Tóm tắt Luận án Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam: Ứng dụng mô hình gvar

Luận án sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy toàn cầu (GVAR)

của Pesaran và cộng sự (2004), được phát triển bởi Dees và cộng sự

(2007) để đánh giá tác động lan tỏa từ các quốc gia có quan hệ mậu

dịch lên nền kinh tế Việt Nam. Các đối tác thương mại này bao gồm

Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Hoa Kỳ, khu vực

Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Những quốc gia này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của Việt Nam trong năm 2017 (thống kê thương mại của IMF). Với

cách tiếp cận GVAR, mô hình này cho phép sự phụ thuộc lẫn nhau

giữa các quốc gia bằng cách kết hợp các mô hình hiệu chỉnh sai số của

từng quốc gia riêng lẻ. Nhờ vào đặc điểm này, ta có thể xem xét một

quốc gia riêng lẻ trong bối cảnh toàn cầu (Chudik & Pesaran, 2014).

Mô hình của từng quốc gia được liên kết với phần còn lại của thế giới

thông qua các biến đặc trưng nước ngoài và biến toàn cầu. Vì vậy, các

tác động lan tỏa từ các cú sốc bên ngoài đến các hoạt động kinh tế

trong nước được tìm thấy. Qua đó, ta có thể dễ dàng phân biệt được

các đặc điểm truyền dẫn khác nhau giữa các quốc gia khác nhau.

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam: Ứng dụng mô hình gvar, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học thuật phổ biến. Nhiều lý thuyết đã giúp giải thích cơ chế truyền dẫn của chính sách tài khóa quốc tế và rút ra những kết luận khác nhau (Frenkel & Razin, 1985, 1987; Fleming, 1962; Mundell, 1963; Svensson, 1987; Reinhart, 1988). Họ đã tìm thấy ba kênh truyền tải chính bao gồm lãi suất, tỷ lệ mậu dịch, giá cả hàng hóa, từ đó có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng hộ gia đình và sản lượng. Sự truyền dẫn này có thể tạo ra hiệu ứng “làm giàu hàng xóm”, nếu chính sách kích thích tài khóa ở nước ngoài dẫn đến sự gia tăng sản lượng kinh tế trong nước hoặc hiệu ứng “làm nghèo hàng xóm”, nếu các tác động này là ngược lại. Không chỉ trong học thuật, sự truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế cũng là một vấn đề được các nhà làm chính sách trên thế giới quan tâm. Trong một cuộc phỏng vấn với Thời Báo Tài Chính ngày 15 tháng 3 năm 2010, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và bộ trưởng tài chính Pháp lúc bấy giờ, Christine Lagarde, nói: “Berlin nên cân nhắc việc thúc đẩy nhu cầu trong nước để giúp các quốc gia thâm hụt có được khả năng cạnh tranh và sắp xếp lại tài chính khu vực công của họ”. Điều này hàm ý rằng sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ của Đức, được xem là quốc gia dẫn đầu của khu vực Châu Âu, có thể làm thay đổi nền kinh tế của các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, không phải lúc nào mở rộng kinh tế ở các nước lớn thì sẽ giúp tăng cường sự giàu có của các quốc gia kém phát triển hơn như đã đề cập 2 trong nghiên cứu của Knight & Masson (1987) và Lewis (1980). Hiệu ứng từ sự truyền dẫn tài khóa quốc tế này có thể bị thay đổi bởi các tác động khác nhau trong nền kinh tế vĩ mô, ví dụ, sự điều chỉnh giá, quy mô và độ mở kinh tế, tình trạng lãi suất tiến gần về giới hạn không (Devereux & Yu, 2019). Cơ chế tài trợ cho việc mở rộng tài khóa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể (Giorgio & Traficante, 2018). 1.2 Khoảng trống từ các nghiên cứu trước Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy chính sách tài khóa mở rộng đã trở thành một công cụ ổn định hiệu quả trong việc thúc đẩy nhu cầu đang trong tình trạng suy thoái trên thế giới khi chính sách tiền tệ dường như cũng bộc lộ những giới hạn nhất định trong việc đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu (Auerbach & Gorodnichenko, 2013, Corsetti & Müller, 2013). Việc truyền dẫn chính sách tài khóa nước ngoài cũng được khuếch đại khi chính sách tiền tệ trong nước đang có mức lãi suất thấp hiệu quả (Blagrave cùng cộng sự, 2018). Do đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng tăng cường chi tiêu của chính phủ và trì hoãn nợ công để kích thích nhu cầu thế giới đang giảm dần. Điều này đặt ra mối lo ngại rằng các biện pháp mở rộng tài khóa ở một quốc gia có thể truyền sang các quốc gia khác. Nó có thể mang lại tác động làm tốt hơn hoặc làm xấu đi các mục tiêu chính sách mà các quốc gia khác theo đuổi (Gambetti & Gallio, 2016). Beckman (2018) cũng chứng minh rằng chính sách tài khóa nước ngoài có thể lan tỏa làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà. Do đó, những người điều hành chính sách đương nhiệm có nhiều khả năng phê duyệt mở rộng tài khóa khi các đối tác thương mại của họ nới lỏng chính sách tài khóa. 19 5.2 Đóng góp của luận án 5.3 Hạn chế của đề tài Tác giả nhận thấy mô hình GVAR có thể xử lý các điểm gãy chung bằng cách sử dụng sai số chuẩn dạng mạnh khi xem xét tác động của biến nước ngoài và dựa trên phân tích hàm phản ứng xung hơn là ước lượng điểm. Điểm gãy chung này tạo ra điểm gãy cấu trúc trong mô hình và một khi các biến cố này diễn ra thì nó tạo nên hiệu ứng lan tỏa đến các quốc gia còn lại. Ví dụ như những biến cố trong nền kinh tế toàn cầu đã từng diễn ra trong lịch sử như khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008, hoặc khủng hoàng tài chính diễn ra ở châu Á năm 1997. Tuy nhiên, nó lại không xử lý được điểm gãy riêng cho từng mô hình, ví dụ như những cú sốc đặc thù của từng quốc gia. Bởi vì việc xử lý các điểm gãy riêng này làm gia tăng số lượng tham số trong mô hình hồi quy và làm giảm tính vững của mô hình trong điều kiện giới hạn dữ liệu. 18 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 5.1 Hàm ý kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính sách Theo kết quả thực nghiệm, một sự mở rộng chi tiêu chính phủ Trung Quốc trong dài hạn có thể làm tăng tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam, làm giá hàng hóa ở Việt Nam giảm vì hàng hóa mậu dịch giữa hai quốc gia là có tính thay thế, làm cho Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu. Giá hàng hóa trong nước cũng giảm theo làm sức mua đồng tiền tăng lên và vì vậy thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình Việt Nam. Từ đó làm tăng sản lượng nền kinh tế Việt Nam. Cũng theo Corsetti và Pesenti (2001), hàng hóa mậu dịch có tính thay thế sẽ làm tăng hữu dụng kinh tế của Việt Nam (tăng sản lượng), mang lại hiệu ứng “prosper-thy- neighbor” (làm giàu cho Việt Nam). Kết quả thực nghiệm cũng tìm thấy tác động tương tự với trường hợp của Trung Quốc. Các tác động được tìm thấy ở những quốc gia khác là không đáng kể hoặc không có ý nghĩa. Tác giả cũng nhận thấy rằng bên cạnh Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam thì Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, và khu vực Châu Âu cũng có quan hệ thương mại khắng khít. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa khai thác tiềm năng thương mại ở những quốc gia này. Tác giả nhận thấy những quốc gia này là những nước có tiềm lực về ngành công nghiệp nổi tiếng của thế giới về công nghệ, khoa học và kỹ thuật cao. Việt Nam chủ yếu chỉ cạnh tranh với những quốc gia này về tiềm lực nông nghiệp của mình với các sản phẩm có giá trị thấp hơn. Vì vây, Việt Nam dường như chưa đón nhận được nhiều lợi ích từ sự mở rộng tài khóa ở những quốc gia này. Qua đó, tác giả cũng nhận thấy rằng xây dựng và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một phương thức không chỉ giúp Việt Nam gia tăng nội lực tăng trưởng của mình và đồng thời có thể hưởng lợi từ cú sốc tài khóa bên ngoài. 3 Ta có thể thấy rằng một số các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ những quyết định mang tính chính trị và đầy khó khăn của những quốc gia khác. Liệu rằng niềm tin của những người hoạch định chính sách có phù hợp với các tiên đoán của lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm không? Tuy nhiên, cho đến nay, các bằng chứng về quy mô lan tỏa quốc tế của chính sách tài khóa từ những quốc gia được xem là những “gã khổng lồ” của thế giới đến các quốc gia nhỏ, mới nổi như Việt Nam dường như vẫn còn giới hạn. Hơn nữa, những nghiên cứu định lượng dựa trên các mô hình cơ sở điển hình tiên đoán về hiệu ứng lan tỏa xuyên biên giới này cũng mang lại những hiểu biết trong hoạch định chính sách ứng phó với các ngoại lực đến từ chính sách tài khóa quốc tế. Do đó, luận án này sẽ đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về các ước tính liên quan đến tác động lan tỏa từ cú sốc tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận án này nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam – một nền kinh tế nhỏ, vẫn phụ thuộc nhiều vào lợi thế nông nghiệp và ít có sức đề kháng trước những cú sốc từ bên ngoài. Luận án sẽ lần lượt tìm hiểu có hay không sự lan tỏa chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam và sự thay đổi trong đặc điểm lan tỏa từ những quốc gia khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2017. Đề tài thực hiện trên các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Hoa Kỳ, 4 khu vực châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines để làm rõ tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế có quan hệ thương mại với nhau. Các đối tác thương mại này kì vọng sẽ đại diện được toàn bộ quan hệ mậu dịch của Việt Nam vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy toàn cầu (GVAR) của Pesaran và cộng sự (2004), được phát triển bởi Dees và cộng sự (2007) để đánh giá tác động lan tỏa từ các quốc gia có quan hệ mậu dịch lên nền kinh tế Việt Nam.. 1.6. Tóm tắt kết quả đạt được và đóng góp của luận án Theo kết quả thực nghiệm, một sự mở rộng chi tiêu chính phủ Trung Quốc trong dài hạn có thể làm tăng tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam, làm giá hàng hóa ở Việt Nam giảm vì hàng hóa mậu dịch giữa hai quốc gia là có tính thay thế, làm cho Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu. Giá hàng hóa trong nước cũng giảm theo làm sức mua đồng tiền tăng lên và vì vậy thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình Việt Nam. Từ đó làm tăng sản lượng nền kinh tế Việt Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua lãi suất 2.1.2 Truyền dẫn chính sách tài khóa thông qua hành vi tiêu dùng 2.1.3 Truyền dẫn chính sách tài khóa thông qua tỷ lệ mậu dịch 2.1.4 Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua các nhân tố vĩ mô khác Bảng 1: Tóm tắt cơ chế truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế 17 reg prg rhog roug rmg Hình 11: Phản ứng của nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc -0.04 -0.03 -0.02 -0.01 0 0.01 0.02 0.03 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.025 -0.02 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 -0.1 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 16 Trong dài hạn, tác giả cũng nhận thấy sự sụt giảm trong tỷ giá thực, giá cả nội địa của Việt Nam và gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình và sản lượng của Việt Nam. Qua đó, ta có thể khẳng định hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” mà nền kinh tế Việt Nam đã nhận dược từ sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc (Hình 21) 5 Mở rộng tài khóa trong nước lan tỏa theo các kênh Lãi suất *Mở rộng CTCP bằng trái phiếu: -Thu nhập trong nước tăng làm lãi suất trong nước tăng dẫn đến đồng nội tệ tăng giá. Vì vậy, cầu hàng nước ngoài tăng làm sản lượng nước ngoài tăng. Tác động trên có thể bị bù trừ khi: -Lãi suất thế giới tăng làm cầu hàng nước ngoài giảm làm cho sản lượng nước ngoài có thể giảm lại. *Mở rộng CTCP bằng thuế: -Đôi khi, nó không tác động đến lãi suất thế giới nên sản lượng nước ngoài có thể không đổi *Mở rộng CTCP bằng nợ tạm thời: -Kì vọng về tăng thuế tương lai làm giảm lãi suất ngắn hạn tương lai nên lãi suất dài hạn hiện tại giảm theo làm gia tăng chi tiêu hàng nước ngoài nên sản lượng thế giới tăng. *Vị thế dòng vốn vào ròng và chi tiêu chủ yếu cho hàng hóa nước ngoài ở cả khu vực công và khu vực tư: -Lãi suất trong nước giảm làm tiêu dùng hàng nước ngoài tăng nên sản lượng nước ngoài có thể tăng. 6 Hành vi tiêu dùng *Mở rộng CTCP bằng thuế: -Thu nhập trong nước tăng và tăng thuế tài trợ CTCP làm số dư đồng ngoại tệ có thể không đổi nên sản lượng nước ngoài không bị tác động. *Mở rộng CTCP bằng tiền: -Lạm phát tăng làm gia tăng tiêu dùng hiện tại nên sản lượng nước ngoài tăng (nếu hàng hóa giao dịch mang tính thay thế) *Mở rộng CTCP ở nước phát triển: -Tăng giá đồng tiền làm giá cả hàng hóa tăng ở các nước phát triển nên cán cân mậu dịch ở các quốc gia đang phát triển có thể giảm (nếu sở thích tiêu dùng của các nước đang phát triển là hàng hóa có giá trị cao ở nước ngoài). Tỷ lệ mậu dịch *Một phần CTCP dành cho hàng hóa nước ngoài: -Khi giá cả linh hoạt: sản lượng nước ngoài tăng nhưng sản lượng trong nước có thể giảm do giá hàng hóa trong nước tăng dẫn đến CTHGĐ giảm. -Khi giá cả chậm thay đổi: Sản lượng trong và ngoài nước đều tăng vì CTHGĐ giảm, dẫn đến cung tiền nhỏ hơn cầu tiền nên đồng nội tệ giảm giá làm cho cán cân 15 đã điều chỉnh làm giảm tỷ giá thực đa phương của Việt Nam vào quý 2. Cùng với đó, nó cũng làm tăng cầu của người nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Vì vậy mà, mức giá cả nội địa của Việt Nam điều chỉnh tăng vào quý 2, đạt mức 0.3% (Bảng 1). Thông qua phân tích trên, tác giả cũng nhận thấy rằng giá cả nội địa của Việt Nam thì nhạy cảm với tỷ lệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Điều này là do hàng hóa mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là những hàng hóa mang tính thay thế. Vì thế, hành vi của nhà nhập khẩu có thể thay đổi nhanh chóng với sự thay đổi trong giá bán và hướng đến những nơi có giá rẻ hơn. Kết quả này thì tương đồng với lý thuyết của Corsetti và Pesenti (2001), Obstfeld và Rogoff (1995). Hành vi chi tiêu của hộ gia đình cũng thay đổi để phản ứng với sự thay đổi trong giá cả nội địa của Việt Nam trước cú sốc chi tiêu của chính phủ Trung Quốc. Từ đó, nó có thể tác động lên tốc độ tăng sản lượng của nền kinh tế. Tác giả đã nhận thấy tốc độ tăng chi tiêu hộ gia đình đã tăng gần 1% vào quý 1 khi giá cả nội địa giảm, và giảm 0.12% vào quý 2 khi giá cả nội địa tăng. Tốc độ tăng sản lượng cũng theo đó mà thay đổi, tăng gần 1% vào quý 1 và giảm 0.13% vào quý 2. Lực tăng chi tiêu hộ gia đình và sản lượng của Việt Nam được hỗ trợ bởi sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng cung tiền vào quý 1 (tăng 3.7%). Sự sụt giảm trong mức tăng trưởng giá cả nội địa trong nền kinh tế vào quý 1 đã làm gia tăng mức cung tiền thực. Khi cung tiền tăng sẽ tạo áp lực giảm lãi suất, vì thế làm gia tăng trong sức mua hàng hóa của hộ gia đình hiện tại và từ đó thúc đẩy tăng sản lượng trong nền kinh tế. Điều này tương đồng với lý thuyết của Obstfeld và Rogoff (1995), Corsetti, Meier và Muller (2010) khi cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ ở những quốc gia lớn làm giảm lãi suất thế giới, từ đó kích thích tiêu dùng và làm gia tăng sản lượng. 14 4.4 Phân tích truyền dẫn tài khóa và phân rã phương sai từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam 4.4.1 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam 4.4.2 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến sản lượng Việt Nam 4.4.3 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến số dư tiền thực của Việt Nam 4.4.4 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam 4.4.5 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến giá cả nội địa của Việt Nam 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu Trong ngắn hạn, sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc đã tác động đẩy tốc độ tăng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam đạt 0.6% ở quý 1 và điều chỉnh giảm về mức 1.2% ở quý 2. Khi tỷ giá thực đa phương của Việt Nam sụt giảm cho thấy giá bán hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn so với giá hàng hóa nước ngoài. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho cán cân mậu dịch của Việt Nam, và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu tỷ giá thực đa phương của Việt Nam sụt giảm. Qua đó, tác giả cũng nhận thấy rằng khi tỷ giá thực đa phương của Việt Nam gia tăng ở quý 1 làm giảm sức cầu về hàng hóa của Việt Nam đối với người nước ngoài. Tổng cầu hàng hóa trong nền kinh tế sụt giảm đã khiến cho giá cả nội địa của Việt Nam giảm theo. Điều này được thể hiện thông qua sự sụt giảm 1.1% trong tỷ lệ tăng giá cả nội địa của Việt Nam vào quý 1 (Bảng 1). Tuy nhiên, trong trường hợp này, người dân Việt Nam cũng gia tăng mức cầu của mình đối với hàng hóa nước ngoài, làm cho giá hàng hóa nước ngoài tăng lên. Vì thế, tác động này 7 mậu dịch tăng nên sản lượng trong nước cũng tăng. *CTCP chỉ dành cho hàng hóa trong nước: -Thu nhập tăng làm tăng CTHGĐ trong nước nên làm tăng giá cả hàng hóa trong nước và làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài làm cho cán cân mậu dịch của nước ngoài tăng. -Về dài hạn, cầu hàng nước ngoài tăng làm tăng giá hàng hóa nước ngoài và làm giảm CTHGĐ nước ngoài. Điều này xảy ra là nếu hàng hóa giao dịch giữa hai quốc gia này là mang tính thay thế. Các nhân tố vĩ mô -Quy mô quốc gia tỷ lệ nghịch với hiệu quả lan tỏa nước ngoài. -Độ mở thương mại tương quan dương với hiệu quả lan tỏa nước ngoài. -Chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng tác động lan tỏa của cú sốc tài khóa ra nước ngoài. + Nếu lãi suất nằm gần giới hạn zero sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa âm lên sản lượng nước ngoài. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Truyền dẫn cú sốc tài khóa ở những quốc gia phát triển 8 Nghiên cứu của Beckman (2018) tập trung vào tác động quốc tế của chính sách tài khóa ở các quốc gia OECD. Tác giả đã đưa ra bằng chứng về việc sự thay đổi kỳ vọng của chính sách tài khóa của các quốc gia bạn hàng đã giải thích phần lớn sự dịch chuyển động thái tài khóa trong nước trong thời gian ngắn từ 1998 đến 2015. Tác giả cho rằng các nhà hoạch định chính sách luôn xem xét chiến lược chính sách tài khóa của các đối tác thương mại trước khi thiết lập chính sách tài khóa trong nước. Nếu những người đương nhiệm kì vọng các đối tác thương mại lớn của họ ban hành các chính sách tài khóa mở rộng, họ có nhiều khả năng thông qua các chính sách mở rộng của chính họ. Nhưng khi những người đương nhiệm kì vọng các đối tác của họ ban hành các chính sách thu hẹp, họ ít có khả năng tài trợ cho các chính sách mở rộng, vì những chính sách này có thể thúc đẩy các nền kinh tế nước ngoài với những tác động đàn áp nước nhà. Như vậy, chính sách tài khóa nước ngoài có tác động lan tỏa đến nền kinh tế trong nước. 2.2.2 Truyền dẫn tài khóa từ các quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển Tiếp theo đó, Dias và McDermott (2004) đã sử dụng phương pháp hiệu chỉnh vector sai số (VEC) để thực hiện hồi quy theo mô hình lý thuyết của Corsetti và Pesenti (2001) cho trường hợp của Brazil và Mỹ. Kết quả của bài nghiên cứu này đã khẳng định là phù hợp với mô hình lý thuyết của Corsetti và Pesenti (2001) khi xem xét đến sản lượng, tiêu dùng hộ gia đình và số dư tiền thực. Mối quan hệ dài hạn giữa vị thế tài khóa thế giới và tỷ giá thực đa phương (REER) đã cho thấy rằng sự tăng giá thực là kết quả từ cú sốc chính sách tài khóa mở rộng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 13 mại phản ánh tốt hơn các sự kiện kinh tế vĩ mô diễn ra trong năm đó, từ đó mang lại các tác động phù hợp hơn. Kết quả tính toán ma trận được trình bày ở phụ lục 1. Thông qua kết quả tính toán ma trận tỷ trọng thương mại của Việt Nam và các quốc gia đối tác thương mại của mình, ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn từ năm 1995 đến 1999, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, khu vực Châu Âu là những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Các quốc gia này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 2000 trở đi, Trung Quốc bắt đầu gia tăng thương mại với Việt Nam. Lý do là trong giai đoạn này Trung Quốc bắt đầu khởi động chương trình mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu, chuẩn bị gia nhập WTO. Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc dần vượt mặt so với Hàn Quốc. Đến năm 2003, hoạt động thương mại của Việt Nam và Mỹ cũng dần được cải thiện và đạt tỷ trọng thương mại cao sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Sự nổi trội của hai đối tác thương mại lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dần thay thế vị trí chủ lực của Singapore và Đài Loan kể từ năm 2009. Kể từ năm 2010 đến nay thì Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, khu vực Châu Âu là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả ước lượng mô hình GVAR 4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 4.1.2 Xác định và ước lượng các mô hình của từng quốc gia 4.2 Kiểm tra các quan hệ dài hạn và đặc tính dai dẳng 4.3 Hiệu ứng đồng thời và mối tương quan chéo giữa các quốc gia 12 Datastream. Ngoài ra, vì tính chất đầy đủ và đồng nhất trong cách tính tỷ giá thực đa phương nên biến này được lựa chọn thu thập từ tổ chức kinh tế Châu Âu Bruegel. Trong đó, tốc độ tăng chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng chi tiêu hộ gia đình, tốc độ tăng sản lượng (GDP) được điều chỉnh nhằm loại bỏ yếu tố lạm phát để tìm ra các đại lượng thực cho các biến trong mô hình. Ngoài ra, số dư tiền thực được tính bằng cách lấy cung tiền danh nghĩa M1 chia cho chỉ số tiêu dùng (CPI) đại diện cho lạm phát. Các chỉ số CPI này đều được quy đổi về cùng năm gốc là năm 2010. Bên cạnh đó, chỉ số giá dầu thế giới được lấy từ trung bình giá giao ngay dầu thô Brent, West Texas Intermediate, và giá dầu thô Dubai Fateh, có nguồn từ IMF. 3.2.1 Điều chỉnh mùa vụ bằng chương trình X-13A-S Tất cả các dữ liệu của các biến được đưa vào mô hình đều được loại bỏ tính mùa vụ thông qua chương trình điều chỉnh mùa vụ X-13A- S của IMF được thực hiện theo cách tiếp cận hai bước. 3.2.2 Xử lý dữ liệu Việt Nam bằng phương pháp Denton-Cholette Riêng đối với Việt Nam, đặc thù bộ dữ liệu về chi tiêu chính phủ, chi tiêu hộ gia đình và tổng sản lượng quốc nội chỉ báo cáo theo năm. Vì vậy, luận án sử dụng kĩ thuật điều chỉnh Denton-Cholette. Một số các nghiên cứu như Chen (2007), Isaac và cộng sự (2015) đã thực hiện một nghiên cứu so sánh các kết quả phân tách dữ liệu theo quý từ các số liệu theo năm có sẵn. Họ đã chỉ ra rằng phương pháp Denton-Cholette đã cho ra kết quả phân tách chuẩn xác và khắc phục được các nhược điểm của phương pháp Denton (1971) nguyên thủy. 3.2.3 Ma trận tỷ trọng thương mại của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu Luận án sử dụng ma trận thay đổi theo năm tương ứng, thu thập từ thống kê thương mại của IMF. Điều này sẽ giúp các ma trận thương 9 3.1 Mô hình truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế dưới cách tiếp cận của GVAR Luận án sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy toàn cầu (GVAR) của Pesaran và cộng sự (2004), được phát triển bởi Dees và cộng sự (2007) để đánh giá tác động lan tỏa từ các quốc gia có quan hệ mậu dịch lên nền kinh tế Việt Nam. Các đối tác thương mại này bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Hoa Kỳ, khu vực Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Những quốc gia này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2017 (thống kê thương mại của IMF). Với cách tiếp cận GVAR, mô hình này cho phép sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia bằng cách kết hợp các mô hình hiệu chỉnh sai số của từng quốc gia riêng lẻ. Nhờ vào đặc điểm này, ta có thể xem xét một quốc gia riêng lẻ trong bối cảnh toàn cầu (Chudik & Pesaran, 2014). Mô hình của từng quốc gia được liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua các biến đặc trưng nước ngoài và biến toàn cầu. Vì vậy, các tác động lan tỏa từ các cú sốc bên ngoài đến các hoạt động kinh tế trong nước được tìm thấy. Qua đó, ta có thể dễ dàng phân biệt được các đặc điểm truyền dẫn khác nhau giữa các quốc gia khác nhau. 3.1.1 Mô hình của từng quốc gia riêng lẻ Để kiểm tra xem các tác động xuyên biên giới của chính sách tài khóa ở các quốc gia đối tác thương mại có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam hay không, luận án đã nghiên cứu vấn đề này thông qua năm khía cạnh: sản lượng, chi tiêu của hộ gia đình, số dư tiền thực, giá cả hàng hóa trong nước và tỷ lệ mậu dịch. Những yếu tố này có thể làm nổi bật những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Bằng cách này, ta có thể nhận thấy rõ bản chất của sự truyền dẫn tài khóa quốc tế ở các quốc gia khác nhau đến Việt Nam. 10 Đầu tiên, luận án kiểm tra tác động của chi tiêu của chính phủ nước ngoài đối với sản lượng của Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” khi sản lượng của Việt Nam nhận được những ảnh hưởng tích cực từ các cú sốc bên ngoài (Obstfeld & Rogoff, 1995). Ngược lại, nếu tác động là bất lợi, nó có thể là hiệu ứng “làm nghèo hàng xóm” được đề cập trong mô hình lý thuyết của Corsetti & Pesenti (2001). Thứ hai là, luận án sẽ xem xét cách chi tiêu của chính phủ nước ngoài ảnh hưởng đến tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam. Tiêu dùng hộ gia đình là một trong những thành phần chính của GDP, giúp chúng ta giải thích sự thay đổi trong sản lượng. Hơn nữa, nó cũng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng tổng cầu từ việc mở rộng chi tiêu của chính phủ tại các quốc gia đối tác thương mại (Frenkel & Razin, 1987, Svensson, 1987). Thứ ba là, luận án cũng sẽ làm rõ cơ chế truyền dẫn của chính sách tài khóa quốc tế thông qua tỷ lệ mậu dịch, giá cả hàng hóa trong nước và số dư tiền thực. Về mặt lý thuyết, cú sốc chi tiêu của chính phủ ở nước ngoài làm cải thiện thu nhập nước ngoài, nên có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mậu dịch c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_truyen_dan_chinh_sach_tai_khoa_tu_cac_quoc_g.pdf
Tài liệu liên quan