Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2006

Hà Tây là tỉnh có mật độ dân số cao, gấp 26 lần mức bình quân chung

của thế giới; gấp 5,1 lần bình quân chung của cả nước và gấp 1,24 lần bình

quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khoảng cách này còn tiếp tục xa hơn

với tốc độ tăng dân số hằng năm là 2%. Tốc độ tăng lao động của tỉnh cũng là

2%, lực lượng lao động là 1,1 triệu người (khoảng 50% dân số) có thể nói đây

là một thế mạnh. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số và lao động cao trong điều

kiện quỹ đất không tăng, thậm chí diện tích đất sản xuất còn bị thu hẹp trong

quá trình tiến hành CNH, HĐH thì đây cũng là những thách thức không nhỏ

đối với công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh.

pdf43 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình. 5 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây được tách khỏi Thành phố Hà Nội trở về Hà Tây. Tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-10-1991. Sau ngày tái lập Hà Tây cũng có rất nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã đoàn kết phấn đấu, vượt qua khó khăn, từng bước giành được những thắng lợi bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Thời kỳ này công tác xóa đói, giảm nghèo của Hà Tây tuy chưa được xây dựng thành chương trình cụ thể, mà nằm trong sự chỉ đạo chung của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ lần thứ XI (3- 1992), đã xác định, số hộ nghèo của tỉnh còn 15%. Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI đã đề ra 5 mục tiêu: Một là, giải quyết tốt vấn đề lương thực đến năm 1995 đạt 80 vạn tấn, khắc phục tình trạng đói giáp hạt. Hai là, giảm tỷ lệ sinh mỗi năm xuống một phần nghìn (1‰). Ba là, xây dựng một số cơ sở hạ tầng bức thiết. Bốn là, giữ vững ổn định chính trị, chống mọi biểu hiện tiêu cực. Năm là, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy vài trò của các đoàn thể nhân dân. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đề ra những biện pháp: 18 Thứ nhất, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, tăng cường đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thứ ba, gắn việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Thứ tư, phát huy vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo. Nhờ những việc làm tích cực trên, đến năm 1994, qua điều tra điểm của 29 xã thuộc 14 huyện, thị xã thì số hộ giàu chiếm 4,33%, số hộ khá là 41,18%, số hộ trung bình 41,96%, số hộ nghèo là 12,53% (trong đó số hộ đói là 5,06%), thống kê 30.858 hộ là đảng viên, có 7,5% số hộ nghèo (Phụ lục 02). Trong 3 năm (1991 - 1994), ngân hàng đã cho 19 vạn lượt hộ nông dân vay 240 tỷ đồng để đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, mở mang ngành nghề, dịch vụ các đoàn thể cũng đã vận động tương trợ, giúp đỡ nhau bằng vay vốn, vật tư không lấy lãi trị giá hàng chục tỷ đồng. Số hộ nghèo đói từ 15% năm 1992, năm 1993 còn 12,53% [47, tr.37]. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII (4- 1996), Đảng bộ tỉnh đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 1992 - 1995: Đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991 - 1995, kinh tế địa phương dần dần ổn định và có bước phát triển. Trong 5 năm 1991- 1995, tổng sản phẩm trong toàn tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm là 9,5%. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm về sản xuất nông nghiệp là 6%. Lương thực đạt 83 vạn tấn (vượt mức đề ra là 80 vạn tấn), căn bản giải quyết được nạn thiếu ăn giáp hạt. Các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp đều tăng. Chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 14,8%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 16% năm 1990 lên 34% năm 1995. Khai thác hơn 3.000 ha đất trống, đồi trọc để trồng chè, cây ăn quả và trồng rừng[1, tr.373-374]. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhịp độ tăng bình quân hằng năm là 14,5% (mức đề ra là từ 8 - 10%). Cơ cấu kinh tế địa 19 phương có bước chuyển dịch tích cực hơn; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng từ 22% năm 1990 tăng lên 25% năm 1995; dịch vụ từ 21% lên 25%; nông nghiệp từ 57% xuống còn 50%. Những thành quả phát triển kinh tế này có tác động trực tiếp đến vấn đề xã hội nói chung và xóa đói nghèo nói riêng. Đại hội khẳng định: Việc xóa đói, giảm nghèo được các đoàn thể, các tổ chức xã hội động viên đông đảo nhân dân tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Toàn tỉnh có 38 vạn lượt hộ được vay hơn 1.700 tỷ đồng vốn của Nhà nước để sản xuất, tạo thêm việc làm cho hơn 10 vạn người. Số hộ nghèo đói giảm từ 22% năm 1990 xuống 9,12% năm 1995. Đời sống đại đa số nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 1995 đạt 1,4 triệu đồng, tăng 43% so với năm 1990. Phong trào Đền ơn, đáp nghĩa với người có công được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân quan tâm; toàn tỉnh đã xây dựng 1.000 ngôi nhà tình nghĩa, góp 2 tỷ đồng vào sổ tiết kiệm tặng các gia đình liệt sỹ, thương binh. Các đoàn thể và nhân dân coi trọng đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người tàn tật, rủi ro giảm bớt khó khăn, đặc biệt là một số trẻ em nghèo được giúp đỡ học tập tốt [1, tr.376]. Công tác y tế có tiến bộ, mạng lưới y tế cơ sở được chăm lo củng cố; toàn tỉnh có 81% số trạm y tế xã được trang bị dụng cụ y tế, 72% số trạm y tế có y sỹ sản nhi, 20,8% số trạm có bác sỹ. Việc tiêm chủng cho trẻ em hàng năm đạt 95%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 50% năm 1990 giảm xuống còn 42% năm 1995 [1, tr.378] Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ tỉnh cũng chỉ rõ những tồn tại, yếu kém. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Kinh tế nông thôn ở nhiều xã còn thuần nông, chưa có nông sản hàng hóa, công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp, công nghệ lạc hậu, chưa có loại sản phẩm có khối lượng đáng kể. Dịch vụ, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu rất thấp. Chưa tự cân đối được thu chi ngân sách. Tổng số thu trên điạ bàn mới chiếm 7% GDP và mới bảo đảm 66% nhu cầu chi. 20 Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho sản xuất còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng yếu kém và xuống cấp. Chưa phát huy tốt mọi nguồn lực và lợi thế của một tỉnh có đất đai và ngành nghề tương đối phong phú Những thành quả nêu trên của Hà Tây sau 5 năm tái lập đã đạt và vượt mức so với chỉ tiêu đặt ra, tuy nhiên so với mặt bằng chung của cả nước và đặc biệt do xuất phát điểm thấp nên trên thực tế những thành quả đó còn rất hạn chế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. * Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới về xoá đói, giảm nghèo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6- 1996) của Đảng, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo những tiền đề cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa cho phép chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nằm trong bối cảnh chung này, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo của Hà Tây đang đứng trước những yêu cầu, những thách thức mới. Thứ nhất, so với mặt bằng chung của cả nước, nhiều lĩnh vực Hà Tây còn có những yếu kém. Theo Cục thống kê, GDP năm 1991, Hà Tây đạt 605,8 tỷ đồng, năm 1992 đạt 716,8 tỷ đồng, năm 1993 đạt 807,5 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 10%, cả nước là 7,49%. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 1992 là 132,9 tỷ và 151,8 tỷ năm 1993, trong khi đó chi ngân sách năm 1992 là 170,3 tỷ, năm 1993 là 258,4 tỷ. Ngân sách Trung ương trợ cấp thêm phần thiếu hụt là 78 tỷ năm 1992 và 106,6 tỷ năm 1993. GDP bình quân đầu người năm 1991 là 149 USD, năm 1992 là 172 USD/230 USD của cả nước, năm 1993 là 189 USD/242 USD của cả nước[47, tr.30]. Tuy kinh tế có tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng so với bình quân của cả nước, 21 Hà Tây thấp hơn trên một số mặt chủ yếu: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động ngân sách và đặc biệt là chưa cân bằng được ngân sách. Trong khi đó, các lĩnh vực chủ yếu của một nền kinh tế, Hà Tây vẫn còn nhiều hạn chế. Trong sản xuất nông nghiệp, Hà Tây vẫn còn mang nặng tính độc canh cây lúa, đã hạn chế tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Tiềm năng của vùng đồi, vùng bãi, vụ đông trong nội đồng chưa được khai thác để tạo ra những hướng tăng trưởng mới theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch và cho xuất khẩu, cải thiện đời sống dân cư trong khu vực này. Bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng lãng phí tài nguyên; đất 1 vụ còn lớn (10.000 ha), diện tích mặt nước của 5 con sông và 6.000 ha ao hồ chưa được sử dụng, đất chưa có rừng và đất trống, đồi, núi trọc có khả năng sử dụng cho nông - lâm nghiệp còn 20.000 ha Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh còn quá nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp trong GDP; công nghệ và thiết bị còn lạc hậu (90% xí nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu), phần lớn thiết bị đã sử dụng trên 10 năm. Tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng nhưng phát triển chưa mạnh, chưa ổn định, kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có thị trường, vốn ít, chưa có định hướng, còn mang nặng tính tự phát chậm hình thành các sản phẩm chủ lực theo tài nguyên và lợi thế của địa phương, ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng thiếu vốn đầu tư, công nghệ và thị trường Thứ hai, để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng... tất yếu phải chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, thu hút các dự án công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều đó dẫn tới một thực trạng là diện tích đất sản xuất trong nông nghiệp dần bị thu hẹp (Phụ lục 13), đất canh tác có xu hướng giảm 22 do quá trình đô thị hoá và mở rộng thổ cư (bình quân diện tích đất giảm sút mỗi năm khoảng 4%), số lao động trong nông nghiệp không có việc làm ngày một tăng. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, địa bàn phức tạp, trong điều kiện mới dẫn đến sự không đồng đều trong phát triển. Hà Tây có địa hình bao quanh thành phố Hà Nội về phía Tây Nam qua các quốc lộ 1, quốc lộ 6, quốc lộ 32. Toàn tỉnh hiện có 4.503,4 km đường giao thông, trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 216km, chiếm 4,79%; đường do tỉnh quản lý dài 374 km, chiếm 8,3%; đường do huyện quản lý dài 755,1km, chiếm 16,77% và đường do xã quản lý dài 3.158,3km, chiếm 86,74%. Tỉnh có 12 huyện và 2 thị xã (sau này nâng cấp thành 2 thành phố là Hà Đông và Sơn Tây), 324 xã, phường, thị trấn. Trong đó có một số huyện rất thuận tiện giao thông hoặc trực tiếp giáp gianh với Hà Nội như Hà Đông, Sơn Tây, Hoài Đức, Chương Mỹ nhưng có 9 xã miền núi và các xã đồi gò, ở những nơi này tỷ lệ nghèo là rất cao, bình quân tỷ lệ nghèo ở các xã miền núi là 38,42%, cao gấp 3,8 lần so với các xã đồng bằng; vùng đồi gò là 41,68%, gấp 4 lần xã đồng bằng) [24, tr.39]. Trong nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường, việc thuận tiện giao thông, gần các trung tâm kinh tế là yếu tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Với địa bàn phân bố khá phức tạp, có 2 thị xã, có các địa bàn giáp gianh với Thủ đô Hà Nội như Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức đời sống nhân dân ở những địa bàn này khá cao về vật chất, tinh thần. Song cũng có các địa bàn rất xa trung tâm như Mỹ Đức, Ba Vì thậm chí còn có những xã miền núi có đồng bào dân tộc sinh sống, các xã vùng trũng, đồi gò và bãi giữa sông Hồng đời sống nhân dân ở những địa bàn này lại rất khó khăn bởi nhiều yếu tố đặc biệt là hạn chế về tư duy, nhận thức, trình độ trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, khoảng cách giàu nghèo của Tỉnh là khá cao so với 23 các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng (Phụ lục 12). Đây là một khó khăn lớn trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh. Thứ tư, đặc điểm dân số, là tỉnh liền kề với Thủ đô Hà Nội, có nhiều lợi thế để phát triển, yêu cầu xây dựng Hà Tây thành tỉnh giầu mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và bối cảnh hội nhập cao đang đặt ra những thách thức to lớn cho công tác dân số, với nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, đảm bảo quy mô dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; hiện đại hóa quản lý dân cư làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng kế hoạch cung cầu hàng hóa và dịch vụ nói riêng. Hà Tây là tỉnh có mật độ dân số cao, gấp 26 lần mức bình quân chung của thế giới; gấp 5,1 lần bình quân chung của cả nước và gấp 1,24 lần bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khoảng cách này còn tiếp tục xa hơn với tốc độ tăng dân số hằng năm là 2%. Tốc độ tăng lao động của tỉnh cũng là 2%, lực lượng lao động là 1,1 triệu người (khoảng 50% dân số) có thể nói đây là một thế mạnh. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số và lao động cao trong điều kiện quỹ đất không tăng, thậm chí diện tích đất sản xuất còn bị thu hẹp trong quá trình tiến hành CNH, HĐH thì đây cũng là những thách thức không nhỏ đối với công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh. Thứ năm, trong quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, chuẩn nghèo chung của cả nước luôn thay đổi cũng đặt ra cho Hà Tây những yêu cầu mới. Năm 1993, ngưỡng nghèo và đói được tính theo 2 vùng: Ở nông thôn ngưỡng nghèo là 15 kg thóc/người/tháng, ngưỡng đói là 8 kg thóc/người/ tháng. Ở thành thị ngưỡng nghèo là 20 kg thóc/người/tháng, ngưỡng đói là 13 kg thóc/người/tháng. Năm 1997, Chính phủ thông qua chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 1996 - 2000 với 3 khu vực: Ở nông thôn miền núi và hải đảo là 55.000 24 đồng/người/tháng. Ở nông thôn đồng bằng và trung du là 70.000 đồng/người/ tháng. Ở thành thị là 90.000 đồng/người/tháng. Năm 2001, mức chuẩn nghèo được Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2001-2005 là: Vùng nông thôn miền núi và hải đảo là 80.000 đồng/người/ tháng. Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng. Vùng thành thị là 150.000 đồng/người/tháng. Giai đoạn 2006- 2010, Chính phủ áp dụng chuẩn nghèo chỉ với 2 khu vực là thành thị và nông thôn, cụ thể là: Những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng được coi là hộ nghèo. Như vậy, tính đến năm 2006, Chính phủ đã 4 lần thay đổi chuẩn nghèo, theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đói ở Hà Tây cũng luôn có sự biến đổi: Theo số liệu điều tra đầu năm 1996 của Cục thống kê tỉnh Hà Tây, tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 1996 - 2000 thì tỷ lệ nghèo đói ở Hà Tây là 9,15%. Sau 5 năm thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, đến năm 2000 tỷ lệ nghèo đói ở Hà Tây là 5,8%. Nhưng theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn (2001- 2005) thì tỷ lệ nghèo đói của Hà Tây là 10,42%. Tương tự như vậy, đến năm 2005, tỷ lệ nghèo đói của Hà Tây giảm xuống còn 5%. Nhưng khi áp dụng chuẩn nghèo mới của giai đoạn 2006 - 2010 của Chính phủ thì tỷ lệ đói nghèo của Hà Tây lên tới 13,85%. Sự thay đổi liên tục chuẩn nghèo của Chính phủ dẫn tới một thực trạng là các hộ cận nghèo theo chuẩn cũ sẽ trở thành các hộ nghèo theo chuẩn mới, đồng thời còn có tình trạng các hộ đã thoát nghèo lại rơi vào tình trạng tái nghèo. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh và các Ban, Ngành liên quan phải luôn chú ý quan tâm, rà soát để có chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn. 25 1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2006 1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo Ngay từ khi ra đời, nhờ vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng thế giới, hiểu rõ thực tiễn đất nước, Đảng ta xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là hoàn thành độc lập dân tộc rồi tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Thực tiễn lịch sử gần 8 thập kỷ qua đã kiểm nghiệm đường lối đúng đắn đó. Sau khi hoàn thành Độc lập dân tộc, bước sang thời kỳ xây dựng CNXH, một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng là mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sau 5 năm thực hiện đường lối Đại hội IV (12- 1976), đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn; Đại hội V của Đảng (3 - 1982) tập trung vào phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, song trên thực tế vấn đề đói, nghèo trong nhân dân vẫn chưa được giải quyết; đến Đại hội VI (12 - 1986), Đảng tiếp tục đưa ra 3 chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nhằm bảo đảm an toàn lương thực trong nước; Đại hội VII của Đảng (6-1991) đề ra phương hướng giải quyết đời sống nhân dân 5 năm là: Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói giáp hạt ở một số vùng... Bước vào thập niên 1990, vấn đề Xoá đói, giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu nhưng mới được triển khai thành phong trào xoá đói, giảm nghèo. Năm 1993, Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...". Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc 26 Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo". Đến năm 1996, sau 10 năm đổi mới, đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, vấn đề đói nghèo cũng được quan tâm đặc biệt với quan điểm "tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển", Nghị quyết Đại hội VIII (6/1996) của Đảng đã xác định xoá đói, giảm nghèo là một trong mười một Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% năm 1996 xuống còn 10% vào năm 2000. Trong 2 - 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm (1996 - 2001), tập trung xoá cơ bản nạn đói kinh niên. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo một cách có hệ thống. Nội dung của Chương trình được xác định: Một là, mục tiêu của Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 1998 - 2000 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu là: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000. Hai là, phạm vi của Chương trình: Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong những năm đầu tập trung ưu tiên vào các xã nghèo, đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Ba là, các hoạt động của Chương trình: Chương trình xóa đói, giảm nghèo gồm các dự án sau: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (không kể nước sạch nông thôn) và sắp xếp lại dân cư; dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; Dự án tín dụng đối với người nghèo; Dự án hỗ trợ về giáo 27 dục; Dự án hỗ trợ về y tế; Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư; Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo; Dự án định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Bốn là, về tổ chức thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo vận hành theo cơ chế liên ngành. Phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện của các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Là cơ quan thường trực giúp Chính phủ trong việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế... Ngay sau đó, Chính phủ ra Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998, phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa. Theo kế hoạch ban đầu, Chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2000; Giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và xác định: Từ năm 1997 đến năm 2006 là giai đoạn I. Giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010. Mục tiêu của giai đoạn I là: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; Nâng cao đời sống văn hóa. Mục tiêu của giai đoạn II là: Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước; Đến năm 2010, trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. 28 Về tổ chức điều hành triển khai thực hiện chương trình này, gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Ở cấp Trung ương, điều hành Chương trình 135 là "Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa". Người đứng đầu ban này là một Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các thành viên là một số Thứ trưởng các bộ, ngành và các đại diện đoàn thể xã hội. Tại các địa phương, UBND tỉnh đảm nhiệm khâu tổ chức điều hành Chương trình. Khâu thực hiện được giao cho UBND huyện và UBND xã. Các Ban xoá đói, giảm nghèo đều được thành lập ở tất cả các tỉnh và hầu hết các huỵên, xã nghèo tham gia Chương trình. UBND xã cũng có một đầu mối phụ trách xoá đói, giảm nghèo là trưởng các thôn, bản. Đến Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng tiếp tục xác định xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Đảng đã cụ thể hoá quan điểm trên thành mục tiêu chiến lược về xoá đói, giảm nghèo như sau: "Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo" [12, tr.211]. Cũng trong năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg (ngày 04/5/2001), phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc 29 gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001- 2005. Chương trình đưa ra quan điểm: Xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một trong những chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế đáp ứng yêu cầu bức xúc của con người, cải thiện đời sống nhân dân; Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xoá đói, giảm nghèo bền vững, gắn xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xoá đói, giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết, phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc công bố. Đồng thời, Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói; Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ; Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; Tăng cường sức khỏe bà mẹ; Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác; Đảm bảo bền vững môi trường; Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời ngày càng tham gia một cách tích cực với cộng đồng quốc tế cùng gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01841_5525_2003129.pdf
Tài liệu liên quan