Tóm tắt Luận văn Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô)

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC. i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . v

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 5

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. 6

6. Phương pháp nghiên cứu . 6

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn. 8

CHưƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI . 9

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái . 9

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái. 9

1.1.2. Khái niệm . 15

1.1.2.1. Du lịch sinh thái . 15

1.1.2.2. Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái . 15

1.1.3. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái.

1.1.3.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái.

1.1.3.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và

các hướng dẫn viên du lịch.

1.1.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ .

1.1.3.4. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý khu bảo tồn thiênnhiên.

1.1.4. Quan điểm về phát triển du lich bền vững .

1.2.Cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái.

1.2.1. Du lịch sinh thái trên thế giới.

1.2.2. Du lịch sinh thái tại Việt Nam .

1.3. Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái .

1.4. Phát triển du lịch sinh thái trên lãnh thổ biển đảo

CHưƠNG 2. NHỮNG NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI Ở CÔ TÔ.

2.1. Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại các đảo Quảng Ninh.

2.2. Những nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô.

2.2.1. Lịch sử hình thành đảo Cô Tô.

2.2.2. Nguồn lực tài nguyên .

2.3.2.1. Vị trí địa lý .

2.2.2.2. Khí hậu, thời tiết .

2.2.3. Nguồn lực về kinh tế, xã hội .

2.2.3.1. Dân số và nguồn nhân lực .

2.2.3.2. Kinh tế.

2.2.3.3. Văn hoá, giáo dục và an ninh quốc phòng .

2.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch sinh thái tạiCô Tô. v

2.3.1. Thuận lợi.

2.3.2. Khó khăn.

2.4. Đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô..

2.4.1. Lượng khách, doanh thu.

2.4.2. Các tuyến điểm du lịch sinh thái chính tại Cô Tô

2.4.3. Phương thức tổ chức và sản phẩm tiêu biểu .

2.4.4. Thị trường khách du lịch .

2.4.5. Tác động của du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương.

2.4.5.1. Tác động về môi trường tự nhiên.

2.4.5.2. Tác động về kinh tế .

2.4.5.3. Tác động về văn hoá xã hội .

Tiểu kết chương 2.

CHưƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC

NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÔ TÔ.

3.1. Thiết kế các tuyến điểm du lịch sinh thái.

3.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô trong thời gian tới.

3.3. Một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bềnvững tại Cô Tô.

3.3.1. Chính sánh thu hút vốn đầu tư.

3.3.2. Quy hoạch du lịch. vi

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í hậu ..................................................... 46 Bảng 2.2: Tình hình dân số Cô Tô từ năm 1999- 2008 ............................... 46 Bảng 2.3: Thống kê các dân tộc huyện Cô Tô ............................................ 47 Bảng 2.4: Sản lƣợng khai thác hải sản các loại năm 2008 huyện Cô Tô ..... 47 Bảng 2.5: Sản lƣợng ngƣ nghiệp huyện Cô Tô ............................................ 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch đƣợc khơi dậy với những nét đặc sắc, phong phú và đa dạng, giúp chúng ta có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Việt Nam nằm bên bờ tây của biển Đông, một vùng biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ của thế giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Vùng biển và ven biển nƣớc ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng nên từ lâu Đảng và nhà nƣớc đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo, đặc biệt là du lịch tại đây bởi du lịch hiện đang đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của đất nƣớc. Với tiềm năng phát triển du lịch to lớn, Quảng Ninh không chỉ có sức hút lớn bởi di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long mà còn có tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại các đảo khu vực vịnh Bái Tử Long nhƣ Vân Đồn, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô, Thanh Lân Đặc biệt quần đảo Cô Tô với gần 40 hòn đảo lớn nhỏ trong đó bốn đảo lớn nhất là Cô Tô lớn, Thanh Lân, đảo Trần và Cô Tô con cùng nhiều đảo đất với cây cối rậm rì nhƣ đảo Cá Chép, Chuột Con, Bát Hƣơng, Cô Tô, Hòn Ngựavới những phong cảnh hoang dã, quyến rũ cùng khí hậu trong lành, vẻ hoang sơ của một vùng chƣa hề bị ô nhiễm bởi cuộc sống của thời hiện đại 2 cộng với những cánh rừng nguyên sinh trên đảo và những rặng san hô phong phú dƣới nƣớc và quan trọng hơn, đây còn là một điểm du lịch khá mới lạ đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Chính vì thế mà tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch tại Cô Tô vẫn chƣa đƣợc khai thác phục vụ du lịch và phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó, doanh thu về du lịch vẫn chƣa thực sự đáng kể. Một lí do nữa để phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô còn góp phần quan trọng cho định hƣớng phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phƣơng vốn bị coi là nghèo đói tại Quảng Ninh đồng thời gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Trƣớc tình hình thực tế đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại các đảo Quảng Ninh mà cụ thể là đảo Cô Tô nhằm đánh giá đúng mức và khai thác một cách tối ƣu tiềm năng du lịch Cô Tô nhằm phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trƣờng biển, đảm bảo phát triển bền vững. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ ĐẢO QUẢNG NINH (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ĐẢO CÔ TÔ) cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Mặc dù tiềm năng du lịch tại Cô Tô là rất lớn nhƣng tình hình phát triển du lịch tại đây mới đang ở dạng phôi thai do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn cộng với sự quan tâm của cơ quan chính quyền địa phƣơng tại đây chƣa đƣợc chú trọng nên cho đến nay, dƣới góc độ khoa học, nghiên cứu nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh mà trong đó điển hình là đảo Cô Tô là một đề tài hoàn toàn mới. 3 Thứ nhất là những công trình liên quan đến du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững tại khu vực các biển đảo: Một đề tài khoa học cấp bộ thuộc viện nghiên cứu phát triển Du lịch, chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ, kiến trúc sƣ Nguyễn Thu Hạnh về “ Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu du lịch đảo ven bờ Đông Bắc trên quan điểm phát triển bền vững”. Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm đƣa ra những định hƣớng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp lý phục vụ cho phát triển du lịch mang tính bền vững ở khía cạnh cảnh quan môi trƣờng. Đề tài khoa học cấp bộ của tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Hoa thuộc viện nghiên cứu phát triển du lịch về “ Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trƣờng cho hoạt động du lịch biển Việt Nam”. Đề tài bƣớc đầu đề xuất và xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trƣờng cho hoạt động du lịch biển Việt Nam. Thứ hai là những công trình nghiên cứu về sự phát triển du lịch trên đảo Cô Tô: Luận văn thạc sĩ khoa học Bùi Thị Minh Nguyệt thuộc khoa Địa Lý, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển bền vững huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn bƣớc đầu đánh giá đƣợc tiềm năng phát triển các ngành kinh tế trong đó, tiềm năng phát triển du lịch- dịch vụ là rất lớn từ đó đề xuất đƣợc định hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ. Báo cáo chuyên đề thuộc viện địa lý do tiến sĩ khoa học Phạm Hoàng Hải làm chủ nhiệm đề tài “ Cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài nghiên cứu làm rõ tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện đảo Cô Tô để từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, xây dựng 4 các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội trên quan điểm phát triển bền vững, tạo tiền đề cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện đảo nói riêng và của nƣớc ta nói chung. Đề tài KC 09-20, báo cáo chuyên đề “ Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội, thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững cho một số huyện đảo” do tiến sĩ khoa học Phạm Hoàng Hải làm chủ nhiệm và viện địa lý- viện khoa học và công nghệ Việt Nam là cơ quan chủ trì. Đề tài đã xây dựng đƣợc cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận, đề xuất đƣợc những định hƣớng cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội cho toàn bộ các huyện đảo ven bờ Việt Nam, đồng thời làm cơ sở cho nghiên cứu chi tiết hai huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Dự án “Đánh giá tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” do Viện địa lý, viện nghiên cứu phát triển du lịch, công ty cổ phần tƣ vấn phát triển cộng đồng (CODECO) phối hợp thực hiện. Dự án đã xây dựng định hƣớng cho phát triển du lịch của huyện Cô Tô trong chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế- xã hội đến năm 2020. Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái biển đảo, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đảo Cô Tô. Các công trình đều đƣa ra tiềm năng để phát triển du lịch tại đảo Cô Tô là rất lớn. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về một loại hình du lịch cụ thể gắn với sự phát triển của cộng đồng địa phƣơng mà vẫn đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trên đảo Cô Tô. Trƣớc thực tế này đòi hỏi cần nghiên cứu phát triển loại hình du lịch sinh thái để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là loại hình du lịch sinh thái và các nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái tại các đảo Quảng Ninh trong đó nghiên cứu trƣờng hợp điển hình là đảo Cô Tô. Về không gian: Nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi một số đảo thuộc huyện Cô Tô trong đó trọng tâm là đảo Cô Tô lớn và các đảo vệ tinh nhƣ Cô Tô con, đảo Thanh Lam. Tên đề tài mặc dù là nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể là đảo Cô Tô, tuy nhiên, hệ thống quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cô Tô bao gồm đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô con vốn là một thực thể không thể tách rời cả về không gian địa lý cũng nhƣ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Thị trấn Cô Tô hay là đảo Cô Tô chính là đại diện tiêu biểu cho cả huyện đảo Cô Tô nên một số số liệu nghiên cứu là của toàn huyện Cô Tô. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu trƣờng hợp điển hình là đảo Cô Tô nhƣng những thực thể không thể tách rời nhƣ đảo Thanh Lam và đảo Cô Tô con cũng đƣợc tác giả đƣa vào không gian và đối tƣợng nghiên cứu của mình. Về thời gian: + Thời gian nghiên cứu tài liệu: Các báo cáo của uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô từ năm 2006. + Thời gian nghiên cứu thực địa: Các chuyến khảo sát thực địa đƣợc tiến hành từ năm 2008 đến năm 2009. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái - Phân tích những nguồn lực phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô - Đề xuất những định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô theo hƣớng bền vững. 6 Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau - Lý luận về du lịch sinh thái, phát triển bền vững. Đây là những vấn đề lý luận làm căn cứ cho việc phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô. - Phân tích đầy đủ các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô. - Thực trạng hoạt động du lịch tại đảo Cô Tô nói chung. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Ý nghĩa khoa học: Làm tiền đề, cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động sinh thái tại đảo Cô Tô gắn với công tác bảo tồn và phát triển mà mục tiêu là phát triển bền vững. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết thực và hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, cho chính quyền địa phƣơng trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô nhằm phát triển kinh tế, xã hôi, đảm bảo sự phát triển bền vững. Cung cấp cái nhìn chính xác về hoạt động du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô để từ đó tạo sức hấp dẫn đối với du khách và ngƣời làm du lịch, đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp Để có đƣợc cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, luận văn đã thu thập các thông tin, các dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch sinh thái, các quan điểm về phát triển bền vững, các tài liệu liên quan đến đảo Cô Tô. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá tổng hợp rồi đƣa ra những kết luận có căn cứ. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn: 7 + Sách, giáo trình + Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn + Các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet + Các văn bản pháp luật nhƣ luật du lịch + Các báo cáo tổng kết của chính quyền địa phƣơng. - Phương pháp điền dã Phƣơng pháp điền dã là một trong những phƣơng pháp quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Trực tiếp khảo sát tại đảo Cô Tô và các đảo thuộc huyện Cô Tô giúp tác giả đánh giá đƣợc tiềm năng cũng nhƣ nguồn lực phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô đồng thời đƣa ra những kiến nghị, đề xuất hợp lý và khả thi. Khảo sát thực địa đƣợc tiến hành làm hai đợt . Đợt 1 từ 10/07/2009 đến 13/07/2009, đợt 2 từ ngày 08/09/2009 đến ngày 11/09/2009. - Phương pháp điều tra xã hội học Luận văn thực hiện phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập đƣợc những số liệu sơ cấp, đánh giá đƣợc nhu cầu của du khách và tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra luận văn còn tiến hành phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát tham dự bằng cách quan sát trực tiếp cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, hoạt động của khách du lịch và cách thức thực hiện của nhân viên tại nhà khách uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong quá trình thực hiện, luận văn đã áp dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, các nhà khoa học và các cán bộ chức trách của địa phƣơng thuộc uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô. Những nhận định của các chuyên gia đã giúp tác giả có định hƣớng xác thực hơn cho các nghiên cứu của mình. 8 7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng. Chƣơng1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái Chƣơng 1 trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái trong đó trọng tâm là lịch sử hình thành, khái niệm về du lịch sinh thái cũng nhƣ khái niệm về các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái, các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái và quan điểm về phát triển bền vững trong du lịch sinh thái, vấn đề về phát triển du lịch sinh thái trên lãnh thổ biển đảo. Chƣơng 2: Những nguồn lực cơ bản cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô Chƣơng 2 trình bày hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh nói chung sau đó trình bày, đánh giá các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng nhƣ về nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô. Đồng thời nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô Trình bày, thiết kế một số tuyến điểm du lịch sinh thái và đƣa ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô. Đặc biệt theo định hƣớng phát triển bền vững. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái Trong thời gian qua, Du lịch sinh thái đã đƣợc phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, nó nhƣ một hiện tƣợng và xu thế phát triển ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trach nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời còn đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển của du lịch nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Lúc đầu du lịch sinh thái chỉ đƣợc hiểu là du lịch về với thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố cảnh quan nhƣ khí hậu, địa hình, thuỷ văn, thực vật và động vật. Mục đích của các chuyến đi về với thiên nhiên là tận hƣởng giá trị trong lành của miền thiên nhiên hoang sơ hơn nơi du khách sống, tiếp theo là tìm hiểu các giá trị của thiên nhiên, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên. Khi số lƣợng du khách gia tăng, du lịch không còn là một ngành công nghiệp “không khói” nữa. Du lịch thiên nhiên là lĩnh vực đang nhanh chóng trở nên lớn mạnh trong nền kinh tế du lịch. Giá trị toàn cầu của du lịch thiên nhiên trong du lịch quốc tế lên đến khoảng 45 nghìn tỷ đô la Mỹ. Nguồn thu này chứng tỏ du lịch thiên nhiên là một động lực rất lớn cho các khu bảo tồn ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của số lƣợng khách, những ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng ngày càng rõ rệt. Du lịch hàng loạt không đƣợc kiểm soát đã và đang tiếp tục gây suy thoái 10 các giá trị về tự nhiên văn hoá, cũng nhƣ làm mất đi các nguồn thu quan trọng. Giờ đây cần thiết phải có một phƣơng thức tiếp cận du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng. Trƣớc thực tế đó đã xuất hiện quan điểm mới về du lịch sinh thái. Đó là việc lồng ghép các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng trong các chuyến du lịch về với thiên nhiên. Những hƣớng dẫn viên có thêm trách nhiệm nhắc nhở du khách về ý thức bảo vệ môi trƣờng nhƣ không xả rác, không làm ầm ĩ, không bẻ cây, săn thú, không khắc lên đá... Có gần 40 thuật ngữ có thể có quan hệ với du lịch sinh thái. Các thuật ngữ đƣợc biết đến nhiều nhất là: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên hay du lịch hƣớng tới thiên nhiên, du lịch hoang dã, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh, du lịch thay thế, du lịch có trách nhiệm, du lịch thích hợp, kỳ nghỉ thiên nhiên, du lịch nghiên cứu, du lịch khoa học, du lịch văn hoá, du lịch ít tác động, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch mềm... Các thuật ngữ này có chung một quan điểm là các hình thức du lịch thay thế cho du lịch thƣơng mại nhƣng chúng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với du lịch sinh thái. Ví dụ, mặc dù các du khách đi du lịch hoang dã hay mạo hiểm có thể hiểu biết thêm rất nhiều về thiên nhiên nơi họ đến thăm nhƣng nếu kèm theo nó là những tác động tiêu cực đến thiên nhiên thì hình thức du lịch này không thể đƣợc chấp nhận là du lịch sinh thái. Có thể lấy ví dụ minh hoạ ở núi Hymalaya. Trƣớc năm 1965, mới chỉ có gần 10 nghìn du khách đến Nêpal mỗi năm. Nhƣng sau đó, con số này đã lên đến 250 nghìn. Tại 2 khu bảo tồn quan trọng Annapuran và Sagarmatha, rừng cây của địa phƣơng đã bị thu hẹp, rút lên trên sƣờn núi vài trăm mét do hậu quả của sự chặt cây làm củi bán cho những ngƣời đi leo núi và các dịch vụ ăn ở cho khách. Các dải núi trƣớc đây đƣợc che phủ bởi cây đỗ quyên giờ đây đã trơ trụi. Số lƣợng một số loài động vật hoang dã nhƣ chim trĩ, nai nhỏ đã giảm đi, rác thải bừa bãi trên các đƣờng mòn. Nhƣ vậy, mặc dù du khách 11 tự cho mình là các khách du lịch thiên nhiên, họ không phải là khách du lịch sinh thái, vì sự đến thăm của họ đã cơ bản dẫn đến sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và phá hoại môi trƣờng. Khumbu, Nêpal là một minh hoạ khác về những gì không phải là du lịch sinh thái. Một điều tra thực tiễn ở đây cho thấy nhiều khách phƣơng tây cho rằng du lịch đã cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân địa phƣơng, nhƣng cũng gây ra sự mất đi nhiều việc làm truyền thống, gây đồng hoá và mất trật tự xã hội. Rõ ràng, du lịch sinh thái là một thuật ngữ rộng, có nội dung rất phức tạp. Du lịch sinh thái “đã vƣợt quá một định nghĩa thông thƣờng bởi vì nó có tham vọng mô tả một hành động, đƣa ra một trƣờng phái triết học và phổ biến một mô hình phát triển. Du lịch thiên nhiên bị bó chặt trong hành động và động cơ thúc đẩy của cá nhân (du khách) trong khi du lịch sinh thái là một khái niệm rộng lớn dựa trên một phƣơng thức tiếp cận của nƣớc chủ nhà hoặc vùng chủ nhà đƣợc thiết lập để phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu xa hơn, mục đích cá nhân. Có một sự thống nhất chung là du lịch sinh thái là một hình thức du lịch đến các khu thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, đóng góp cho phát triển cộng đồng địa phƣơng và dẫn tới kết quả là hiểu biết và đánh giá kết quả sâu sắc hơn đối với môi trƣờng văn hoá và tự nhiên. Tuy nhiên bảo tồn là mục đích đầu tiên của du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái đƣợc Chƣơng trình Du lịch Sinh thái của IUCN định nghĩa là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trƣờng tại những vùng còn tƣơng đối nguyên sơ, để thƣởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trƣng văn hoá- quá khứ cũng nhƣ hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhân dân địa phƣơng. 12 Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đối với thiên nhiên, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi môi trƣờng đƣợc bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phƣơng đƣợc đảm bảo. Tại Hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái 9/1999, dựa trên hoàn cảnh cụ thể và thực tế của nƣớc ta, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất định nghĩa về du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trƣờng, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Trong các định nghĩa này, du lịch sinh thái bao hàm du lịch thiên nhiên có nguyên tắc. Du lịch sinh thái phải thoả mãn nhu cầu tiếp cận và thƣởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên hiện nay của du khách, song phải đảm bảo quyền lợi đó cho các thế hệ mai sau. Có thể phân biệt du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái bằng cách mô tả du lịch sinh thái là “chú trọng vào mục đích và có trách nhiệm cụ thể thiết thực trong việc nâng cấp và duy trì thiên nhiên”. Nhƣ vậy, có thể phân biệt giữa các công ty du lịch thông thƣờng và các nhà điều hành du lịch sinh thái có nguyên tắc. Các công ty điều hành thông thƣờng không gắn mình vào bảo tồn hay quản lý thiên nhiên, họ chỉ đơn thuần chào mời khách hàng các cơ hội thăm thú các địa điểm và con ngƣời xa lạ trƣớc khi chúng biến mất. Trái lại các Công ty điều hành du lịch sinh thái tham gia quản lý với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và nhân dân địa phƣơng, với ý định đóng góp cho sự bảo vệ lâu dài các vùng đất hoang sơ và sự phát triển địa phƣơng với hy vọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa cƣ dân và khách tham quan. Giai đoạn phát triển tiếp theo của quan niệm du lịch sinh thái đã mang tính thực tế hơn. Đó là việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và đóng góp cho việc bảo vệ, tôn tạo môi trƣờng. Các nhà bảo tồn đã phát triển khái niệm du lịch sinh thái trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên 13 bằng cách giúp các cộng đồng địa phƣơng quản lý sử dụng tài nguyên. Du lịch sinh thái ra đời nhƣ một công cụ bảo tồn thiên nhiên. Cần đền bù cho những thiệt hại (giảm thu nhập) của ngƣời dân địa phƣơng khi họ tình nguyện không khai thác tiếp các sản phẩm từ rừng bằng việc thu hút họ vào các hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết, quan điểm này đƣợc sự ủng hộ rộng rãi của mọi ngƣời. Song trên thực tế hầu nhƣ ít nơi thực hiện đƣợc. Trong hoàn cảnh của nƣớc ta hiện nay, vấn đề này càng khó thực hiện. Tình trạng chung của các doanh nghiệp lữ hành (kể cả nhà nƣớc và tƣ nhân) đều thi nhau hạ giá sản phẩm để thu hút khách. Do vậy, hầu nhƣ không doanh nghiệp nào sẵn sàng chia sẻ bớt phần lợi nhuận nhỏ bé của mình cho cộng đồng địa phƣơng và cho việc bảo tồn. Chính điều này đã làm du lịch sinh thái đi vào chỗ bế tắc. Hình ảnh khu thiên nhiên, khu bảo tồn quốc gia, vƣờn quốc gia của Việt Nam dƣới tác động của du lịch trong những năm qua là những minh chứng rõ nét. Một trong những lý do cơ bản làm cho thắng cảnh Hƣơng Sơn chƣa đƣợc công nhận là di sản thế giới chính là không có một chính sách và hành động bảo vệ môi trƣờng nghiêm túc. Tất cả mọi thành phần kinh tế đến đây kinh doanh chỉ tìm cách tăng doanh thu, giảm chi và thờ ơ hoặc bất lực, đành làm ngơ trƣớc thảm hoạ môi trƣờng. Một nguy cơ đang tiềm ẩn có thể cảnh báo trƣớc là vƣờn Quốc gia và đảo Cát Bà. Với con tàu thuỷ cao tốc Thuỷ Bắc - Lim Bang, với nguồn điện quốc gia và con đƣờng bộ nối ra đảo đã đƣợc hoàn thành thì rất có thể Cát Bà sẽ trở thành một công viên Thống Nhất hay công viên Tuổi Trẻ nhƣ ở Hà Nội hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để không những không giảm mà còn phải tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp lữ hành đồng thời vẫn tạo ra nguồn tài chính cho việc bảo vệ và tôn tạo môi trƣờng. Song song với việc đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trƣờng, du lịch sinh thái cần tạo ra công ăn việc làm cho chính ngƣời dân địa phƣơng. 14 Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhận thức vấn đề này tuy đã khó song thực thi nó còn khó hơn nhiều. Lý do ngƣời dân địa phƣơng ít đƣợc tham gia vào hoạt động du lịch là nhận thức và trình độ thấp kém của họ. Bên cạnh sự thay đổi về phƣơng pháp tiếp cận, đối tƣợng trong du lịch sinh thái cũng đƣợc hiểu rộng hơn. Trƣớc đây chỉ có du lịch về với thiên nhiên hoang sơ mới đƣợc coi là du lịch sinh thái. Hiện nay nhiều ngƣời quan niệm rằng thiên nhiên ở mọi nơi, không nhiều thì ít, đã bị hoạt động sống của con ngƣời làm biến đổi. Hoạt động này nói lên đặc điểm văn hoá của cộng đồng. Văn hoá cộng đồng vừa chịu ảnh hƣởng của thiên nhiên, mang dấu ấn của thiên nhiên, vừa tác động lên thiên nhiên, cải biến thiên nhiên, tạo cho thiên nhiên một sắc thái riêng. Do vậy, bên cạnh tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên, khách du lịch sinh thái còn muốn tìm hiểu về tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Tóm lại, tiến trình du lịch sinh thái trải qua những giai đoạn sau:  Du lịch sinh thái đƣợc hiểu là du lịch về với thiên nhiên trong lành.  Hoạt động du lịch sinh thái phải góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng.  Việc kinh doanh du lịch sinh thái phải mang lại nguồn lợi cho địa phƣơng và tạo nguồn tài chính để góp phần bảo vệ môi trƣờng.  Đã là hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01794_2233_2003089.pdf
Tài liệu liên quan