Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Đinh Thị Bích Dân

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC VỀ VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon

Tum đã có đuợc những cải thiện đáng kể.17

Thứ nhất, Hệ thống chính sách, quy định pháp luật về

VSATTP có rất nhiều và tương đối đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ hai, hệ thống tổ chức thực hiện các chính sách, quy định

pháp luật về VSATTP.

Thứ ba, Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nâng cao

nhận thức, việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật.

Thứ tư, được sự quan tâm tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức

thực hiện của các cấp chính quyền.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Quản lý nhà nước

về VSATTP trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, công tác hoạch định, xây dựng, ban hành các chính

sách, quy định pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo.

Thứ hai, Công tác tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp

luật còn chưa thực sự hiệu quả.

Thứ ba, Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn gặp

nhiều khó khăn.

Thứ tư, Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên ngành quản lý chất

lượng về VSATTP trên địa bàn chưa đồng bộ, chưa phân rõ trách

nhiệm quản lý.

Thứ năm, Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù được tiến hành

nhiều tuy nhiên mang tính hình thức.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, cơ quan nhà nước thực hiện chưa thực sự hiệu quả

trong công tác nhiên cứu, rà soát hệ thống các chính sách, quy định

của pháp luật.

Thứ hai, trên địa bàn tỉnh phần lớn các cơ sở kinh doanh, sản

xuất nhỏ lẻ tập trung ở các huyện, cá biệt có những cơ sở nằm ở18

vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp.

Thứ ba, có rất nhiều ngành cùng tham gia QLNN về

VSATTP; mỗi ngành có, trách nhiệm, chức năng khác nhau.

Thứ tư, số lượng cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

ở cấp tỉnh và nhất là cấp huyện, cấp xã được đào tạo rất hạn chế.

Thứ năm, nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP còn

nhiều hạn chế, chưa bổ sung đầy đủ kiến thức về VSATTP. Thứ sáu,

ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực

phẩm chưa cao.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum - Đinh Thị Bích Dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mặt hàng thực phẩm. Trước thực trạng đó thì ý thức người tiêu dùng và các doanh nghiệp 3 sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm vẫn còn kém, người tiêu dùng còn xem trọng hình thức bên ngoài và giá cả. Đồng thời công tác quản lý về VSATTP tại tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều tồn tại, chưa có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng; hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, bất cập; điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn; năng lực cán bộ hạn chế. Từ những vấn đề trên, tôi đã chọn Đề tài “Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum” nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý từ đó đề xuất giải pháp trong công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá đúng về thực trạng QLNN về VSATP, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với công tác QLNN về VSATTP. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về VSATTP ở Kon Tum trong giai đoạn 2013 – 2017 từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian sắp tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về VSATTP là gì? Thực trạng quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2013 – 2017 diễn ra như thế nào? Cần có giải pháp để nâng cao công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum là gì? 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tập trung vào phân tích về thực trạng QLNN về VSATTP trên toàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2013 - 2017, trong đó chú trọng các nội dung như: việc xây dựng, ban hành các chính sách quy định pháp luật; việc tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn; việc tổ chức bộ máy nhà nước; việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP. Không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên toàn địa bàn Tỉnh Kon Tum. Thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu . Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, cụ thể như sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được công bố bởi các cơ quan, tổ chức; đảm bảo độ tin cậy số liệu, nguồn cung cấp phải có cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê các số liệu về hoạt động QLNN về VSATTP đã diễn ra tại Kon Tum. 5.3. Phương pháp tổng hợp thông tin Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin để tổng hợp các số liệu thành các bảng thống kê để dễ nhìn, dễ hiểu, dễ quan 5 sát, phân tích và đánh giá hiệu quả, trung thực nhất. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa những cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Từ đó tạo nên khung lý thuyết làm căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này để mô tả và đánh giá thực trạng công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu - Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” Phan Huy Đường (2015), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm (2013). - Giáo trình: “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản xuất, phân phối và chính sách nhà nước” của Phạm Vũ Hải, Đào Thế Anh (2016), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. - Giáo trình: “Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” của PGS. TS Đỗ Văn Hàm (2007), Nhà xuất bản y học. - Quang Minh (2015). Sách: “Tìm hiểu về an toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Lao động. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, Tôi đã tìm hiểu các tài liệu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài QLNN về VSATTP, hiện nay có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này, cụ thể như: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nguyễn Quỳnh Anh (2015), 6 “Đánh giá thực trạng và kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre” Viện thực phẩm Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Lê Tấn Phùng (2012). “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” Luận văn thạc sĩ: Trần Thị Khúc (2014), “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ: Ngô Thị Xuân (2015), “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” Đại học Thương Mại Hà Nội. 9. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với công tác VSATTP. Chương 2: Thực trạng công tác QLNN về VSATTP tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 - 2017. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về VSATTP tại tỉnh Kon Tum. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a. Thực phẩm Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. b. Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn không gây hại cho tính mạng, sức khỏe con người. c. Quản lý nhà nước về VSATTP Quản lý nhà nƣớc về VSATTP là việc nhà nước sử dụng quyền lực công, quyền lực được nhân dân giao để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về lĩnh vực VSATTP. 1.1.2. Vai trò của QLNN về VSATTP Thứ nhất, Nhà nước sẽ hoạch định và ban hành chính sách, quy định pháp luật về lĩnh vực về VSATTP. Thứ hai, Nhà nước thông qua các chính sách, quy định pháp luật sẽ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng ngành. Thứ ba, Nhà nước tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP. Thứ tư, Nhà nước định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Cuối cùng, Nhà nước đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp 8 ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế. 1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP a. Đối với sức khỏe con người b. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội 1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VSATTP 1.2.1. Hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách về VSATTP Khi hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách về lĩnh vực VSATTP tại địa phương cần phải tuân thủ đúng tại Khoản 1, Điều 65 Luật ATTP năm 2010. 1.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về VSATTP Các công tác quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật bao gồm: Thứ nhất, Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Thứ hai, Công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm phù hợp quy định VSATTP. Thứ ba, Quảng cáo thực phẩm. 1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn về VSATTP Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn có vai trò quan trọng, là cầu nối để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. 1.2.4. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã quy định công tác 9 QLNN về VSATTP sang hướng quản lý theo nhóm sản phẩm. a. Trách nhiệm, nhiệm vụ của các Ngành - Ngành Y tế - Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Ngành Công Thương b. Công tác phối hợp liên ngành c. Năng lực của đội ngũ cán bộ: 12.5. Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về QLNN về VSATTP a. Công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP Thanh tra, kiểm tra về VSATTP là hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra an toàn thực phẩm do ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương thực hiện, một hoạt động không thế thiếu trong công tác QLNN về VSATTP. b. Công tác xử lý vi phạm hành chính Sau khi kiểm tra, thanh tra về VSATTP, nếu có vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về VSATTP: Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ; Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ VSATTP 1.3.1. Nhân tố thuộc về nhận thức của ngƣời tiêu dùng về VSATTP 1.3.2. Nhân tố thuộc về đạo đức và trình độ hiểu biết của 10 ngƣời sản xuất, kinh doanh thực phẩm 1.3.3. Nhân tố thuộc về nguồn lực cho công tác quản lý VSATTP 1.3.4. Nhân tố thuộc về môi trƣờng tự nhiên KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về công tác QLNN về VSATTP như: Khái niệm về Thực Phẩm, VSATTP; quản lý nhà nước; QLNN về VSATTP; đặc điểm và ý nghĩa của công tác QLNN về VSATTP; nội dung của công tác QLNN về VSATTP; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về VSATTP. Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong Chương 2 của Luận văn. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. THỰC TRẠNG VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 2.2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng, ban hành chính sách về VSATTP Bảng 2.1. Số liệu về công tác xây dựng, ban hành chính sách QLNN về VSATTP STT Năm Quyết định Kế hoạch Công văn 1 2013 12 15 15 2 2014 13 15 14 3 2015 17 16 24 4 2016 20 19 17 5 2017 39 45 55 Tổng 101 110 125 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Theo số liệu bảng 2.1, giai đoạn 2013 – 2017, tỉnh Kon Tum đã ban hành 336 văn bản trong đó: 101 Quyết định, 110 Kế hoạch, 125 Công văn nhằm chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về VSATTP. Công tác hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định pháp luật đang được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo nên công tác đã được đẩy mạnh, tăng dần từ năm 2013 đến năm 2017. 2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật a. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP 12 Bảng 2.2. Số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP Tiêu chí Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng Cấp mới 48 54 157 198 354 811 Lũy cấp 223 733 281 439 227 1.903 Tổng số quản lý 271 787 438 637 581 2.714 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Trên cơ sở bảng số liệu 2.2.Số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, các lực lượng chức năng đã cấp được 2.714 giấy chứng nhận cơ sở đủ kiện VSATTP, số lượng đã tăng dần qua các năm. Đặc biệt công tác này được chú trọng nhất trong giai đoạn năm 2014, tổng số giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về VSATTP là 787 giấy, tăng 190,4 % so với năm 2013. Năm 2017, công tác này đã tăng 114,4 % so với năm 2013. b. Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định VSATTP Theo Bảng 2.3. Số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã công bố được 590 sản phẩm thực phẩm. Đến thời điểm năm 2017, công tác này tăng 166,2 % so với năm 2013. 13 Bảng 2.3: Số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP Tiêu chí Tổng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Cấp mới 159 16 8 35 45 55 Lũy tích 434 58 51 77 103 142 Tổng số quản lý 590 74 59 112 148 197 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) c. Quảng cáo sản phẩm Bảng 2.4: Số liệu về cấp giấy xác nhận đăng ký hội nghị, hội thảo giới thiệu thực phẩm STT Năm Giấy xác nhận đăng ký hội nghị, hội thảo giới thiệu thực phẩm 1 2013 03 2 2014 04 3 2015 04 4 2016 01 5 2017 4 Tổng 16 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Theo Bảng số liệu 2.4. Số liệu về công tác quảng cáo sản 14 phẩm trong giai đoạn 2013 – 2017, ta thấy toàn tỉnh đã cấp 16 Giấy xác nhận hồ sơ đăng ký hội nghị, hội thảo giới thiệu thực phẩm. Số lượng có thể nói là quá ít, dường như các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm không quan tâm đến công tác này. 2.2.3. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về VSATTP Bảng 2.5: Số liệu về công tác tuyền truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP ST T Năm Tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật (buổi) Buổi nói chuyện (buổi) Phƣơng tiện thông tin, sóng phát thanh, sóng truyền hình (lần) 1 2013 132 642 1900 2 2014 121 1115 1983 3 2015 31 1512 2022 4 2016 51 2713 1522 5 2017 64 3754 8213 Tổng 399 7.736 15.640 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Dựa vào bảng 2.4, ta thấy công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum quan tâm, chú trọng hơn, số liệu tăng dần qua các năm, từ 2013 - 2017. Đặc biệt đến năm 2017, số lần phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình về lĩnh vực VSATTP tăng gấp 4,3 lần so với năm 2013. 15 2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nƣớc về VSATTP a. Chức năng, nhiệm vụ của các ngành chức năng - Sở Y tế - Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn - Sở Công Thương - 09 UBND cấp huyện, 01 thành phố b. Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong công tác bảo đảm VSATTP c. Biên chế và năng lực cán bộ 2.2.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về VSATTP a. Thực trạng thanh tra, kiểm tra Bảng 2.6: Số liệu về công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP STT Năm Số vụ kiểm tra (vụ) Tỷ lệ tăng, giảm so với năm trƣớc (%) 1 2013 3846 0 2 2014 6364 Tăng 65% 3 2015 6113 Giảm 3,9 % 4 2016 7068 Tăng 15,6% 5 2017 6565 Giảm 7,1 % Tổng 19746 Tăng 69,6 % (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm VSATTP năm 2013-2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Theo Bảng số liệu 2.6, trong 05 năm gần đây, cấp tỉnh, huyện và cấp xã đã tổ chức thanh, kiểm tra được 19.746 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm. Số lượng cơ sở được thanh tra, kiểm tra tăng dần theo các năm. Từ năm 2013 đến năm 2017 tăng 69,6 % về công tác thanh, kiểm tra về VSATTP. 16 b. Xử lý vi phạm hành chính Bảng 2.7: Số liệu về công tác xử lý vi phạm về VSATTP STT Năm Số vụ xử phạt hành chính Số vụ xử lý hình sự Số vụ nhắc nhở 1 2013 433 0 3.413 2 2014 284 0 6.080 3 2015 533 0 5.580 4 2016 629 0 6.439 5 2017 434 0 6.161 Tổng 1596 0 18.150 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm VSATTP năm 2013 - 2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP) Qua bảng số liệu 2.7, Số liệu về công tác xử lý vi phạm về VSATTP, trong giai đoạn 2013 – 2017, toàn tỉnh có 1.596 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính, 0 vụ xử lý hình sự, 18.150 vụ nhắc nhở. Công tác xử lý vi phạm hành chính tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2016 với 629 vụ vi phạm. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm của một số lực lượng kiểm tra còn nương nhẹ, chưa kiên quyết vì theo Bảng 2.7. số vụ thanh, kiểm tra là 19.746 vụ, vậy số vụ xử lý vi phạm hành chính chỉ chiếm 0.08% số với số vụ thanh, kiểm tra. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VSATTP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có đuợc những cải thiện đáng kể. 17 Thứ nhất, Hệ thống chính sách, quy định pháp luật về VSATTP có rất nhiều và tương đối đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực. Thứ hai, hệ thống tổ chức thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về VSATTP. Thứ ba, Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức, việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật. Thứ tư, được sự quan tâm tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Thứ nhất, công tác hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo. Thứ hai, Công tác tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật còn chưa thực sự hiệu quả. Thứ ba, Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Thứ tư, Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên ngành quản lý chất lượng về VSATTP trên địa bàn chưa đồng bộ, chưa phân rõ trách nhiệm quản lý. Thứ năm, Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù được tiến hành nhiều tuy nhiên mang tính hình thức. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, cơ quan nhà nước thực hiện chưa thực sự hiệu quả trong công tác nhiên cứu, rà soát hệ thống các chính sách, quy định của pháp luật. Thứ hai, trên địa bàn tỉnh phần lớn các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ tập trung ở các huyện, cá biệt có những cơ sở nằm ở 18 vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp. Thứ ba, có rất nhiều ngành cùng tham gia QLNN về VSATTP; mỗi ngành có, trách nhiệm, chức năng khác nhau. Thứ tư, số lượng cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp tỉnh và nhất là cấp huyện, cấp xã được đào tạo rất hạn chế. Thứ năm, nhận thức của người tiêu dùng về VSATTP còn nhiều hạn chế, chưa bổ sung đầy đủ kiến thức về VSATTP. Thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong Chương 2, tác giả đã khái quát tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 – 2017. Sau đó, tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về VSATTP như: Thực trạng hoạch định, xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về lĩnh vực VSATTP; Thực trạng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, tập huấn; Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nước về VSATTP; Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý phạm hành chính về VSATTP. Qua đó, tác giả cũng đã có đánh giá chung về những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê để làm sáng tỏ những nhận định của mình đã nêu trong nội dung trong phân tích thực trạng. Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong Chương 3 của Luận văn. 19 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TỈNH KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hƣớng công tác quản lý nhà nƣớc về VSATTP 3.1.2. Các mục tiêu thực hiện chiến lƣợc quốc gia VSATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ VSATTP TẠI TỈNH KON TUM 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách, quy định pháp luật về VSATTP Tiến hành đổi mới công tác hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách, quy định pháp luật; Rà soát hệ thống các chính sách, quy định pháp luật, từ đó chỉ ra các quy định chồng chéo; điều chỉnh cần thiết; Giải quyết sự phân công chồng chéo giữa các ngành Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công Thương; Kiến nghị với các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu, bổ sung, xóa bỏ những văn bản pháp luật không cần thiết; Cần ban hành những chính sách hổ trợ địa phương, quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; Xây dựng, ban hành kịp thời các quy chuẩn kỹ thuật phù hợp cho từng thực phẩm; Hổ trợ xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc tất cả hàng hóa từ các khâu; Tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị, Hội thảo. 3.2.2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chính sách về VSATTP UBND tỉnh Kon Tum cần chỉ đạo các ngành tiến hành nghiên 20 cứu, thực hiện: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ; Từ nay, bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận, không kiểm soát trên giấy tờ mà tập trung vào hậu kiểm; Các ngành chức năng phải phối hợp với nhau tiến hành hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cấp các loại giấy chứng nhận; Lãnh đạo các Sở, ngành cần phải chỉ đạo quyết liệt đối với công tác rà soát trên toàn tỉnh; Tăng cường phát triển thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Các doanh nghiệp cần chú trọng kiểm soát nguyên liệu đầu vào sản xuất và thành phẩm trước khi đưa ra thị trường; Tổ chức sắp xếp lại việc kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm theo hướng tập trung. 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn kiến thức, năng cao sự hiểu biết về VSATTP cho ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất, kinh doanh Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh kon Tum cần tăng cường: Xây dựng các cẩm nang, chuyên mục đầy đủ các nội dung về các quy định pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực VSATTP; Tận dụng tối đa hệ thống truyền thông sẵn có ở địa phương; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, công tác giáo dục truyền thông, phải xã hội hóa; Tăng cường liên kết, lồng ghép nội dung truyền thông VSATTP; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức ký kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm; Cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; Sáng tạo ra các hình thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm mới, hiện đại theo kịp thời đại công nghệ cao. 21 3.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy nhà nƣớc Ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngành Công Thương từng bước kiện toàn bộ máy nhà nước các cấp; Lãnh đạo tỉnh cần chỉ đạo, phát huy tầm quan trọng của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP của tỉnh, huyện, thành phố; Chủ tịch UBND tỉnh cần phải kiên quyết hơn trong công tác xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; Ở cấp xã, Các ngành cần phân công cán bộ, công chức trực tiếp theo dõi, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ làm công tác bảo đảm VSATTP nhất là cấp xã, huyện; Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về VSATTP vào công tác thi đua, khen thưởng; Chú trọng đến điều kiện làm việc cho các cán bộ, công chức quản lý tại các địa bàn. 3.2.5. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, tăng cƣờng các đợt kiểm tra, kiểm tra đột xuất và nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm tra đột xuất; Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra; Kiểm tra VSATTP tại các lò giết mổ, chợ đầu mối, hộ nuôi trồng; Bố trí nhân lực, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn; Thanh, kiểm tra chặt chẽ về việc chấp hành các quy định pháp luật về VSATTP; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị sự nghiệp; Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; Cần thống kê, phân loại và công khai những đối tượng nào chấp hành và chưa chấp hành theo kết luận thanh tra. 3.2.6. Các giải pháp khác Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, Chính quyền các cấp trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn; Đẩy mạnh công tác 22 phối hợp với các lực lượng chức năng; Hổ trợ kinh phí về kỹ thuật, kinh phí cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất theo chuỗi thực phẩm an toàn; Ưu tiên trong việc phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm VSATTP; Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Tỉnh cần xây dựng quy hoạch đô thị, bố trí đối với các loại hình thức ăn đường phố được quản lý. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành a. Đối với Quốc hội b.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_noc_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pha.pdf
Tài liệu liên quan