Tóm tắt Luận văn Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU.0

Chương 1: CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO

NHỮNG CON NGưỜI CỤ THỂ..

1.1. Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống .

1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác

phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái .

1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theochủ nghĩa vật chất, chủ nghĩadanh lợi . .

1.2.1.1. Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách.

1.2.1.2. Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài,vô dụng..

1.2.1.3. Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ

những toan tính ích kỷ ..

1.2.2. Con người sống trong hận thù và mất niềm tin .

1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trongcuộc sống..

Chương 2: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA

VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI .

2.1. Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp

2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp

2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị.

2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội .

2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng.

2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ

Duy Anh, Hồ Anh Thái ..

pdf18 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bookmark not defined. 1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1. Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách .. Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài, vô dụng ...................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.3. Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ ............................. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Con người sống trong hận thù và mất niềm tin ... Error! Bookmark not defined. 1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con ngƣời lƣơng thiện vào những bi kịch trong cuộc sống .......................................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI .......... Error! Bookmark not defined. 2.1. Cái thiện hiện hữu trong từng con ngƣời tốt đẹp Error! Bookmark not defined. 1 2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị ....... Error! Bookmark not defined. 2.2. Con ngƣời trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ............... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội ......... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng ........... Error! Bookmark not defined. 2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái .................................. Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI ....................................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Kết cấu cốt truyện đa dạng ..................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Cốt truyện số phận ............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Cốt truyện luận đề .............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức ............. Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Cốt truyện phân mảnh - lắp ghép ........ Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật .. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng - một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật ........... Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật ........... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .....................................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực. Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thành đạo đức và nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách con người Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó. Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu. 2 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú về nội dung. Các bài viết nghiên cứu về những tác phẩm của ba tác giả đã khai thác nhiều vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức trần thuật, nghệ thuật tự sựTuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưa được đề cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu. Ma Văn Kháng thành công cả về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ những năm 80 trở lại đây, các tác phẩm của Ma Văn Kháng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Thể loại sáng tác của ông đa dạng hơn, hình thức nghệ thuật phong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều tính cách điển hình cho con người thời đại mới với tư tưởng hiện đại, tiến bộ. Ở mảng tiểu thuyết thế sự đời tư của nhà văn, giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao về những đóng góp của Ma Văn Kháng bởi ý tưởng sáng tạo và ý thức đổi mới tư duy của tác giả. Ông đã cho ra mắt bạn đọc 11 cuốn tiểu thuyết, 20 tập truyện ngắn và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi. Năm 2008, tập truyện ngắn mới nhất của Ma Văn Kháng mang tựa đề Trốn nợ (NXB Phụ nữ - 2008) bao gồm 18 truyện ngắn đã ra mắt và gần đây (tháng 9-2009), cuốn hồi ký “năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” được xuất bản đã giành được nhiều tình cảm của bạn đọc. Với trên 40 năm lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng ý thức được sứ mệnh là viết để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người, của cuộc sống. Các tiểu thuyết viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã khẳng định được những giá trị nhất định: Các tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”, (1982), “Mùa lá rụng trong vườn” (1985), “Côi cút giữa cảnh đời” (1989), “Đám cưới không có giấy giá thú” (1988), “Chó Bi đời lưu lạc” (1992), “Ngược dòng nước lũ” (1999) của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả. Phong Lê nhận định trong Vẫn chuyện văn và người (NXB Văn hoá thông tin - 1989): “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo 3 những tình cảm nhân hậu, tốt lành, có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn con người. Cái hiệu quả thanh lọc dành cho nghệ thuật, và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi bật”. Tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú (1988) thực sự là một đổi mới mạnh mẽ của Ma Văn Kháng. Các bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa hỏng của Vũ Dương Quý, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu; Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hoá với đời sống con người của Mai Thục và cuộc thảo luận về Đám cưới không có giấy giá thú do Báo Văn nghệ tổ chức đều đưa ra những nhận xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt còn hạn chế về mọi phương diện của tác phẩm, cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Về cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999), Hồ Anh Thái nhận xét: “Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tìnhDường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn”. Trong bài viết Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn chương, vào dòng đời cuộn chảy, Lã Duy Lan đã nhận xét: “Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi địa vị của văn chương trong kinh tế thị trường, mở ra cuộc khám phá đầy tiềm năng vào tận nguồn mạch văn chương, tận tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tác giả nội lực đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều chục năm trước” [64]. Ngoài các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một số bài viết về tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ; Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng của Lê Kim Vinh; Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Hải Ninh; Sống rồi mới viết của Ma Văn Kháng và các luận văn thạc sĩ gần đây như: Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim; Quan 4 niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau năm 1975 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cẩm Giang; Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan Hương Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ văn học mang đề tài Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên Xô và Việt Nam). Đây là công trình nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong một số tác phẩm văn xuôi Liên Xô và Việt Nam. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Đôxtôiepxki. Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của Hồ Anh Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền LâmTrong bài viết Hơn cả sự thật, Nguyễn Anh Vũ cho rằng: “Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã khai thác triệt để khả năng phản ánh một cách trọn vẹn và sinh động hiện thực đời sống của thể loại tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết này, ta không khỏi lo ngại trước lối sống của một bộ phận thanh niên trong xã hội hôm nay. Đó là một lối sống thực dụng, buông thả, ích kỷ, với những ham muốn điên loạn, cuồng loạn. Rõ ràng, họ không đại diện cho thế hệ trẻ đang tràn đầy sức sống, tài năng và nhiệt huyết trong xã hội ngày nay. Thế nhưng, ta vẫn không khỏi xót xa, ngậm ngùi cho những cảnh sống vô hồn, không hoài bão, lý tưởng đó. Nếu không cảnh báo, ngăn chặn, rất có thẻ đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cái ác nảy mầm, tồn tại và phát triển” [38, tr 285-286]. Bàn về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Hoài Nam nhận định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật 5 tự tương đối, sẽ phải không mất ít thời gian và nỗ lực cho nó”. Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyên luận nào viết về Hồ Anh Thái nhưng đã có một số luận văn viết về tác phẩm của anh. Đó là các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Ngô Thị Thu Hương (2007): Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua 3 tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm”, Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan điểm nghệ thuật vì con người Tạ Duy Anh là một tác giả mới của văn học đương đại, được nhiều bạn đọc yêu mến. Xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20, Tạ Duy Anh có thời gian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác. Chính vì vậy, các công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy Anh chưa có nhiều. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Hiện trạng tiểu thuyết Việt Nam đã đưa ra nhận định một cách khái quát về tác phẩm của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy Anh sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết đã cho ra mắt Lão Khổ - một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại Không ít tiểu thuyết hướng tới những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như Lão Khổ, Ăn mày dĩ vãng, Gót đỏ quyền uyTrong tiểu thuyết hôm nay, con người được trình bày như một ẩn số. Bản chất con người là gì? Nó sống ra sao trong thời hiện tạiLữ Quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lão Khổ của Tạ Duy Anhđã gây một niềm tin tưởng rằng chúng ta đang được văn học như một phương tiện linh điệu để hiểu rõ con người” [43,tr. 14-15]. Tác giả Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã nhận định: “Vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ nhưng thời gian rộng hơn: từ những năm 1940-1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già dặn từng trải và kỹ thuật nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh Thiên thần sám hối khiến ai đọc cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, 6 ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm [57]. Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình () Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở lằn ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. [58]. Ngoài ra, nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh có bài viết: “Tạ Duy Anh - gương mặt nổi bật của văn đàn 2004” của Nguyên Trường, cuốn sách: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, NXB Hội Nhà văn 2007. Bên cạnh đó có một số luận văn đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy những bài viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Kháng chủ yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyệnTuy có đề cập đến những vấn đề còn tồn tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cập sâu sát đến vấn đề cảm hứng phê phán. Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả, chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốn gửi gắm tới độc giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài - Phân tích, đánh giá và làm nổi bật được cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm của 3 tác giả. - Chứng minh rằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống của các tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những bề bộn của thế sự - đời tư con người, không chỉ dừng lại ở việc tố cáo cái xấu cái ác, không phê phán phủ định sạch trơn mà 7 các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do đó sáng tác của họ có tác dụng hướng con người đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm. - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy được những đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra những tác phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả. Cụ thể là các tác phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Ngược dòng nước lũ (1999) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006) của Hồ Anh Thái. 5 . Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học với mong muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo những con người cụ thể. Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách: 1. Tạ Duy Anh (1992), Lão Khổ, NXB Văn học, Hà Nội. 2. Tạ Duy Anh (2004), Đi tìm nhân vật, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 3. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng 4. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 6. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Bình, Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau năm 1975, trong Tự sự học- một số vấn đề và lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí văn học (số 2), tr17-19. 10. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Phan Cự Đệ (1986), Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại, Tạp chívăn học (số5). 12. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ 20, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội. 15. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB 9 Giáo dục, Hà Nội. 17. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học (tái bản), NXB Giáo dục, Hà Nội 19. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 20. Phong Lê (1989), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội 21. Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 23. MB, Khrachenkô, (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 24. Ma Văn Kháng (1987), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 25. Ma Văn Kháng (1999), Sống rồi mới viết - Hồi ức nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 26. Ma Văn Kháng (2000), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội. 27. Ma Văn Kháng (2000), Mưa mùa hạ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 28. Ma Văn Kháng (2001), Côi cút giữa cảnh đời, NXB Văn học, Hà Nội. 29. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội. 30. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Ma Văn Kháng (2003), Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng (tập 2), NXB 10 Công an nhân dân, Hà Nội 32. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội. 33. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Hồ Anh Thái (2003), Cõi người rung chuông tận thế, NXB Đà Nẵng. 35. Hồ Anh Thái (2003), Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 36. Hồ Anh Thái (2005), Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 37. Hồ Anh Thái (2005), Tự sự 265 ngày, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 38. Hồ Anh Thái tuyển chọn (2005), Văn mới 2004-2005, NXB Hội Nhà văn và Công ty văn hoá Đông A, Hà Nội. 39. Hồ Anh Thái (2006), Mười lẻ một đêm, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 40. Hồ Anh Thái (2006), Tuyển tập nói bằng lời của mình, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 41. Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 42. Bùi Việt Thắng (2002), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hoá thông tin. 43. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân 44. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 45. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội. * Báo - Tạp chí – luận án – luận văn 46. Phạm Mai Anh (1999), Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ sau năm 1980, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 47. Tạ Duy Anh, Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá, www.hue.vnn.vn 11 48. Tạ Duy Anh, Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm, www.vnexpress.net. 49. Vũ Tuấn Anh (1999), “Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại” trong “Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học”, Viện văn học, Hà Nội, tr 474-510. 50. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (số 6), tr 66-67. 51. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, www.vienvanhoc.org. 52. Trần Cương (Tháng 2/2001), Sự vận động của thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật. 53. Nguyễn Lân Dũng (ngày 9/11/1989), Số phận người lương thiện, Báo Lao động số 45. 54. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam sau thập kỷ 80, Tạp chí văn học số 3. 55. Nguyễn Minh Châu- Nguyễn Khải- Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, Hà Nội. 56. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ thuật của Tạ Duy Anh , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 57. Nguyễn Thị Hải Huyền (2007), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. 58. Việt Hoài, Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, www.tuoitre.com.vn. 59. Nguyễn Thị Hoa (2008), Tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80, Tạp chí văn học (số 2) 61. Ngô Thị Thu Hương (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái (qua ba tác phẩm: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm). Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn. 12 62. Ngô Thị Thu Hương (2007), “Trao đổi về tiểu thuyết cùng nhà văn Hồ Anh Thái”, Tạp chí Văn nghệ Bình Định số Tết Đinh Hợi. 63. Phan Thị Kim (2002), Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau năm 1980, Luận văn thạc sĩ. 64. Lã Duy Lan - Ngược dòng nước lũ- cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn, vào dòng đời cuộn chảy (bài viết tay). 65. Võ Anh Minh (2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An. 66. Hoài Nam, Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm, www.evan.com.vn/news/phe-binh/phe-binh/2006/04/3B9ACE9C 67. Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp chí văn học số 9, tr63-72. 68. Vũ Quần Phương (Tháng 1/ 1990), Đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, Tạp chí văn học. 69. Trần Đăng Suyền (1983), Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, Báo Văn nghệ số 15 70. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí văn học số 6. 71. Hồ Anh Thái (2003), Cam đoan tôi viết sự thật, Báo Thể thao và Văn hoá (số 3). 72. Hồ Anh Thái (2003), Tiểu thuyết là một giấc mơ dài (trả lời phỏng vấn), BáoThể thao Văn hoá. 73. Hồ Anh Thái, Nhà văn phải có nhiều giọng điệu, www.vnexpress.net/vietnam/van-hoa/Guong-mat-Nghesy/2005/04/. 74. Hồ Anh Thái (2006), Nhà văn đích thực phải tử tế, Báo Thể thao và văn hoá (số 4). 75. NguyễnThị Minh Thái (2005), Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau, Báo Văn nghệ (số 6). 13 76. Đỗ Phương Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng (qua một số tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01736_7154_2008135.pdf
Tài liệu liên quan