Tóm tắt Luận văn Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

Do nội dung của các tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc

phục dưới thời Nguyễn bao quát nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã

hội, nên nguồn tư liệu mà luận văn tiếp cận, khai thác và sử dụng rất phong

phú và đa dạng nhưng cũng rất tản mạn.

Nguồn tư liệu cơ bản, chủ yếu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận

văn là các bộ chính sử như Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn

biên soạn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn biên

soạn, đều đã được Viện Sử học dịch và xuất bản.

Sách Đại Nam nhất thống chí – bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ

nhất dưới thời phong kiến, ở phần nội dung đã chia ra mục hình thế, khí hậu,

trong đó đặc biệt là mục khí hậu, đã có sự tổng kết nghiên cứu khái quát về

đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới đời sống sản xuất, xã

hội của người dân ở các vùng miền trên cả nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại đa số các nghiên cứu này đều nhằm miêu tả, phân tích, nhìn nhận và đánh giá chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa còn các sự kiện tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục chưa được tập hợp, thống kê, phân tích, tìm hiểu một cách có hệ thống. Lý giải điều này cũng có thể là do xuất phát từ quan niệm cho rằng, hiện tượng tai biến tự nhiên và tác động của nó chưa phải là vấn đề gây ra sự ảnh hưởng sâu rộng, nó có thể bị hòa vào các chính sách về nông nghiệp, chính sách tô thuế, về thực trạng đời sống nông dân Mặc dù vậy, khi đề cập đến thời Nguyễn, các tác giả ít nhiều có nhận định chung hoặc điểm đến một số chính sách, biện pháp cụ thể liên quan đến vấn đề được luận văn quan tâm. Sách Lịch sử Việt Nam (1971), Tập 1 do Ủy ban Khoa học xã hội xuất, tuy không trực tiếp bàn đến các tai biến tự nhiên xảy ra dưới thời Nguyễn, nhưng đã gián tiếp đề cập đến ở khía cạnh khác: - 8 - Dưới triều Nguyễn, kinh tế nông nghiệp càng ngày càng sa sút. Đó là hậu quả của nạn chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ và sự bóc lột nặng nề của nhà nước phong kiến. Mặt khác, triều Nguyễn lại bất lực trong việc chăm lo, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi, để cho thiên tai đe dọa thường xuyên và nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp Trong suốt đời Nguyễn, nạn đê vỡ, hạn hán, lụt lội xảy ra liên tiếp. Riêng đê sông Hồng ở Khoái Châu (Hải - Hưng) thời Tự Đức bị vỡ 10 năm liền. Cả một vùng đồng ruộng phì nhiêu, cư dân trù mật biến thành bãi lầy hoang vu, nhân dân phải bỏ làng đi ăn xin khắp nơi Ruộng đồng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ. Một màu đen ảm đảm như vậy bao phủ khắp nông thôn [36, tr. 376]. Sách Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn (1997), do Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên, đã đề cập đến các nội dung: Công tác trị thủy và thủy lợi (Tình hình bão lụt, hạn hán dưới thời Nguyễn; Hoạt động trị thủy); Canh tác nông nghiệp và đời sống nông dân (Kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; Đói kém, dịch bệnh; Hoạt động cứu tế xã hội). [48, tr. 105 - 171] Sách Đê điều Việt Nam (Sơ thảo lịch sử) của Phan Khánh, Từ Mạo, Nguyễn Gia Quang đã đề cập tới một loại tai biến tự nhiên có tần suất và cường độ xảy ra nhiều nhất là lũ lụt, qua phần nội dung Đê điều, trị thủy dưới triều Nguyễn, trong đó trình bày thực trạng trị thủy và đê điều qua các triều vua, từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức với cuộc trưng cầu ý kiến về trị thủy Bắc Kỳ [30, tr. 35 - 96]. Sách Thiên tai và dịch bệnh ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bảy thế kỷ nhìn lại) của Dương Phước Thu (2006), ở Chương 3 với nội dung Bão, lũ, dịch bệnh từ năm 1801 đến 1945, đã trình bày theo cách thống kê biên niên các sự kiện thiên tai (hạn hán, lũ bão, dịch bệnh, mất mùa, sét đánh, động đất, - 9 - sâu bọ) xảy ra dưới thời nhà Nguyễn ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, cách trình bày các nội dung chỉ theo diễn tiến thời gian, mà chưa có sự phân chia cụ thể, hệ thống riêng biệt của từng loại tai biến tự nhiên. Những năm gần đây, cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp bàn đến một số vấn đề mà luận văn đặt ra: Vũ Văn Quân với Chế độ ruộng đất, kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX (1991), Luận án Phó Tiến sỹ Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Vài nét về chế độ tô thuế thời Nguyễn (1988), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp; ngoài ra còn có một số bài viết khác như Vài nét về kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX (1990), Nghiên cứu kinh tế; Đỗ Đức Hùng với Nhà Nguyễn với công tác tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở Bắc Bộ thế kỷ XIX (1994), Khoa học xã hội... Trong quá trình nghiên cứu, một mảng tư liệu khác tuy không nhiều nhưng cũng được tác giả quan tâm khai thác là một số nghiên cứu về các loại tai biến tự nhiên dưới góc độ khoa học tự nhiên, khí tượng thủy văn như Khí tượng thủy văn và đời sống (1995), NXB. Khoa học kỹ thuật; Địa lý tự nhiên Việt Nam (1978) của Vũ Tự Lập; Thiên nhiên Việt Nam (2005) của Lê Bá Thảo; Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt hại (2003) do Đào Xuân Học chủ biên; Lũ lụt và cách phòng chống (2000) do Trần Thanh Xuân chủ biên đều có ít nhiều liên quan đến đề tài luận văn. Tóm lại, xung quanh vấn đề tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục của nhà Nguyễn (1802 – 1858) đã có một số nghiên cứu đề cập đến một cách gián tiếp ở từng góc độ khác nhau tùy theo yêu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp và tập trung vào các tai biến tự nhiên thời nhà Nguyễn. Đây là một khó khăn lớn đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn. Tuy vậy, dù ở mức độ nào, - 10 - những công trình của người đi trước đã là nguồn tham khảo bổ ích, quý báu giúp chúng tôi nhiều trong quá trình làm luận văn, từ những vấn đề cụ thể đến lý luận, phương pháp luận. 3.2. Các nguồn tư liệu Do nội dung của các tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục dưới thời Nguyễn bao quát nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, nên nguồn tư liệu mà luận văn tiếp cận, khai thác và sử dụng rất phong phú và đa dạng nhưng cũng rất tản mạn. Nguồn tư liệu cơ bản, chủ yếu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn là các bộ chính sử như Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn biên soạn, đều đã được Viện Sử học dịch và xuất bản. Sách Đại Nam nhất thống chí – bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến, ở phần nội dung đã chia ra mục hình thế, khí hậu, trong đó đặc biệt là mục khí hậu, đã có sự tổng kết nghiên cứu khái quát về đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới đời sống sản xuất, xã hội của người dân ở các vùng miền trên cả nước. Ví dụ về khí hậu phủ Thừa Thiên, sách này viết: Bốn mùa thường ấm, đầu mùa xuân đào đã trổ hoa, tháng Giêng, tháng Hai khí trời hòa ấm; tháng Ba khí trời nóng dần, thỉnh thoảng có gió mạnh từ phương Nam đến, tục gọi là “bão nam”, người đi sông nước cần phải đề phòng; tháng Tư tiết Tiểu mãn, thỉnh thoảng cũng có lụt; tháng 5, tháng 6 và tháng 7 gió nam thổi mạnh; trước ngày 7 tháng 7 có mưa, tục gọi là “mưa rửa xe”; tháng 8, tháng 9, khí trời mát dần, thường có mưa lũ, thỉnh thoảng lại có gió đông vài ba ngày mới tắt, tục gọi là “gió từ bến”; tháng 10 trong những ngày mồng 3, 13 và 23 thường bị lụt, ngạn ngữ có câu “Ông tha mà bà chẳng tha, làm cho cái - 11 - lụt ngày 3 tháng 10”. Lụt rút mà có mưa, gọi là “mưa rửa bùn”, mùa đông mưa nhỏ, sắc nước tối gọi là “mưa tro”. Trong một năm, nửa mùa thu sang mùa đông thường mưa nhiều, nửa mùa xuân về sau thường nắng nhiều, từ tháng trọng đông (tháng 11 trở về sau) khí rét nhưng không giá buốt, cây cối không rụng lá, cuối năm khí trời đã ấm; tháng 12 sấm bắt đầu dậy[7, tr. 110]. Khí hậu tỉnh Quảng Nam: Khí hậu nóng nực, nhiều tạnh ít mưa, chất đất phù bạc, nhiều khô khan ít màu mỡ. Hết tháng Chạp thì gió đông nổi, tiết Kinh trập thì mưa xuân nhuần; gió nam mạnh về mùa hạ; gió bấc rét về mùa đông; mùa thu gió mát mà hay mưa lụt (các tháng 8, 9, 10 thường hay mưa lụt), mưa đông hết lụt thì bãi sông bằng (mùa đông, sau khi mưa lụt thì bãi sông bằng phẳng, tức là hết kỳ mưa lụt); mây đen nổi ở Trà Sơn là triệu sẽ mưa, cầu vồng hiện ở Cu Đê là sắp có lụt (cầu vồng hiện mùa hè thì mưa, hiện mùa thu, mùa đông thì lụt). Thỉnh thoảng cũng có gió bão. Gần núi rừng thường nhiều lam chướng, ven sông biển thì có thủy triều lên xuống[8, tr. 337]. Thông qua những kiến thức về đặc điểm thời tiết, khí hậu riêng ở các địa phương này, đã phần nào giúp cho người dân có những nhận thức rõ ràng, để có những hoạt động sản xuất, đời sống thích hợp, nhằm phòng tránh, hạn chế tối đa sự tác động của tai biến tự nhiên. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 63, phần Quyết tuất (tha thuế và cấp tuất) cũng đã có sự thống kê biên niên các nội dung: Ban ra và cho vay thóc kho; Chuẩn tế dân bị thiên tai; Miễn thuế; Khám đồng lúa; Giảm thuế tô; Khuyến khích việc quyên góp; Cứu giúp nạn gió bão; Cứu giúp kẻ cô cùng; Thương xót kẻ tù tội; Cấp tuất. Thông qua các nội dung này đã - 12 - cung cấp những thông tin về tai biến tự nhiên xảy ra dưới thời nhà Nguyễn, cùng những biện pháp phòng chống, khắc phục của triều đình. - Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), Dụ rằng: các trấn Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh thuộc Bắc Thành, đê điều tràn vỡ Nay cho phép quan Bắc Thành, chiếu trong khu vực bị tai, ai bị chết đuối, bất cứ nam, phụ, lão, ấu, đều truy cấp cho mỗi người 3 quan tiền tuất. Còn những người nghèo đói, liệu chia ra 2 hạng: nghèo quá, nghèo vừa bất cứ nam, phụ, lão, ấu, hạng nghèo quá, cấp mỗi người 2 quan tiền, 1 phương gạo; hạng nghèo vừa, 1 quan tiền, 1 phương gạo. [31, tr. 569]. - Năm Tự Đức thứ 2 (1849), Dụ rằng: 3 huyện Bố Trạch, Bình Chánh, Minh Chánh hạt Quảng Bình, ruộng đất cao hạn, lúa chiêm, thu hoạch không được mấy, thuyền buôn đi lại không đến, hiện nay giá gạo đã cao. Cho phép quan tỉnh ấy chiếu xem dân 3 huyện, hoặc có ai nghèo đói, thiếu thốn thời hạng nghèo quá, chẩn cho mỗi người 5, 6 bát gạo, người nghèo vừa 3, 4 bát [31, tr. 571]. Ngoài hai bộ chính sử nói trên, các tập Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn là những sách cung cấp tài liệu và nhận xét có liên quan đến các tai biến tự nhiên xảy ra dưới thời Nguyễn và trước Nguyễn cũng là nguồn tư liệu được chúng tôi đặc biệt quan tâm khi tiến hành nghiên cứu. Tư liệu về các sự kiện tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục dưới thời nhà Nguyễn qua các tài liệu kể trên khá rời rạc, tản mạn. Tuy nhiên, các tài liệu đó cũng đã đề cập đến các vấn đề mà luận văn cần giải quyết như các sự kiện tai biến tự nhiên xảy ra theo tiến trình thời gian (tháng, năm); tác động của tai biến tự nhiên trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; biện pháp phòng chống và khắc phục của nhà Nguyễn. - 13 - Sau nữa là các bài viết cũng có nội dung liên quan đến tác động của tai biến tự nhiên trên các tạp chí như Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Khoa học xã hội... Tất cả đều là những tài liệu mà chúng tôi sẽ tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng mục đích, yêu cầu đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử: Với đề tài khoa học lịch sử này, luận án vận dụng chủ yếu phương pháp lịch sử theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin; các hiện tượng tai biến tự nhiên xảy ra dưới thời nhà Nguyễn được xem xét theo một trật tự thời gian cùng với những tác động của nó đến đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Tai biến tự nhiên và các biện pháp phòng chống, khắc phục của nhà Nguyễn là một bộ phận trong hệ thống chính sách xã hội của Nhà nước, nó có nội dung, đối tượng và tác động riêng nhưng mặt khác, nó có liên quan chặt chẽ, tương tác với các chính sách khác và bao quát đến mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp xã hội. Do đó, khi khảo cứu, bên cạnh phương pháp lịch sử là chủ yếu, tác giả sẽ kết hợp vận dụng các phương pháp phân loại, so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, bóc tách các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhằm mục đích xác định diện mạo, nội dung, tác động của các hiện tượng tai biến tự nhiên, cũng như các biện pháp phòng chống, khắc phục. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn liên hệ, so sánh giữa các thời kỳ lịch sử trước và sau đó, để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng những đặc điểm nổi bật của các biện pháp phòng chống, khắc phục tai biến tự nhiên dưới thời nhà Nguyễn. Từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử tản mạn, đa dạng, phức tạp thuộc các hiện tượng tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục, tác giả - 14 - đã có sự chọn lọc, sắp xếp và hệ thống lại. Từ đó, luận văn sẽ vận dụng phương pháp lôgic nhằm phân tích, lý giải các tác động, các mối liên hệ, tương tác của các biện pháp giải quyết hậu quả tai biến tự nhiên trong hệ thống chính sách xã hội của nhà Nguyễn. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Vài nét về tai biến tự nhiên trước thế kỷ XIX Chương 2: Tai biến tự nhiên dưới thời Nguyễn (1802 – 1858) Chương 3: Tác động của tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục của nhà Nguyễn - 15 - Chương 1 VÀI NÉT VỀ TAI BIẾN TỰ NHIÊN TRƯỚC THẾ KỶ XIX 1.1. Vài nét về tự nhiên Việt Nam Các điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và những mối quan hệ tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa chúng. Chính mối quan hệ này là cơ sở tạo ra những điều kiện thuận lợi cũng như đưa đến những vấn đề tai biến tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Vị trí địa lý của một lãnh thổ là một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng chi phối các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp với Biển Đông. Lãnh thổ Việt Nam nối liền một dải từ điểm cực Bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23°23’B thuộc Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực Nam trên bán đảo Cà Mau ở vĩ độ 8°34’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102°10’Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm ở kinh độ 109°24’Đ thuộc xã Vạn Hạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, nước ta còn có vùng biển rộng nằm trên Biển Đông với trên 3000 đảo lớn, nhỏ nằm ở gần bờ và xa bờ. Vì thế, hệ tọa độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài tới khoảng vĩ độ hơn 6°50’B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến hơn 117°20’Đ trên Biển Đông. - 16 - Với hệ tọa độ địa lý trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở nửa cầu Bắc và gần sát với chí tuyến Bắc nên có sắc thái chung của tự nhiên vùng nhiệt đới. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là một trong ba hệ thống của khu vực châu Á gió mùa điển hình, với hai mùa rõ rệt, mùa đông là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam, tạo nên đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam và sắc thái nhiệt đới ẩm. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa với đại dương, có quan hệ với vành đai sinh khoáng và núi lửa Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, đồng thời cũng xảy ra các hoạt động núi lửa, động đất. Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, một trong những trung tâm phát sinh bão lớn trên thế giới, nên hàng năm Việt Nam phải đối phó với hàng chục cơn bão, trong đó có nhiều cơn bão có sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng. 1.1.2. Địa hình Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là có cấu trúc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng cung là chủ yếu và thấp dần ra biển. Đặc điểm cấu trúc địa chất – kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên đã khiến cho Việt Nam có nhiều đồi núi và có hướng cấu trúc chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây cũng là hướng chính của các thung lũng và các đứt gãy như đứt gãy sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả ở miền Bắc, rãnh Nam Bộ ở miền Nam. Ngoài hướng cấu trúc chính Tây Bắc – Đông Nam, địa hình Việt Nam còn có một hướng cấu trúc nữa rất độc đáo là hướng vòng cung. Hướng vòng - 17 - cung thể hiện rõ nét nhất và trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng núi phía đông Bắc Bộ, đó là các dãy núi Tam Đảo như hình nan quạt. Chính các dãy núi cánh cung có hướng Bắc – Nam và Đông Bắc – Tây Nam này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập nhanh chóng vào đồng bằng Bắc Bộ, làm cho vùng Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc và trở thành vùng có khí hậu lạnh nhất Việt Nam về mùa đông. Địa hình Việt Nam có xu thế thấp dần ra biển theo hướng cấu trúc của địa hình và theo các dòng chảy. Hầu hết các sông ngòi trên lãnh thổ Việt Nam đều trực tiếp đổ ra Biển Đông. Địa hình thấp dần ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho ảnh hưởng của biển thâm nhập vào sâu trong đất liền, trước hết là các luồng gió thổi từ biển vào, gió đất – biển và sự xâm nhập của thủy triều, tạo nên vùng nước lợ, nhiễm mặn và ngập mặn ở vùng ven biển. Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi, tuy vậy tính chất phân bậc của địa hình thể hiện khá rõ rệt ở miền núi với nhiều bậc địa hình mà hiện tại là các đỉnh núi, các sơn nguyên tại mỗi bậc có độ cao xấp xỉ như nhau. Các kiểu địa hình chính ở Việt Nam là: địa hình núi, địa hình cao nguyên, địa hình đồi, địa hình đồng bằng và một số kiểu địa hình đặc biệt là cacxtơ, địa hình bờ biển. Địa hình Việt Nam rất tiêu biểu cho địa hình của vùng nhiệt đới ẩm, đó là hiện tượng địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh mẽ do dòng chảy gây lên khiến cho lượng phù sa trên các sông suối tăng lên rất nhanh, nhất là vào thời kỳ mùa mưa. Do đó, những trận lũ ống, lũ quét có sức tàn phá rất lớn thực sự là các tai họa đối với các vùng núi. Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng đất trượt, sụt lở đất đá, làm biến đổi nhanh chóng bề mặt địa hình. 1.1.3. Khí hậu Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định bộ mặt của cảnh quan - 18 - tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, động vật và chế độ thủy văn, hải văn. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng, có diễn biến bất thường. Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện rõ nét qua yếu tố bức xạ. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm từ 110 - 130kcal/cm² ở Việt Nam là rất lớn. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở hầu hết các vùng trong cả nước là 22 - 25°C, ở Hà Nội là 23,5°C, thành phố Hồ Chí Minh tới 27,1°C. Tính chất gió mùa là sự biến thiên theo mùa của khí hậu Việt Nam, mà nguyên nhân hình thành chính là do sự luân phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam, nơi nào cũng có hai mùa, mùa mưa và mùa khô xen kẽ với các mức độ khác nhau, kể cả sự lệch pha của mùa mưa và mùa khô của một số địa phương so với cả nước. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Trên nền tảng nhiệt đới ẩm gió mùa, sự diễn biến của khí hậu Việt Nam rất phong phú với sự phân hóa không gian đa dạng mà nguyên nhân chính là do đặc điểm của bề mặt đệm. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kết hợp với tác động của chế độ gió mùa sự phân hóa này được thể hiện rất rõ nét trong chế độ mưa. Việt Nam có lượng mưa trung bình hằng năm khá lớn. Lượng mưa trung bình năm ở đồng bằng là trên 1500 mm, ở các khu vực núi cao tới 2000 – 3000 mm. Tuy nhiên, ở những nơi có địa hình khuất gió, lượng mưa chỉ trên dưới 700 mm. Những nơi mưa nhiều nhất là các vùng núi cao có địa hình chắn gió. Ở miền Bắc là vùng núi thượng nguồn sông Chảy (Bắc Quang 4802 mm), vùng núi Hoàng Liên Sơn (SaPa 2833 mm). Ở Trung Bộ, trên các đỉnh núi cao của dãy Trường Sơn, lượng mưa còn lớn hơn (Hòn Ba 3751 mm). - 19 - Những nơi có lượng mưa trung bình là đồng bằng Bắc Bộ và dải đồng bằng miền Trung từ Quảng Ngãi đến Phú Yên (Hà Nội 1676 mm, Quy Nhơn 1692 mm). Những nơi mưa ít nhất là đồng bằng cực Nam Trung Bộ (Phan Rang 653 mm, Mũi Dinh 757 mm) và các thung lũng ở miền núi như Mường Xén (Nghệ An) lượng mưa hằng năm chỉ có 643 mm. Việt Nam là nước có số ngày mưa trung bình hằng năm khá lớn, từ 100 - 150 ngày. Nét nổi bật trong chế độ mưa là mưa theo mùa. Mùa khô ít mưa, có tháng không có mưa. Còn mùa mưa thì lượng mưa chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm và tháng mưa ít nhất cũng phải từ 100 mm trở lên, tháng mưa nhiều nhất có thể 300 - 600 mm. Và mùa mưa ở Việt Nam diễn ra tại các khu vực có sự khác nhau. Khí hậu Việt Nam có diễn biến rất thất thường. Nguyên nhân chủ yếu của tính chất này là do ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa. Tùy thuộc vào diễn biến từng năm của gió mùa Đông Bắc hay gió mùa Tây Nam mà khí hậu Việt Nam có những biến động khá phức tạp. Tính chất thất thường thể hiện trước hết qua diễn biến và đặc trưng của mùa khí hậu. Có năm gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, đem đến một mùa đông rét và kéo dài, song có năm gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu, gây nên thời tiết nóng đến sớm bất thường. Gió mùa Tây Nam cũng có năm gây mưa nhiều và lũ lớn, có năm lại hoạt động yếu thậm chí gây ra cả hạn hán trong mùa hạ. Sự biến động trong chế độ mưa luôn xảy ra trên phạm vi toàn lãnh thổ, có những biểu hiện rõ nét và gây nhiều tác hại lớn hơn. Sự bất thường này thể hiện ở sự biến động của lượng mưa hàng năm, lượng mưa từng mùa và lượng mưa trong từng tháng. Sự biến động lượng mưa hằng năm thường được biểu thị bằng tỉ số lượng mưa của năm mưa nhiều nhất với lượng mưa của năm mưa ít nhất. Do tính chất thất thường của chế độ mưa mà việc chống hạn, - 20 - chống úng ngập thường xuyên phải đặt ra ở mọi nơi và việc tưới tiêu phải được đưa lên thành các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu. Sự diễn biến thất thường của khí hậu Việt Nam còn được biểu hiện rõ rệt trong hoạt động của bão. Bão ở Việt Nam thường được phát sinh từ khu vực Biển Đông (chiếm 40% tổng số cơn bão) và vùng biển phía tây Thái Bình Dương (chiếm 60% tổng số cơn bão). Đây cũng là một trong những trung tâm lớn phát sinh và hoạt động mạnh của bão trên thế giới. Các cơn bão nhiệt đới được hình thành trên vùng biển nóng, có độ ẩm cao và tình trạng rất bất ổn định của khí quyển, nên thường xảy ra vào thời kỳ mùa hạ và đã trở thành quy luật mùa. Mùa bão ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 và xuất hiện sớm ở khu vực phía Bắc, chậm dần đối với khu vực phía Nam. Bão ở Việt Nam có phạm vi ảnh hưởng khá rộng. Mỗi khi có bão thường gây ảnh hưởng tới nhiều địa phương. Khi bão đổ bộ vào đất liền, tốc độ gió đã giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng trong phạm vi 50 – 100 km rồi tan. Bão có sức tàn phá mạnh và gây mưa to nên hay gây ra những thiệt hại lớn, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Thông thường, mưa do bão có thể chiếm 30 – 45% lượng mưa của mùa mưa. Vì thế, những năm không có bão hoặc ít bão, lượng mưa cả năm giảm đi rõ rệt. 1.1.4. Thủy văn Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc, nguồn nước phong phú, nhiều phù sa. Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 sông lớn nhỏ, có chiều dài từ 10 km trở lên. Sông suối đã tạo nên một mạng lưới dày đặc trên khắp mọi miền đất nước, với mật độ trung bình khoảng 0,66km/1km² diện tích lãnh thổ. Nơi có mật độ mạng lưới sông thấp là các vùng núi đá (chủ yếu ở miền Bắc) và vùng có khí hậu khô cạn (ở cực Nam Trung Bộ), nơi có mật độ sông suối lớn, trên 1,5 km/km² là ở các khu vực - 21 - miền núi cao có sườn đón gió. Các vùng đồng bằng châu thổ có mật độ mạng lưới sông đạt giá trị cao nhất, do ngoài sông suối tự nhiên, nơi đây còn có hệ thống mương máng, kênh rạch chằng chịt. Đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và tất cả các sông đều đổ ra Biển Đông, tiêu biểu là các sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu. Điều đáng chú ý là trên một số hệ thống sông lớn ở Việt Nam, mạng lưới sông có dạng nan quạt nên có khả năng tập trung nước rất nhanh. Vào mùa mưa lũ, khi có mưa lớn trên một diện rộng, nước sông dâng lên nhanh chóng nên rất dễ gây ra lũ lụt. Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi Việt Nam có chế độ nước đơn giản, trong năm chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn. Tuy nhiên, các sông ngòi ở miền Trung lại có thêm một đỉnh lũ tiểu mãn, chủ yếu xảy ra vào các tháng 5, 6 do các trận mưa dông nhiệt đầu mùa hạ mang lại trong khi ở đây vẫn còn đang là các tháng mùa khô. Như vậy, lũ tiểu mãn cùng với chế độ mưa khác biệt với miền Bắc và miền Nam đã tạo ra một kiểu thủy chế riêng cho khu vực này. Mùa lũ của sông ngòi kéo dài từ 3 - 6 tháng, trung bình là 4 - 5 tháng. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 - 80% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn trên các triền sông ở Việt Nam thường kéo dài hơn mùa lũ. Thời kỳ mùa cạn kéo dài trung bình là 7 - 8 tháng, với lượng nước nhỏ, chỉ chiếm từ 20 - 30% tổng lượng nước cả năm. Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam thường hay có những biến động thất thường, lệ thuộc vào diễn biến bất thường của thời tiết. Có những năm ở một số nơi đã có xuất hiện lũ cao trong thời kỳ mùa cạn do có lượng mưa khá lớn. Ở những vùng hạ lưu và cửa sông những năm có lượng nước cạn kiệt, sẽ - 22 - tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01820_7201_2003111.pdf
Tài liệu liên quan