Tóm tắt Luận án Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học

1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

GDKNS là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có

khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp người học biết cách chuyển dịch

kiến thức, thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực và

mang tính chất xây dựng. GDKNS có mục tiêu chính là làm thay đổi

hành vi của người học từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại

hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích

cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng của cuộc sống cá nhân và

góp phần phát triển bền vững cho xã hội.

1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh

viên đại học

1.4.2.1. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội

1.4.2.2. Giáo dục kỹ năng sống được coi là một tiêu chí quan trọng trong

việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học

1.4.2.3. Giáo dục kỹ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục

toàn diện của các trường đại học12

1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học

(1) Giáo dục kỹ năng tự nhận thức.

(2) Giáo dục kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm.

(3) Giáo dục kỹ năng giao tiếp.

(4) Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác.

(5) Giáo dục kỹ năng thuyết trình.

(6) Giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo.

(7) Giáo dục kỹ năng tạo động lực cho bản thân.

(8) Giáo dục kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học.

(9) Giáo dục kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu.

(10) Giáo dục kỹ năng phục vụ cộng đồng.

(11) Giáo dục kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân.

(12) Giáo dục kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp.

1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh

viên đại học

- Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính khóa

- Thông qua môn học KNS chính khóa của trường

- Thông qua các hoạt động ngoại khóa

- Thông qua các hoạt động xã hội.

- Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường

- Thông qua các khóa tập huấn của trường/ khoa

- Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân SV

- Thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) của SV

pdf24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể các trường đại học thành viên Đại học Huế. * Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động dạy và học KNS; các hoạt động của chủ thể quản lý khi tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua đó đánh giá trình độ và năng lực GDKNS, quản lý GDKNS của các chủ thể có liên quan ở các trường đại học thành viên Đại học Huế. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi, tọa đàm với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Phương pháp cũng được sử dụng để trưng cầu ý kiến, đánh giá nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. * Phương pháp phỏng vấn Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực trạng, nguyên nhân về thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về GDKNS, quản lý GDKNS cho SV. Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các nhà quản lý và SV ở Đại học Huế. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các trường đại học thành viên Đại học Huế trong thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV trong những năm qua nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. 7 * Phương pháp thử nghiệm Thử nghiệm hai biện pháp để minh chứng khẳng định tính khoa học, phù hợp và khả thi của các giải pháp đề tài luận án đã đề xuất. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS để nhập và xử lý số liệu, lập bảng, biểu để phân tích và đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu. 7. Những luận điểm bảo vệ 7.1. GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho SV trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoạt động học tập của SV đại học. 7.2. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp. 7.3. Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 8. Đóng góp mới của luận án - Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về GDKNS, quản lý GDKNS áp dụng đối với các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý của trường đại học, là cơ sở giáo dục trình độ cao có những đặc trưng riêng so với các cơ sở giáo dục khác. - Xác định được khung 12 KNS cần thiết, phù hợp với đặc điểm SV và môi trường học tập ở đại học. Cụ thể hóa những nội dung về lập kế 8 hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS dựa trên tiếp cận chức năng quản lý cơ bản phù hợp với chủ thể quản lý nhà trường đại học và đối tượng quản lý là SV. - Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu thông qua khảo sát, phân tích thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV của Đại học Huế, rõ nhất là một số điểm yếu về nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS. - Đề xuất được 07 biện pháp dành cho các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý GDKNS của Đại học Huế, có phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn quản lý GDKNS cho SV. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế. Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống 1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Xu hướng thứ nhất là những nghiên cứu lý luận về KNS Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, một xu hướng nghiên cứu mang tính thiết thực nhất được nhiều nhà khoa học quan tâm nhiều, đó là xây dựng và đánh giá hiệu quả các chương trình GDKNS 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Thứ nhất là những nghiên cứu lý luận cốt lõi về KNS và GDKNS Xu hướng nghiên cứu thứ hai là tìm hiểu thực trạng KNS của các đối tượng và thực trạng công tác GDKNS ở các cơ sở giáo dục Xu hướng thứ ba là xây dựng những chương trình GDKNS cho học sinh và SV 9 Xu hướng thứ tư là những nghiên cứu về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho học sinh, SV 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống 1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Thứ nhất, quản lý GDKNS có quan hệ mật thiết với quản lý huấn luyện kỹ năng sống cho người lao động Thứ hai, phối hợp quản lý GDKNS Thứ ba, nghiên cứu quản lý GDKNS ở các khía cạnh cụ thể như chỉ đạo, định hướng về nội dung, chương trình; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình KNS 1.1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Cũng giống như ở nước ngoài, nếu như những nghiên cứu về KNS và GDKNS khá phong phú và đa dạng thì quản lý GDKNS là hướng nghiên cứu chưa được tiến hành nhiều. Các khía cạnh của quản lý GDKNS chủ yếu được đề cập đến trong nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDKNS ở một số nghiên cứu. 1.1.3. Đánh giá chung 1.1.3.1. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu Việc nghiên cứu về KNS và GDKNS đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rõ tầm quan trọng của việc GDKNS cho học sinh, SV và đã ứng dụng các chương trình GDKNS trong thực tiễn. Việc quản lý GDKNS để đem lại hiệu quả cao trong công tác này cũng đã được chú ý. Tuy nhiên, trong tương quan chung, những nghiên cứu về quản lý GDKNS cho SV đại học vẫn chưa được tiến hành nhiều so với những nghiên cứu về KNS và GDKNS. Đặc biệt ở Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tiến hành nghiên cứu “quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế” càng có ý nghĩa cấp thiết. 1.1.3.2. Những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu giải quyết tiếp theo (i) Giải quyết mục đích nghiên cứu: Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu lý luận, thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 10 (ii) Giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thực nghiệm một biện pháp cụ thể (iii) Giải quyết luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu gồm: - Khẳng định GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho SV trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoạt động học tập của SV đại học. - Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp. - Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Bối cảnh hiện nay và những tác động đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 1.2.3. Đổi mới giáo dục đại học 1.3. Kĩ năng sống của sinh viên đại học 1.3.1. Khái niệm kỹ năng sống KNS là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Là khả năng 11 chuyển đổi kiến thức (ta có gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cư xử như thế nào hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (cần làm gì và làm như thế nào). 1.3.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và giá trị sống 1.3.3. Đặc điểm sinh viên đại học 1.3.3.1. Sinh viên Từ các cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng: SV là những thanh niên ở lứa tuổi từ 17 - 25, đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, say mê học tập, nghiên cứu và đang chuẩn bị cho mình một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong xã hội. 1.3.3.2. Đặc điểm phát triển sinh lý, thể lực 1.3.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý 1.3.3.4. Đặc điểm phát triển xã hội 1.3.3.5. Kỹ năng sống của sinh viên đại học (1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm, (3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo, (7) kỹ năng tạo động lực cho bản thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu (10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11) kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân, (12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. 1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống GDKNS là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp người học biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. GDKNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng của cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. 1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.2.1. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội 1.4.2.2. Giáo dục kỹ năng sống được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học 1.4.2.3. Giáo dục kỹ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học 12 1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học (1) Giáo dục kỹ năng tự nhận thức. (2) Giáo dục kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm. (3) Giáo dục kỹ năng giao tiếp. (4) Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác. (5) Giáo dục kỹ năng thuyết trình. (6) Giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo. (7) Giáo dục kỹ năng tạo động lực cho bản thân. (8) Giáo dục kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học. (9) Giáo dục kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu. (10) Giáo dục kỹ năng phục vụ cộng đồng. (11) Giáo dục kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân. (12) Giáo dục kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. 1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học - Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính khóa - Thông qua môn học KNS chính khóa của trường - Thông qua các hoạt động ngoại khóa - Thông qua các hoạt động xã hội. - Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường - Thông qua các khóa tập huấn của trường/ khoa - Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân SV - Thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) của SV 1.4.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống Quản lý GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra. 13 1.5.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ở trường đại học 1.5.3. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5.3.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục. 1.5.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV trong các trường đại học là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực tham gia GDKNS một cách khoa học và hợp lý. 1.5.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV 1.5.4.1. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 1.6.1. Yếu tố khách quan 1.6.1.1. Môi trường sống ❖ Môi trường tự nhiên ❖ Môi trường văn hóa, xã hội ❖ Môi trường công nghệ 1.6.1.2. Môi trường sư phạm của trường đại học ❖ Văn hóa nhà trường ❖ Môi trường vật chất ❖ Môi trường tâm lí - xã hội: 1.6.1.3. Môi trường giáo dục gia đình 1.6.2. Yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học 1.6.2.2. Phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học 1.6.2.3. Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên 14 Kết luận chương 1 Trên cơ sở các nghiên cứu ở nước ngoài, những nghiên cứu ở Việt Nam và trên cơ sở phân tích đặc điểm SV trong các trường đại học, có thể khẳng định: - GDKNS cho SV trường đại học có vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội; GDKNS được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo và GDKNS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học. - Các công trình và đề tài khoa học tập trung nghiên cứu về GDKNS, quản lý GDKNS nói chung hoặc chuyên sâu trên từng lĩnh vực, từng đối tượng nhưng các nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học chưa được tiến hành nhiều. - Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân - có tính đến các đặc điểm SV đại học, nội dung GDKNS cho SV đại học bao gồm 12 KNS cốt lõi sau: (1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm, (3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo, (7) kỹ năng tạo động lực cho bản thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu (10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11) kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân, (12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. - Quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học bao gồm 04 nội dung cơ bản sau: (1) Lập kế hoạch GDKNS cho SV; (2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động GDKNS cho SV; (3) Chỉ đạo thực hiện GDKNS cho SV, bao gồm (i) Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho SV, (ii) Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV, (iii) Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV, và (iv) Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý GDKNS cho SV bao gồm: (1) môi trường sống (môi trường tự nhiên; môi trường văn hóa xã hội; môi trường công nghệ); (2) môi trường sư phạm của trường đại học (văn hóa nhà trường; môi trường vật chất; môi trường tâm lý – xã hội); (3) môi trường giáo dục gia đình; (4) nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học; (5) phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học; và (6) sự tự giáo dục, tự rèn luyện của SV. 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ 2.1. Khái quát về Đại học Huế 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi 2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu 2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu 2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đều cho rằng KNS của SV Đại học Huế là chưa tốt. 2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế 2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế 2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS cho sinh viên Đại học Huế 16 2.4.1.2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung hầu hết các nội dung GDKNS cho SV đều được tiến hành chưa thường xuyên. VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá ở mức thấp nhất. 2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống 2.4.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy, Đại học Huế đã sử dụng khá nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV; trong đó, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường. 2.4.3.2. Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Mặc dù có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV, nhưng hiệu quả chỉ ở mức thấp, việc tổ chức GDKNS cho SV của Đại học Huế nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ để biết, còn việc vận dụng, thực hành, áp dụng vào thực tiễn thì chưa được như mong muốn. 2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống Cả 2 đối tượng được khảo sát đều đánh giá cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDKNS cho SV tại Đại học Huế là chưa tốt. 17 2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV thì nhóm các chủ thể ít tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế là CB quản lý, lãnh đạo các khoa, phòng/ ban (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,79); và Ban giám hiệu trường (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,94). 2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho SV Đại học Huế 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống Thực tế ở Đại học Huế cũng cho thấy, công tác lập kế hoạch GDKNS cho SV chưa thực sự được lãnh đạo các cấp quan tâm. 2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống Trong những năm gần đây, công tác này đang được Đại học Huế quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS cho SV Đại học Huế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,79 và ĐTB = 3,31; ĐLC = 0,88). 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS KQ khảo sát cho thấy công tác này đang được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho thấy, công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho thấy, công tác chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, công tác này đang được thực hiện chưa tốt tại Đại học Huế (ĐTB = 3,17; ĐLC = 0,78 và ĐTB = 3,26; ĐLC = 0,72). 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố mà chúng tôi đưa ra đều được VCQL, GV, CB Đoàn và SV đánh giá có ảnh hưởng khá cao đến quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. 18 2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho cho sinh viên Đại học Huế 2.7.1. Những mặt mạnh 2.7.2. Những mặt yếu, hạn chế 2.7.3. Nguyên nhân 2.7.3.1. Nguyên nhân khách quan 2.7.3.2. Nguyên nhân chủ quan Kết luận Chương 2 KNS của SV Đại học Huế nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện của mục tiêu giáo dục đại học. Nguyên nhân chính là do công tác GDKNS, quản lý GDKNS cho SV tại Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. Cụ thể như sau: Việc GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu được thực hiện thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường. Các phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế cũng được thực hiện chưa tốt. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động GDKNS cho SV Đại học Huế là chưa đảm bảo. Chưa có sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng (các chủ thể) trong GDKNS cho SV, lực lượng tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu là Đoàn thanh niên, Hội SV. Mặc dù đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDKNS trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên vẫn còn không ít VCQL, GV, CB đoàn, hội, cũng như SV chưa có nhận thức một cách đầy đủ, cụ thể về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, đối với việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học, và đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác lập kế hoạch; tổ chức bộ máy quản lý GDKNS; chỉ đạo thực hiện GDKNS; và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV. Thực trạng trên đòi hỏi, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý GDKNS cho SV nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 19 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Định hướng đề xuất các biệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_giao_duc_ky_nang_song_cho_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan