Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Trong hoạt động xử lý vi phạm đối với BHĐC chính

quyền cần xây dựng một quy chế xử phù hợp với những nội

dung như sau:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý

Để tăng tính răng đe trong sử lý, trước hết ta cần tăng

khung hình phạt đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Tăng thêm thời gian điều tra đối với hành vi bán hàng

đa cấp bất chính

Làm rõ khái niệm hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Ngoài ra, cần quy định chi tiết hơn về mức phạt trong kinh

doanh đa cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý vi phạm bán hàng đa

cấp và phải cụ thể hóa mức phạt.

Hai là, tăng tính hiệu quả trong việc xây dựng cơ chế

xử lý BHĐC

Cần phát huy vai trò và thẩm quyền của Sở Công

thương trong công tác xử lý vi phạm đối với hành vi BHĐC bất

chính. Tiếp theo là phát huy vai trò của Tòa án trong việc xử lý

đối với các tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, đảm bảo tính thống nhất trong việc xử lý các vi

phạm và bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh đa

cấp nhất là khi chủ thể bị vi phạm không khiếu nại ra cơ quan

quản lý cạnh tranh mà khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài

thương mại.

pdf29 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười tham gia có thêm một góc nhìn sơ bộ về bán hàng đa cấp, từ đó tránh được tình trạng bị lợi dụng bởi cách thức lừa đảo nhằm mục đích trục lợi của các tổ chức kinh doanh đa cấp. Hơn nữa tránh được tình trạng gây mất niềm tin trong nền kinh tế, từ đó dẫn đến bài trừ, loại bỏ đi một hình thức tiếp thị kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp. 1.1.2.5 Xu hướng phát triển kinh doanh đa cấp trong quá trình toàn cầu hóa - Khái quát chung về tình hình BHĐC trên thế giới: Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa hình thức thương mại BHĐC ngày càng phát triển mạnh, có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước, BHĐC được xem như một giải pháp cho vấn đề việc làm, tang thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Nguồn: - Xu hướng phát triển của hình thức BHĐC: BHĐC sử dụng thương mại điện tử, điện thoại thông minh, facebook v.v.. hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối thay vì BHĐC truyền thống chủ yếu sử dụng phương thức kinh doanh “ truyền khẩu” dựa vào mối quan hệ thân quen. Chỉ những công ty có triết lý kinh doanh rõ rang, có sản sản phẩm tốt đáp ứng người tiêu dùng, có chính sách quản lý chặt chẻ mạng lưới phân phối của mình mới tồn tại và phát triển. Hiệp Hình 1.1 : Tình hình doanh thu BHĐC ở các khu vực, các nƣớc trên thế giới hội BHĐC đóng vao trò quan trọng trong phát triển hình thức kinh doanh này 1.1.3 Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đến sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.3.1 Tác động tích cực Một là, đối với người tiêu dùng, bán hàng đa cấp mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho người tiêu dùng như: mua được hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không phải chịu các khoản chi phí khác (chi phí về thuế, mặt bằng, nhân viên.v.v..) từ doanh nghệp, ngoài ra còn tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượn Hai là, đối với doanh nghiệp, bán hàng đa cấp giúp tiết kiệm được các khoản chi phí từ quảng cáo, cắt giảm được hàng loạt các chi phí như thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển. Ba là, đối với xã hội, bán hàng đa cấp tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội vi cơ chế hoạt động của phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. 1.1.3.2 Tác động tiêu cực - Đối với người tham gia và người tiêu dùng: Người tham gia chính là những người đầu tiên bị thiệt hại trực tiếp, chính người tham gia sẽ là những người mất không một khoản tiền lớn để có thể trở thành thành viên của mạng lưới. Đối với doanh nghiệp: Các công ty sử dụng hình thức bán hàng đa cấp chân chính rất khó bảo vệ uy tín của mình, bên cạnh đó, dư luận sẽ khiến cho các công ty đa cấp chân chính gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh Đối với xã hội: Kinh doanh đa cấp bằng nhiều cách thức khác nhau, cùng với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh doanh đa cấp bất chính làm gia tăng số nạn nhân, và cũng gia tăng số tội phạm làm cho xã hội vốn bất ổn nay càng nhiều bất ổn hơn. Tóm lại, kinh doanh đa cấp bất chính là một hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người, từ cá nhân, tổ chức đến toàn xã hội. 1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp là những tác động có tổ chức, có định hướng và mang tính quyền lực Nhà nước (thông qua hệ thống pháp luật) đến toàn bộ quá trình hoạt động của hoạt động bán hàng đa cấp để duy trì và phát triển loại hình thương mại này đúng pháp luật, góp phần phát triển thương mại quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp 1.2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động BHĐC do các cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền cần phải đảm bảo những điều kiện sau: - Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách. - Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống 1.2.2.2. Tổ chức phối hợp quản lý liên ngành Yêu cầu đối với công tác phối hợp: Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở ban, ngành, đơn vị đã được pháp luật quy định và yêu cầu công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo từng thời điểm. Cách thức phối hợp quản lý: Các cơ quan, địa phương có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, phân công lãnh đạo, cử đầu mối, nhân lực... theo dõi, giải quyết các công việc liên quan đến công tác phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 1.2.2.3. Cấp phép, gia hạn, tạm dừng, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương Để đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động cấp phép, thì cơ quan chủ quản cần phải lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, chủ thể được phép tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ hai, bán hàng đa cấp hiện là một phương thức kinh doanh có điều kiện, do đó, để được phép kinh doanh theo phương thức này, doanh nghiệp cần phải thực hiện những điều kiện cụ thể đã được pháp luật quy định cụ thể. 1.2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động BHĐC theo luật cạnh tranh Có thể hình thành được quy trình xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính như sau: Bán hàng đa cấp bất chính trước hết cần được thẩm định tại Sở Công Thương, sau đó, hồ sơ sẽ được trình lên Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương để xem sét và bắt đầu tiến hành điều tra Trên cơ sở kết quả điều tra và quyết định xử lý BHĐC bất chính và nếu có thiệt hại xảy ra, chủ thể vi phạm có thể bị khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 1.2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp: Cũng như các lĩnh vực khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động BHĐC cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. 1.2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền, cụ thể là Sở Công thương phải luôn luôn thực hiện các công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp để mọi người dân có ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình trước các chiêu trò dụ dỗ, lừa đảo của loại hình bán hàng đa cấp biến tướng. 1.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra hoạt dộng BHĐC Đối với hoạt động BHĐC hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi Sở Công thương và Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan chuyên trách khác. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phải được thực hiện ở hai giai đoạn cụ thể, đó là giai đoạn bắt đầu đăng ký hoạt động và giai đoạn đang tiến hành hoạt động. 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho BHĐC phát triển ổn định,phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái.. Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh BHĐC hoạt động động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh. 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương khác 1- Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 2- Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội 3- Bài học kinh nghiệm dành cho tỉnh Phú Yên Qua thực tiễn, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Đối với một lĩnh vực đa dạng như BHĐC thì cần phải tăng cường hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh hoặc thành phố, các Sở ngành, đoàn thể của tỉnh. Chủ động, kịp thời ban hành các chủ trương chỉ đạo, cơ chế chính sách động viên khuyến khích đẩy BHĐC. Cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ quận huyện đến cơ sở, đặt được sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân.. Tiểu kết chƣơng 1:Trong chương 1, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết cho việc nghiên cứu, đặt biệt trong đó đã làm rõ được nội hàm của khái niệm QLNN đối với hoạt động BHĐC, nêu rõ tác động của hình thức kinh doanh đa cấp đối với các doanh nghiệp, nhà phân phối và xã hội Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Yên - Về điều kiện tự nhiên: Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, cần cù lao động, có học vấn khá và được đào tạo tốt. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là5.060 km2, Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Về tình hình kinh tế: Theo đánh giá của Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 8/2015): Tình hình kinh tế -xã hội của thành phố ổn định và có mặt phát triển; tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá; công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị được tăng cường, nhiều công trình xây dựng trên địa bàn đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. - Mục tiêu phát triển: Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. 2.2. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.2.1. Thình hình hoạt động bán hàng đa cấp tại Phú Yên Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh hiện có 21 doanh nghiệp thông báo với sở về việc bán hàng đa cấp. Các doanh nghiệp Bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên chủ yếu có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bình Dương. Trước tình hình đó, hàng năm Sở Công Thương đã tổ chức các chương trình tập huấn văn bản pháp luật về bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, phòng Công Thương UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh và Chi cục Quản lý Thị trường 2.2.2 Những mặt tích cực và tiêu cực đã và đang tồn tại trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Phú Yên - Về mặt tích cực: Qua khảo sát cho thấy kinh doanh đa cấp tại đây mang lại nguồn thu nhập cao cho nhà phân phối. mỗi doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp đều quy định hình thức mua bán, chế độ hoa hồng khác nhau, song có một điểm chung là thù lao của nhân viên bán hàng đa cấp rất cao, nên thu hút được nhiều người tham gia vào hình thức bán hàng này. - Về mặt tiêu cực: Tại Phú Yên, hoạt động mua bán hàng đa cấp tuy không rầm rộ, nhưng với nhiều cách quảng bá, hình thức kinh doanh này khiến ngành chức năng khó quản lý. Thực trạng bán hàng đa cấp với tình hình không rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm vẫn cứ diễn ra trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên lại chưa có một sự can thiệp nhất định nào từ phía chính quyền địa phương. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp Trên cơ sở các Nghị quyết quy phạm pháp luật được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh, Sở Công thương Phú Yên đã tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hoạt động BHĐC đồng bộ, đầy đủ trên địa bàn tỉnh. Theo quy định hiện hành của nhà nước, các văn bản điều chỉnh đối với hoạt động BHĐC được quy định chung với tại Luật Cạnh tranh 2004 và một số văn bản quy phạm pháp luật bổ sung Nhìn chung, các tổ chức chính quyền như Sở Công thương, UBND tỉnh cũng đã nghiêm túc, nổ lực rà soát và ban hành các văn bản phù hợp thực tế tại địa phương; bên cạnh đó áp dụng và thực thi tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về BHĐC. Tuy những bất cập và vướn mắt vẫn còn tồn động ở một số văn bản, nhưng Tỉnh cũng phần nào đẩy mạnh được tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật về BHĐC; từ đó có những đánh giá chung về sự phù hợp của quy định pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương. 2.3.2 Thực trạng Tổ chức phối hợp quản lý liên ngành đối với BHĐC Thời gian qua, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17/7/2017. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó Sở Công Thương sẽ là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn Tỉnh Phú Yên theo các quy định của pháp luật có liên quan. 2.3.3 Thực trạng hoạt động cấp phép, gia hạn, tạm dừng, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phƣơng Hiện nay, theo thống kê trên địa bàn Tỉnh Phú Yên hiện có 21 doanh nghiệp thống báo với sở hoạt động BHĐC, và một thực trạng là chỉ có một vài doanh nghiệp là có địa điểm bán hàng cụ thể và vác doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn lại đều mua bán tự do, không có điểm bán ổn định. Một vấn đề phát sinh hiện nay là, theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, thì việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC sẽ thuộc thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, còn thẩm quyền của Sở Công thương là xác nhận việc thông báo hoạt động BHĐC tại địa phương. Ngoài ra, các hoạt động còn lại như gia hạn, tạm dừng và thu hồi việc đăng ký kinh doanh BHĐC vẫn thuộc thẩm quyền của Cục QLCT Bộ Công thương, nhưng các hoạt động chỉ diễn ra khi Bộ nhận được những báo cáo đề xuất từ Sở, nếu không nhận được báo cáo sẽ không xử lý. 2.3.4 Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động BHĐC theo luật cạnh tranh Hiện tại trên địa bàn Tỉnh Phú Yên, Sở Công thương hay các cơ quan hành chính khác vẫn chưa nhận được một hồ sơ khiếu nại hay tố cáo nào từ lĩnh vực kinh doanh đa cấp, do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động BHĐC vẫn ở tình trạng trầm lắng, không biến động. Tuy nhiên, hoạt động về xử lý vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động BHĐC lại diễn biến theo chiều hướng khác. Trong giai đoạn BHĐC với nhiều biến tướng và tiêu cực như hiện nay thì công tác kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động BHĐC trên địa bàn Tỉnh là công tác quản lý nhà nước đang được ban lãnh đạo Sở Công thương Phú Yên đặt biệt chú trọng. 2.3.5 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ quản lý đối với hoạt động BHĐC Thời gian qua, để đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động BHĐC, Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương Phú Yên tổ chức khóa Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường tại địa phương. Chương trình tập huấn nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời cập nhật những kiến thức, nghiệp vụ, thực hiện công tác giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. 2.3.6 Thực trạng Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Nắm bắt được tình hình UBND Tỉnh Phú Yên đã yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp đề xuất nội dung tuyên truyền cung cấp cho các sở, ban, ngành; chính quyền cấp huyện, thị xã những nội dung trọng điểm của hoạt động BHĐC. Đồng thời, thực hiện công tác thông tin đến các tổ chức, cá nhân, người tham gia bán hàng đa cấp, giúp họ chủ động phòng ngừa, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật. Công tác tuyên truyền được thực hiện rộng khắp và được phổ biến đến từng đối tượng cụ thể. 2.3.7 Thực trạng Thanh tra, kiểm tra hoạt dộng BHĐC Thời gian vừa qua, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn cả nước đang diễn ra hết sức phức tạp. Tuy tại Phú Yên, hoạt động này vẫn chưa rầm rộ, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng danh nghĩa hoạt động bán hàng đa cấp chân chính để biến tướng theo phương thức bán hàng đa cấp bất chính với nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh, UBND Tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương trên địa bàn phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, Sở Công thương Phú Yên sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh kiểm tra không chỉ giởi hạn ở Sở Công thương mà còn được đẩy mạnh ở các sở ban ngành khác, đó là: Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố... 2.4 Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHDC trên địa bàn Tỉnh Phú Yên: 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc Từ nghiên những cứu thực trạng trên có thể thẩy được công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động BHĐC đã đạt được những những kết quả như sau: Về cơ chế chính sách cũng như công tác thực hiện pháp luật về BHĐC, mặc dù vẫn còn một số bất cập trong việc thực thi các văn bản pháp luật nhưng nhìn chung chính quyền địa phương cũng có những nổ lực trong thực. - Công tác rà soát về cơ bản đã được thực hiện tổng thể trên nhiều lĩnh vực, phát hiện được những văn bản không còn hiệu lực, văn bản có nội dung không phù bợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát, Tỉnh cũng đã phát hiện được những trường hợp có hành vi vi pham pháp luật về hoạt động BHĐC. - Công tác tuyên truyền cũng đã được thực hiện hiểu quả đến với chính quyền địa phương cũng như người dân, người tham gia BHĐC, người tiêu dùng.. 2.4.2 Những hạn chế bất cập - Thứ nhất, còn những điểm bất cập khi thực hiện hoạt động tổ chức pháp luật tại địa phương, thiếu sự đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, một vài văn bản còn mang tính quy phạm chung chưa phù hợp với điều kiện của địa phương. - Thứ hai, sự hạn chế trong công tác phối hợp quản lý, chỉ có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong địa bàn tỉnh, mà lại thiếu đi sự kết nối, liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội BHĐC, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quản lý các công ty BHĐC. - Thứ ba, công tác cấp phép họat động chưa hiệu quả, vẫn còn tồn tại hiện tượng doanh nghiệp bán hàng theo phương thức đa cấp song không tiến hành đăng ký. - Thứ tư, công tác xử lý vi phạm thiếu chuyên nghiệp, cụ thể là khi tiến hành hoạt động xử lí đối với một vụ việc sai phạm, thông thường chính quyền chỉ nhằm vào doanh nghiệp mà lại thiếu đi sự quan tâm đến việc truy cứu trách nhiệm của những người tham gia trong chuỗi các cấp bán hàng khi có hành vi vi phạm mang tính hệ thống. - Thứ năm, về đội ngủ cán bộ quản lý, hiện nay, bộ máy và con người tham gia quản lý nhà nước đối với BHĐC trên địa bàn Tỉnh còn quá mỏng, năng lực cán bộ hạng. - Thứ sáu, công tác thông tin còn hạng chế, cụ thể là cổng thông tin điện tử của Sở công thương ngoài nội dung thống kê số lượng doanh nghiệp BHĐC tại địa phương. - Thứ bảy, hoạt động thanh kiểm tra thiếu sự đồng bộ giữa hai giai đoạn tiền kiểm và hậu kiểm, do đó, cơ chế tiền kiểm chỉ còn là hình thức và không thể thực hiện hiệu quả chức năng chọn lọc doanh nghiệp phù hợp. Dẫn đến tình trạng các hoạt động bất chính diễn ra rồi mới bắt đầu tiến hành kiểm tra xử lý, công tác quản lý nhà nước trở nên bị động trước những biến tướng của BHĐC. - Thứ tám, ý thức kém khi tham gia hoạt động BHĐC của các doanh nghiệp cũng và các nhà phân phối. Nhiều công ty BHĐC quản lý các NPP không chặt chẽ, chưa coi trọng công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp. 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế bất cập. - Hoạt động thực hiện thể chế pháp lý chưa hiệu quả: Mỗi địa phương có một đặc thù riêng trong phát triển kinh doanh đa cấp, hơn nữa các thể chế pháp lý về BHĐC do Nhà nước ban hành lại xuất hiện những lỗ hổng và các điều khoản pháp lý chưa hoàn hiện, tuy nhiên việc chờ đợi hoàn thiện phải mất một thời gian nhất định có thể kéo dài từ một đến hai năm, dẫn đến sự chậm trể trong công tác quản lý nhà nước. - Sự thiếu chuyên nghiệp trong cơ chế quản lý và công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với BHĐC Hiện nay, Sở Công thương Phú Yên vẫn chưa có bộ phận hoặc tổ chuyên trách quản lý nhà nước đối với hoạt động BHĐC, chỉ có một nhân viên bán chuyên trực tiếp quản lý đồng thời kiêm nhiệm nhiều mảng quản lý khác về thương mại. Trong khi đó trên địa bàn Tỉnh có đến hơn hai mươi doanh nghiệp đang hoạt động, chưa kể các tổ chức , cá nhân kinh doanh BHĐC không có giấy phép và hàng ngàn nhà phân phối tham gia. - Hoạt động cấp phép tạo ra nhiều kẽ hở Sự thông thoáng trong quan niệm về thủ tục cấp phép hoạt kinh doanh khi áp dụng vào việc xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương đã làm cho thủ tục này chỉ còn là hình thức. Lúc này, thủ tục cấp giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp không phát huy được hiệu quả quản lý trước những hành vi gian dối của doanh nghiệp, cho dù đó là hành vi sơ đẳng nhất. Do đó, các doanh nghiệp cứ việc hoạt động mà không cần quan tâm về tính xác thực cũng như tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hoạt động. - Về công tác xử lý vi phạm hoạt động BHĐC: Hoạt động xử lý vi phạm về BHĐC trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa thật sự hiệu quả vì những bất cập trong cơ chế pháp lý, các biện pháp chế tài xử phạt mạnh tay vẫn chưa được áp dụng kịp thời, đồng bộ. Hơn nữa chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, cho nên các đối tượng sẵn sàng vì lợi nhuận mà chịu phạt để được tồn tại hoặc thiếu những nội dung quy định cụ thể trong hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp của cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền khi tiến hành hoạt động này. - Chất lượng đội ngủ mỏng và bộ máy cán bộ chưa hoàn thiện trong quản lý lĩnh vực đa cấp: Thực tiễn tình trạng mỗi cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc như hiện nay thì việc vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đồng thời vừa nâng cao trình độ chuyên thì quả là một thử thách lớn đối với đội ngủ quản lý. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của Sở Công thương hiện đang kiêm nhiệm quá nhiều chức năng nhiệm vụ, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hoạt động liên quan đến BHĐC v..v.. .Điều này dẫn đến sự ứ động, ùn tắc trong công tác quản lý cũng như xử lý các hoạt động thương mại. - Sự thiếu chủ động trong công tác thanh tra kiểm tra Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công tác thanh tra, kiểm tra là trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh và sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, các báo cáo mà doanh nghiệp nộp chỉ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền một vài thông số về doanh thu, về việc nộp thuế và tình hình phát triển của mạng đa cấp. Nó không thể phản ánh tình hình vi phạm của doanh nghiệp bởi tác giả của báo cáo nói trên là doanh nghiệp đang bị quản lý. Tiểu kết chƣơng 2 Bằng các phương pháp phân tích thống kê, khảo sát nhà phân phối và người tiêu dùng hàng hóa kinh doanh đa cấp, phối hợp giữa phương pháp thống kê mô tả và phương pháp khám phá nhân tố để tìm kiếm nguyên nhân; ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để củng cố các nhận định về hạn chế BHĐC hiện nay trên địa bàn Tỉnh Phú Yên Các kết luận nêu ở chương 2 là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp ở chương 3 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 3.1 Quan điểm định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý, phát triển đối với hoạt động bán hàng đa cấp 3.1.1 Quan điểm của Đảng về phát triển thƣơng mại dịch vụ nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Qua các nhiệm kỳ đại hội, từ đại hội VI đến đại hội XII, quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển, ngày càng hoàn thiện. 3.1.2 Quan điểm, định hƣớng của Nhà nƣớc về quản lý phát triển đối với hoạt động B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ban_hang.pdf
Tài liệu liên quan