Tóm tắt Luận án Quyết định hành chính của chính phủ Việt Nam

Hạn chế cụ thể trong xây dựng và ban hành quyết định

hành chính của Chính phủ

Một là, hoạt động xây dựng QĐHC của CP cũng bộc lộ nhiều hạn chế,

bất cập so với yêu cầu của thực tiễn.

Hai là, chưa có phân biệt rõ ràng giữa quy định về thẩm quyền ban

hành chính sách giữa QH và CP, thực tế này gây khó khăn cho việc xác định

ranh giới về thẩm quyền và lĩnh vực ban hành chính sách giữa QH và CP.

Ba là, quy định xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút

gọn theo Luật BHVBQPPL năm 2015 quy định việc soạn thảo VBQPPL theo

trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không quy định trình tự, thủ tục rút gọn đối với

việc ban hành văn bản để bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL; ban hành

văn bản để tạm ngưng hiệu lực của một văn bản khác hoặc kéo dài hiệu lực

của văn bản quy định thực hiện thí điểm các chính sách là chưa phù hợp với

thực tiễn ban hành văn bản trong thời gian vừa qua.

Bốn là, Trực tiếp xây dựng và thực hiện ban hành QĐHC của CP là

đội ngũ cán bộ, công chức tại các bộ, ngành hiện nay còn thiếu ổn định và ở

nhiều chuyên ngành, ngành luật chỉ chiếm 27% tổng số cán bộ, công chức

tham gia xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định VBQPPL ở các bộ, cơ

quan ngang bộ; trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác xây

dựng pháp luật còn hạn chế, chưa có sự đánh giá tổng thể thực tiễn.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quyết định hành chính của chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện QĐHC của CP Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực tiễn ban hành quyết định hành chính của Chính phủ 1.1.2.1. Công trình nghiên cứu khoa học, bài viết trong nước Tác giả Nguyễn Văn Thâm là người có nhiều công trình nghiên cứu về thực tiễn soạn thảo và x lý văn bản quản lý nhà nước. Tác giả Lưu Kiếm Thanh trong cuốn sách Hướng dẫn soạn thảo văn bản lập quy đề cập chi tiết về kỹ thuật lập quy như trình tự lập quy, ngôn ngữ văn bản lập quy và hướng dẫn soạn thảo một số các văn bản lập quy điển hình. Cạnh đó, trong sách Ngôn ngữ văn bản quản lý hành chính nhà nước 8 Tác giả Uông Chu Lưu là người có nhiều kinh nghiệm trong cơ quan lập pháp, trong tác phẩm mà tác giả là chủ biên: Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Bài viết Quyền Hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất của GS. TS. Nguyễn Đăng Dung Bài viết Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh: thực trạng và giải pháp của TS. Phạm Tuấn Khải Tác giả PGS. TS. Vũ Thư đã phân tích và đưa ra những nhận định về các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản pháp luật nói chung đồng thời chỉ ra các biện pháp để khắc phục những khiếm khuyết, nhưng chưa đưa ra các tiêu chí riêng cho văn bản pháp luật của CP trong bài viết Tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật và các biện pháp xử lý các khiếm khuyết của nó được in trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật. [133]. Tác giả TS. Nguyễn Minh Đoan trong bài viết Trách nhiệm của người xây dựng pháp luật 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cuốn sách Administrative law (Policy)- (Luật hành chính (Chính sách)) của tác giả Peter Cane Cuốn sách Readings in Public Administration - (Bài đọc trong Hành chính công) của Maurice E. O`Donnell có các bài viết về Dicision – Making Research: Some Prospects and Limitations - (Quyết định – Nghiên cứu thực tiễn: Một số triển vọng và hạn chế) của tác giả William J. Gore đã nêu lên một số cơ hội và giới hạn của quá trình ra QĐ. Sách giáo trình: “Die Station in der oeffentlichen Verwaltung” “Điểm đến của Hành chính công” dành cho cao học luật của CHLB Đức của các tác giả Michael Happ, Dr. Erwin Allesch, Harald Geiger, Dr. Andreas Metschke, Nhà xuất bản C.H. Beck Muenchen 1992 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quyết định hành chính của Chính phủ Sách chuyên khảo “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” do GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Võ Khánh Vinh đồng chủ biên Bài viết Xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước của TS. Nguyễn Thế Quyền Đề tài nghiên cứu khoa học: Việc lập, thẩm tra, quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh – lý luận và thực tiễn của TS. Vũ Trọng Hách Đề tài khoa học cấp Bộ: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp quyền Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Như Phát chủ nhiệm trong phần thứ tư 9 Bài viết Hiệu lực của Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Nguyễn Minh Phú [98] đã đề cập đến chất lượng và tính khả thi là hai nhân tố chi phối hiệu lực của quyết định quản lý hành chính nhà nước. Các đề tài và bài viết tập trung vào phục vụ cho việc nêu lên các định hướng và giải pháp cho hoàn thiện văn bản pháp luật , VBQPPL nói chung và quyết định quản lý hành chính nhà nước nói riêng, nhưng những luận cứ khoa học, định hướng, giải pháp và các đề xuất được nêu trong đề tài và bài viết cũng là những gợi mở để luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện QĐHC của Chính phủ Việt Nam hiện nay. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ tiếp tục kế thừa (i) Những nội dung nghiên cứu mang tính lý luận nền tảng như: khái niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm, các yếu tố đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của quyết định nói chung và QĐHC nói riêng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động ban hành VBQPPL, QĐHC nói chung và của CP nói riêng. Mặc dù, mỗi công trình nghiên cứu, bài báo khoa học có thể tiếp cận dưới góc độ khác nhau nhưng so sánh đối chiếu sẽ giúp luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu. (ii) Những nghiên cứu mang tính hệ thống và phân chia QĐHC thành các quyết định của cơ quan hành chính địa phương và của cơ quan hành chính trung ương cũng như trình tự, thủ tục các bước xây dựng VBQPPL nói chung và QĐHC của các cơ quan nhà nước trong các năm gần đây. (iii) Những đánh giá, tổng kết về thực trạng tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện, đánh giá về QĐHC giai đoạn trước khi Luật ban hành VBQPPL năm 2008 được thông qua và ban hành. Đây là nền tảng để có sự so sánh, đối chiếu cũng như nhìn nhận sự phát triển của pháp luật về QĐHC của CP hiện nay. (iv) Những quan điểm, định hướng, nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức, xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện và đánh giá về QĐHC và QĐHC của CP nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu. Thứ hai, những vấn đề mà các công trình khoa học chưa giải quyết hoặc phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Đa phần các công trình nghiên cứu trong nước về quyết định nói chung và QĐHC đều trên cơ sở chủ yếu là Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và các văn bản hướng dẫn đến nay tính thời sự không còn. Hiện nay, văn bản pháp luật quan trọng nhất là Hiến pháp năm 2013 và Luật ban hành VBQPPL năm 2015 đã có sự thay đổi về tên gọi và hình thức thể hiện ban hành QĐHC của CP là văn bản pháp luật. Chính vì thế việc nghiên cứu, đánh giá về quyết định và QĐHC, nhất là về QĐHC của CP trong giai đoạn mới này là hoàn toàn cần thiết. 10 Như vậy, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ về QĐHC của CP Việt Nam. Để hoàn thiện hình thức văn bản pháp luật này của CP cần có nghiên cứu sâu sắc, đẩy đủ trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước nói chung, nhưng phát triển theo hướng nghiên cứu mới chuyên sâu hơn về QĐHC của CP sẽ được làm rõ ở nội dung trong các chương nghiên cứu của luận án tiến sỹ dưới đây. Tiểu kết chương 1 Từ tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến QĐ nói chung và QĐHC nói riêng ở cả trong nước và nước ngoài có thể khẳng định rằng, nghiên cứu khoa học về QĐ nói chung và QĐHC nói riêng là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong suốt chiều dài lịch s với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đem lại những giá trị nghiên cứu vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù có giá trị lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu về QĐHC của CP. Nhiều công trình đưa ra định hướng, kiến nghị, đề xuất chuẩn hóa quy trình xây dựng và ban hành QĐHC của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Giải pháp cụ thể hoàn thiện VBQPPL và quyết định quản lý hành chính nhà nước nhưng những luận cứ khoa học và các đề xuất được nêu trong đề tài và bài viết cũng là những gợi mở để luận án đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 2.1.1. Khái niệm quyết định hành chính của Chính phủ Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật. Để tìm hiểu khái niệm QĐHC trước hết cần tìm hiểu nghĩa của từ quyết định. Quyết định là thuật ngữ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có quan niệm cho rằng quyết định là hành vi, hành động có chủ đích. Quyết định, trong ngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tiếng latin là “actus”, có nghĩa là hành động, hành vi. Với cách hiểu này thì quyết định là một thuật ngữ chỉ những biểu hiện rất cụ thể của chủ thể nào đó. Trong tiếng Anh, “quyết định” (decision) là kết quả của quá trình thể hiện ý chí. Với cách hiểu này, Quyết định là một hoạt động hay dãy hoạt động có ý chí được lựa chọn một số khả năng có thể lựa chọn. Ra quyết định có thể hiểu như là sự thực hiện lựa chọn một quan điểm hay một hoạt động trong số những cái có thể lựa chọn. Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì “quyết định” là “định ra một cách chắc chắn và phải thực hiện”. [71, tr.1515], với cách hiểu này điều kiện của một quyết định là tính bắt buộc và 11 tính quyền lực. Nó thể hiện hoạt động có chủ đích và mang tính cưỡng bách, kể cả khi đang là ý tưởng chưa trở thành hành vi cụ thể của cá nhân. 2.1.2. Đặc điểm quyết định hành chính của Chính phủ 2.1.2.1. Quyết định hành chính của Chính phủ được ban hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tác động đến mọi lĩnh vực Theo Luật Tổ chức chính phủ năm 2015 ngoài 19 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của CP bao gồm các lĩnh vực, nhóm hoạt động cụ thể, CP còn có nhiệm vụ và quyền hạn với chính quyền địa phương. 2.1.2.2. Quyết định hành chính của Chính phủ chứa đựng quy định tiên phát Đây là, một trong những đặc điểm rất riêng của QĐHC của CP mà các quyết định hành chính của các chủ thể khác không có. Quyết định hành chính của CP nhằm chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật, văn bản mang tính chất luật. 2.1.2.3. Quyết định hành chính của Chính phủ quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật và văn bản có tính chất luật Với vị trí là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, CP theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Tổ chức chính phủ năm 2015 có nhiệm vụ: “Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước...”. 2.1.2.4. Quyết định hành chính của Chính phủ ban hành chính sách trong thẩm quyền được giao cho Chính phủ Theo thẩm quyền được quy định cho CP tại điều 96 trong Hiến pháp năm 2013 có chức năng quan trọng đó là đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho CP. 2.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 2.2.1. Phân loại theo tính chất thẩm quyền pháp lý 2.2.1.1. Quyết định hành chính chính sách của Chính phủ Quyết định hành chính chính sách là các quyết định có tính chiến lược trong thực hiện quyền của CP được Hiến pháp trao cho. Quyết định hành chính chính sách ban hành những chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ chung, lớn có tính định hướng chiến lược. Đảng ta cũng ban hành các nghị quyết chứa đựng các tư tưởng, chính sách có tính chủ đạo, tuy nhiên, đó không phải là quyết định pháp luật. 2.2.1.2. Quyết định hành chính quy phạm của Chính phủ Theo tiếng Latin, “quy phạm” là quy tắc, khuôn mẫu, là chuẩn mực về hành vi cần thiết trong những điều kiện xác định. Theo nghĩa Hán - Việt phổ thông thì “quy phạm” được hiểu là quy tắc x sự, là khuôn mẫu hành vi, điều được làm và điều không được làm và làm như thế nào. Quy phạm pháp luật là 12 quy tắc x sự chung được nhà nước đặt ra và bắt buộc các cá nhân, tổ chức có liên quan phải tuân theo. 2.2.1.3. Quyết định hành chính cá biệt của Chính phủ Quyết định hành chính cá biệt của CP được ban hành trên cơ sở luật, nghị quyết của QH, nghị quyết, pháp lệnh của UBTVQH hoặc các QĐHC chính sách hoặc quy phạm của CP. 2.2.2. Phân loại theo hình thức pháp lý 2.2.2.1. Nghị quyết của Chính phủ Trước đây, theo thông tư 33/BT ngày 10/12/1992 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP hướng dẫn về hình thức văn bản và việc ban hành văn bản của cơ quan hành chính nhà nước thì CP ban hành nghị quyết “để thông qua dự án kế hoạch và ngân sách nhà nước trước khi trình QH; đánh giá kết quả thực hiện pháp luật, kế hoạch nhà nước, ngân sách nhà nước và các chủ trương, chính sách của CP; quyết định những công tác quan trọng khác thuộc thẩm quyền Chính phủ”. 2.2.2.2. Nghị định của Chính phủ Nghị định của CP là QĐHC mang tính quy phạm, được ban hành nhằm điều chỉnh chủ yếu các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý. Hình thức văn bản pháp luật này cũng phù hợp với quy định pháp luật các quốc gia trên thế giới về thẩm quyền ban hành QĐHC của CP.. 2.3. YÊU CẦU TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 2.3.1. Yêu cầu tính hợp pháp Quyết định hành chính của Chính phủ là một loại văn bản pháp luật, nên khi xây dựng và ban hành phải tuân thủ yêu cầu hợp pháp. Tính hợp pháp bảo đảm giá trị pháp lý cho các QĐHC. Một QĐHC của CP không đảm bảo yêu cầu hợp pháp thì không có hiệu lực pháp lý để thi hành. Yêu cầu hợp pháp của QĐHC của CP đòi hỏi: 2.3.2. Yêu cầu tính hợp lý Tính hợp lý của QĐHC của CP gắn liền với hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Để bảo đảm tính khả thi và tính hiệu quả QĐHC của CP phải đáp ứng yêu cầu tính hợp lý 2.4. VAI TRÒ, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH PHÁP LUẬT 2.4.1. Vai trò quyết định hành chính của Chính phủ 2.4.1.1. Quyết định hành chính của Chính phủ đưa ra chủ trương, chính sách lớn trong lĩnh vực quản lý nhà nước 2.4.1.2. Quyết định hành chính của Chính phủ hướng dẫn, đảm bảo sự chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, cụ thể hóa, chi tiết hóa các văn bản đó 13 2.4.1.3. Quyết định hành chính của Chính phủ điều tiết các vấn đề thực tiễn 2.4.1.4. Quyết định hành chính của CP góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển xã hội 2.4.2. Mối tương quan giữa quyết định hành chính của Chính phủ với các quyết định pháp luật khác 2.4.2.1. Mối tương quan của quyết định hành chính của Chính phủ với văn bản pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước 2.4.2.2. Mối tương quan giữa quyết định hành chính của Chính phủ với quyết định pháp luật của Tòa án, Viện kiểm sát 2.4.2.3. Mối tương quan giữa quyết định hành chính của Chính phủ với quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương cấp tỉnh 2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ Quyết định hành chính của CP vừa được coi là phương tiện quản lý nhà nước tầm quốc gia, vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước. Quyết định hành chính của CP chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý nhà nước. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cần xem xét các yếu tố tác động đến QĐHC của CP. 2.5.1. Các yếu tố bên trong 2.5.1.1. Năng lực của chủ thể xây dựng quyết định hành chính 2.5.1.2. Mục tiêu của quyết định hành chính 2.5.1.3. Đối tượng tác động của quyết định hành chính 2.5.1.4. Nội dung và thể thức của quyết định 2.5.2. Các yếu tố bên ngoài 2.5.2.1. Vấn đề đặt ra đối với quyết định hành chính 2.5.2.2. Yếu tố thẩm quyền 2.5.2.3. Yếu tố nguồn lực 2.5.2.4. Yếu tố thông tin 2.5.2.5. Yếu tố chính trị 2.5.2.6. Yếu tố pháp lý 2.5.3. Các yếu tố liên quan khác 2.5.3.1. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán 2.5.3.2. Yếu tố cơ sở vật chất trong thực hiện quyết định 2.5.3.3. Yếu tố môi trường quốc tế Tiểu kết chương 2 Qua nghiên cứu chương 2 tác giả đúc rút ra các vấn đề cơ bản sau: 1. Có nhiều cách hiểu và đặt tên khác nhau về quyết định pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Theo ý tác giả QĐHC của CP là một loại quyết định hành chính, là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà 14 nước được CP ban hành trên cơ sở và để thi hành văn bản pháp luật của QH, UBTVQH, Chủ tịch nước và để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ, có nội dung, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. 2. Quyết định hành chính của CP là một loại QĐ pháp luật nên có đặc điểm chung như các QĐ pháp luật đó là thể hiện ý chí của Nhà nước; mang tính quyền lực nhà nước; tính pháp lý; được ban hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định và cũng có những đặc điểm riêng như tính dưới luật; nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước của CP trên phạm vi toàn quốc và các lĩnh vực; chứa đựng quy phạm tiên phát; quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật và văn bản có tính chất luật; ban hành chính sách theo thẩm quyền. 3. Quyết định hành chính của CP được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như theo thẩm quyền pháp lý có thể xem xét QĐHC của CP gồm QĐHC chính sách, QĐHC quy phạm và QĐHC cá biệt. Khi xem xét theo hình thức pháp lý thì QĐHC của CP gồm nghị quyết để quyết định: (i) nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo trong từng thời kỳ; (ii) phê duyệt chương trình, đề án, xây dựng nghị định; (iii) phê chuẩn đơn vị bầu c , số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh; phê chuẩn kết quả bầu c UBND cấp tỉnh; (iiii) quyết định các vấn đề khác. Nghị quyết có nghị quyết chính sách; nghị quyết quy phạm; nghị quyết cá biệt. Pháp luật quy định nghị quyết không phải là VBQPPL, đây cũng là một hạn chế. Cần phân biệt nghị quyết chính sách, quy phạm hay cá biệt với nghị quyết mang tính chất “biên bản phiên họp thường kỳ của CP”. Chương 3 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 3.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 3.1.1. Quy định pháp luật về vị trí pháp lý của Chính phủ 3.1.1.1. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 nêu rõ: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với sự phân công rành mạch ba quyền đó”. 3.1.1.2. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm vụ của CP: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Đề xuất, xây dựng chính sách trình QH, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước QH; trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH (Điều 96). 15 3.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam 3.1.2.1. Quy định về quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam trước Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Từ năm 1996 đến 2007, CP thông qua và ban hành rất nhiều nghị định để thực hiện công tác quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Bảng 3.1. Số lượng, phân loại các nghị định của CP trong giai đoạn 1996 - 2007 Năm Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật, Pháp lệnh, nghị quyết Nghị định quy định về tổ chức, điều lệ, quy chế Nghị định thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính Nghị định quy định về lĩnh vực hoặc các vấn đề cụ thể khác Nghị định phê duyệt số lượng DS bầu cử ĐB HĐND 1996 09 13 10 51 0 1997 06 22 27 29 0 1998 16 14 19 40 0 1999 09 11 42 43 57 2000 09 08 18 35 0 2001 12 09 16 57 0 2002 17 11 33 41 0 2003 19 38 47 60 0 2004 28 19 34 63 66 2005 19 16 30 81 0 2006 35 20 25 60 0 2007 28 19 39 101 04 Tổng cộng 207 200 340 661 127 Nguồn: T ng hợp các nghị định được CP ban hành từ 1996 đến 2007, mục Văn bản QPPL từ trang C ng thông tin điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn) 3.1.2.2. Pháp luật quy định về quyết định hành chính của Chính phủ từ sau năm 2008 đến nay Ngày 22 tháng 6 năm 2015 QH khóa XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Ban hành VBQPPL 2015 số 80/2015/QH1315. Luật này đã bổ sung khái niệm “Quy phạm pháp luật” và hoàn thiện khái niệm “Văn bản quy phạm pháp luật” và khẳng định nghị quyết liên tịch giữa CP với Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là VBQPPL. 3.2. THỰC TIỄN ĐẢM BẢO TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 3.2.1. Thực tiễn đảm bảo tính hợp pháp của quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam 16 3.2.1.1. Quyết định hành chính của Chính phủ phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ 3.2.1.2. Quyết định hành chính của Chính phủ phải được ban hành phù hợp với nội dung và mục đích của Hiến pháp, luật và các văn bản mang tính chất luật 3.2.1.3. Nội dung quyết định hành chính của Chính phủ phải phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội 3.2.1.4. Quyết định hành chính của Chính phủ phải được ban hành đúng hình thức do pháp luật quy định 3.2.2. Thực tiễn đảm bảo tính hợp lý của quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam 3.2.2.1. Quyết định hành chính của Chính phủ được ban hành phải bảo đảm tính thống nhất, phù hợp chung 3.2.2.2. Quyết định hành chính của Chính phủ ban hành phải sát thực tế, rõ ràng theo nhóm vấn đề và đối tượng thực hiện 3.2.2.3. Quyết định hành chính của Chính phủ phải sử dụng ngôn ngữ, văn phong, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác 3.3. THỰC TRẠNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 3.3.1. Thực trạng ban hành quyết định hành chính của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 Bảng 3.2. Số lượng, cơ cấu quyết định hành chính của CP trong giai đoạn 2010 - 2020 Năm Nghị định Nghị quyết Tổng cộng 2010 116 66 182 2011 123 84 207 2012 102 40 142 2013 210 101 311 2014 122 43 165 2015 128 25 153 2016 163 33 196 2017 151 53 204 2018 162 91 253 2019 99 38 137 10/2020 130 61 191 Tổng cộng 1506 635 2141 Nguồn: T ng hợp các quyết định hành chính của Chính phủ ban hành từ 2010 đến 10/2020, mục Văn bản quy phạm pháp luật từ trang C ng thông tin điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn) 17 3.3.2. Thực trạng chậm, thiếu và chồng chéo trong ban hành quyết định hành chính của Chính phủ 3.3.2.1. Thực trạng chậm, thiếu trong ban hành quyết định hành chính của Chính phủ Bảng 3.3. Số lượng luật, pháp lệnh cần ban hành nghị định hướng dẫn từ năm 2010 đến tháng 6/2020 Năm Số lượng luật, pháp lệnh ban hành Số lượng luật, pháp lệnh phải có nghị định ban hành 2010 19 luật 19 2011 08 luật 08 2012 21 luật, 02 pháp lệnh 23 2013 17 luật, 02 pháp lệnh 18 2014 29 luật, 01 pháp lệnh 27 2015 27 luật 23 2016 10 luật, 01 pháp lệnh 11 2017 18 luật 15 2019 18 luật 16 6/2020 10 luật 08 Nguồn: T ng hợp số liệu từ trang website: ày 20/8/2020 3.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 3.4.1. Hạn chế 3.4.1.1. Hạn chế chung trong xây dựng và ban hành quyết định hành chính của Chính phủ Một là, việc quán triệt, thể chế hóa và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của QH và UBTVQH trong một số lĩnh vực và ở một số bộ, ngành còn chậm. Hai là, về lập đề nghị xây dựng văn bản theo quy trình chính sách theo Luật BHVBQPPL năm 2015, nghị định của CP là 1 trong 06 loại văn bản, cơ quan đề nghị xây dựng VBQPPL có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách (xây dựng, đánh giá tác động, thẩm định, thông qua chính sách) trước khi soạn thảo đối với một số loại văn bản. Ba là, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan soạn thảo QĐHC của CP theo Điều 7 Luật BHVBQPPL năm 2015 chỉ quy định chung chung là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị x lý theo quy định của 18 pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của VBQPPL được phân công thực hiện nhưng chưa có quy định cụ thể xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong giai đoạn thẩm tra dự án xây dựng Luật, pháp lệnh, nghị định. Đề nghị bổ sung quy định cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan trong trường hợp xảy ra sai sót trong việc ban hành VBQPPL. Bốn là, hệ thống QĐHC tạo hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Công tác rà soát, kiểm tra việc xây dựng, ban hành một số QĐHC của CP chưa đáp ứng yêu cầu. 3.4.1.2. Hạn chế cụ thể trong xây dựng và ban hành quyết định hành chính của Chính phủ Một là, hoạt động xây dựng QĐHC của CP cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tiễn. Hai là, chưa có phân biệt rõ ràng giữa quy định về thẩm quyền ban hành chính sách giữa QH và CP, thực tế này gây khó khăn cho việc xác định ranh giới về thẩm quyền và lĩnh vực ban hành chính sách giữa QH và CP. Ba là, quy định xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn theo Luật BHVBQPPL năm 2015 quy định việc soạn thảo VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không quy định trình tự, thủ tục r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quyet_dinh_hanh_chinh_cua_chinh_phu_viet_nam.pdf