Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Để phát huy hơn nữa và tạo hiệu quả cho công tác xã hội hóa,

cần cụ thể hóa và tuyên truyền nội dung xã hội hóa để người dân, tổ

chức hiểu và tham gia, như: xã hội hóa trong việc bảo vệ di tích; xã

hội hóa trong viêc tu bổ, tôn tạo; xã hội hóa việc tuyên truyền, giới

thiệu về di tích; xã hội hóa việc hưởng thụ các giá trị văn hóa. Nâng

cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ

và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, quận cần xác định danh mục

các di tích xuống cấp theo thứ tự ưu tiên và xây dựng kế hoạch đầu tư

kinh phí và huy động xã hội hóa để tu bổ di tích, trước mắt ưu tiên

cho di tích bị xuống cấp nặng, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an

toàn.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Duy vật biện chứng; chủ nghĩa Duy vật lịch sử; các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý di sản văn hóa dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Khảo sắt cụ thể tại các di tích, Khảo sát tư liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp xử lý thông tin. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về lý luận Góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa, vận dụng vào hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình và một số quận có điều kiện kinh tế- xã hội tương đồng. 6.1. Về thực tiễn Tái hiện thực trạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; 4 Phân tích phương hướng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, học tập, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý di tích ở cơ sở. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sư văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Di sản văn hóa Theo Luật Di sản Văn hóa: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Di sản văn hóa phi vật thể là là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, đươc lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác; bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống, tri thức nghề y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ mang tính tương đối bởi trong thực tế, yếu tố vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị của một di sản. 1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa Khái niệm di tích Tổng hợp từ nhiều khái niệm về di tích, có thể hiểu: di tích lịch sử văn hóa là một không gian vật chất cụ thể, nơi diễn ra những sự 6 kiện quan trọng của lịch sử địa phương cũng như của đất nước; chứa đựng những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, khoa học. Phân loại di tích Theo Điều 28, Luật Di sản Văn hóa năm 2009 quy định, DTLSVH phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn kết với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Như vậy, di tích được phân loại như sau: Thứ nhất, theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích, di tích lịch sử văn hóa được chia thành 3 loại: Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Di tích cấp tỉnh. Thứ hai, dựa vào hình thức quản lý, di tích lịch sử văn hóa được chia thành 3 loại: Di tích do Nhà nước trực tiếp quản lý; Di tích do cộng đồng dân cư (dưới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý; Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý. Thứ ba, theo điều kiện khai thác: Di tích có khả năng khai thác; Di tích chưa có khả năng khai thác. 1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa là sự chấp hành, điều hành của Nhà nước bằng các phương thức, công cụ quản lý như: pháp luật, chính sách, cơ chế quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để định hướng, điều chỉnh những hoạt động của xã hội 7 về lĩnh vực di sản văn hóa, di tích đi theo đúng hướng, đúng mục đích, theo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Chủ thể quản lý: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ; Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; UBND các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa 1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế về di tích lịch sử văn hóa 1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về di tích lịch sử văn hóa 1.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di tích lịch sử văn hóa 1.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, vật chất để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa nói riêng và văn hóa nói chung. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa 1.3.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước 1.3.2. Thực trạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa 1.3.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý DTLSVH 8 1.3.4. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước 1.3.5. Hội nhập quốc tế và giao lưu VH giữa các nước 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho quận Ba Đình 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Các chính sách và văn bản pháp luật về di tích văn hóa đã được cụ thể hóa, hướng dẫn triển khai thực hiện; Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên; Công tác kiểm tra hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được coi trọng và duy trì tốt công tác kiểm tra chống vi phạm, bảo vệ di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Huyện đã thực hiện công tác quản lý tại các di tích với tiêu chí “3 không” (không hàng quán, không thu phí dịch vụ và không rác thải). Huyện đã triển khai một số điểm tham quan lịch sử tích hợp trải nghiệm đối với các bạn trẻ, các học sinh, sinh viên. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Ba Đình Phân cấp quản lý di tích cụ thể; Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa; Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động di tích lịch sử văn hóa cần được thực hiện thường xuyên. Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. Chương gồm 4 nội dung chính, đó là: 9 Một số khái niệm liên quan tới đề tài luận văn; Nội dung quản lý của nhà nước về di tích lịch sử văn hóa; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa và kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. Qua việc nghiên cứu kỹ nội dung của quản lý nhà nước về DTLSVH, tác giả đã nêu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về DTLSVH, bên cạnh đó nêu mô hình quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên một số địa bàn, và đưa ra các bài học kinh nghiệm đối với quận Ba Đình. 10 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của quận Ba Đình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Ba Đình là một trong bốn quận trung tâm của Hà Nội với phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Với vị trí thuận lợi như vậy nên trên địa bàn quận có nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế Ba Đình có nhiều ngành nghề truyền thống như: nghề làm giấy, nghề đúc đồng, nghê dệt. Trong thời kỳ đổi mới, Ba Đình huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Quận. 2.1.3. Điều kiện xã hội Quận Ba Đình là trung tâm hành chính- chính trị quốc gia, là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước do vậy Quận luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. 2.2. Khái quát về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình 2.2.1. Số lượng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình Hiện tại, trên địa bàn quận Ba Đình có 73 di tích, trong đó: 36/50 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng, 01 di tích là di sản thế giới (Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long), 01 di 11 tích cấp Quốc gia đặc biệt (Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Mính tại Phủ Chủ tịch); 22 di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng; 16 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp Thành phố; 16/22 di tích Cách mạng kháng chiến được công nhận gắn biển. Về loại hình chính của di tích gồm: 13 chùa; 19 đền; 18 đình; 01di tích lịch sử văn hoá hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 và 22 di tích cách mạng kháng chiến. Trong số 73 di tích của quận Ba Đình có thể phân chia thành 02 loại hình di tích là loại hình di tích cách mạng kháng chiến và loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. 2.2.2. Tình trạng kỹ thuật các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình Hệ thống DTLSVH của quận Ba Đình được hình thành, phát triển, tồn tại cho tới nay đã trải qua nhiều thế kỷ. Qua khảo sát toàn quận hiện có khoảng 1/3 số di tích lịch sử văn hóa bị hư hỏng xuống cấp. 2.2.3. Một số di tích thuộc thầm quyền quản lý của quận Ba Đình Đền Voi Phục Đền Voi Phục còn được gọi tên là đền Thủ Lệ, một trong “Thăng Long tứ trấn”, tương truyền được xây dựng vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1605). Đền là một trong 12 di tích lớn của đất nước được công nhận di tích lịch sử, văn hóa đợt đầu vào năm 1962. Chùa Hòe Nhai Chùa Hòe Nhai tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than. Chùa có tên chữ là Hồng Phúc tự. Đây là ngôi chùa cổ tương truyền có từ đời Lý, khoảng thế kỷ XI; đến cuối thế kỷ XVII được trùng tu và trở thành 12 trường sở của các tăng ni thuộc phái Tào Động trong đạo Phật. Đây cũng là nơi thành lập Hội Phật giáo cứu quốc và Hòa thượng Thích Đức Nhuận- Pháp chủ Hội Phật giáo Việt Nam cũng từng trụ trì ở đây. Chùa Kim Mã Chùa Kim Mã, tên chữ là Kim Sơn tự, được xây từ thời Tây Sơn, thuộc phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Năm 1985 chùa Kim Sơn được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hàng năm, cứ vào mùng 5 tháng giêng âm lịch, tức ngày giỗ trận Đống Đa, chùa lập đàn chay cúng tế vong linh các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình 2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế về di tích lịch sử văn hóa Quận ủy - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Ba Đình luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, các phòng, ban, ngành và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo Phòng VH&TT Quận đã tổ chức giới thiệu, tuyên truyền về pháp luật bảo vệ DTLSVH qua nhiều kênh khác nhau. 2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách về di tích lịch sử văn hóa Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa được triển khai bài bản, đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Việc lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện theo đúng quy trình bảo đảm tính khoa học. Về công tác kiểm kê, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa được tiến hành theo quan điểm nhất quán, thường xuyên. Về công tác tuyên truyền, quảng bá và phát huy các di tích cũng được triển khai thường xuyên. 13 2.3.3. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về di tích lịch sử văn hóa Nguồn nhân lực của ngành VH&TT quận Ba Đình hiện nay từ cấp quận đến cấp phường có số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên sâu về công tác bảo tồn, bảo tàng chưa cao. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. 2.3.4. Phân bổ huy động nguồn lực tài chính, vật chất để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Nguồn lực tài chính, vật chất cho công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa chủ yếu được sử dụng cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Hiện nay, có 3 nguồn lực chủ yếu: thứ nhất là từ ngân sách nhà nước cấp, thứ hai là nguồn lực từ cộng đồng- là hình thức xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, thứ ba là nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa Trong hoạt động quản lý, Quận ủy, UBND quận Ba Đình đã trực tiếp chỉ đạo phòng VH&TT phối hợp với các đơn vị, phòng ban chức năng của quận, UBND các phường trong hoạt động tổ chức kiểm tra công tác quản lý và bảo vệ di tích tại cơ sở. Thường xuyên theo dõi tiếp nhận thông tin phản ánh từ quần chúng nhân dân về những vi phạm liên quan đến việc quản lý di tích để có biện pháp kịp thời hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo pháp luật. 14 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình 2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình Thứ nhất là, phòng VH&TT đã xây dựng quy chế làm việc và được UBND quận Ba Đình phê duyệt; Thứ hai là, phòng VH&TT Quận đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tham mưu cho các cấp lãnh đạo ban hành các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng; Thứ ba là, phòng VH&TT Quận đã tổ chức tốt các lớp tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật, Luật Di sản văn hóa cho các cán bộ văn hóa xã hội làm việc ở các phường và đại diện BQL các di tích, những người trông coi di tích; Thứ tư là, thông qua việc tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện kịp thời các vụ vi phạm di tích, các dự án tu bổ, tôn tạo di tích thực hiện chưa đúng, những sai lệch cần điều chỉnh, giải quyết các đơn thư khiếu tố kịp thời và thỏa đáng; Thứ năm là, cơ quan quản lý DTLSVH quận Ba Đình đã quan tâm đến việc phát huy giá trị DTLSVH; Thứ sáu là, hoạt động lễ hội tại các di tích trên địa bàn quận đều được tổ chức theo đúng quy chế Nhà nước ban hành. 2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, TP Hà Nội Thứ nhất là, chỉ có 01 cán bộ phụ trách mảng quản lý di tích lịch sử văn hóa là ít so với khối lượng công việc phải xử lý; Thứ hai là, công tác kiểm kê, xếp hạng di tích còn chưa được quan tâm đầy đủ; 15 Thứ ba là, việc kiểm tra các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích chưa được tổ chức thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao; Thứ tư là, một số di tích còn đặt nhiều hòm công đức Thứ năm là, công tác tuyên truyền, giới thiệu di tích cách mạng kháng chiến tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế; Thứ sáu là, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích còn nhiều bất cập, dẫn đến việc khi có tranh chấp về đất đai, xâm phạm di tích khó giải quyết; Thứ bảy là, trong những năm gần đây công tác xã hội hoá tu bổ di tích còn thấp. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Những di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ, nên ảnh hưởng đến công tác quản lý; Do lịch sử để lại: một số trường học đóng trong khuôn viên tích gây khó khăn cho công tác quản lý di tích; Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền trong việc giải quyết các vi phạm tại di tích chưa thống nhất, thiếu cương quyết. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình giai đoạn 2016 đến nay. Qua thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, nêu những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó; từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn quận. 16 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa 3.1.1. Quan điểm của Đảng về di tích lịch sử văn hóa Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô cùng quý báu mà ông cha ta để lại cho hậu thế, do vây, việc gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là việc làm cần thiết. Đảng và Nhà nước đã ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. 3.1.2. Định hướng của thành phố Hà Nội về hoạt động di tích lịch sử văn hóa Theo chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016- 2020, ngành văn hóa định hướng: bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; phát triển các công trình văn hóa hiện đại, có ý nghĩa biểu tượng quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống đặc sắc hướng tới mục tiêu chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3.1.3. Mục tiêu của quận Ba Đình về di tích lịch sử văn hóa Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hoá, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm 17 của các ban quản lý đối với công tác bảo vệ, giữ gìn di tích. Thực hiện tốt xã hội hoá công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, TP Hà Nội 3.2.1. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di tích lịch sử văn hóa cho người dân trên địa bàn quận Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật DSVH phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ; lập kế hoặc chi tiết cho việc tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy phạm pháp luật đến với các tầng lớp dân cư trong xã hội. Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền có thể làm bằng nhiều hình thức với những thành phần đối tượng tham gia khác nhau. Trong việc giáo dục, tuyên truyền về di tích lịch sử văn hóa cần chú ý tới thế hệ trẻ, định hướng để cho thế hệ trẻ có sự nhìn nhận đúng về truyền thống văn hóa của dân tộc. 3.2.2. Cụ thể hóa các chính sách về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hoàn thiện các chính sách tài chính Cần có chính sách đầu tư và giải pháp đúng đắn mới có khả năng huy động được tối đa nguồn vốn đầu tư cần thiết cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH. Các nguồn vốn được huy động phải được Nhà nước quản lý về chuyên môn, cộng đồng dân cư kiểm tra, kiểm soát. Cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn thu tại di tích làm cơ sở pháp lý thực hiện tại địa phương. Chính sách về trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 18 Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa: đảm bảo tính nguyên gốc và tính toàn vẹn của DSVH; Bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho từng giai đoạn Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phải được bắt đầu từ việc xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của các di tích, thông qua các dự án cụ thể nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể. Chỉ khi dựa trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổng thể, chúng ta mới có cái nhìn tổng quát về hiện trạng và giá trị của từng di tích, từ đó có những định hướng cơ bản, kế hoạch, giải pháp tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị của DTLSVH trong mối quan hệ với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. 3.2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Cần xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện đang làm công tác quản lý di tích ở quận. Bổ sung thêm nguồn nhân lực là các kiến trúc sư, kỹ sư làm công tác tư vấn thiết kế, chỉ đạo và giám sát thi công theo đúng nguyên tắc khoa học của bảo tồn, bảo tàng. Riêng công tác tu bổ di tích cần xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm thực tế và có sự phối hợp của nhiều cấp ngành liên quan. Cần có quy định một số trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các BQLDT do cộng đồng bầu ra (hình thức tập thể quản lý) hoặc do chủ sở hữu di tích quản lý. 19 Có cơ chế chính sách đặc thù đối với công chức, viên chức quản lý di tích lịch sử văn hóa và chính sách trợ cấp cho người trực tiếp trông coi, quản lý di tích đồng thời có chính sách cụ thể để tôn vinh, ưu đãi những người có công bảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị của di tích. 3.2.4. Đẩy mạnh huy động nguồn lực từ xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Để phát huy hơn nữa và tạo hiệu quả cho công tác xã hội hóa, cần cụ thể hóa và tuyên truyền nội dung xã hội hóa để người dân, tổ chức hiểu và tham gia, như: xã hội hóa trong việc bảo vệ di tích; xã hội hóa trong viêc tu bổ, tôn tạo; xã hội hóa việc tuyên truyền, giới thiệu về di tích; xã hội hóa việc hưởng thụ các giá trị văn hóa. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, quận cần xác định danh mục các di tích xuống cấp theo thứ tự ưu tiên và xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí và huy động xã hội hóa để tu bổ di tích, trước mắt ưu tiên cho di tích bị xuống cấp nặng, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn. Đồng thời cần có những hoạt động tuyên dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp thiết thực để tu bổ di tích. 3.2.5. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ,kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa; Nâng cao tính chủ động và sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng; Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan 20 liên quan, các nhà khoa học thanh lập đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại các phường để xác minh các thông tin được dư luận xã hội phản ảnh, xử lý triệt để những vấn đề vi phạm. Tổ chức kiểm kê và xếp hạng di tích Tổ chức công tác tổng kiểm kê các loại hình DSVH ở quận; Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích trong đó đặc biệt lưu ý đến biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý hồ sơ bằng các phương tiện hiện đại. Tăng cường công tác xử lý vi phạm di tích Đẩy mạnh công tác chống vi phạm di tích, phát huy tính chủ động của các UBND, BQLDT và đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích; Xây dựng kế hoạch dài hạn về giải tỏa xâm phạm di tích; Cần có biện pháp hỗ trợ, di dời những hộ dân ra khỏi di tích; Tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính. 3.3. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý các cấp 3.3.1. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DSVH, tăng cường tuyên truyền phổ biến Luật DSVH. Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy hoạch di tích; xây dựng cơ chế chính sách tài chính. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa.pdf
Tài liệu liên quan