Tóm tắt Luận án Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

Dựa trên mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thủy

sản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xu hướng phát triển

NTBs tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng TS Việt Nam, và những

đánh giá về thực trạng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK của

Việt Nam thời gian qua, luận án đã xây dựng và đề xuất một số biện

pháp nâng cao khả năng ứng phó với NTBs của Nhà nước và cộng

đồng doanh nghiệp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao

hiệu quả XKTS Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KTS. Giả thuyết 3 là: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có những biện pháp ứng phó linh hoạt trước tác động của các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ. Giả thuyết 4 là: Các biện pháp ứng phó của chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủ quan, cả bên trong và bên ngoài. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những nhân tố chủ quan liên quan đến năng lực nội tại của các doanh nghiệp và môi trường chính sách của Nhà nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu NTBs bao gồm: Quan điểm duy vật biện chứng Quan điểm hệ thống Quan điểm lịch sử Phương pháp thu thập số liệu 4 Luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở dữ liệu và số liệu thống kê của Việt Nam và Hoa Kỳ về cơ sở lý luận NTBs, tình hình thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản, các quy định về NTBs của Hoa Kỳ. Phương pháp phân tích Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính sau: + Phương pháp phân tích và tổng hợp + Phương pháp so sánh + Phương pháp case study + Phương pháp kế thừa + Phương pháp chuyên gia 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về NTBs trong thương mại quốc tế và NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TS, đã luận giải khái niệm về NTBs và thể hiện rõ quan điểm của mình trong sử dụng cách phân loại NTBs chính đối với hàng TSXK; Thứ hai, đưa ra cách tiếp cận mới về tác động của rào cản kỹ thuật (RCKT) trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực đến ngành và quốc gia xuất khẩu. Từ đó, rút ra kết luận RCKT tác động tích cực đến nhóm ngành sản xuất và các nước phát triển. Với các nền kinh tế kém phát triển (như Việt Nam) và trong lĩnh vực thực phẩm (cụ thể là thủy sản) tác động tích cực ít hơn hoặc dễ bị tổn thương bởi các biện pháp này. Thứ ba, đề xuất mô hình xác thực các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK. Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng XK và thực trạng sử dụng NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam trong bối cảnh mới với đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng. Tập trung vào hai loại rào cản: Chống bán phá giá (CBPG) của Hoa Kỳ đối với cá 5 tra và tôm của Việt Nam từ năm 2002 đến 2018. Các rào cản kỹ thuật mới tại thị trường Hoa Kỳ thời gian gần đây như: Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA. Thứ tư, dựa trên mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xu hướng phát triển NTBs tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng TS Việt Nam, và những đánh giá về thực trạng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam thời gian qua, luận án đã xây dựng và đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng ứng phó với NTBs của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao hiệu quả XKTS Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp cho các cơ quan nghiên cứu và quản lý Nhà nước, các DNTS xây dựng kế hoạch phát triển, đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng ứng phó với NTBs trong thời gian tới. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bầy theo 4 Chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản Chương 3: Thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp ứng phó của Việt Nam 6 Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu 1.3. Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Về lý luận: Có rất nhiều công trình nghiên cứu về “Rào cản phi thuế quan”, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về “rào cản phi thuế quan” ngay cả trong các văn bản chính thống của WTO. Bên cạnh đó, rất ít công trình xây dựng khung lí thuyết toàn diện về NTBs. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập. Do đó, luận án cố gắng tiếp cận vấn đề như sau: (1) Khái quát các xu hướng, quan điểm lý thuyết về NTBs của các học giả, các tổ chức, các quốc gia, từ đó đưa ra một cách định nghĩa và cách phân loại phù hợp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu của luận án. (2) tác động của NTBs tới hoạt động xuất khẩu. (3) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBs đối với hàng hóa XK của một quốc gia. (4) Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ cho hàng TSXK trên cả hai góc độ 7 Nhà nước và doanh nghiệm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ quan QLNN và DNTS Việt Nam. Về thực tiễn: các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án vẫn còn nhiều khoảng trống gồm: (1) Thiếu các công trình đề cập sâu sắc, đầy đủ về thực trạng và tác động của rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ đối với hàng TSXK Việt Nam thời gian gần đây (2002 -2018). Một số nghiên cứu phân tích về RCKT, CBPG đối với hàng TS nhưng thời gian nghiên cứu cách đây cũng khá lâu, NCS chỉ có thể tham khảo để xử lý các vấn đề nghiên cứu của luận án. Vì vậy, có thể nói, vấn đề nghiên cứu của luận án có tính mới, tính hệ thống, chuyên sâu và cập nhập được những diễn biến và xu hướng mới nhất về NTBs (RCKT, CBPG) đối với hàng TSXK của Việt Nam. (2) Thiếu các công trình đánh giá về những nhân tố hạn chế khả năng ứng phó với NTBs của ngành TS Việt Nam; (3) Các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các giải pháp ứng phó với NTBs (RCKT, CBPG) của Hoa Kỳ cho hàng TSXK của Việt Nam còn rất ít. Do đó, luận án sẽ nghiên cứu thực trạng NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2018 để nêu bật được các đặc trưng của NTBs của Hoa Kỳ trong giai đoạn này và làm cơ sở cho việc dự báo xu hướng NTBs của Hoa Kỳ trong giai đoạn tới. Luận án sẽ nghiên cứu tác động của các rào cản này đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố cản trở năng lực ứng phó của Việt Nam. Luận án cũng đi sâu phân tích những biện pháp ứng phó cụ thể, đánh giá kết quả và tồn tại trong quá trình thực hiện, để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. Cuối cùng, luận án mong muốn đưa ra những giải pháp, chính sách giúp cho các doanh nghiệp, hiệp hội, nhà nước ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh XKTS của Việt Nam trong giai đoạn tới. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN 2.1. Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế 2.1.1. Khái niệm Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về rào cản phi thuế quan, nhưng đa phần các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến mục đích phân biệt đối xử nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, do đó theo NCS có thể hiểu “rào cản phi thuế quan là bất kỳ biện pháp nào, không phải là thuế quan, mà sử dụng các rào cản kỹ thuật và các rào cản phi kỹ thuật gây cản trở đến hàng nhập khẩu vào một quốc gia và bảo vệ người tiêu dùng trong nước”. Với góc nhìn như vậy, rào cản phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản Rào cản phi thuế quan Các biện pháp kỹ thuật Tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) Các biện pháp hạn chế định lượng (cấm, hạn ngạch, giấy phép) Các biện pháp quản lý giá (giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu); Các biện pháp quản lý đầu mối (đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu); Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (tự vệ, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá); Các biện pháp liên quan tới đầu tư (thuế suất nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu); Các biện pháp phi kỹ thuật 9 Sơ đồ 2.1: Các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên cách phân loại của UNCTAD (2010) và Bộ Công thương Việt Nam 2.1.2. Phân loại rào cản phi thuế quan Trong khuôn khổ của luận án, NCS sẽ tập trung vào 02 nhóm rào cản mà các DN XKTS của Việt Nam thường xuyên mắc phải khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ là: rào cản kỹ thuật (SPS, TBT) và rào cản chống bán phá giá (rào cản tạm thời) để tìm ra các biện pháp ứng phó một cách cụ thể và hữu hiện hơn. 2.1.2.1. Rào cản kỹ thuật 2.1.2.2. Rào cản chống bán phá giá (rào cản tạm thời) 2.1.3. Tác động của rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu 2.1.3.1. Tác động của Rào cản kỹ thuật (SPS/TBT) (a) Tác động tích cực Thứ nhất, Bảo vệ môi trường sinh thái và đạt được sự phát triển bền vững Thứ hai, Thúc đẩy tiến bộ khoa học & công nghệ và hiện thực hóa việc điều chỉnh và tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp Thứ ba, Chuẩn hóa thị trường nhập khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu. (b) Tác động tiêu cực Tác động lớn nhất của các RCKT trong thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp là sự gia tăng chi phí (c) Tác động khác nhau giữa các ngành Các biện pháp khác (tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết nối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ). 10 (d) Tác động khác nhau giữa các quốc gia 2.1.3.2. Tác động của Rào chống bán phá giá 2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với NTBs đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên các nghiên cứu của Unctad (2013), Henson và cộng sự (1997), Zsoka Koczan và Alexander Plekhanov (2013). 2.2. Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản 2.2.1. Rào cản kỹ thuật a. Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Food Drug and Cosmetic Act - FDCA) Đạo luật chống khủng bố sinh học (Bioterrorism Act) Đạo luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (Food Safety Modernisation Act - FSMA) b. Đạo luật nông nghiệp “Farm Bill” Năng lực doanh nghiệ p Năng lực quản lý nhà nước Năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quan Năng lực liên kết 11 c. Luật IUU (luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định). 2.2.3. Rào cản tạm thời – Điều tra CBPG 2.3. Kinh nghiệm của ngành thủy sản Trung Quốc trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ và Bài học cho Việt Nam 2.3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Hoa Kỳ 2.3.2. Thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc vướng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ a. Rào cản kỹ thuật Thứ nhất, Hoa Kỳ áp dụng lệnh “giam giữ tự động” đối với một số sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thứ hai, Hoa Kỳ từ chối nhập cảnh một số lô hàng thủy sản của Trung Quốc do vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật (vệ sinh an toàn thực phẩm). b. Rào cản tạm thời (chống bán phá giá) 2.3.3. Các biện pháp ứng phó của Trung Quốc a. Đối với Rào cản kỹ thuật - Các biện pháp của chính phủ, hiệp hội Cải thiện hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua cơ chế cảnh báo sớm Thành lập cơ chế giao dịch thông tin cốt lõi Các biện pháp phòng vệ - Các biện pháp của doanh nghiệp Chủ động trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Chủ động đạt được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Điều chỉnh cơ cấu thị trường, đa dạng hóa thị trường b. Đối với Rào cản tạm thời (chống bán phá giá) Để ứng phó với các rào cản tạm thời (chống bán phá giá), Trung Quốc đã dựa vào vài trò và sức mạnh của chính phủ, các tổ 12 chức công nghiệp, huy động sự nhiệt tình của các doanh nghiệp, nỗ lực xây dựng một cơ chế hợp tác bốn bên giữa "chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức thương mại, các doanh nghiệp” nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. 2.3.4. Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng phó của ngành thủy sản Trung Quốc đối với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ a. Rào cản kỹ thuật - Bài học đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Thứ nhất, giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm đối với các cơ quan quản lý và DN. Thứ hai, thiết lập một cơ chế cảnh báo sớm hiệu quả. - Bài học đối với doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng để đạt được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Thứ hai, điều chỉnh chiến lược xuất khẩu. b. Rào cản tạm thời (chống bán phá giá) - Bài học đối với các cơ quan nhà nước - Bài học đối với doanh nghiệp CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM 3.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 (đơn vị: triệu USD, %) Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 13 Thủy sản 744,6 711,145 956 1.159 1.166 1.518 1.700 1.310 1.440 1.410 1.600 Tỷ lệ tăng trưởng -4,5 34,4 21,2 0,6 30 11,9 -22,9 6,8 -1,9 14% Nguồn: Tổng hợp từ VASEP và Vietfish 3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản - Tôm Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 (đơn vị: triệu USD, %) Mặt hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tôm 398 551,1 558,5 454,5 831 1.140 657 709 659 Tỷ lệ tăng trưởng 38,5% 1% -18,6% 82,8% 37,2% -38,3% 8% -7% Nguồn: Tổng hợp từ VASEP và Vietfish - Cá tra/cá ba sa Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu cá tra & basa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2008 – 2018 (đơn vị: triệu USD, %) Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cá tra 75 134 176,6 331,7 358,8 380,8 336,8 307,44 366 344 530 % tăng trưởng 78,6 31,8 87,8 8,17 6,13 -11,5 -9,5 16 -11 54 Nguồn: Tổng hợp từ VASEP và Tổng cục thủy sản 3.2. Rào cản phi thuê ́quan của Hoa Kỳ và những tác động đối với hàng TSXK của Việt Nam 3.2.1. Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam 3.2.1.1. Rào cản kỹ thuật a. Chương trình thanh tra, kiểm tra thủy sản nhập khẩu của FDA 14 Để đảm bảo an toàn hải sản nhập khẩu, FDA thực hiện các biện pháp sau: (1) Kiểm tra cơ sở của các nhà chế biến và XKTS hàng năm để đảm bảo tuân thủ HACCP và (2) Tiến hành lấy mẫu và phân tích thử nghiệm hải sản nhập khẩu để xác định các chất gây ô nhiễm, nguy hiểm đến sức khỏe. 15 Bảng 3.4. Số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại tại thị trường Hoa Kỳ (Số cảnh báo) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tôm 27 111 31 42 23 35 54 40 41 31 Cá tra 12 9 28 10 27 4 5 1 7 0 Thủy sản 244 286 202 242 167 116 141 83 74 66 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo từ chối nhập khẩu “Import Refusal Report” của FDA, Bảng 3.5. Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng tôm và cá da trơn bị cảnh báo tại thị trường Hoa Kỳ (Lô hàng) STT Nguyên nhân 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nhiễm vi khuẩn Salmonela Tôm 18 76 31 24 12 5 7 x 30 5 Cá tra 5 3 28 6 14 4 x x x x 2 Hóa chất và thuốc kháng sinh Tôm 5 24 x 7 10 23 46 36 13 12 Cá tra 6 7 x 4 10 x 4 x x x 3 Chất bẩn Tôm 3 9 x 7 1 2 x 2 3 x Cá tra 1 x x x 1 x 1 x x x 4 Ghi nhãn Sai Tôm 1 x x 3 x 4 4 1 x x Cá tra x x x x 6 x x x x x Nguồn;: Tổng hợp từ Báo cáo từ chối nhập khẩu “Import Refusal Report” của FDA, 16 b. Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA. Một trong những thay đổi cơ bản khi triển khai Đạo luật Farm Bill 2014 đối với cá da trơn của Việt Nam, đó là phía Hoa Kỳ sẽ thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng thay vì kiểm tra xác suất như trước đây. Có nhiều bằng chứng cho thấy Đạo luật nông trại năm 2008 và 2014 của Hoa Kỳ đã vi phạm các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS của WTO. Việc kiện tụng của WTO đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, và phân tích sâu rộng, vì vậy, để dự đoán kết quả liệu Việt Nam có thành công khi đưa vụ kiện này lên WTO hay không là một công việc rất khó khăn. Tuy nhiên, xem xét những bằng chứng áp đảo được phân tích ở phần trên, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thắng thế trong vụ kiện chống lại Hoa Kỳ đối với chương trình thanh tra cá da trơn của USDA. Do đó, Hoa Kỳ nên tháo dỡ chương trình thanh cá tra USDA và trả lại quyền kiểm tra cá da trơn nhập khẩu duy nhất cho FDA. b. Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA Chương trình SIMP sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 đối với hầu hết các loài trong danh sách ưu tiên theo quy định, riêng tôm và bào ngư sẽ được hoãn lại ở giai đoạn sau. 3.2.2.2. Rào cản chống bán phá giá (1) Đối với xuất khẩu cá tra năm 2002 Bảng 3.6. Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra Việt Nam STT Đơn vị Bị đơn bắt buộc Bị đơn tự nguyện Mức thuế CBPG chung Thời gian áp dụng POR 1 % 37,94 47,05 63,88 1/8/2003 – 31/7/2014 POR 2 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2004 – 31/7/2005 17 POR 3 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2005 – 31/7/2006 POR 4 % 6,81 0,52 63,88 1/8/2006 – 31/7/2007 POR 5 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2007 – 31/7/2008 POR 6 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2008-31/7/2009 POR 7 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2009 – 31/7/2010 POR 8 (USD/kg) 0,19 0,02 0,77 1/8/2010 – 31/7/2011 POR 9 (USD/kg) 0 2,15 2,11 1/8/2011- 31/7/2012 POR 10 (USD/kg) 0 0,97 2,39 1/8/2012 – 1/8/2013 POR 11 (USD/kg) 0 0,6 - 1/8/2013 – 31/7/2014 POR 12 (USD/kg) 0,69 2,39 2,39 01/8/2014 31/7/2015 POR 13 (USD/kg) 3,87 7,74 2,39 1/8/2015 – 31/7/2016 POR14 (USD/kg) 0 – 1,37 0,41 2,39 1/8/2016 - 31/7/2017 Nguồn: tác giả tổng hợp (2) Đối với xuất khẩu tôm vào năm 2003 Bảng 3.7. Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm Việt Nam – đơn vị: % STT Ngày phán quyết cc Bị đơn bắt buộc Bị đơn tự nguyên Mức thuế CBPG chung Thời gian áp dụng POR 1 4,3 - 5,24 4,57 25,76 16/7/2004 - 31/1/2006 POR 2 02/09/2008 0 4,57% 25,76 POR 3 8/9/2009 0,08-0,21 4,57 25,76 1/2/2007 - 31/1/2008 POR 4 29/9/2010 2,95-4,89 3,92 25,76 1/2/2008 - 31/1/2009 POR 5 31/8/2011 0,0-1,15 1,04 25,76 1/2/2009 - 31/1/2010 18 POR 6 4/9/2012 1,23-1,27 1,25 25,76 1/2/2010 - 31/1/2011 POR7 10/09/2013 0,0 0,0 25,76 1/2/2011 - 31/1/2012 POR8 24/09/2014 4,98 - 9,75 6,37 25,76 1/2/2012 - 31/1/2013 POR9 7/9/2015 0 - 1,39 0,91 25,4 1/2/2013 - 31/1/2014 POR10 7/9/2016 0,91% 4,78% 25,76 1/2/2014 - 31/1/2015. POR11 11/2016 0,91% 4,78% 25,75% 1/2/2015 - 31/1/2016 POR12 8/3/2018 25,39% 25,39% 25,39% 1/2/2016- 31//1/2017 Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu từ VASEP, Tổng cục thủy sản, Tổng cục hải quan và các trang web khác 3.2.2. Tác động của các rào cản phi thuế quan tại thị trường Hoa Kỳ đến hoạt động XKTS của Việt Nam 3.2.2.1. Rào cản kỹ thuật Để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ, phần lớn các doanh nghiệp thủy sản phải gia tăng chi phí, hoặc là chi phí một lần hoặc chi phí định kỳ hoặc cả hai tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. 3.2.2.2. Tác động của rào cản chống bán phá giá 3.3. Các ứng phó của Việt Nam đối với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ 3.3.1. Rào cản kỹ thuật a. Các biện pháp của chính phủ, hiệp hội Thứ nhất, Ban hành và phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn thủy sản Thứ hai, Công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi tốt, nâng cao nhận thức cho các hộ nuôi. Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm, an toàn vệ sinh thực phẩm. b. Các biện pháp của doanh nghiệp 19 Thứ nhất, các doanh nghiệp đã chủ động trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như GMP, ISO, HACCP... Thứ hai, các doanh nghiệp chủ động đổi mới và chuyển giao công nghệ. Thứ ba, Điều chỉnh cơ cấu thị trường, đa dạng hóa thị trường 3.3.2. Rào cản chống bán phá giá a. Các biện pháp của chính phủ Thứ nhất, Thành lập cơ chế cảnh báo sớm vụ kiện chống bán phá giá Thứ hai, Công tác vận động hành lang b. Các biện pháp của hiệp hội ngành thủy sản Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các vụ kiện chống bán phá giá. Hỗ trợ thông tin cảnh báo sớm đến các doanh nghiệp Hỗ trợ các doanh nghiệp trả lời câu hỏi Thuê luật sư tham vấn khởi kiện Hoạt động vận động hành lang c. Các biện pháp của doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể chịu tác động trực tiếp của các biện pháp CBPG, chính vì thế họ phải đóng vai trò chủ đạo, chủ động kháng kiện. Chính vì vậy, trong thời gian trước và trong quá trình diễn ra vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ, huy động được sự đoàn kết, thống nhất cao trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 3.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó với các rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ thời gian qua 3.4.1. Những thành công/Kết quả đạt được 20 a. Về việc ứng phó với rào cản kỹ thuật Ngành thủy sản đã đạt được những thành công trong việc đáp ứng rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ như sau: Thứ nhất, Về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã được cải thiện rõ rệt. Thứ hai, Về kiểm soát dư lượng kháng sinh, các hóa chất độc hại trong những năm gần đây đã giảm dần. Thứ ba, về ghi nhãn thực phẩm: các doanh nghiệp đã nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của rào cản này. b. Về việc ứng phó với Rào cản tạm thời (Chống bán phá giá) Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các ban ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, Việt Nam đã thành công khi đưa vụ kiện bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ lên WTO vào tháng 2/2010 (với mã vụ kiện DS404) và tháng 01/2013 với mã vụ kiện DS429 (yêu cầu Hoa Kỳ thực thi phán quyết của DSB/WTO). 3.4.2. Những hạn chế a. Rào cản kỹ thuật Bên cạnh những thành công mà Nhà nước và các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đã đạt được như trên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. • Về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều cải tiến nhưng chưa hoàn toàn đạt yêu cầu. • Về kiểm soát dư lượng kháng sinh, các hóa chất độc hại Tình hình kiểm soát dư lượng kháng sinh và các hóa chất độc hại của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, tại thị trường Hoa Kỳ nhiều lô hàng thủy sản của nước ta vẫn bị từ chối nhập khẩu do còn tồn dư thuốc thú y, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh... 21 b. Rào cản tạm thời (Chống bán phá giá) Bên cạnh những thành công mà chính phủ, Hiệp hội thủy sản và các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được như trên, cả hai vụ vụ điều tra chống bán phá giá cá tra và tôm mà Hoa Kỳ tiến hành đối với Việt Nam đều đi đến kết quả khẳng định có hành vi bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, và phải chịu mức thuế suất cao và cho tới nay, cả tôm và cá tra (hai mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam) vẫn chưa thoát khỏi thuế đó khi hết thời hạn áp thuế ban đầu (5 năm). 3.4.3. Nguyên nhân hạn chế khả năng ứng phó với rào cản phi thuế quan của ngành thủy sản Việt Nam 3.4.3.1. Đối với Rào cản kỹ thuật Hạn chế về nguồn lực vốn vật chất Hạn chế về nguồn nhân lực Hạn chế về hệ thống sản xuất – phân phối (chuỗi cung ứng thủy sản) Hạn chế về môi trường chính sách của Nhà nước. 3.4.3.2. Đối với Rào cản tạm thời Thứ nhất, Việt Nam chưa được Hoa Kỳ công nhận có nền kinh tế thị trường. Thứ hai, Đặc điểm cơ cấu ngành Thứ ba, Các doanh nghiệp thủy sản thiếu nền tảng pháp lý và kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp tư pháp quốc tế. Thứ tư, Pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sản xuất nội địa. 22 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_rao_can_phi_thue_quan_cua_hoa_ky_doi_voi_xua.pdf
Tài liệu liên quan