra những chính sách bám sát với từng giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh của ngành kinh tế để làm sao ngành công nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, đồng thời đẩy lùi những khó khăn, thách thức trong từng giai đoạn phát triển. Về ưu điểm, nền công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng của Nhật Bản phát triển toàn diện trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật và đẩy mạnh những nghiên cứu, phát triển. Thứ hai, Nhật Bản cũng cũng chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ để bảo vệ và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm hoạt động, bảo vệ các doanh nghiệp khỏi những tác động của nền kinh tế thế giới và những biến động của thị trường. Các chính sách ưu đãi về thuế, sáp nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn thành lập quỹ bảo vệ và hỗ trợ hoạt động cho doanh nghiệp đã được đề cập ở mục 3.1.3.2. Thứ ba, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia mình nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trong đó các ngành công nghiệp được chú trọng là: ô tô, điện tử, hàng may mặc, hóa chất,.. Cùng với đó, hội nhập, mở cửa là những yếu tố không thể thiếu trong phát triển công nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Quá trình phát triển của Nhật Bản trong tất cả các lĩnh không thể thiếu vai trò đóng góp vô cùng lớn của nguồn nhân lực tri thức cao của nước này. Chính phủ đầu tư cho hệ thống giáo dục về cơ sở vật chất, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, chuẩn bị một lực lượng lao động có tay nghề vững chắc, sẵn sàng làm việc. Các 11 trường dạy nghề tư nhân chiếm tỷ lệ 80%-90% trong tổng số trường dạy nghề trên cả nước, trong đó ngành công nghệ thông tin chiếm đa số. Ở các thành phố lớn có các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và kỹ thuật hoạt động độc lập. Các trung tâm này có chức năng đào tạo giáo viên giảng dạy, hoàn thiện tài liệu giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy. Những thành tựu và những chính sách của Nhật Bản dù thành công hay thất bại cũng là những bài học quý giá cho Việt Nam trên con đường phát triển công nghiệp. 3.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc 3.2.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc Lịch sử của Hàn Quốc có khá nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Trước những năm 1945, Hàn Quốc cũng là một nước thuộc địa, sau đó cũng phải trải qua chiến tranh Nam - Bắc Hàn. Nhờ sự viện trợ của Mỹ, nước đồng minh của Hàn mà nền kinh tế nước nước này đã được vực dậy nhanh chóng. Chỉ trong vòng vài thập kỷ, Hàn quốc nổi lên là một trong những con rồng của châu Á, như một điều kì diệu, người ta gọi đó là “kỳ tích sông Hàn”. Là nền kinh tế lớn, đứng thứ 13 trên thế giới, Hàn Quốc nổi lên là một quốc gia thành công nhất theo nhiều góc độ. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc được duy trì bởi các ngành công nghiệp chủ chốt vốn đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu. Sản xuất công nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp tỷ lệ đứng thứ hai trong cơ cấu GDP của Hàn Quốc, trung bình khoảng 40% mỗi năm. Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc bao gồm: ngành dệt và thép; đóng tàu; sản xuất ô tô và điện tử, đặc biệt là chất bán dẫn. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; hơn nữa, Hàn Quốc còn đứng đầu về chất bán dẫn và màn hình hiển thị. Ngoài ra, Hàn Quốc đứng thứ hai trên thế giới về điện thoại di động và thứ năm về thép. Trong phần khái quát về tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hàn Quốc, tác giả tìm hiểu một số ngành tiêu biểu trong công nghiệp hỗ trợ của Hàn Quốc bao gồm: Ngành đóng tàu, ngành công nghiệp đei, ngành công nghiệp ô tô. 3.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc Những thành tựu rực rỡ mà nền công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc có được là nhờ những quan điểm, mục tiêu phát triển đúng đắn, rõ ràng, mở cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ ở các nước này. Nhìn lại thì định hướng chính sách công nghiệp của Hàn Quốc thay đổi đáng kể trong mỗi thập kỷ hoặc hơn, giúp đưa nền kinh tế hướng tới một tương lai sáng sủa và thịnh vượng hơn. Kể từ những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy xuất khẩu bằng cách ban hành những đạo luật và quy định có liên quan, xây dựng kế hoạch phát triển định hướng xuất khẩu. Trong thập niên 1970, công nghiệp hóa chất nặng là trọng tâm của chính sách công nghiệp quốc gia. Trong những năm 1980, diễn ra quá trình tái cấu trúc nền công nghiệp. Việc tái cấu trúc này nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nổi bật trong thập kỷ 1990. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997, Hàn Quốc quyết định thực hiện những cải tổ táo bạo nhằm phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cường tính minh bạch và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trong khi các chính sách 12 khuyến khích kinh doanh bắt đầu được thực thi. Kể từ năm 2000, cải cách chiếm vị trí hàng đầu trong Chương trình Nghị sự Quốc gia. Để lồng ghép nhiều cải cách vào ngành công nghiệp hơn nữa, Hàn Quốc đẩy mạnh thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh vào việc khơi gợi những động lực tăng trưởng và nâng cấp cấu trúc nền công nghiệp. Để làm được điều đó, Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển hơn nữa ngành sản xuất linh kiện và vật liệu, và ngành dịch vụ tri thức. Hàn Quốc đã có những bước đi hết sức thận trọng, đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn với những chính sách thay đổi cho phù hợp với tình trạng thực tế. Tuy nhiên, dù trong bất cứ giai đoạn nào thì Hàn Quốc luôn coi nguyên liệu và linh kiện là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp. 3.2.3. Nội dung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc 3.2.3.1. Chính sách đầu tư phát triển, hỗ trợ tài chính 3.2.3.2. Chính sách phát triển khoa học công nghệ 3.2.3.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 3.2.4. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp ở Hàn Quốc Khi nhận định về công nghiệp hỗ trợ của Hàn Quốc, người ta có thể nhận thấy có một số ưu điểm nổi bật. Trước hết, đó là một nền công nghiệp được xây dựng một cách đồng bộ vàhoạt động hiệu quả: Ngay trong quá trình công nghiệp hóa Hàn Quốc đã thấy được vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, từ đó Hàn Quốc đã có những đường lối, chủ trưưng, chính sách về pháp luật, những hỗ trợ về tài chính, đầu tư, kỹ thuật đúng đắn, nhất quán và linh hoạt cho mảng công nghiệp này từ đó tạo dựng và phát triển một nền công nghiệp hỗ trợ vững chắc tạo đà cho phát triển các ngành công nghiệp chính. Thứ hai, CNHT của Hàn Quốc là một nền CNHT trên công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại: Hoạt động nghiên cứu và triển khai trong công nghiệp hỗ trợ của Hàn Quốc là một hoạt động thường xuyên, liên tục. Nó đã trở thành một phần gắn bó không thể tách rời khỏi hoạt động của các doanh nghiệp hỗ trợ. Nhờ biết quan tâm đầu tư đúng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển này, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước luôn tiên phong đi đầu, và có nhiều thành tựu trong hoạt động nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc sản xuất sản phẩm trên những dây chuyền tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác cao và tinh tế phục vụ được những nhu cầu chuyên biệt, cá biệt hóa sản phẩm, nâng cao giá trị thị trường của sản phẩm. Thứ ba, yếu tố con người được quan tâm, coi trọng. Con người ở đây được hiểu là gồm cả những người quản lý và đội ngũ nhân công. Chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được các doanh nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc đề cao vì nó là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị sản phẩm và là nhân tố quan trọng quyết định tới quá trình đổi mới không ngừng các sản phẩm hỗ trợ cũng như công nghệ, dây truyền sản xuất nên các sản phẩm này. 3.3. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan 13 3.3.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan Đài Loan được thế giới biết đến bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc vào cuối thế kỷ XX với danh tiếng “Con rồng nhỏ của Châu Á”. Những thành tựu kinh tế tuyệt vời này chắc chắn phải có những nền tảng lịch sử của nó. Đảng cầm quyền Quốc dân đảng (KMT) với chế độ độc tài của mình từ năm 1945 đã tái tổ chức xã hội một cách toàn diện. Chính sách kinh tế trong những năm 1950 là thay thế nhập khẩu, nhưng kể từ những năm 1960 chính sách này đã thay đổi thành thúc đẩy xuất khẩu. Đài Loan thường được xem là một thần kỳ kinh tế bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của nó trong suốt những thập niên cuối của thế kỷ XX. Thực vậy, những con số đạt được quả là ấn tượng. Chẳng hạn, tổng sản phẩm quốc dân hàng năm tăng trung bình 8,7% từ năm 1953 đến năm 1982. Trong suốt giai đoạn đỉnh cao từ năm 1963 đến năm 1972, GNP của Đài Loan tăng trung bình 10,8%/năm. Thường xuyên có thặng dư thương mại từ năm 1970 và dự trữ ngoại hối đạt tới 7 tỷ USD vào năm 1980, 15,7 tỷ USD vào cuối tháng 8 năm 1984, gần 76 tỷ USD năm 1988 và 72 tỷ USD tháng 2 năm 1991. Những ngành công nghiệp được khuyến khích phát triển trong thập niên 1950 và 1960 là những ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều lao động do lực lượng lao động giá rẻ sẵn có. Chiến lược này đã dần thay đổi bởi lệnh cấm vận dầu mỏ đầu thập niên 1970, khiến Đài Loan lâm vào khủng hoảng kinh tế, không chỉ bởi Đài Loan nhập khẩu hầu hết năng lượng cho nhu cầu nội địa, mà còn bởi kinh tế Đài Loan phụ thuộc nặng nề vào thương mại quốc tế. Chính phủ đã cố gắng đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng nhằm khôi phục lại nền kinh tế vào thập kỷ 1970. Những ví dụ nổi tiếng đó là “Mười dự án phát triển trọng điểm”. Trong số dự án này, có 6 dự án dành cho khu vực giao thông vận tải, 3 dự án dành cho phát triển ngành công nghiệp nặng và hoá dầu, một dự án là nhà máy điện hạt nhân để phát triển các nguồn cung cấp năng lượng mới. Kèm theo các biện pháp tài chính và tiền tệ thận trọng, chính phủ cũng đã thành công trong việc cản trở tác động của cú sốc kinh tế từ bên ngoài do khối OPEC gây ra. Kết quả là, Đài Loan đã chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng cực kỳ nhanh nữa vào cuối thập niên 1970. Hiện nay, Đài Loan đã trở thành một trung tâm sản xuất đẳng cấp thế giới và có thị phần dẫn đầu thế giới trong nhiều sản phẩm. 3.3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan Trong kế hoạch phát triển công nghiệp của Đài Loan, MOEA lấy nền tảng là khái niệm “liên kết với tương lai, liên kết với nền kinh tế toàn cầu, và liên kết với các cộng đồng địa phương” và tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển của năm hướng đổi mới ngành công nghiệp công nghệ sinh học và dược phẩm, năng lượng xanh và bảo vệ quốc gia - ngoài các vật liệu mới và “nền kinh tế tròn”, nhằm mục đích hỗ trợ chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp toàn diện. Chính phủ sẽ làm việc để giúp xây dựng Đài Loan thành một địa điểm lý tưởng để đổi mới công nghệ và khởi sự doanh nghiệp mới, nhằm mục đích để nhận ra tầm nhìn Đài Loan trở thành “một quốc đảo công nghệ số, một đảo thông minh”. Kế hoạch đang được tiến hành để sử dụng Internet of Things (I0T), điện toán đám 14 mây, dữ liệu lớn và các công nghệ chủ chốt khác để thúc đẩy sự phát triển của “Thung lũng Silicon châu Á”. Đài Loan sẽ xây dựng mối liên kết với các nhà cung cấp vốn liên doanh quốc tế và sẽ tìm cách thu hút các doanh nghiệp mới thành lập ở Đài Loan; khuyến khích sẽ được cung cấp cho ngành công nghiệp chéo, khởi nghiệp kinh doanh thế hệ tiếp theo. Chính phủ sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vật liệu “xanh” sáng tạo sẽ đóng vai trò là tài liệu chính cho các ngành công nghiệp sáng tạo mới; khái niệm về “nền kinh tế tròn” sẽ được lồng ghép vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mới này, phù hợp với các mục tiêu của việc thực hiện phát triển công nghiệp bền vững và tái chế các nguồn năng lượng, để đạt được tình huống “cả hai bên cùng có lợi” cho cả bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Ở Đài Loan, các ngành sản xuất là những động lực chính đằng sau sự phát triển kinh tế của nền kinh tế này. Trong hơn 50 năm qua, chính quyền và khu vực tư nhân ở Đài Loan đã cùng nhau hợp tác để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp và đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định. Kết quả của nỗ lực này là Đài Loan đã trở thành trung tâm toàn cầu của các sản phẩm màn hình phẳng, hay được ví như là một cỗ máy sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao. Sau nhiều năm thúc đẩy quốc tế hóa và tự do hóa, thì cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ và hệ thống thuế của Đài Loan ngang tầm với các nước công nghiệp lớn. 3.3.3. Nội dung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan 3.3.3.1. Chính sách hỗ trợ tài chính và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.3.3.2. Chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài 3.3.3.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 3.3.3.4. Chính sách phát triển khoa học và công nghệ 3.3.3.5. Quy định về tỷ lệ nội địa hóa 3.3.4. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan Thứ nhất, nền công nghiệp Đài Loan là nên công nghiệp tập trung mũi nhọn.Ngay trong quan điểm phát triển của mình, Đài Loan cũng đã chỉ rõ cần tập trung vào phát triển những lợi thế cạnh tranh sẵn có của quốc gia. Phát triển kinh tế thịnh vượng và bền vững là mục tiêu quan trọng nhất của MOEA. Chính phủ đã xem xét lại những chiến lược phát triển của kinh tế Đài Loan và có những thay đổi đáp ứng lại. Cách duy nhất để giành chiến thắng trong tự do thương mại là thông qua phát triển, điều đó chỉ có được khi nền kinh tế được củng cố, tăng cường và đổi mới liên tục. Thứ hai, cũng giống như công nghiệp hỗtrợcủa Hàn Quốc, Đài Loan có mộtnền công nghiệp hỗ trợ dựa trên công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Những công nghệ kĩ thuật tiên tiến được áp dụng là sản phẩm của quá trình đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Năm 2004, chính phủ Đài Loan dành 4% GPD để dành cho nghiên cứu phát triển nằm đưa nước này thành một nước phát triển. Dựa trên vị trí chiến lược kinh tế và lợi thế của nó trong nghiên cứu phát triển, chính phủ đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành 15 lập các trung tâm nghiên cứu phát triển ở Đài Loan. Với những lợi thế trong ngành công nghiệp công nghệ cao, Đài Loan đang thể hiện về tài năng trong R&D, công nghệ, tài nguyên và hệ thống ở nước ngoài, mong muốn tạo ra một thị trường thích hợp hơn. Thứ ba, nền công nghiệp hỗ trợ có sự quan tâm của chính phủ. Có thể nói đểphát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của mình, chính phủ Đài Loan đã đề ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp này. Ví dụ như chính sách ưu đãi về vốn vay đầu tư, giảm các loại thuế, hỗ trợ đầu tư vật chất, cơ sở hạ tầng,.. Thứ tư, yếu tố con người luôn luôn được chú trọng trong phát triển công nghiệp. Mặc dù Đài Loan phải đối mặt với những khó khăn về già hóa dân số, gây nên những bất lợi trong phát triển công nghiệp. Đài Loan có những chính sách để phát triển con người một cách toàn diện. Giữa việc tham gia học ở các trường và bắt tay vào thực hiện một công việc thực tế luôn có những khoảng trống nhất định, để lấp đầu những khoảng trống này, bộ Công nghiệp Đài Loan đã thực hiện các chương trình kết nối giữa các doang nghiệp với các viện đào tạo để đào tạo thêm kĩ năng chuyên môn cho người học. Trong đó, tập trung đào tạo các ngành máy móc, dệt may, điều trị... thông qua hợp tác giữa ngành công nghiệp và học viện, sinh viên khuyến khích tham gia vào công nghiệp thực thực hành và đào tạo chuyên nghiệp để tăng kinh nghiệm thực tế của họ. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, Đài Loan cũng chú trọng tuyển dụng lao động nước ngoài. 3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan 3.4.1. Ưu điểm Khi nhận định về phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, chúng ta có thể nhận thấy có một số ưu điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, đó là một nền công nghiệp được xây dựng một cách đồng bộ và hoạt động hiệu quả. Ngay trong quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã thấy được vai trò và tầm quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, từ đó Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã có những đường lối, chủ trương, chính sách về phát luật, những hỗ trợ về tài chính, đầu tư, kỹ thuật đúng đắn, nhất quán và linh hoạt cho mảng công nghiệp này từ đó tạo dựng và phát triển một nền CNHT vững chắc tạo đà cho việc phát triển các ngành công nghiệp chính. Thứ hai, CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là một nền CNHT dựa trên công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Hoạt động nghiên cứu và triển khai trong CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là một hoạt động thường xuyên, liên tục. Nó đã trở thành một phần gắn bó không thể tách rời khỏi hoạt động của các doanh nghiệp hỗ trợ. Nhờ biết quan tâm đầu tư đúng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển này, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã trở thành một trong những nước luôn tiên phong đi đầu, và có nhiều thành tựu trong hoạt động nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sản xuất sản phẩm trên những dây chuyền 16 tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác cao và tinh tế phục vụ được những nhu cầu chuyên biệt, cá biệt hóa sản phẩm, nâng cao giá trị thị trường của sản phẩm. Thứ ba, yếu tố con người được quan tâm, coi trọng. Con người ở đây được hiểu là gồm cả những người quản lý và đội ngũ nhân công. Chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được các doanh nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đề cao vì nó là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị sản phẩm và là nhân tố quan trọng quyết định tới quá trình đổi mới không ngừng các sản phẩm hỗ trợ cũng như công nghệ, dây truyền sản xuất ra các sản phẩm này. 3.4.2. Hạn chế Tuy có nền CNHT phát triển nhưng nền CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng không tránh khỏi một số tồn tại cần được khắc phục, đó là: Thứ nhất, trong ngành CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, lực lượng chủ yếu là các DNNVV trong đó có rất nhiều các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, do vậy các doanh nghiệp nhỏ này thường rất dễ chịu tác động từ những ảnh hưởng của môi trường, ví dụ như một động thái nhỏ trong việc giá xăng dầu thế giới tăng, khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới sự khó khăn trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, nền kinh tế khó khăn khiến việc tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới, cải tiến sản xuất nhằm thích nghi với tình hình mới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách nhanh chóng, các nền kinh tế mới nổi hoạt động sôi nổi và đầy cạnh tranh với các sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn... Tất cả những yếu tố này tác động lên hoạt động của doanh nghiệp và những doanh nghiệp nhỏ phải chịu nhiều áp lực, nếu không linh hoạt để thích nghi, doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại. Do vậy trong những năm gần đây, số lượng các DNNVV của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phá sản hay tuyên bố phá sản đã tăng lên, những mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp chính cũng dần thay đổi dưới tác động của toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ sau khi sản xuất phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình và không ít doanh nghiệp không thể thích nghi. Thứ hai, con người là yếu tố thành công trong CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhưng cũng chính con người cũng là yếu tố hiện đang gây trở ngại cho quá trình phát triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Cơ cấu dân số của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang biến chuyển theo chiều hướng xấu, lượng người già tăng lên đồng nghĩa với việc những nhân công có tay nghề trong các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp hỗ trợ đang già đi, trong khi lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động CNHT có xu hướng giảm xuống do thanh niên thời nay thích hướng vào các ngành nghề, lĩnh vực mới như du lịch, dịch vụ... Nhiều thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan không muốn tiếp tục sự nghiệp gia đình trong các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ nhỏ mà thích đi làm thuê cho những doanh nghiệp lớn với thu nhập cao và ổn định, trong tương lai điều này sẽ ngày càng gây khó khăn cho việc duy trì và phát triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. 17 Chương 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 4.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam 4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 11 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 48 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân. Tổng thu nhập nội địa GDP năm 2015 là 198,8 tỷ USD. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đứng đầu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, hàng may mặc và các sản phẩm nông sản. Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu của ngành công nghiệp như than, dầu mỏ, khí đốt chủ yếu dưới dạng thô. Nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_o_nhat_ban_han.pdf
Tài liệu liên quan