Tóm tắt Luận án Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái

Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái

3.2.1. Khái quát chung về thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Yên Bái

3.2.1.1. Thực trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.767,0 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp có giá trị lớn nhất là 588.281,0 ha, chiếm 85,4% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 54.254,0 ha chiếm 7,9 và hiện tại nhóm đất này đang có xu hướng tăng lên; diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều 46.233,0 ha, chiếm 6,7%. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lí.

3.2.1.2 Thực trạng tài nguyên rừng

Năm 2016, diện tích rừng của tỉnh đạt 454.822,2 ha, độ che phủ của rừng đạt 62,5%; trong đó diện tích rừng tự nhiên là 245.957,3 ha chiếm 54,1% tổng diện tích rừng của tỉnh, rừng trồng 184.495,3 ha chiếm 42,6%. Hiện nay, diện tích rừng vẫn tiếp tục tăng lên theo mục tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020.

3.2.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc theo các vùng

3.2.2.1. Căn cứ để phân chia các vùng ở tỉnh Yên Bái

Tác giả xin đề xuất chia tỉnh Yên Bái thành 3 vùng cư trú, canh tác khác nhau: vùng thấp, vùng giữa và vùng cao. Việc phân chia tỉnh Yên Bái thành 3 vùng như vậy dựa trên các căn cứ: Căn cứ về tính đồng nhất tương đối; căn cứ về kinh tế; căn cứ vào nguyên tắc trung tâm. Vùng thấp chọn đại diện nghiên cứu là huyện Yên Bình, vùng giữa chọn đại diện là huyện Văn Chấn, vùng cao chọn đại diện là huyện Mù Cang Chải.

3.2.2.2. Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở vùng thấp (thung lũng chân núi)

a. Đánh giá chung

Tại vùng thấp, trong cơ cấu giá trị đất nông nghiệp thì giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và có sự tăng dần qua các năm cả về giá trị còn cơ cấu giảm nhẹ; cơ cấu giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ giá trị nhỏ hơn và giá trị diện tích tăng không đáng kể qua các năm; cơ cấu giá trị diện tích cây hàng năm cũng có sự thay đổi lớn; cơ cấu diện tích đất trồng lúa có sự thay đổi đáng kể; cơ cấu giá trị diện tích cây lâu năm cũng có nhiều biến động.

Hoạt động lâm nghiệp là phương án tối ưu cho việc tận dụng đất đồi núi chưa sử dụng. Hầu hết đất rừng các loại đều có biến động phức tạp trong giai đoạn 2005 - 2016.

Loại hình canh tác chính của khu vực vùng thấp là trồng lúa, trồng sắn, trồng chè, trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

- Lúa: Lúa nước được trồng tập trung trên đất ruộng, là loại đất phù sa cơ giới nhẹ, có mức độ thích nghi trung bình.Từ năm 2005 đến năm 2016, cây lúa luôn chiếm diện tích lớn nhất và khá ổn định qua các năm. Cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi theo hướng đưa vụ xuân lên làm vụ chính.

- Sắn: Khi nhà máy chế biến tinh bột sắn được đưa vào hoạt động xây dựng thì từ năm 2005 đến năm 2016 diện tích sắn và đặc biệt là sắn cao sản liên tục tăng và đến năm 2016 sắn là cây trồng có diện tích lớn thứ 2 ở khu vực vùng thấp.

- Cây ăn quả: Trong vùng có sự đa dạng về chủng loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, xoài Trong đó, cây ăn quả chủ lực của vùng là cây bưởi.

- Chè: Cây công nghiệp chính được trồng ở khu vực vùng thấp là cây chè.

- Thủy sản: Khu vực vùng thấp rất có điều kiện để phát triển thủy sản. Tuy diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng dần.

Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng thấp, xét về tất cả các mặt như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu quả sử dụng vốn cũng như một

số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho thấy: Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình nuôi trồng thủy sản, thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, MI, GTNC, HSSDV, GO/IC và VA/IC đều cao; tiếp theo là cây bưởi đặc sản có giá trị sản lượng cao thứ ba, do chi phí trồng bưởi thấp cộng với tốn ít công lao động hơn trồng lúa và màu nên giá trị ngày công cao, GO/IC và VA/IC của loại hình trồng cây bưởi đặc sản cao thứ 2. Chè cho giá trị sản xuất cao thứ 2, nhưng chi phí cao nên GO/IC, VA/IC, IM/IC cao thứ ba.

 

docx24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và KT-XH phục vụ mục đích phát triển lâu dài của tỉnh thì UBND tỉnh Yên Bái đã có nhiều báo cáo, quy hoạch. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 1.2.1.1. Khái niệm “TNTN đó là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư liêu lao động) và đối tượng tiêu dùng’’. TNTN là tất cả những gì có trong tự nhiên được con người khai thác, sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. 1.2.1.2. Phân loại tài nguyên thiên Phân loại TNTN với mục đích quản lí, phân loại TNTN với mục đích đánh giá kinh tế tài nguyên, phân loại tài nguyên với mục đích kiểm kê, đánh giá tiềm năng. 1.2.1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên TNTN là một yếu tố quan trọng của môi trường đối với hoạt động kinh tế; TNTN là nguồn của cải vô cùng quý giá và không thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội loài người. 1.2.1.4. Quản lí tài nguyên thiên nhiên Trong quá trình PTKT con người tác động quá mức tới TNTN, làm cho nguồn TNTN bị suy thoái và cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững KTXH của các thế hệ tương lai. 1.2.1.5. Đặc điểm của tài nguyên đất và rừng a. Đặc điểm tài nguyên đất: Đất vùng là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, diện tích đất là có hạn, vị trí đất vùng là cố định, đất vùng là sản phẩm của tự nhiên. b. Đặc điểm của tài nguyên rừng: Dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn là tài nguyên rừng, đồng thời cũng là đối tượng bị con người tác động sớm nhất và mạnh nhất. Sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành các kiểu rừng. 1.2.2. Phát triển Nông nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt: Nông nghiệp “là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi”; theo từ điển kinh tế học: “Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ sợi và những sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc”. 1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: bao gồm nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên và nhóm nhân tố điều kiện KT-XH. 1.2.2.3. Nông lâm kết hợp Định nghĩa về nông lâm kết hợp đã được thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế giới là: “Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác và sử dụng đất khác nhau; trong đó các loài cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây trong họ dừa và họ tre, nứa) được trồng kết hợp với các loài cây nông nghiệp hoặc vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, đã được quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thủy sản. Chúng được kết hợp với nhau hợp lý trong không gian, hoặc theo trình tự về thời gian. Giữa chúng luôn có tác động lẫn nhau cả về phương diện sinh thái, kinh tế theo hướng có lợi” (King 1979); Lundgren và Raintree (1983); Hurley (1983); Nair (1989); Chun - Lai (1991). 1.2.3. Hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp Theo tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO - 1990), có ba tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và rừng bền vững: bền vững về mặt kinh tế; bền vững về mặt xã hội; bền vững về mặt môi trường. 1.2.4. Cộng đồng các dân tộc và kiến thức bản địa trong sản xuất nông, lâm nghiệp 1.2.4.1. Khái niệm - Dân tộc (tộc người/ quốc gia dân tộc): Thứ nhất theo nghĩa hẹp: “Tộc người (etsnie) có thể là một nhóm các cá nhân có cùng chung tiếng mẹ đẻ”; thứ hai theo nghĩa rộng: “Tộc người được định nghĩa là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một phức hợp một phức hợp các tính chất chùng - về mặt nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị - lịch sử, mà sự kết hợp các tính chất đó làm một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hóa là chủ yếu; một nền văn hóa. Như thế tộc người được coi là một tập thể, hay nói đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng”. - Dân tộc thiểu số/ dân tộc đa số: Dân tộc thiểu số (minorities ethnic) là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới. Đáng chú ý năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua thuật ngữ dân tộc thiểu số trên cơ sở dựa vào quan điểm của GS. Francesco Capotorti đã đưa ra vào năm 1977.“Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ một nhóm người. - Cộng đồng các dân tộc: Cộng đồng các dân tộc dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự nhiên - lịch sử và thuật ngữ dân tộc “ethnos” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ. Những dấu hiệu như: cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, lối sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc là đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc. Trong đó, dấu hiệu cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn ở một số trường hợp, những. - Kiến thức bản địa: Theo tác giả Hoàng Xuân Tý, kiến thức bản địa (Indigenous knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống (Traditional knowledge) hay kiến thức địa phương (Local knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lí xác định. 1.2.4.2. Kiến thức bản địa của các dân tộc a. Kiến thức bản địa trong nông nghiệp: kinh nghiệm lựa chọn đất canh tác, kinh nghiệm trong lịch nông vụ, kinh nghiệm lựa chọn giống cây trồng, kinh nghiệm trong chăn nuôi. b. Kiến thức bản địa trong lâm nghiệp: kiến thức bảo vệ và phát triển rừng. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Khái quát về cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 15 tỉnh phân theo đơn vị hành chính là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình (thuộc vùng Tây Bắc) và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cao, Yên Bái, Quảng Ninh (thuộc vùng Đông Bắc). Đây là vùng đất rộng, người không đông, Năm 2016, số dân của vùng đạt 11.984.300 người chiếm 12,9% dân số cả nước. Miền núi phía Bắc có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất cả nước với khoảng 40 dân tộc thuộc 7 nhóm ngôn ngữ. 1.3.2. Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và những tác động của cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc đến nguồn tài nguyên đất và rừng Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo luôn chiếm khoảng gần 80,0% tỉ trọng và tương đối ổn định. Lâm nghiệp ở vị trí thứ hai nhưng đang có xu hướng tăng lên. Thủy sản chiếm tỉ trọng không đáng kể nhưng đang có xu hướng tăng lên. Nền nông nghiệp của vùng đang có sự chuyển biến từ chủ yếu trồng lúa sang sản xuất hàng hóa. Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2.1.1. Vị trí địa lí Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là một trong 15 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phạm vi lãnh thổ Yên Bái kéo dài từ 21º24′40″ đến 22º16′32″ vĩ độ Bắc và từ 103º56′25″ đến 105º03′07″ kinh độ Đông. 2.1.2. Phạm vi lãnh thổ Yên Bái có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 6 trong số 15 tỉnh của miền núi phía bắc với diện tích 688.767 ha, chiếm 6,79%, dân số năm 2016 là 800.150 người, chiếm 6,09% dân số toàn vùng núi phía Bắc. 2.2.Các nhân tố tự nhiên 2.2.1. Địa hình Với vị trí nằm ở giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc nên Yên Bái là vùng có địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao Tây Bắc thuộc dãy Hoàng Liên Sơn - Pu Luông và dãy núi Con Voi xuống vùng đồi trung du Phú Thọ, bao gồm 3 loại chính: địa hình núi, địa hình đồi và địa hình thung lũng - bồn địa hay còn gọi là khu vực địa hình vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. 2.2.2. Tài nguyên đất 2.2.2.1. Các nhóm đất: nhóm đất phù sa (P), nhóm đất đỏ vàng (F), nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H), nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), nhóm đất mùn Alit núi cao. 2.2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất: theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.767,0ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 588.281,0 ha, chiếm 85,4% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 54.254,0 ha chiếm 7,9; diện tích đất chưa sử dụng là 46.233,0 ha chiếm 6,7%. 2.2.3. Khí hậu Yên Bái có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 23ºC, có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 18ºC, lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.500 - 2.200 mm/năm. 2.2.4. Tài nguyên rừng Năm 2016, diện tích rừng của tỉnh đạt 454.822,2 ha, độ che phủ của rừng đạt 62,5%; trong đó diện tích rừng tự nhiên là 245.957,3 ha chiếm 54,1% tổng diện tích rừng của tỉnh, rừng trồng 208.865,5 ha chiếm 45,9%. 2.2.5. Tài nguyên nước a. Nước trên mặt: Chảy trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên nguồn cung cấp nước dồi dào, địa hình chia cắt mạnh nên nguồn nước trên mặt ở Yên Bái rất phong phú. Ngoài giá trị thủy điện, các sông trong tỉnh từ xưa đã là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân b.Nước dưới đất: Nguồn nước dưới đất cũng khá phong phú. 2.3. Các nhân tố về kinh tế - xã hội 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 2.3.1.1. Dân số: năm 2016, tổng số dân của tỉnh có 800.150 người. Trong đó nam 399.700 người, nữ 400.450 người, chiếm 6,09% dân số toàn vùng miền núi phía. 2.3.1.2. Nguồn lao động: nguồn lao động của Yên Bái có xu hướng tăng qua các năm. Về chất lượng nguồn lao động còn rất thấp, chủ yếu là lao động không có trình độ chuyên môn. 2.3.2. Cơ sở hạ tầng Giao thông; Hệ thống điện; Thông tin liên lạc; Thủy lợi; Hoạt động dịch vụ nông nghiệp. 2.3.3. Chính sách phát triển nông, lâm nghiệp Tỉnh Yên Bái chủ trương xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. 2.3.4. Thị trường Thị trường nội địa: Các tỉnh miền núi phía Bắc là những thị trường lớn cho việc tiêu thụ các sản phẩm NLN của tỉnh Yên Bái. Thị trường quốc tế: Quan hệ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh yên Bái với các nước chưa được phát triển. 2.4. Cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái 2.4.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố các dân tộc Cộng đồng các dân tộc ở Yên Bái có 2 nguồn gốc: nguồn gốc bản địa và nguồn gốc di cư. 2.4.2. Tập quán sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc Bao gồm tập quán sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc có số lượng lớn sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái: dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Thái, dân tộc Mường. Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI 3.1. Thực trạng ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Yên Bái Trong cơ cấu giá trị sản xuất NLN, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính luôn chiếm khoảng gần 70,0% tỉ trọng và đang có xu hướng giảm. Lâm nghiệp ở vị trí thứ hai, chiếm khoảng gần 25,0% và đang có xu hướng tăng lên. Nền nông nghiệp của vùng đang có sự chuyển biến từ chủ yếu trồng lúa sang sản xuất hàng hóa. TĐTT bình quân của nông nghiệp là 4,8/năm, lâm nghiệp là 7,4/năm. 3.1.1. Sản xuất nông nghiệp Ngành trồng trọt phát triển đều qua các năm. - Cây lúa: tỉnh Yên Bái có diện tích đất trồng lúa không nhiều, theo số liệu của Thống kê năm 2016 thì toàn tỉnh chỉ có 42.700,0 ha đất trồng lúa, tăng 1.638 ha so với năm 2005; vượt mục tiêu quy hoạch 1.800 ha. Năng suất lúa tăng từ 39 tạ/ha năm 2005 lên 50 tạ/ha năm 2016. Sản lượng lúa ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 sản lượng lúa đạt 214.294,0 tấn. - Cây ngô: Diện tích trồng ngô tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu của Thống kê năm 2016 thì toàn tỉnh có 28.642,0 ha đất trồng ngô. Năng suất ngô tăng từ 24 tạ/ha năm 2005 lên 33 tạ/ha năm 2016. Sản lượng ngô ngày càng tăng. 3.1.2. Ngành lâm nghiệp Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2016, tỉnh Yên Bái có 466.681,0 ha đất lâm nghiệp, chiếm 67,7% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, cao so với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Trong đó diện tích có rừng là 454.822,2 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 245.957,3 ha chiếm 54,1% tổng diện tích rừng của tỉnh, rừng trồng là 208.865,5 ha chiếm 45,9%. 3.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái 3.2.1. Khái quát chung về thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Yên Bái 3.2.1.1. Thực trạng sử dụng đất Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.767,0 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp có giá trị lớn nhất là 588.281,0 ha, chiếm 85,4% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 54.254,0 ha chiếm 7,9 và hiện tại nhóm đất này đang có xu hướng tăng lên; diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều 46.233,0 ha, chiếm 6,7%. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lí. 3.2.1.2 Thực trạng tài nguyên rừng Năm 2016, diện tích rừng của tỉnh đạt 454.822,2 ha, độ che phủ của rừng đạt 62,5%; trong đó diện tích rừng tự nhiên là 245.957,3 ha chiếm 54,1% tổng diện tích rừng của tỉnh, rừng trồng 184.495,3 ha chiếm 42,6%. Hiện nay, diện tích rừng vẫn tiếp tục tăng lên theo mục tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020. 3.2.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc theo các vùng 3.2.2.1. Căn cứ để phân chia các vùng ở tỉnh Yên Bái Tác giả xin đề xuất chia tỉnh Yên Bái thành 3 vùng cư trú, canh tác khác nhau: vùng thấp, vùng giữa và vùng cao. Việc phân chia tỉnh Yên Bái thành 3 vùng như vậy dựa trên các căn cứ: Căn cứ về tính đồng nhất tương đối; căn cứ về kinh tế; căn cứ vào nguyên tắc trung tâm. Vùng thấp chọn đại diện nghiên cứu là huyện Yên Bình, vùng giữa chọn đại diện là huyện Văn Chấn, vùng cao chọn đại diện là huyện Mù Cang Chải. 3.2.2.2. Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở vùng thấp (thung lũng chân núi) a. Đánh giá chung Tại vùng thấp, trong cơ cấu giá trị đất nông nghiệp thì giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và có sự tăng dần qua các năm cả về giá trị còn cơ cấu giảm nhẹ; cơ cấu giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ giá trị nhỏ hơn và giá trị diện tích tăng không đáng kể qua các năm; cơ cấu giá trị diện tích cây hàng năm cũng có sự thay đổi lớn; cơ cấu diện tích đất trồng lúa có sự thay đổi đáng kể; cơ cấu giá trị diện tích cây lâu năm cũng có nhiều biến động. Hoạt động lâm nghiệp là phương án tối ưu cho việc tận dụng đất đồi núi chưa sử dụng. Hầu hết đất rừng các loại đều có biến động phức tạp trong giai đoạn 2005 - 2016. Loại hình canh tác chính của khu vực vùng thấp là trồng lúa, trồng sắn, trồng chè, trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. - Lúa: Lúa nước được trồng tập trung trên đất ruộng, là loại đất phù sa cơ giới nhẹ, có mức độ thích nghi trung bình.Từ năm 2005 đến năm 2016, cây lúa luôn chiếm diện tích lớn nhất và khá ổn định qua các năm. Cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi theo hướng đưa vụ xuân lên làm vụ chính. - Sắn: Khi nhà máy chế biến tinh bột sắn được đưa vào hoạt động xây dựng thì từ năm 2005 đến năm 2016 diện tích sắn và đặc biệt là sắn cao sản liên tục tăng và đến năm 2016 sắn là cây trồng có diện tích lớn thứ 2 ở khu vực vùng thấp. - Cây ăn quả: Trong vùng có sự đa dạng về chủng loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, xoài Trong đó, cây ăn quả chủ lực của vùng là cây bưởi. - Chè: Cây công nghiệp chính được trồng ở khu vực vùng thấp là cây chè. - Thủy sản: Khu vực vùng thấp rất có điều kiện để phát triển thủy sản. Tuy diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng dần. Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng thấp, xét về tất cả các mặt như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu quả sử dụng vốn cũng như một Hình 3.4: Bản đồ biến động sử dụng đất nông, lâm nghiệp theo các vùng của tỉnh Yên Bái số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho thấy: Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình nuôi trồng thủy sản, thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, MI, GTNC, HSSDV, GO/IC và VA/IC đều cao; tiếp theo là cây bưởi đặc sản có giá trị sản lượng cao thứ ba, do chi phí trồng bưởi thấp cộng với tốn ít công lao động hơn trồng lúa và màu nên giá trị ngày công cao, GO/IC và VA/IC của loại hình trồng cây bưởi đặc sản cao thứ 2. Chè cho giá trị sản xuất cao thứ 2, nhưng chi phí cao nên GO/IC, VA/IC, IM/IC cao thứ ba. b/ Kiến thức bản địa của dân tộc Kinh trong sản xuất nông, lâm nghiệp được thể hiện ở các lĩnh vực: trong canh tác lúa nước, trong phát triển hệ sinh thái cây hàng năm, trong phát triển hệ sinh thái vườn rừng và cây ăn quả, trong chăn nuôi. 3.2.2.3. Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở vùng giữa a. Đánh giá chung Tại vùng giữa trong cơ cấu giá trị đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng có sự tăng liên tục qua các năm cả về giá trị lẫn cơ cấu; trong cơ cấu giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ giá trị nhỏ hơn nhưng giá trị diện tích vẫn tăng dần qua các năm; trong cơ cấu giá trị diện tích cây hàng năm cũng có sự thay đổi lớn; trong cơ cấu giá trị diện tích trồng cây lúa cũng có sự biến đổi. Đất chuyên trồng lúa chiếm giá trị lớn nhất, đất trồng lúa còn lại có giá trị nhỏ và cả hai loại diện tích trồng lúa này đều tăng liên tục qua các năm; trong cơ cấu giá trị diện tích cây lâu năm cũng có nhiều biến động. Diện tích trồng chè tăng khá nhanh qua các năm và đây là cây trồng có thế mạnh của đai này. Diện tích đất rừng các loại đều biến động phức tạp trong giai đoạn 2005 - 2016. Cơ cấu đất lâm nghiệp có sự thay đổi mạnh. Diện tích đất rừng sản xuất tăng mạnh. Đất rừng phòng hộ giảm mạnh. Năm 2016, diện tích cây lâm nghiệp lớn nhất, sau đó đến lúa, đến ngô rồi chè. Trong khoảng thời gian 10 năm qua, cây lâm nghiệp là cây trồng có sự phát triển mạnh nhất, sau đó đến ngô, chè và nuôi trồng thủy sản. Thực tế này khẳng định hoạt động sử dụng đất nông nghiệp theo các loại hình canh tác ở vùng giữa đã được đầu tư theo hướng thâm canh. Về sản lượng của hầu hết các cây trồng chính đều tăng, tăng mạnh nhất là sản lượng cây lâm nghiệp, cây ngô, cây chè rồi đến cây lúa. Điều này thể hiện thế mạnh vượt trội của cây lâm nghiệp, cây ngô và cây chè ở vùng này so với vùng thấp và vùng cao. Đây là khu vực có diện tích và năng suất chè lớn nhất trong 3 vùng ở Yên Bái. Như vậy, có cùng cơ cấu cây trồng như nhau, nhưng năng suất ở vùng giữa khác với năng suất ở vùng thấp. Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng giữa, xét về tất cả các mặt như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu quả sử dụng vốn cũng như một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình trồng chè; tiếp theo là cây ngô đứng thứ hai; cây lúa có hiệu quả kinh tế cao thứ ba; khoai tây Atlantic chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao mặc dù có năng suất, chất lượng tốt do đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm, chi phí đầu tư cao. b. Kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong sản xuất nông, lâm nghiệp - Trong canh tác nương rẫy:Trong canh tác nương rẫy của người Dao ở Yên Bái thì việc chọn đất có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của mùa vụ sản xuất. Để phân biệt được các loại đất tốt hay xấu, người Dao dựa và màu sắc của đất, thực vật sống trên đất và độ ẩm.Trong quá trình canh tác, để tránh lãng phí đất và để tăng thêm hiệu quả canh tác, người Dao đã tiến hành các biện pháp xen canh gối vụ theo hướng lúa, ngô, rau, sắn.Theo phân loại của người Dao, nương rẫy chia thành: Căn cứ vào cây trồng: nương ngô, nương sắn, nương chè; Căn cứ vào địa hình: nương bãi bằng, nương hốc đá; Căn cứ vào môi sinh của khu vực: nương già, nương tái sinh. - Trong phát triển nông, lâm kết hợp và các cây công nghiệp lâu năm: Từ xa xưa đồng bào Dao đã biết khai thác thế mạnh đồi, rừng vào hoạt động sản xuất NLN. Trên địa hình đất dốc, ở khu vực vùng giữa người Dao đã trồng các loại cây ăn quả như cam, nhãn, mận, lê, đào,... và các công nghiệp dài ngày như quế, chè, keo, trẩu, mỡ. - Trong chăn nuôi: Trong chăn nuôi, đồng bào dân tộc Dao gần như không nuôi giống vật nuôi lai tạo mà chủ yếu dùng giống vật nuôi bản địa. Các vật nuôi chính của người Dao là Trâu, bò, lợn (lợn cắp nách) và gia cầm như gà ác (gà cẩm), gà trắng,... Chăn nuôi được phát triển một mặt nhằm sử dụng sức kéo trong hoạt động nông nghiệp, mặt khác nhằm cung cấp vật tế lễ, thực phẩm cho các buổi sinh hoạt cộng đồng, trong ma chay, cưới hỏi... - Trong phát triển rừng và bảo vệ rừng: Địa bàn cư trú của người Dao Yên Bái chủ yếu ở vùng giữa. Đời sống gắn bó mật thiết với rừng, do đó người Dao biết rất rõ cách khai thác rừng và thế mạnh mà rừng đem lại, họ tự gọi mình là “Kiềm Miền”, tức là người ở rừng, “ở đâu có rừng thì ở đó có người Dao”. Vì vậy họ có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển và bảo vệ rừng. 3.2.2.4. Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở vùng cao a. Đánh giá chung Tại vùng cao trong cơ cấu giá trị đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có sự tăng liên tục qua các năm cả về giá trị lẫn cơ cấu; trong cơ cấu giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm ưu thế và tăng nhanh qua các năm; trong cơ cấu giá trị diện tích cây hàng năm cũng có sự thay đổi lớn; trong cơ cấu giá trị diện tích trồng cây lúa cũng có sự biến đổi. Đất trồng lúa còn lại chiếm giá trị lớn nhất, đất chuyên trồng lúa có giá trị lớn thứ hai và cả hai loại diện tích trồng lúa này đều tăng liên tục qua các năm. Bên cạnh đó diện tích đất trồng lúa nương giảm rất mạnh. Trong cơ cấu giá trị diện tích cây lâu năm cũng có nhiều biến động. So với vùng thấp và vùng giữa, sự biến động diện tích cây lâu năm ở vùng này có sự khác biệt. Trong giai đoạn 2005 - 2016, giảm mạnh diện tích cây trồng lâu năm do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác. Tại vùng cao nguồn tài nguyên giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng và cũng là tiềm năng kinh tế to lớn của vùng chính là rừng. Trong giai đoạn 2005 - 2016 diện tích đất lâm nghiệp của khu vực vùng cao có nhiều biến động. Thực tế nghiên cứu cho thấy, tuy năng suất và sản lượng của các loại cây trồng ở khu vực vùng cao tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần nhưng so với năng suất và sản lượng của các cây trồng cùng loại ở khu vực vùng giữa và vùng thấp thì vẫn thấp hơn. Trong khoảng 10 năm qua, sản lượng cây lâm nghiệp tăng nhanh do cả chú trọng đầu tư tăng năng suất và mở rộng diện tích. Thông lá kim và Sơn tra là những cây lâm nghiệp chủ yếu được người dân trong vùng trồng. Sau 8 năm, hai loại cây trồng này đem lại năng suất và thu nhập khá cao cho các hộ trồng rừng, điều đó khác với cây lâm nghiệp của vùng giữa và vùng thấp. So với vùng giữa và vùng thấp, năng suất nuôi trồng thủy sản ở vùng này thấp hơn nhưng sản lượng vẫn đang có xu hướng tăng do mở rộng diện tích nuôi trồng. Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng cao, xét về tất cả các mặt như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu quả sử dụng vốn cũng như một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho thấy. Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình trồng cây lâm nghiệp; tiếp theo là loại hình trồng chè đứng thứ hai; loại hình trồng màu (cây ngô) có hiệu quả kinh tế cao thứ ba; loại hình chuyên trồng màu với cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. b. Kiến thức bản địa của dân tộc Mông trong sản xuất nông, lâm nghiệp - Trong canh tác ruộng bậc thang: Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông khoảng 300 năm. Người Mông là tác giả của những thửa ruộng bậc thang, chủ nhân cư trú đầu tiên tại vùng đất này. Ruộng là một phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy và ruộng nước. Hiện nay, ruộng bậc thang tập trung nhiều nhất là ở các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình của huyện Mù Căng Chải và các xã, của huyện Trạm Tấu. - Trong chăn nuôi: Đối với người Mông thì trong chăn nuôi họ hầu như không nuôi giống vật nuôi lai tạo mà chủ yếu là giống bản địa, họ chăn nuôi trâu Ngùng, bò Giàng Ngùng, lợn cắp nách và gia cầm như gà cẩm, gà tre... Chăn nuôi được phát triển một mặt nhằm sử dụng sức kéo trong hoạt động nông nghiệp, chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên, gia súc và gia cầm được thả rông cả ngày trên đồi, trên nương hay những bãi cỏ gần nhà, chiều xuống họ mới dồn vật nuôi về chuồng. - Trong phát triển rừng và bảo vệ rừng: Do cuộc sống gắn liền với rừng, người Mông có một kho tàng kinh nghiệm trong việc khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng như các hoạt động bảo vệ rừng. 3.3. Đánh giá chung về việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc 3.3.1. Hạn chế và cách khắc phục của cộng đồng các dân tộc trong việc sử dụng tài nguyên đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_su_dung_tai_nguyen_dat_va_rung_trong_san_xua.docx
Tài liệu liên quan