Tóm tắt Luận văn Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH

ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM. 10

1.1. KHÁI NIỆM, CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CĂN CỨ KHOA HỌC

CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH. 10

1.1.1. Khái niệm định tội danh. 10

1.1.2. Căn cứ pháp lý của việc định tội danh. 18

1.1.3. Căn cứ khoa học của việc định tội danh . 20

1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI

DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN. 24

1.2.1. Khái niệm định tội danh đối với tội cướp tài sản. 24

1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản. 25

1.3. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN. 27

1.3.1. Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản . 27

1.3.2. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh đối với tội

cướp tài sản. 29

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI

CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. 42

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH

ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN . 42

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự . 42

2.1.2. Hình phạt . 47

2.1.3. Một số vấn đề khác cần lưu ý trong việc định tội danh đối với

tội cướp tài sản . 502

2.2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI

SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK . 53

2.2.1. Khái quát điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 53

2.2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội cướp tài sản của Tòa án

nhân dân tỉnh Đắk Lắk . 57

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN . 80

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN. 80

3.1.1. Về phương diện chính trị - xã hội . 80

3.1.2. Về phương diện lý luận và thực tiễn. 82

3.1.3. Về phương diện lập pháp hình sự . 84

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH

TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN. 85

3.2.1. Nhận xét chung. 85

3.2.2. Những đề xuất sửa đổi, bổ sung cụ thể . 88

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚPTÀI SẢN . 94

3.3.1. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ . 94

3.3.2. Giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ . 96

3.2.3. Các giải pháp khác . 103

KẾT LUẬN . 108

DANH MỤC TÀI LIỆ

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét xử. 3.2. hiệ ụ nghi n cứ Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 1) Xây dựng khái niệm định tội danh, phân tích căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh; 2) Xây dựng khái niệm và phân tích những đặc điểm của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản; 3) Làm sáng tỏ ý nghĩa và những điều kiện bảo đảm cho việc việc định tội danh đối với tội cướp tài sản; 4) Đánh giá thực trạng định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của Tòa án nhân dân, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản; 7 5) Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. ối ượng nghi n cứ Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực ti n địa bàn tỉnh Đắk Lắk). 4.2. Phạ i nghi n cứ Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, đánh giá thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của Tòa án nhân dân trong giai đoạn 05 năm (2009-2013), trên cơ sở đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó luận chứng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội phạm này. 5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. C s ý n Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội cướp tài sản nói riêng. 5.2. Các phư ng pháp nghi n cứ Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, cũng như phục vụ Hiến pháp năm 2013 và các văn kiện của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội cướp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận về định tội danh trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, lý luận về định tội danh đối với một tội phạm cụ thể - tội cướp tài sản nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và bảo vệ quyền con người, cũng như bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nói riêng. 8 6.2. Ý nghĩa h c i n Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội cướp tài sản nói riêng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền và tự do của con người nói riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự. Đặc biệt, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự và tội phạm học tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. 7. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn Đề tài phân tích dựa trên những bản án, quyết định, báo cáo công tác ngành Tòa án nhân dân tại tỉnh Đắk Lắk - đó là những số liệu thực tế góp phần làm rõ hơn thực trạng về định tội danh trên địa bàn đã nêu. Do đó, những điểm mới cơ bản của luận văn như sau: 1) Xây dựng khái niệm và phân tích các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam; 2) Làm sáng tỏ ý nghĩa và những điều kiện bảo đảm cho việc việc định tội danh đối với tội cướp tài sản; 3) Đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của Tòa án nhân dân; 4) Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản trong thực tiễn định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; 5) Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực trạng định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc định tội danh đối với tội cướp tài sản. 9 Chư ng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH 1.1.1. Khái niệm định tội danh Hiến pháp Việt Nam năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 mang đậm những tư tưởng tiến bộ, nhân văn và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều 31 đã quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Cho nên, để có một bản án công minh, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật đòi hỏi việc định tội danh và quyết định hình phạt phải thực sự đúng đắn, có như vậy mới bảo vệ các quyền và tự do của con người. Do đó, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt chính thức đối với một người chỉ do duy nhất một cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án, trong đó, bản án của Tòa án nhằm xác định một người có tội hay không có tội và nếu có tội thì tên tội là tội gì... sau đó, tội gì sẽ có hình phạt tương xứng. Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, xung quanh khái niệm định tội danh và các vấn đề lý luận của nó đã được một số nhà khoa học - luật gia nghiên cứu (mặc dù chưa nhiều), tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất nội hàm của khái niệm đang nghiên cứu. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Định tội danh là một dạng của hoạt động thực ti n áp dụng pháp luật hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết khách quan của vụ án hình sự đối chiếu, kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định thể hiện thông qua một văn bản áp dụng pháp luật. 1.1.2. Căn cứ pháp lý của việc định tội danh Việc tìm ra căn cứ pháp lý của việc định tội danh có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng. Bởi lẽ, đây chính là căn cứ mà phải dựa vào đó mới đặt ra tội danh đối với một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Do đó, trên cơ này, có thể kết luận rằng - Bộ luật hình sự - cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh. 10 1.1.3. Căn cứ khoa học của việc định tội danh Hiện nay, trong các sách báo pháp lý hình sự đều thống nhất cho rằng, cấu thành tội phạm chính là căn cứ khoa học của việc định tội danh. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1.2.1. Khái niệm định tội danh đối với tội cướp tài sản Khái niệm định tội danh nêu trên là chỉ việc định tội danh trong hoạt động tố tụng nói chung, mang ý nghĩa khoa học áp dụng cho toàn bộ các loại tội phạm. Còn đối với việc định tội danh tội cướp tài sản là một hoạt động tố tụng cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng thực hiện, mang ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Như vậy, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, theo chúng tôi khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Định tội danh đối với tội cướp tài sản là một trong những dạng hoạt động thực ti n áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo quy định pháp luật để xem xét, đánh giá, phân tích một hành vi phạm tội có thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội cướp tài sản hay không, nếu đúng thì nó thuộc điểm, khoản nào của Điều 133 Bộ luật hình sự và đưa ra kết luận bằng một văn bản pháp luật. 1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản Từ khái niệm đã nêu, theo chúng tôi, việc định tội danh đối với tội cướp tài sản ngoài có những đặc điểm chung của việc định tội danh, nó còn phản ánh đặc điểm cơ bản riêng như sau: Thứ nhất, định tội danh đối với tội cướp tài sản là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Thứ hai, hoạt động thực tiễn này do các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền - Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định và trình tự của pháp luật thực hiện và trong bản án của Tòa án, tội danh mang giá trị cao nhất - chính thức; Thứ ba, định tội danh đối với tội cướp tài sản được tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết khách quan của vụ án hình sự (vụ án cướp tài sản) để đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự; Thứ tư, căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản chính là Bộ luật hình sự (Điều 133) và các văn bản hướng dẫn thi hành. 11 Căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản chính là cấu thành tội phạm này; Thứ năm, kết quả của quá trình định tội danh đối với tội cướp tài sản thể hiện thông qua một văn bản áp dụng pháp luật và bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định; Thứ sáu, từ văn bản áp dụng pháp luật đó, sẽ phát sinh các hậu quả mà người phạm tội phải gánh chịu. 1.3. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1.3.1. Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản Việc định tội danh đúng đối với tội phạm này có ý nghĩa như sau: Một là, làm tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật. Hai là, việc định tội danh đối với tội cướp tài sản có căn cứ và đúng sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ và các chức năng của Bộ luật hình sự Ba là, việc định tội danh đối với tội cướp tài sản có căn cứ và đúng để áp dụng chính xác và đúng đắn các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 1.3.2. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh đối với tội cướp tài sản Trên cơ sở những điều kiện bảo đảm chung cho việc định tội danh đối với các tội phạm, định tội danh đối với tội cướp cụ thể đương nhiên cũng phải bảo đảm các điều kiện này, bao gồm những điều kiện sau đây: - Năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người định tội danh; - Đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của người định tội danh; - Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam chặt chẽ và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành đầy đủ. Chư ng 2 THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN Để định tội danh chính xác đối với tội cướp tài sản đòi hỏi cần nắm vững các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt, cũng như các điểm lưu ý khi định tội danh đối với tội phạm này. 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự Như vậy, các dấu hiệu pháp lý hình sự đối với tội cướp tài sản cần 12 lưu ý trong việc định tội danh như sau: Khách thể của tội cướp tài sản; mặt khách quan của tội cướp tài sản; chủ thể của tội cướp tài sản và mặt chủ quan của tội cướp tài sản. 2.1.2. Hình phạt Thực hiện hành vi cướp tài sản người phạm tội đã gây nguy hại lớn cho xã hội, không những trực tiếp gây hại cho quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Điều 133 Bộ luật hình sự quy định hình phạt nghiêm khắc nhất áp dụng đối với người phạm tội là tử hình. 2.1.3. Một số vấn đề khác cần lưu ý trong việc định tội danh đối với tội cướp tài sản Như vậy, bên cạnh việc nắm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt về tội cướp tài sản thì trong việc định tội danh cũng cần lưu ý một số vấn đề khác để bảo đảm định tội danh đúng. 2.2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮKLẮK 2.2.1. Khái quát điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trong mục này, tác giả khái quát điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó để xem xét tình hình tội phạm cướp tài sản và việc định tội danh đối với tội phạm này. 2.2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung vẫn diễn biến phức tạp. * Tổng số ụ án ổng số b cáo b Tòa án nhân dân nh k k xé xử ề ội cướp i sản các ội phạ khác xâ phạ s hữ ong hời gian 05 nă 2009-2013) Bảng 2.3. Tổng số vụ án và số bị cáo bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử về tội cướp tài sản trong thời gian 05 năm (2009-2013) Năm Tội cướp tài sản Số ụ án Số b cáo 2009 48 131 2010 39 93 2011 30 78 2012 32 82 2013 42 137 Tổng cộng: 191 vụ án 521 bị cáo (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) 13 0 20 40 60 80 100 120 140 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số vụ án Tổng số bị cáo Biểu 2.1. Tổng số vụ án và số bị cáo bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử về tội cướp tài sản trong thời gian 05 năm (2009-2013) (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Cụ thể, tương quan tổng số vụ án về tội cướp tài sản và các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử trong thời gian 05 năm (2009-2013) như sau: Bảng 2.4. Tổng số vụ án về tội cướp tài sản và các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử trong thời gian 05 năm (2009-2013) TT Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân Các loại tội phạm Năm 1 Cướp tài sản 48 39 30 32 42 38,2 2 Cưỡng đoạt tài sản 19 09 14 07 12 12,2 3 Cướp giật tài sản 26 22 23 26 24 24,2 4 Trộm cắp tài sản 357 284 306 376 379 340,4 5 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 35 38 47 48 46 42,8 6 Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 29 31 36 29 12 27,4 7 Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 29 32 12 25 31 25,8 Tổng cộng 543 455 468 543 546 (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Ngoài ra, tương quan tổng số bị cáo bị xét xử về tội cướp tài sản và các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử trong thời gian 05 năm (2009-2013) như sau: 14 Bảng 2.5. Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cướp tài sản và các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) TT Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân Các loại tội phạm Năm 1 Cướp tài sản 131 93 78 82 137 104,2 2 Cưỡng đoạt tài sản 37 21 25 10 29 24,4 3 Cướp giật tài sản 52 40 50 67 45 50,8 4 Trộm cắp tài sản 620 460 513 662 702 591,4 5 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 49 46 58 60 68 56,2 6 Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 29 36 47 30 13 31 7 Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 65 76 20 79 74 62,8 Tổng cộng 983 772 791 990 1.068 (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Như vậy, bình quân một năm trong thời gian 05 năm (2009-2013), Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử 38,3 vụ án và 104,2 bị cáo, cao thứ hai trong số vụ án và số bị cáo của các tội phạm khác xâm phạm sở hữu, cao nhất là tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị xét xử về tội trộm cắp tài sản, trung bình là 340,4 vụ án và 591,4 bị cáo/năm. Năm 2009 và năm 2013, tỷ lệ này đối với tội cướp tài sản là tương đối cao. * Tổng số ụ án ổng số b cáo phạ ội cướp i sản b hay ổi ch yển ội danh của Tòa án nhân dân nh k k ong hời gian 05 nă 2009-2013) Trung bình một năm trong thời gian 05 năm (2009-2013), Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử 38,3 vụ án và 104,2 bị cáo về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, về cơ bản Tòa án các cấp đã xét xử đúng người, đúng pháp luật và đúng tội danh. Tuy nhiên, trong 05 năm này, việc thay đổi tội danh có 02 vụ án và 05 bị cáo, chiếm tỷ lệ tương đối ít là 0,92 % số vụ án và 0,83 % số bị cáo, cụ thể như sau: 15 Bảng 2.6. Tổng số vụ án và tổng số bị cáo phạm tội cướp tài sản bị thay đổi tội danh của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) Năm Tội cướp tài sản Giữ nguyên tội danh Chuyển tội danh Số ụ Số b cáo Số ụ Số b cáo Số ụ Số b cáo 2009 48 131 48 131 0 0 2010 39 93 39 93 0 0 2011 30 78 30 78 0 0 2012 32 82 31 79 01 03 2013 42 137 41 135 01 02 Tổng số: 217 596 215 591 02 05 (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) 0 20 40 60 80 100 120 140 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số vụ án Tổng số vụ án chuyển tội danh Tổng số bị cáo Tổng số bị cáo chuyển tội danh Biểu 2.2. Tổng số vụ án và tổng số bị cáo phạm tội cướp tài sản bị thay đổi tội danh của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Nguyên nhân của việc chuyển tội danh là do: a) Xác định sai tội danh: 01 vụ án và 03 bị cáo; b) Năng lực, chuyên môn của cán bộ còn hạn chế: 0; c) Quy định của hệ thống pháp hình sự chưa rõ ràng: 0; d) Tình tiết, nội dung vụ án khó, chưa rõ ràng: 01 vụ án và 02 bị cáo. Như vậy, tổng hợp nguyên nhân thay đổi tội danh đối với các vụ án phạm tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) như sau: 16 Bảng 2.7. Nguyên nhân thay đổi danh đối với các vụ án phạm tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) Năm Xác định không đúng tội danh Năng lực, chuyên môn cán bộ hạn chế Quy định pháp luật hình sự chưa rõ ràng Tình tiết nội dung vụ án chưa rõ ràng Số ụ Tỷ ệ Số ụ Tỷ ệ Số ụ Tỷ ệ Số ụ Tỷ ệ 2009 0 0 0 0 0 0 0 0 2010 0 0 0 0 0 0 0 0 2011 0 0 0 0 0 0 0 0 2012 01 3,12 % 0 0 0 0 0 0 2013 0 0 0 0 0 0 01 2,38 % Tổng số 01 0,46 % 0 0 0 0 01 0,46 % (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Xác định sai tội danh Năng lực, chuyên môn hạn chế Quy định của pháp luật hình sự chưa rõ Tình tiết, nội dung vụ án khó Biểu 2.3. Nguyên nhân thay đổi danh đối với các vụ án phạm tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 05 năm (2009-2013) (Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Đặc biệt, cũng qua khảo sát, nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy không có sai sót, nhầm lẫn trong việc đánh giá, định tội danh đối với tội phạm này. Về cơ bản, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử là đúng người, đúng pháp luật và đúng tội danh. Tuy nhiên, trong tổng số 191 vụ án và 521 bị cáo bị xét xử về tội cướp tài sản cho thấy vẫn còn 02 vụ án việc định tội danh còn chưa chính xác và 05 bị cáo (chiếm tỷ lệ là 0,92 % số vụ án và 0,83 % số bị cáo/05 năm). Riêng năm 2014 cũng có 01 vụ án và 02 bị cáo cũng bị thay đổi tội danh từ tội cướp tài sản sang tội chống người thi hành công vụ. Đó là bản án hình sự phúc thẩm số 11/2014/HSPT ngày 15/07/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm vụ án hình sự số 167/2014/HSPT ngày 06/5/2014 đối với bị cáo Hồ Minh Hải về tội cướp tài sản. Nguyên nhân là 17 do nhận thức không đúng về các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm của tội phạm cụ thể về sở hữu được quy định trong Bộ luật hình sự, áp dụng văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ và do đánh giá không đúng các tình tiết vụ án, từ đó dẫn đến xác định không đúng tội danh thể hiện ở những dạng sau đây: - Tòa án cấp sơ thẩm xác định tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm xác định là tội cướp tài sản; - Viện kiểm sát truy tố về tội cướp tài sản, nhưng sau đó thay đổi quyết định truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm xác định là tội cưỡng đoạt tài sản; - Tòa án cấp sơ thẩm xác định là tội cướp tài sản, Tòa án cấp phúc thẩm xác định là tội chống người thi hành công vụ; - Có vụ án tình tiết chưa rõ ràng dẫn đến không thống nhất giữa trường hợp phạm tội cướp tài sản với trường hợp không phạm tội. * Một số nguyên nhân cơ bản - Hệ thống pháp luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự Việt Nam chưa đầy đủ, từ đó dẫn đến xác định không chính xác tội danh. Hai là, do một số ít cán bộ, thẩm phán có chuyên môn, nghiệp vụ chưa vững nên nhận thức còn chưa chính xác về các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm của tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự. Ba là, do vụ án có những tình tiết phức tạp, không rõ ràng, không có nhân chứng nên đã giải quyết chưa chính xác. Chư ng 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN 3.1.1. Về phương diện chính trị - xã hội Nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội cướp tài sản chính là để thực hiện tốt các văn bản trên (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản năm 2011; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; v.v...) 3.1.2. Về phương diện lý luận và thực tiễn Từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung, tội cướp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của Tòa án nhân dân, đặc biệt là trong việc định tội danh và quyết định hình phạt cho 18 thấy, tình hình tội phạm nói chung (trong đó có tội cướp tài sản) vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về số người và tài sản mà Phòng PC45 Công an tỉnh Đắk Lắk đã thống kê như sau: Bảng 3.1. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009 đến năm 2013 Năm Số vụ Thiệt hại gười chế B hư ng Tiền ỷ ồng 2009 1.134 45 412 13.79 2010 1.068 41 319 31.33 2011 1.201 60 507 15.77 2012 1.268 34 516 17.26 2013 1.300 44 489 208.1 Tổng 5.971 224 2.243 286.25 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Lắk). Bên cạnh đó, mặc dù không có nhiều tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (đã phân tích trong Chương 2 luận văn này) và việc thực hiện triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 là yêu cầu cấp bách. 3.1.3. Về phương diện lập pháp hình sự Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh và tội cướp tài sản chính là từng bước khắc phục hết một số tồn tại trong việc định tội danh đối với tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác định tội danh. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN 3.2.1. Nhận xét chung Việc đề ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc định tội danh nói chung và hoạt động định tội danh đối với tội cướp tài sản nói riêng là điều cần thiết và mang tính chất lâu dài, không chỉ phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, mà còn phục vụ cho cả nước, đặc biệt thực hiện tốt quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. 3.2.2. Những đề xuất sửa đổi, bổ sung cụ thể Một là, Chương VII - “Quyết định hình phạt” của Bộ luật hình sự Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung như sau: - Sửa tên gọi “Quyết định hình phạt” là “Định tội danh và quyết định hình phạt” cho bao quát hoạt động của Tòa án. Hơn nữa, chỉ khi Tòa án 19 định tội danh đúng thì mới quyết định hình phạt chính xác được. Hai hoạt động này có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Tòa án; - Bổ sung Điều 44a về “Định tội danh” trong đó nêu khái niệm, căn cứ pháp lý củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflhs_bui_quoc_ha_dinh_toi_danh_doi_voi_toi_cuop_tai_san_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_5293_1946588.pdf
Tài liệu liên quan