Tóm tắt Luận án Ứng dụng phương pháp bản đồ số nghiên cứu dân cư thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG XÊRI BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ

VỀ DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới dân cư thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, có vị trí địa lý và vị thế

quan trọng trong cả nước về nhiều mặt: chính trị, hành chính, kinh tế,

văn hóa, khoa học công nghệ và đối ngoại. Hà Nội là thành phố đứng

đầu trong các tỉnh thành về diện tích với 3323,6 km2 và thứ hai về

dân số với 7087,7 nghìn người (năm 2014). Hà Nội là trung tâm

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng thời lại là cực quan trọng

của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh. Với lợi thế về nhiều mặt, Hà Nội đã tạo sức hút lớn dân

cư từ các nơi về sinh sống.

2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội

Sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh

hưởng của điều kiện tự nhiên đến một mức độ nhất định. Các nhân tố

tự nhiên có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến sự phân bố dân cư.

Khí hậu: Hà Nội mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa

hè nóng ẩm và mưa nhiều; mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm

trong vùng nội chí tuyến nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được

lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, thuận lợi cho

việc sinh hoạt và phát triển kinh tế của dân cư.

Thủy văn: Các sông ở Hà Nội có thuỷ chế theo hai mùa rõ rệt:

Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa cạn

thường kéo dài hơn, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Địa hình và đất đai: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc

xuống Nam và từ Tây sang Đông. Ba phần tư diện tích tự nhiên của

Hà Nội là đồng bằng nhờ phù sa bồi đắp. Sự đa dạng của địa hình đã

góp phần làm phong phú thêm cho phong cảnh Hà Nội, tạo ra nhiều

thắng cảnh nổi tiếng không những thu hút dân cư sinh sống mà còn

là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ứng dụng phương pháp bản đồ số nghiên cứu dân cư thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển, hoạch định chính sách phát triển nói chung, về dân số nói riêng. Do vậy, từ lâu bản đồ về dân cư đã được quan tâm nghiên cứu thành lập và ứng dụng. Các công trình ứng dụng phương pháp bản đồ, bản đồ số, BĐĐT nghiên cứu dân cư: Ở nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội, các trang bản đồ, xêri bản đồ, atlas tổng hợp, atlas chuyên đề phục vụ cho nhiều mục đích cụ thể khác nhau đã được xây dựng. Xét riêng atlas giấy 5 chuyên về dân cư có thể kể tới một số công trình: tập atlas của Úc “Atlas of Australian resources”; “Tập bản đồ Kinh tế - Xã hội Việt Nam”, công trình “Thành lập xêri bản đồ dân cư Việt Nam”; tại Hà Nội có “Tập bản đồ Dân số - Gia đình - Trẻ em”. 1.1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu, thành lập bản đồ, atlas điện tử Xét về atlas điện tử chuyên về dân cư, trên thế giới có atlas của Anh “InstantAtlas”, Atlas của Ngân hàng Thế giới về giới (World bank eAtlas of Gender)... Tại Việt Nam và Hà Nội hiện chưa có công trình thành lập xêri BĐĐT dân cư. Như vậy, cho tới nay, phần lớn các bản đồ dân cư nằm trong các atlas tổng hợp về kinh tế - văn hóa - xã hội. Còn các atlas chuyên về dân cư không phổ biến, đa số các bản đồ trong nhóm này thể hiện Hà Nội trước năm 2008. Với thành phố Hà Nội mới mở rộng như ngày nay số lượng các bản đồ dân cư chưa nhiều. Bên cạnh đó, các bản đồ dân cư chỉ thể hiện từng năm hoặc một vài năm mà ít đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về dân cư thành phố Hà Nội. Qua tổng quan các atlas, xêri BĐĐT nhận thấy: mỗi atlas có những thiết kế khác nhau, nhưng nhìn chung đều có hai loại giao diện: Giao diện trang bìa và giao diện của từng trang bản đồ với các chức năng cơ bản như phóng to, thu nhỏ, in ấn, di chuyển, tìm kiếm, đo khoảng cách, xem thông tin 1.1.4 Khảo sát về các phần mềm chuyên ngành thành lập bản đồ số, bản đồ điện tử về dân cư Ở Việt Nam các phần mềm như Freehand, Corel DRAW, Mapinfo, ArcGIS... có thể ứng dụng để thành lập bản đồ dân cư. Phần mềm Freehand, Corel DRAW được ứng dụng trong quá trình thành lập các bản đồ dân cư bởi tính năng biên tập, trình bày bản đồ 6 đẹp, công tác chế in và in bản đồ dễ dàng, nhưng không có chức năng xây dựng, cập nhật, hiển thị và truy vấn cơ sở dữ liệu thuộc tính. Mapinfo là phần mềm mạnh trong công tác trình bày bản đồ chuyên đề nhưng lại yếu trong tương tác, phân tích dữ liệu. Nếu xét về góc độ quản lý bản đồ phần mềm ArcGIS tốt hơn cả bởi khả năng cung cấp giải pháp toàn diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và đóng gói thông tin với nhiều cấp độ... Bởi vậy công nghệ ArcGIS của ESRI đã được lựa chọn trong quá trình thực hiện luận án. 1.2 Cơ sở khoa học thành lập xêri bản đồ điện tử về dân cư Bản đồ điện tử được hiểu là bản đồ số ở dạng hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần của một bản đồ để có thể khai thác sử dụng. Khi dùng thuật ngữ BĐĐT là muốn phản ánh về phương diện sử dụng của bản đồ số. Để xây dựng bản đồ số, người thành lập cần có kiến thức và kỹ năng thao tác với các thiết bị và phần mềm chuyên dùng, vì vậy sử dụng bản đồ số cũng cần có kỹ năng nhất định [72]. Xêri BĐĐT là xêri bản đồ được xây dựng và sử dụng bằng phương tiện điện tử, chủ yếu trên máy tính điện tử, là xêri bản đồ dạng số, được trực quan hoá và sử dụng trên màn hình, tiếp cận GIS và sử dụng kỹ thuật đa phương tiện, có khả năng phân tích và truy xuất dữ liệu không gian [76]. Bản đồ dân cư thuộc nhóm bản đồ kinh tế - xã hội. Trên đó thể hiện những chỉ tiêu cơ bản của dân cư như số dân, sự phân bố dân cư, thành phần dân cư, kết cấu dân cư (theo giới tính, theo độ tuổi, theo ngành nghề...), trình độ văn hoá chuyên môn, các chỉ tiêu về động lực học dân số (gia tăng tự nhiên của dân số, gia tăng cơ giới), sự phân bố lao động theo ngành và theo lãnh thổ [40]. Xêri BĐĐT về dân cư bao gồm hệ thống bản đồ thể hiện về các đối tượng và hiện tượng địa lý dân cư. Đặc trưng của dân cư thể hiện qua 7 nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau của dân cư như quy mô, phân bố, biến động, cơ cấu, chất lượng cuộc sống 1.3 Cơ sở phương pháp luận và các bước nghiên cứu Quan điểm và phương pháp nghiên cứu: Quan điểm nghiên cứu (Quan điểm: hệ thống, tổng hợp, lãnh thổ, lịch sử); Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp: thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu; thống kê; điều tra thực địa; bản đồ, viễn thám và GIS; phân tích và mô hình hoá không gian; lập trình để thể hiện nội dung và kết nối các bản đồ xây dựng xêri BĐĐT; phương pháp chuyên gia). Các bước tiến hành nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau: 1, Xác lập cơ sở khoa học thành lập xêri BĐĐT về dân cư; 2, Hệ thống hóa các nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm đặc trưng của dân cư. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các bản đồ cho xêri BĐĐT và nội dung cho từng bản đồ trong xêri về dân cư thành phố Hà Nội; 3, Thử nghiệm ứng dụng phần mềm GIS chuyên ngành kết hợp lập trình nâng cao giải pháp thể hiện nội dung bản đồ cho nhóm các bản đồ sử dụng số liệu thống kê. Còn các bản đồ có khả năng ứng dụng tính ưu việt của ảnh viễn thám thay thế cho số liệu thống kê thì sẽ ứng dụng ảnh viễn thám để thành lập; 4, Thiết kế giao diện, lập trình đóng gói tạo thành xêri BĐĐT về dân cư cho thành phố Hà Nội; 5, Trên cơ sở kết quả xêri BĐĐT về dân cư nghiên cứu đặc điểm dân cư, đề xuất giải pháp quản lý dân cư cho thành phố Hà Nội. Tiểu kết chương 1: 1. Dân cư đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH của một lãnh thổ. Xêri BĐĐT về dân cư đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu về dân cư. 2. Tại Việt Nam và Hà Nội chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về cơ sở khoa học thành lập xêri BĐĐT về dân cư. 3. Dân cư được đặc trưng bởi 4 8 nhóm: Quy mô và biến động dân số, Cơ cấu dân số, Phân bố dân cư, Chất lượng cuộc sống. 4. Các bản đồ đã thành lập về dân cư hầu hết trên cơ sở số liệu thống kê, chưa có công trình nào ứng dụng viễn thám - GIS thành lập các bản đồ về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống như hiện trạng đất ở, đất ở theo đầu người. 5. Chưa có công trình nào nghiên cứu lập trình bổ sung modul nhằm tự động hóa xây dựng một số biểu đồ phức tạp, tự động hoá thể hiện giá trị thuộc tính trên các kí hiệu và biểu đồ. 6. Chưa có công trình nào nghiên cứu, lập trình, thiết kế giao diện, đóng gói tạo xêri BĐĐT về dân cư trên phần mềm ArcGIS - một phần mềm GIS mạnh và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. 7. Những kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước sẽ là cơ sở cho luận án kế thừa. Những vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra nghiên cứu khi xây dựng xêri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG XÊRI BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ VỀ DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới dân cư thành phố Hà Nội 2.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, có vị trí địa lý và vị thế quan trọng trong cả nước về nhiều mặt: chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và đối ngoại. Hà Nội là thành phố đứng đầu trong các tỉnh thành về diện tích với 3323,6 km2 và thứ hai về dân số với 7087,7 nghìn người (năm 2014). Hà Nội là trung tâm Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng thời lại là cực quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với lợi thế về nhiều mặt, Hà Nội đã tạo sức hút lớn dân cư từ các nơi về sinh sống. 9 2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội Sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến một mức độ nhất định. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến sự phân bố dân cư. Khí hậu: Hà Nội mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều; mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm trong vùng nội chí tuyến nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, thuận lợi cho việc sinh hoạt và phát triển kinh tế của dân cư. Thủy văn: Các sông ở Hà Nội có thuỷ chế theo hai mùa rõ rệt: Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa cạn thường kéo dài hơn, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Địa hình và đất đai: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng nhờ phù sa bồi đắp. Sự đa dạng của địa hình đã góp phần làm phong phú thêm cho phong cảnh Hà Nội, tạo ra nhiều thắng cảnh nổi tiếng không những thu hút dân cư sinh sống mà còn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Khoáng sản: Phần lớn các loại khoáng sản phân bố nhỏ lẻ, trữ lượng không tập trung. Nước dưới đất có trữ lượng khá lớn. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội Sự phân bố dân cư còn chịu tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội được nêu dưới đây. Lịch sử: yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư Hà Nội. Trải qua hơn 1000 năm tuổi, Thăng Long - Hà Nội đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính với những biến cố thăng 10 trầm suốt chiều dài lịch sử nhưng vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của đất nước. Giao thông: Hệ thống đường giao thông tại Hà Nội rất phát triển. Nhiều tuyến đường được mở rộng, kéo dài, xây dựng mới hiện đại, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, là một trong những yếu tố quan trọng tạo sức hút cho di cư về thủ đô Hà Nội. Kinh tế: Thủ đô Hà Nội là trung tâm trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là trung tâm tài chính, dịch vụ, thương mại lớn nhất miền Bắc, đứng thứ hai trong cả nước, đạt vị trí cao trong khu vực. Việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đã góp phần tạo cơ hội và động lực để Hà Nội tăng quy mô lãnh thổ công nghiệp và xây dựng, phát triển mạnh về phía Tây, vượt lên trên những khó khăn và thách thức. Văn hóa: Thăng Long - Hà Nội là đất đóng đô của hầu hết các triều đại phong kiến ở Việt Nam, một vùng địa linh nhân kiệt, là nơi kết tinh và lan toả văn hoá tới các vùng miền. Lịch sử phát triển lâu đời đă để lại cho Hà Nội nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng, phong phú, đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình. Du lịch: Hà Nội là một trung tâm du lịch có sức hấp dẫn của cả nước. Vị trí Thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triến du lịch. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ với kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, thành phố có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên văn hoá - lịch sử. Giáo dục: Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam, là nơi tập trung đông các nhà khoa học, cán bộ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực. Sau khi mở rộng địa giới, nền giáo 11 dục thủ đô gặp phải một số vấn đề khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, còn thiếu nhiều trường học ở những khu đô thị mới... 2.2 . Thiết kế xêri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội 2.2.1. Mục đích của xêri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội Xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội được thành lập nhằm phản ánh sự phân bố và phân hóa không gian về dân cư, về tiềm năng dân số và nguồn lao động, về những đặc điểm chính và sự biến động dân cư của thủ đô Hà Nội. 2.2.2. Yêu cầu đối với xêri bản đồ điện tử dân cư thành phố Hà Nội Các bản đồ dân cư của xêri bản đồ điện tử phải thoả mãn được các yêu cầu: Tài liệu sử dụng để thành lập bản đồ phải đồng bộ và đầy đủ; Phương pháp biểu hiện bản đồ phải gần gũi nhất với đặc tính địa lý của các đối tượng, hiện tượng; Bố cục bản đồ phải chặt chẽ, khoa học; Hình thức bản đồ cần được trình bày một cách khoa học, hiện đại, mỹ thuật và mang tính đại chúng; Chất lượng của sản phẩm bản đồ phải được kiểm tra chặt chẽ; Giao diện phải được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng; Đảm bảo tính đầy đủ về nội dung và tính thống nhất bên trong xêri bản đồ; Thuận tiện cho việc quản lý và cập nhật thông tin. 2.2.3 Mô tả sản phẩm Ngoài các chức năng thông thường, xêri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội có tính mở, cho phép người dùng có thể thay đổi về phương pháp thể hiện biểu đồ trong các biểu đồ đã được thiết kế sẵn, cập nhật, chỉnh sửa được các số liệu biểu đồ. Về giao diện: xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội gồm 2 phần: Giao diện trang bìa (trang chủ) giới thiệu chung về xêri bản đồ. Giao diện trang nội dung bản đồ là trang chính để hiển thị nội dung của các trang bản đồ trong xêri bản đồ, trên đó gồm tên, bộ công cụ điều 12 khiển và thao tác với bản đồ, menu liên kết tới từng trang bản đồ, quản lý lớp bản đồ, chú giải trong cơ sở dữ liệu... Về nội dung: Toàn bộ xêri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội gồm có 26 bản đồ, tất cả đều được xây dựng theo định dạng chuẩn của ARCGIS. 2.2.4 Thiết kế xêri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội a. Thiết kế cơ sở toán học cho các bản đồ: Bản đồ hành chính dạng số được thành lập trong phép chiếu UTM, múi chiếu 6º, hệ toạ độ VN 2000, Elipxoit WGS 84, kinh tuyến giữa 105º, phép chiếu hình nón đứng hai vĩ tuyến chuẩn 11o và 21o; Tỷ lệ bản đồ Hà Nội năm 1999 là 1:350 000, mật độ lưới kinh vĩ tuyến (10 x 10) phút; Tỷ lệ bản đồ Hà Nội năm 2008 là 1:350 000, mật độ lưới kinh vĩ tuyến (15 x 15) phút; Bản đồ phụ có tỷ lệ 1:100 000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Hà Nội dạng số, năm 2005 và 2010, hệ tọa độ VN-2000, phép chiếu UTM múi chiếu 3o, kinh tuyến giữa là 105o45’. b. Thiết kế nội dung nền cơ sở địa lý: Các yếu tố nền cơ sở địa lý bao gồm: Lưới kinh vĩ tuyến; Yếu tố thuỷ hệ; Địa hình; Giao thông; Ranh giới hành chính. c. Thiết kế nội dung chuyên môn: xêri BĐĐT bao gồm các bản đồ mô tả đặc điểm và sự thay đổi về dân cư Hà Nội giai đoạn 1999-2013. Nhóm Quy mô và biến động dân số: gồm 5 bản đồ: Quy mô và mật độ dân số; Tăng dân số tự nhiên; Nhập cư; Xuất cư; Dự báo dân số. Nhóm Cơ cấu dân số: gồm 11 bản đồ: Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi; Nguồn lao động; Cơ cấu lao động không hoạt động kinh tế; Cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế quốc dân; Cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ thuật; Quy mô hộ gia đình; Phân bố hộ gia đình; Tôn giáo; Dân tộc; Độ tuổi trung bình; Chỉ số thay thế sức lao động. 13 Nhóm Phân bố dân cư, quần cư và đô thị hoá: gồm 2 bản đồ: Dân cư thành thị và nông thôn; Phân bố dân cư. Nhóm Chất lượng cuộc sống: gồm 7 bản đồ: Điều kiện sinh hoạt; Nhà ở; Hiện trạng đất ở theo đầu người; Quản lý dân cư; Tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ em; Sức khoẻ; Thu nhập. Thiết kế hệ thống ký hiệu: Quá trình xây dựng BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội đa số nguồn ký hiệu sẵn có trong phần mềm ArcGIS đều được sử dụng, một số ký hiệu chưa có thì được xây dựng bởi công cụ Symbol Property Editor trong ArcGIS, lập trình tự động hoá xây dựng một số biểu đồ phức tạp, thể hiện các giá trị tổng và giá trị thành phần. 2.3 . Xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội 2.3.1 Các bước xây dựng xêri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội Hình 2.1: Quy trình xây dựng xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội 14 Xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội được xây dựng với rất nhiều công đoạn, công việc thiết kế, biên tập bản đồ, chọn lựa, ứng dụng các phần mềm, lập trình, phối hợp các quy trình... Về tổng quát, quy trình xây dựng xêri BĐĐT được thể hiện ở hình 2.1. 2.3.2 Các tài liệu và phần mềm sử dụng Tư liệu bản đồ: Bản đồ Hành chính Hà Nội tỷ lệ 1: 220000 (NXB Bản đồ 1999); Bản đồ Hành chính Hà Nội tỷ lệ 1: 350000 (NXB Bản đồ 2009); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội (NXB Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005, 2010). Tư liệu ảnh viễn thám: Ảnh vệ tinh Spot 5 chụp năm 2005, 2009, 2013. Số liệu thống kê: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội giai đoạn 1999-2013; Niên giám thống kê Việt Nam giai đoạn 1999-2013; Tổng điều tra Dân số và Nhà ở thời điểm 01/4/1999, 01/4/2009; Các báo cáo, bài viết, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát thực tế của NCS: Sau khi thu thập tư liệu đã tiến hành khảo sát, kiểm chứng, đánh giá, phân loại, phân tích đặc điểm phân bố và phân hoá dân cư Hà Nội. Các phần mềm được sử dụng trong luận án: ARCGIS, ENVI. 2.3.3 Xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội Với nguồn số liệu thu thập được, trong điều kiện thời gian và kinh phí hạn chế nên đề tài chỉ tập trung xây dựng những bản đồ cơ bản trong 4 nhóm bản đồ: 1.Bản đồ hành chính; Nhóm bản đồ Quy mô và biến động dân số (gồm các bản đồ: 2.Quy mô và mật độ dân số, 3.Tăng dân số tự nhiên, 4.Nhập cư); Nhóm bản đồ Cơ cấu dân số (gồm các bản đồ: 5.Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi, 6.Nguồn lao động, 7.Cơ cấu lao động không hoạt động kinh tế, 8.Cơ cấu lao động trong các ngành KTQD, 9.Cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ 15 thuật, 10.Quy mô hộ gia đình, 11.Phân bố các hộ gia đình, 12.Tôn giáo); Nhóm bản đồ Phân bố quần cư và đô thị hoá (gồm bản đồ 13.Dân cư thành thị và nông thôn); Nhóm bản đồ Chất lượng cuộc sống (gồm các bản đồ: 14.Điều kiện sinh hoạt, 15.Nhà ở, 16.Hiện trạng đất ở theo đầu người). Trong đó, bản đồ số 2, 3, 5 được xây dựng ở thời điểm năm 1999, 2009, 2013 và 2 giai đoạn 1999-2009, 2009-2013. Bản đồ số 4 được xây dựng ở 2 giai đoạn 1994-1999, 2004-2009. Từ bản đồ số 6 đến 15 được xây dựng ở thời điểm năm 1999, 2009 và giai đoạn 1999- 2009. Bản đồ số 16 được xây dựng ở thời điểm năm 2005, 2009, 2013. Như vậy tổng số trang bản đồ được xây dựng trong Xêri bản đồ điện tử là 54 trang bản đồ. Trong các bản đồ trên, từ bản đồ số 2 đến 15 được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bản đồ 16 được thành lập trên cơ sở ứng dụng ảnh viễn thám. Hình 2.2: Quy trình thành lập BĐĐT bằng phần mềm ArcGIS 16 Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng đất ở theo đầu người thành phố Hà Nội 2.4 Lập trình, kết nối tạo xêri bản đồ điện tử về Dân cư thành phố Hà Nội 2.4.1 Quy trình xây dựng xêri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu: Mục tiêu xây dựng xêri BĐĐT Dân cư thành phố Hà Nội là tạo ra một xêri BĐĐT với các tiêu chí nhỏ gọn, dễ cài đặt, dễ sử dụng. Do đó, việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access là thích hợp nhất bởi tính năng nhỏ gọn, dễ cài đặt, rất phổ biến. Cơ sở dữ liệu được chia thành từng năm, trong mỗi năm có các lớp dữ liệu về địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ, KTXH và lớp dữ liệu về dân cư thành phố Hà Nội. 17 Hình 2.5: Sơ đồ quy trình xây dựng xêri BĐĐT Dân cư thành phố Hà Nội Về mặt công nghệ: Xêri BĐĐT Dân cư thành phố Hà Nội được xây dựng bằng ngôn ngữ C#, nền tảng NET 4.0 trong môi trường Visual Studio 2013. Xêri bản đồ được xây dựng để chạy trên máy đơn, kết nối tới hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access (tương thích với các hệ điều hành Windows). Thiết kế, xây dựng giao diện của xêri BĐĐT: Trên bản đồ nền đã được thiết kế, đề tài tiến hành lập trình, xây dựng các phương pháp biểu đồ gắn với từng nội dung, số liệu cụ thể về dân cư thành phố Hà Nội. Người dùng có thể lựa chọn các phương pháp thể hiện cho từng bản đồ tương ứng với từng thời điểm có số liệu dân cư cũng như có thể lựa chọn các tham số tùy ý cho từng loại biểu đồ và nhanh chóng 18 xây dựng được các biểu đồ dân cư tới từng quận huyện của thành phố Hà Nội. 2.4.2 Các chức năng chính của xê ri BĐĐT về dân cư thành phố Hà Nội Ngoài các chức năng cơ bản như chức năng tương tác với bản đồ, quản lý lớp dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu, in bản đồ, xê ri BĐĐT dân cư Hà Nội còn được thiết kế với các tính năng nổi bật: chức năng vẽ biểu đồ, cập nhật dữ liệu, chồng ghép, so sánh dữ liệu bằng biểu đồ tại 2 thời điểm khác nhau. Tiểu kết chương 2: Luận án đã thiết kế thành công xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội. Ngoài các chức năng, tiêu chí của một xêri BĐĐT thông thường, xêri bản đồ còn cho phép hiển thị tự động số liệu trên từng biểu đồ đã được thiết kế sẵn trong phần mềm ArcGIS, vẽ thêm một số các biểu đồ khác để hiển thị trên bản đồ dân cư, chồng xếp các biểu đồ để thể hiện biến động dân cư tại hai thời điểm bất kỳ, cho phép chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu mới một cách nhanh chóng. Đây sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách về dân cư thành phố Hà Nội tham khảo để có cái nhìn toàn diện về bức tranh dân số và biến động dân số thành phố Hà Nội. CHƯƠNG 3: KHAI THÁC XÊRI BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Khai thác xê ri bản đồ điện tử về dân cư thành phố Hà Nội Xêri BĐĐT dân cư thành phố Hà Nội thể hiện được nhiều đặc điểm chủ yếu về hiện trạng và sự biến đổi một số chỉ tiêu dân cư thành phố giai đoạn 1999-2013. Hệ thống các BĐĐT đã xây dựng được là cơ sở cho phân tích đặc điểm và sự phân bố dân cư thành phố Hà Nội. 19 Về quy mô và biến động dân số: Sau quyết định mở rộng về địa giới hành chính thủ đô năm 2008, dân số Hà Nội có sự chuyển biến mạnh: tốc độ tăng dân số bình quân năm giữa 2 kỳ Tổng điều tra Dân số 1999 và 2009 lớn nhất cả nước. Tình trạng phân bố dân cư không đều ở Hà Nội ngày càng tăng, tạo ra sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành. Hà Nội là một trong các tỉnh thành có số lượng người di dân tự do đến tìm kiếm việc làm, học tập, làm ăn sinh sống nhiều nhất. Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số cơ học ngày càng tăng. Bởi vậy cần có sự quản lý, điều tiết của chính quyền các cấp. Về cơ cấu dân số: Cơ cấu giới tính của Hà Nội tương đối đồng đều. Nhìn chung, thành phố đã kiểm soát được tình trạng tăng tự nhiên tại hầu hết các quận huyện. Mức sinh của thành phố trong giai đoạn 1999-2009 đã giảm đáng kể và tới giai đoạn 2009-2013 lại có xu hướng tăng lên, tỷ lệ sinh bé trai nhiều hơn so với bé gái. Trong khi đó dân số Hà Nội đang có xu hướng già hóa. Nhìn chung sự mất cân đối giới tính ở thành phố Hà Nội theo hướng nữ nhiều hơn nam, nhưng đối với trẻ sơ sinh thì ngược lại, có biểu hiện cháu trai nhiều hơn cháu gái một cách đáng lo ngại và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Cơ cấu lao động thành phố Hà Nội đã thay đổi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng CNH, HĐH. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Các quận huyện phía Bắc sông Hồng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng lên so với phía Nam. Tỷ lệ người thất nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ hộ gia đình có số người từ 4 trở xuống đều tăng và tỷ lệ các hộ có số người từ 5 trở lên 20 ngày càng giảm. Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo chính ở thành phố Hà Nội. Về phân bố dân cư và đô thị hoá: Tỷ lệ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội tăng đều nhưng chậm qua các giai đoạn 1999-2008 và 2009- 2013. Dân số đô thị thành phố Hà Nội hiện nay thấp hơn so với tất cả các thành phố lớn trực thuộc Trung ương trong cả nước. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các huyện ven nội thành, chủ yếu do mở rộng đất ở đô thị, chuyển từ đất ở nông thôn sang đất ở đô thị; các huyện ở xa trung tâm thành phố hầu như ít có sự biến động. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao trong giai đoạn 1999-2009: dịch vụ tiện ích cho sinh hoạt ở vùng nội thành cao hơn hẳn ngoại thành, chất lượng nhà ở tăng rõ rệt. Các quận nội thành có mật độ dân số rất cao và diện tích đất ở trên đầu người thấp, trái ngược với các huyện ngoại thành có mật độ dân số thấp hơn và diện tích đất ở trên đầu người cao. 3.2 Một số giải pháp về quản lý và phát triển dân cư thành phố Hà Nội Trên cơ sở phân tích đặc điểm dân cư qua khai thác từ xêri BĐĐT về Dân cư thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý dân cư dưới đây. * Giảm mật độ dân cư tại khu vực trung tâm nội thành Hà Nội: Bên cạnh các biện pháp tăng cường quản lý hành chính về việc đăng ký thường trú tại nội thành như việc siết chặt điều kiện nhập cư vào Hà Nội thì cần phải có các giải pháp tổng thể, mang tính bền vững như ưu tiên, khuyến khích giãn dân tự nguyện; chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, trụ sở các cơ quan, tổ chức ra khỏi nội thành như các quận Đống Đa, Hai 21 Bà Trưng, Hoàn Kiếm; hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành * Tạo các chính sách phát triển ở khu vực ngoại thành: Khu vực ngoại thành cần được đầu tư phát triển các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hơn; Tạo điều kiện để phát triển sản xuất, gia tăng cơ hội việc làm cho người dân; Xây dựng mới các khu, cụm đại học tại khu vực ngoại thành; Đa dạng hóa các ngành nghề trong nông nghiệp, đa dạng hóa nguồn thu nhập, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống; Phát huy lợi thế của các vùng sinh thái, phát triển du lịch nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước góp phần nâng cao mức sống của người dân. * Về chính sách quản lý người nhập cư: Chính qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_ung_dung_phuong_phap_ban_do_so_nghien_cuu_dan_cu_thanh_pho_ha_noi_6702_1920511.pdf
Tài liệu liên quan