Tóm tắt Luận án Tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp Nhà nước ở một số quốc gia

- Ban hành hệ thống quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành chi tiết, đầy đủ về

công khai, minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước

Tại Hàn Quốc, khuôn khổ pháp lý về công khai, minh bạch thông tin của các DNNN được

hoàn thiện vào năm 2007 sau khi Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) được thành lập. Khuôn khổ này

được thiết kế nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động DNNN. Toàn bộ các tổ chức công, bao gồm cả

các DNNN, phải công khai thông tin quản trị theo Luật Quản lý Tổ chức công. Các DNNN (cũng

như các tổ chức công khác) có nhiệm vụ phải công khai dữ liệu hoạt động theo 34 nội dung chuẩn

hóa về thông tin tài chính và phi tài chính (ban đầu chỉ có 20 nội dung cần công khai).

Các GLC và GLICs của Malaysia có cấu trúc rất đa dạng, và phải tuân thủ các quy định về

công bố và minh bạch thông tin trong các văn bản sau: Quy định niêm yết (Listing Requirments);

Luật Công ty 125 (năm 1965) (Companies Act 1965) và Luật cơ quan pháp định 1980 hay Luật

240. Mỗi luật đều có các hướng dẫn về việc báo cáo và không có bất cứ một sự miễn trừ nào

trong việc báo cáo của DNNN tại Malaysia.

- Thiết lập hệ thống thông tin mở về các tổ chức công trên nền tảng internet, tạo điều kiện

cho các đối tượng tiếp cận thông tin dễ dàng và thuận lợi

Trong nỗ lực cải cách tổng thể DNNN và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng

tiếp cận thông tin, một hệ thống thông tin mở trên nền tảng internet về các tổ chức công đã được

tạo lập năm 2005 (với tên gọi tắt là ALIO; tham khảo www.alio.go.kr). Hệ thống này cung cấp

thông tin về toàn bộ các tổ chức công tại Hàn Quốc, bao gồm cả các DNNN.

- Cơ chế xử phạt khi DNNN không tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.

Theo Luật Quản lý Tổ chức công, các DNNN phải công khai thông tin chuẩn hóa trên

trang web ALIO và có chế tài xử phạt nếu thông tin không được công khai. Từ năm 2009, Chính

phủ Hàn Quốc yêu cầu Bộ Tài chính và Chiến lược có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định tính

chính xác của thông tin do DNNN công bố, và có thẩm quyền phạt nếu công khai không trung

thực.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về công khai thông tin

doanh nghiệp nhà nước

Đối với công chúng, mặc dù chính phủ Malaysia không đưa ra báo cáo tổng hợp hàng năm

về hoạt động và kết quả hoạt động của tất cả các DNNN. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có trách nhiệm

đưa ra báo cáo hàng năm về tình hình tài chính của một số DNNN (GLCs) có vai trò quan trọng10

về mặt kinh tế. Nội dung thông tin công bố gồm các khoản thanh toán tổng hợp, chi phí hoạt

động, các khoản phát triển (đầu tư) và bảng cân đối tổng hợp

Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM) trực thuộc

Bộ Thương mại nội địa, Hợp tác xã và Tiêu dùng Malaysia, là cơ quan thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Ủy ban Công ty Malaysia cung cấp các dịch vụ về thành

lập và đăng ký doanh nghiệp cũng như công khai thông tin của các công ty và doanh nghiệp. Một

trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CCM là tăng cường và thúc đẩy việc cung cấp

thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu, qua đó

bất kỳ thông tin về doanh nghiệp được Ủy ban Công ty tiếp nhận đều có thể được phân tích và

cung cấp cho công chúng;

Ngoài ra, công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin về DNNN thông qua trang web của

Chương trình Chuyển đổi GLCs hoặc Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah National. Hàng năm, Quỹ

đầu tư Chính phủ Khazanah Nasional của Malaysia đều công bố danh mục đầu tư, chiến lược đầu

tư, thông tin về hiệu quả tài chính của danh mục đầu tư, sáng kiến trách nhiệm xã hội

- Áp dụng mô hình cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà

nước

Hàn Quốc đã thiết lập ra Ủy ban Liên bộ và Quản lý Tổ chức công để phối hợp tốt hơn về

sở hữu DNNN. Chức năng sở hữu DNNN kể từ năm 2007 được giám sát bởi một Ban Chỉ đạo

Liên bộ (CPIM) (thay thế cho các cơ quan giám sát tương tự).

Tại Malaysa, Khazanah là tổ chức đầu tư vốn nhà nước của Malaysia có cơ cấu gồm công

ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn góp của công

ty mẹ. Mô hì

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả kinh doanh; Tài sản cầm cố; Hiệu quả sử dụng tài sản. 1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp Nhà nước ở một số quốc gia - Ban hành hệ thống quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành chi tiết, đầy đủ về công khai, minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước Tại Hàn Quốc, khuôn khổ pháp lý về công khai, minh bạch thông tin của các DNNN được hoàn thiện vào năm 2007 sau khi Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) được thành lập. Khuôn khổ này được thiết kế nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động DNNN. Toàn bộ các tổ chức công, bao gồm cả các DNNN, phải công khai thông tin quản trị theo Luật Quản lý Tổ chức công. Các DNNN (cũng như các tổ chức công khác) có nhiệm vụ phải công khai dữ liệu hoạt động theo 34 nội dung chuẩn hóa về thông tin tài chính và phi tài chính (ban đầu chỉ có 20 nội dung cần công khai). Các GLC và GLICs của Malaysia có cấu trúc rất đa dạng, và phải tuân thủ các quy định về công bố và minh bạch thông tin trong các văn bản sau: Quy định niêm yết (Listing Requirments); Luật Công ty 125 (năm 1965) (Companies Act 1965) và Luật cơ quan pháp định 1980 hay Luật 240. Mỗi luật đều có các hướng dẫn về việc báo cáo và không có bất cứ một sự miễn trừ nào trong việc báo cáo của DNNN tại Malaysia. - Thiết lập hệ thống thông tin mở về các tổ chức công trên nền tảng internet, tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận thông tin dễ dàng và thuận lợi Trong nỗ lực cải cách tổng thể DNNN và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận thông tin, một hệ thống thông tin mở trên nền tảng internet về các tổ chức công đã được tạo lập năm 2005 (với tên gọi tắt là ALIO; tham khảo www.alio.go.kr). Hệ thống này cung cấp thông tin về toàn bộ các tổ chức công tại Hàn Quốc, bao gồm cả các DNNN. - Cơ chế xử phạt khi DNNN không tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch thông tin. Theo Luật Quản lý Tổ chức công, các DNNN phải công khai thông tin chuẩn hóa trên trang web ALIO và có chế tài xử phạt nếu thông tin không được công khai. Từ năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu Bộ Tài chính và Chiến lược có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định tính chính xác của thông tin do DNNN công bố, và có thẩm quyền phạt nếu công khai không trung thực. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về công khai thông tin doanh nghiệp nhà nước Đối với công chúng, mặc dù chính phủ Malaysia không đưa ra báo cáo tổng hợp hàng năm về hoạt động và kết quả hoạt động của tất cả các DNNN. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có trách nhiệm đưa ra báo cáo hàng năm về tình hình tài chính của một số DNNN (GLCs) có vai trò quan trọng 10 về mặt kinh tế. Nội dung thông tin công bố gồm các khoản thanh toán tổng hợp, chi phí hoạt động, các khoản phát triển (đầu tư) và bảng cân đối tổng hợp Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM) trực thuộc Bộ Thương mại nội địa, Hợp tác xã và Tiêu dùng Malaysia, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Ủy ban Công ty Malaysia cung cấp các dịch vụ về thành lập và đăng ký doanh nghiệp cũng như công khai thông tin của các công ty và doanh nghiệp. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CCM là tăng cường và thúc đẩy việc cung cấp thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu, qua đó bất kỳ thông tin về doanh nghiệp được Ủy ban Công ty tiếp nhận đều có thể được phân tích và cung cấp cho công chúng; Ngoài ra, công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin về DNNN thông qua trang web của Chương trình Chuyển đổi GLCs hoặc Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah National. Hàng năm, Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah Nasional của Malaysia đều công bố danh mục đầu tư, chiến lược đầu tư, thông tin về hiệu quả tài chính của danh mục đầu tư, sáng kiến trách nhiệm xã hội - Áp dụng mô hình cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước Hàn Quốc đã thiết lập ra Ủy ban Liên bộ và Quản lý Tổ chức công để phối hợp tốt hơn về sở hữu DNNN. Chức năng sở hữu DNNN kể từ năm 2007 được giám sát bởi một Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) (thay thế cho các cơ quan giám sát tương tự). Tại Malaysa, Khazanah là tổ chức đầu tư vốn nhà nước của Malaysia có cơ cấu gồm công ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ. Mô hình này cũng hỗ trợ việc minh bạch thông tin được thực hiện hiệu quả hơn tại các DNNN. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN 2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở VN 2.1.1. Vị trí, vai trò của DNNN tại VN Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại VN ra đời cùng với sự phát triển của thành phần kinh tế Nhà nước, đến nay cũng gần 50 năm. Cho đến nay, DNNN vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đại hội XI vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Theo Trần Du Lịch, quá trình đổi mới DNNN có thể chia làm 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1991-1993: chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990. (2) Giai đoạn 1994-1997: tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ lực của lực lượng DNNN; đồng thời sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu các DNNN có quy mô nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản cấp trên của doanh nghiệp nhà nước. (3) Giai đoạn 1998-2001:Tiếp tục củng cố và sắp xếp lại DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3 (khóa VIII), nổi bật của thời kỳ này là thực hiện mạnh mẽ quá trình cỗ phần hóa DNNN (4) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: tổ chức mô hình tổng công ty đầu tư tài chính nhà nước, tiếp tục CPH DNNN và nổi bật là chủ trương tổ chức thí điểm các Tập đoàn kinh tế nhà nước (từ năm 2005 đến 2010). 2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước Với khái niệm về DNNN ở chương 1 của luận án, theo tác giả, DNNN ở VN có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau: 11 * DNNN 100% vốn của Nhà nước (bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty TNHH MTV) hay còn gọi là DN có Nhà nước là chủ sở hữu * DNNN có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và dưới 100%, gồm 2 loại: - DN có vốn Nhà nước được niêm yết chính thức trên TTCK (công ty cổ phần niêm yết) - DN có vốn Nhà nước chưa niêm yết (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần chưa niêm yết) Cũng cùng với cách hiểu trên, Tổng cục Thống kê đã đưa ra con số tổng hợp về số lượng DNNN tại VN hiện nay như sau: Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng DNNN tại VN Đơn vị: Doanh nghiệp Số lượng 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN, gồm 3281 3048 2835 2662 2486 + DNNN 100% vốn NN 1801 1470 1315 1276 1204 + DNNN hơn 50% vốn NN 1502 1578 1520 1386 1282 - DN ngoài Nhà nước, trong đó 268831 388232 427710 488395 541753 + Tư nhân 48007 49222 47741 48409 45495 + Khác 220824 339010 379969 439986 496258 -DN có vốn đầu tư nước ngoài 7248 11046 11940 14002 16178 Tổng 279360 402326 442485 505059 560417 Tỷ trọng DNNN/Tổng số DN 1,2% 0,8% 0,6% 0,5% 0,4% Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 Trong Báo cáo của Chính phủ (2017), tính đến cuối năm 2016 còn 583 DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ ngành, địa phương); 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (gồm 34 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ con cổ phần, 239 công ty cổ phần độc lập). Số lượng các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có sự biến động do các nguyên nhân: (1) một số DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, chính thức chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2015; (2) một số doanh nghiệp cổ phần thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); (3) Nhà nước đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp cổ phần theo phương án thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt. Đối với các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán VN có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 50% trở lên, tác giả thống kê số liệu trong năm 2017 như sau: Bảng 2.2 Số lượng DNNN niêm yết giai đoạn 2010-2018 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số 69 89 125 131 133 158 168 180 157 DNNN trên sàn HOSE 26 47 54 55 57 76 75 80 78 DNNN trên HNX 43 42 71 76 76 82 93 100 79 Nguồn: Stockplus Như vậy, theo thời gian, số lượng DNNN niêm yết ngày càng tăng. Số lượng DNNN niêm yết năm 2017 gấp gần 3 lần số lượng DN năm 2010. 12 2.1.4. Số lượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước Đến nay, DNNN vẫn là khối DN tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động nhất. Bảng 2.3: Số lượng lao động trung bình làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước Đơn vị: nghìn người 2010 2014 2015 2016 2017 DNNN 516 504 484 483 483 DNNN 100% vốn Nhà nước 734 694 651 583 585 DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 258 265 284 390 388 DN ngoài Nhà nước 22 18 18 18 16 + Tư nhân 13 9,8 9,8 9,8 8,6 + Khác 24 19,7 19 18 16,9 -DN có vốn đầu tư nước ngoài 2972 312 316 297 279 Tổng 34,8 30 29 27,7 25,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN Mặc dù số lượng DNNN không nhiều so với các DN ngoài Nhà nước, tuy vậy, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN cũng tương đương, thậm chí năm 2015 còn cao hơn. Giá trị đầu tư năm 2016 của DNNN có sự giảm nhẹ, nhưng tính riêng đối với DNNN có hơn 50% vốn Nhà nước thì giá trị đầu tư lại tăng khoảng 20%. Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DN Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN, gồm: 1758,9 3358,6 4599,7 4366,6 4566,5 + DNNN 100% vốn Nhà nước 1140,9 2429,5 3171,4 2597,8 2589,2 + DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 618,0 929,1 1426,3 1768,8 1977,3 - DN ngoài Nhà nước, trong đó: 2129,7 3455,8 3862 5856,5 6891,6 + Tư nhân 126,1 95,6 124,2 86,5 236,9 + Khác 2003,6 3360,2 3737,8 5770,0 6654,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 2.1.6. Mô hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước Tại VN, DNNN được quản lý theo Luật Doanh nghiệp (2014). i. DNNN 100% vốn Nhà nước Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN 100% vốn Nhà nước hoạt động dưới loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: 1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; 2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. ii. DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100% DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100% thì tùy theo loại hình DN mà có mô hình quản trị công ty tương ứng, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. iii. Tập đoàn Kinh tế 13 Cơ cấu tổ chức của các Tập đoàn kinh tế bao gồm: công ty mẹ (cấp 1), công ty con (cấp 2) và các chi nhánh và doanh nghiệp trực thuộc là các cấp tiếp theo. Cơ cấu quản lý của Tập đoàn Kinh tế là Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Ban Kiểm soát hoặc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Các Kiểm soát viên. 2.1.7. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước Thông thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được thực hiện bởi Thủ tướng, các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT). Căn cứ vào thẩm quyền của mình, họ sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước, những người có quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty; đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, các dự án đầu tư quy mô lớn, cho vay và đầu tư/thoái vốn, bổ nhiệm nhân sự. Mối quan hệ giữa các DNNN và các cấp chính phủ được chia thành hai cấp: cấp trung ương (Thủ tướng và các bộ) và cấp tỉnh (UBNDCT). Thủ tướng trực tiếp đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước tại công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước, các DNNN quy mô lớn và quan trọng, do Thủ tướng thành lập. Một trong những sự thay đổi lớn của mô hình quản lý vốn Nhà nước là Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/2018/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. 2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước VN 2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung i. Về doanh thu Doanh thu của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình khác. Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2016 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2010 2014 2015 2016 2017 - DNNN gồm 2.033,50 2.960,80 2.722,20 2865,5 3126,3 + DNNN 100% vốn Nhà nước 1.517,6 1785,4 1660 1811,3 2036,9 + DNNN hơn 50% vốn Nhà nước 515,9 1175,4 1056,2 1054,2 1089,4 - DN ngoài Nhà nước, trong đó: 4048,2 7039,5 8075,1 9762,1 11737,1 + Tư nhân 391,4 532,7 516,2 541,7 473,5 + Khác 3776,8 6506,8 7558,9 9220,4 11263,6 -DN có vốn đầu tư nước ngoài 136 3515,7 4151,9 4808,8 5800,9 Tổng 7487,7 13516 14949,2 17436,4 20664,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 ii. Về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN theo thống kê cũng đạt mức 5-6% trên doanh thu, đỉnh điểm là năm 2016 đạt 6,3% (DNNN 100% vốn Nhà nước) và 6,9% (DNNN từ 50% vốn NN trở lên) cao hơn tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khối ngoài Nhà nước, nhưng thấp hơn các DN liên doanh với nước ngoài (bảng 2.6) 2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn Xét riêng các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn, trong 03 năm 2014-2016, tình hình tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự sụt giảm do việc thu hẹp số lượng các DNNN. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giám từ mức 15,2% năm 2014, giảm 14 xuống còn 10% trong năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DNNN do Nhà nước 100% vốn chủ sở hữu cũng còn nhiều vấn đề. 2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết Đối với các công ty cổ phần hóa niêm yết trên TTCK VN có tỷ trọng vốn Nhà nước từ 50% trở lên, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu đạt mức 10%, đều cao hơn so với các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn đã nêu ở trên. 2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước VN Cho đến nay, DNNN VN vẫn là một công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động thị trường và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các DNNN có vốn góp Nhà nước cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, một số DNNN trong các lĩnh vực dịch vụ viễn thông, đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị trường. Các DNNN cũng là nơi tạo công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế. Tuy vậy, DNNN cũng còn nhiều hạn chế như: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực của Nhà nước đầu tư, thua lỗ, thất thoát lớn còn xảy ra; Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Việc tách chức năng quản lý Nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm; Nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định; Cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như xử lý các vi phạm về giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. 2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công bố và minh bạch thông tin tại DNNN có thể phân thành hai nhóm sau: 2.2.1. Quy định đối với DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn Ngoài Luật Doanh nghiệp năm 2014, DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn cần tuân thủ những quy định về công bố, minh bạch thông tin trong các văn bản pháp luật sau: Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước quy định về nội dung công bố thông tin bắt buộc, việc tổ chức thực hiện công bố thông tin, cổng thông tin điện tử của DN và quy định về xử lý vi phạm công bố thông tin. 2.2.2. Quy định đối với doanh nghiệp niêm yết có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và dưới 100% Ngoài các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN niêm yết có vốn góp của Nhà nước từ 50% và dưới 100% còn phải tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán như Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010, Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng. 2.2.3. Đánh giá về quy định pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại DNNN hiện nay khá đầy đủ. Các quy định pháp luật cũng được đánh giá là khá hoàn chỉnh và tiệm cận với các yêu cầu về minh bạch thông tin của các tổ chức quốc tế. Tuy vậy, đối với các DNNN không niêm yết và DNNN sở hữu 100% của Nhà nước, các chế tài xử phạt lại chung chung, chủ yếu dừng ở mức cảnh cáo, khiển trách và xử phạt hành chính với mức xử phạt khá thấp. Mặt khác, về các phương tiện công bố thông tin, các DNNN 100% sở hữu nhà nước chủ yếu công bố trên website và các cơ quan quản lý liên quan bao gồm cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính dẫn đến việc công bố thông tin trùng lặp, chồng chéo, trong khi nghĩa vụ công bố thông 15 tin của các cơ quan này lại không rõ ràng. Trong khi đó, đối với các DNNN niêm yết, cách thức công bố thông tin của doanh nghiệp cũng như của đơn vị chủ quản là các sở giao dịch chứng khoán đều được quy định rõ ràng trong luật. 2.3. Thực trạng minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở VN 2.3.1. Minh bạch thông tin bắt buộc 2.3.1.1. Đối với DNNN không niêm yết i. Về tính thích hợp Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình công bố thông tin của DNNN năm 2017, tính đến 31/12/2017, mới có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42,6% số doanh nghiệp) gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp. Trong tổng số 9 loại báo cáo phải thực hiện công bố theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP thì hầu hết các doanh nghiệp trong số 265 doanh nghiệp đã công bố thông tin chưa thực hiện công bố đầy đủ, trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ công bố khoảng 5/9 loại báo cáo. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến 31/12/2017, có 55/77 doanh nghiệp (chiếm 71,42%) là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương đã thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP; tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu tại Nghị định này. Chỉ có 2/5 Tập đoàn kinh tế (VNPT, PVN) thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc công bố thông tin theo quy định (đã công bố 9/9 báo cáo đến thời hạn công bố). Tác giả tiến hành khảo sát về việc minh bạch thông tin tại DNNN dựa trên các thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện Về tiêu chí khảo sát, cũng thông qua khảo sát sơ bộ, các DNNN công bố rất hạn chế các thông tin tự nguyện. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo sát đối với việc công bố thông tin bắt buộc theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP. Các thông tin trên được liệt kê và tính điểm. Đối với các nội dung có thực hiện công bố thông tin, DN sẽ được 1 điểm. Nội dung không thực hiện sẽ được 0 điểm. Bảng 2.12. Bảng khảo sát minh bạch thông tin bắt buộc của DNNN STT Câu hỏi 1 Công ty có website không? 2 Website có mục riêng về Công bố thông tin/Công khai thông tin không? 3 Công ty có công bố chiến lược phát triển của doanh nghiệp ? 4 Công ty có công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm (05) năm của doanh nghiệp ? 5 Công ty có công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp? 6 Công ty có công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm? 7 Công ty có công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 03 năm gần nhất tính đến năm báo cáo? 8 Công ty có công bố báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác ? 9 Công ty có công bố báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm? 10 Công ty có công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp? 11 Công ty có công bố báo cáo tài chính sáu (06) tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp? 12 Công ty có công bố báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp? Nguồn: Nghị định 81/2015/NĐ-CP. Kết quả khảo sát như sau: 16 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát minh bạch thông tin bắt buộc tại DNNN không niêm yết Giá trị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng DNNN 100% vốn NN DNNN vốn NN từ 50% trở lên và dưới 100% Tổng DNNN 100% vốn NN DNNN vốn NN từ 50% trở lên và dưới 100% Tổng DNNN 100% vốn NN DNNN vốn NN từ 50% trở lên và dưới 100% Trung bình 6,4 6,2 6,5 7,4 7,4 7,5 6,0 5,7 6,0 Cao nhất 9 9 9 10 10 10 11 11 11 Thấp nhất 2 2 3 3 3 3 2 2 2 Số quan sát 28 11 17 30 16 17 33 18 15 Nguồn: Tác giả tổng hợp ii. Về tính kịp thời Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, khá nhiều DNNN chậm trễ trong việc công bố thông tin. Ví dụ tổng Công ty đường sắt VN, về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2016, hạn công bố vào ngày 31/03/2016 nhưng đến ngày 21/12/2016 Tổng công ty Đường sắt VN mới công bố, tức là muộn hơn gần 9 tháng so với quy định. iii. Về tính tin cậy Có rất ít căn cứ để đánh giá tính tin cậy của thông tin công bố của DNNN. Báo cáo về tình hình công bố thông tin DNNN năm 2016 cho thấy kết quả chỉ có 6 Tập đoàn kinh tế đã thuê kiểm toán độc lập để hoàn thiện báo cáo tài chính năm 2015 theo quy định. Trong đó, có 3 Tập đoàn kinh tế thuê công ty kiểm toán quốc tế tại VN để thực hiện kiểm toán (VNPT thuê E&Y, EVN và PVN thuê Delloite), 3 Tập đoàn kinh tế thuê công ty kiểm toán trong nước để thực hiện kiểm toán (VRG thuê Công ty TNHH MTV Kiểm toán và Thẩm định giá VN AVA, Vinachem thuê Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, TKV thuê Công ty TNHH PKF). Mặt khác, các thông tin về xử phạt các DNNN vi phạm các quy định về công bố thông tin liên quan đến tính tin cậy của thông tin cũng hạn chế và hầu như không có. Do vậy, tác giả chưa có đủ cơ sở để đánh giá về tính công khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các DNNN này. iv. Về khả năng tiếp cận thông tin Hiện nay, các kênh thông tin phổ biến để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin DNNN là kênh thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Kế hoạch và đầu tư), các cơ quan quản lý sở hữu DNNN, thông tin từ các trung gian thông tin tài chính, kênh thông tin từ bản thân các DNNN. Đối với kênh thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là công thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và đầu tư (www.business.gov.vn), chủ yếu là thông tin định kỳ còn các thông tin bất thường ít được cập nhật trên cổng thông tin này. Tính cập nhật của trang thông tin này cũng bị hạn chế khi nhiều DN vẫn chưa có thông tin được công bố. Đối với cổng thông tin của các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, tính đến 31/12/2017, mới có 6/15 Bộ và cơ quan ngang Bộ (chỉ tính các đơn vị có doanh nghiệp nhà nước), 8/63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương và 6/6 Tập đoàn kinh tế thuộc diện phải thực hiện công bố thông tin có chuyên mục riêng về công bố thông tin theo quy định này. Đối với website của các DNNN: hầu hết các DN đều có mục Công bố thông tin hoặc công khai thông tin trong đó cung cấp các thông tin về các báo cáo tài chính năm, báo cáo quản trị công ty, tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng. Tuy vậy, các thông tin theo yêu cầu pháp luật cần minh bạch lại chưa đầy đủ hoặc không cập nhật. v. Về trách nhiệm của bên công bố thông tin Trên các website của DNNN, thông tin về người công bố thông tin hoặc ủy quyền công bố thông tin cũng như cán bộ chuyên trách về công bố thông tin rất khó tìm kiếm. Vì vậy, nếu nhà 17 đầu tư có thắc mắc, yêu cầu giải trình thì cũng rất khó khăn để tiếp cận người chuyên trách của công ty. Các thông tin về giải trình cũng chủ yế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tang_cuong_minh_bach_thong_tin_tai_cac_doanh.pdf
Tài liệu liên quan