Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea h’leo, tỉnh Đắk Lắk

Khiển trách 15 trường hợp, cảnh báo 06 trường hợp, cách

chức 01 trường hợp, khai trừ khỏi Đảng 01 trường hợp với các

nội dung vi phạm chủ yếu liên quan đến trách nhiệm trong thực

hiện chức trách nhiệm vụ được giao trong quản lý đất đai và

trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; buông lỏng

quản lý tài chính; chi trả lương và hợp đồng giáo viên trái quy

định; vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW của BCH Trung ương về

những điều đảng viên không được làm; tham ô; quản lý đất đai;

đạo đức lối sống; vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia

đình; quản lý tài chính.Thi hành kỷ luật khiển trách đối với 01

Chi bộ vì chưa làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác

quản lý tài chính tại đơn vị

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea h’leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân dân UBND 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ chính là phát huy trách nhiệm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của người CBCCVC; là quá trình đảm bảo công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quán triệt các văn bản có nội dung về đạo đức công vụ; đẩy mạnh các hình thức tổ chức tuyên truyền, quán triệt, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đối với CBCCVC sao cho phù hợp được chuẩn khung đạo đức công vụ mà pháp luật Việt Nam quy định. Từ đó củng cố lòng tin của người dân vào nền hành chính, vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực tế vi phạm đạo đức công vụ ngày càng tăng. Trong khi pháp luật điều chỉnh ở Việt Nam hiện nay thì chưa có Luật công vụ để điều chỉnh những sai phạm liên quan đến chuẩn mực đạo đức công vụ nên việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ bị phân bổ, rải đều ở tất cả các văn bản QPPL có nội dung quy định về đạo đức CBCCVC. Hàng năm, việc khiếu nại, tố cáo với những vụ việc phức tạp, đơn thư vượt cấp liên quan đến đạo đức thi hành công vụ của CBCCVC rất nhiều, đặc biệt là khiếu nại về văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử CBCC làm công tác tiếp công dân tại phòng “một cửa”, “một cửa liên thông”. Mặt khác, đối với huyện Ea H’Leo giai đoạn hiện nay, những sai phạm của CBCCVC trong thi hành công vụ cũng ngày càng tăng về những hành vi sai phạm trong thực hiện pháp luật đạo đức công vụ. Vì vậy, từ thực tế thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, bộ quy tắc về đạo đức công vụ đối với CBCCVC hiện nay 2 gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng pháp luật để đánh giá cam kết hoàn thành nhiệm vụ. Với những lý do trên và lòng mong muốn tìm hiểu sâu xa hơn các quy định pháp luật về đạo đức công chức trong thi hành công vụ và thực trạng giải pháp hiện nay của địa phương nơi tôi công tác. Tôi chọn đề tài “Thưc hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nhiều bài luận văn cao học đề cập tới khung pháp lý đạo đức công vụ trong tình hình mới, như Luận văn “Đạo đức công vụ trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Bùi Thị Hồng Vân – Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam” của Tạ Quốc Tuấn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; “Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay” của Lê Thị Huyền Trang – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Nhiều bài nghiên cứu, trao đổi trên tạp chí, báo, đài như: “Xây dựng và nâng cao đạo đức công vụ - Vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng đội ngũ CBCC” Ths. Hoàng Thị Khánh Dung - Phó trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật; “Thực trạng pháp luật về đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hoàn thiện” Đoàn Thị Ngọc Hải – Sở Tư pháp Tỉnh Ninh Bình; “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính Nhà nước” Trương Quốc Việt – Đại Học Nội vụ Hà Nội, Tạp chí tổ chức Nhà nước; “Về năng lực thi hành công vụ của đội ngũ công chức hành chính”, Tạp chí Cộng sản; “Một số kinh nghiệm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ tiếp công 3 dân” Nguyễn Hồng Điệp; “Bàn về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp phường” Nguyễn Thị Vân Hương (2014), Tạp chí Giáo dục lý luận số 214; “Đạo đức công vụ” - Nguyễn Đăng Thành - Chủ biên (2012), Nxb Lao động, Hà Nội. Từ năm 2014 đến nay, các cơ quan, đơn vị, sự nghiệp Nhà nước bắt đầu tổ chức các cuộc Hội thảo về văn hóa ứng xử cho CBCC; các cuộc Hội thảo về đạo đức và trách nhiệm do các tỉnh tổ chức. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Làm rõ một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ở huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa bàn huyện. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu những lý luận thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. + Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, chỉ rõ nguyên nhân, hạn chế, bài học kinh nghiệm. + Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ của CBCCVC được phản ánh trong một số văn bản như Luật CBCC năm 2008; Luật Viên chức; Luật PCTN năm 2005; Luật THTK, CLP, Luật Tiếp công dân. 4 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk và một số báo cáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ năm 2012 – 2017 của địa phương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận nhận thức duy vật biện chứng của Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng phương pháp sau: Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp phân tích quy phạm được nhiều tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung một số chế định. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số lý luận về pháp luật, đạo đức công vụ; khẳng định tính khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công vụ và vai trò của thực hiện các quy định pháp luật đối với hành vi đạo đức của CBCCVC làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào 5 thực tế ở huyện trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đảm bảo tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân và xã hội, góp phần thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đạt hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn phân tích có nội dung chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. Chương 2: Thực trạng về thực hiện pháp luật về đạo đức công chức huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Đạo đức và công vụ 1.1.1.1. Đạo đức Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lễ, nghĩa, đạo lý, lợi ích chung của xã hội và được phân loại thành đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội. 1.1.1.2. Công vụ Công vụ là hoạt động do CBCCVC nhân danh Nhà nước hoặc những cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, đặc trưng của công vụ luôn gắn với quyền lực Nhà nước, là hoạt động của CBCCVC thi hành nhiệm vụ được giao. 1.1.2. Đạo đức công vụ 1.1.2.1. Khái niệm Đạo đức công vụ là những chuẩn mực đạo đức được áp dụng cho một nhóm người nhất định trong xã hội khi thi hành công vụ. Đạo đức công vụ luôn bao gồm hai yếu tố: Đạo đức cá nhân từng CBCCVC trong đời sống xã hội và đạo đức khi thi hành công vụ. Một số lý do ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức công vụ hiện nay là Hệ thống văn bản quy định về đạo đức công vụ hiện nay; Đời sống tinh thần, đời sống đạo đức; Văn hóa, tâm lý, truyền thống. 7 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công vụ Đạo đức công vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là chuẩn mực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên một cách tốt nhất, là sự chấp hành tuyệt đối kỷ luật, là đạo đức mới trong công tác bố trí cán bộ. Hồ Chí Minh đã đưa các giá trị cốt lõi của đạo đức công vụ vào rất nhiều tác phẩm, như: Tại tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947. Hồ Chí Minh luôn khẳng định việc xây dựng con người, CBCCVC Nhà nước luôn phải lấy Đức làm gốc, đức người cán bộ là đạo đức cách mạng thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc với nhân dân. Người đã chỉ rõ làm người cách mạng, làm CBCCVC luôn phải có đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đảng ta coi quan điểm về đạo đức công vụ là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đội ngũ CBCCVC. 1.1.3. Pháp luật về đạo đức công vụ Pháp luật về đạo đức công vụ là hệ thống quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, hình thức, thủ tục luật định ghi nhận những chuẩn mực đạo đức của CBCCVC để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động công vụ và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp riêng của nhà nước, nhằm xây dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. 1.2. Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ 8 1.2.1. Đặc điểm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ là quá trình thực hiện có mục đích mà CBCCVC, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao quyền, nhằm đưa pháp luật có quy định chuẩn mực đạo đức của CBCCVC vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện. 1.2.1.1. Đặc điểm Thứ nhất, Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng là hoạt động nhằm đưa những quy định chuẩn mực đạo đức CBCCVC vào thực tiễn cuộc sống. Hai là, Chủ thể thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ này là yếu tố quyết định hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ khác với việc thực hiện pháp luật chung. Thứ ba, hình thức thực hiện pháp luật chung và thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đều có 04 hình thức: tuân thủ pháp luật,; Thi hành pháp luật,; Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật. Riêng đối với thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, hình thức thực hiện thể hiện ở đặc điểm áp dụng pháp luật. 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ a. Điều kiện kinh tế-xã hội b. Văn hóa, tâm lý, truyền thống, chính trị c. Yếu tố căn cứ pháp luật d. Trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ CBCCVC 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ Hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ chủ yếu thể hiện ở nội dung áp dụng pháp luật về đạo đức công vụ: 9 - Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ. - Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ 1.3.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ (thông qua Hội nghị, Hội thảo, tổ chức tập huấn, đào tạo...). Triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm phải bám sát các nội dung theo Luật CBCC năm 2008; Luật Viên chức, Luật PCTN; Luật THTK, CLP; Luật Tiếp công dân và các quy định, quy chế của các đơn vị liên quan đến đạo đức công vụ. 1.3.2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ Tổ chức tuyên truyền các các quy định, quy chế liên quan đến đạo đức công vụ tại địa phương, đơn vị. 1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ Kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp CBCCVC cố tình vi phạm đạo đức công vụ. Cơ quan, tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát. 1.4. Một số nội dung chính về đạo đức công vụ được phản ánh trong một số văn bản pháp luật 10 1.4.1. Nội dung Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008, Luật Viên chức Việt Nam quy định về đạo đức công vụ Luật CBCC năm 2008 quy định chuẩn mực đạo đức công vụ thể hiện ở nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể (Điều 8 đến Điều10). Chuẩn mực đạo đức thể hiện ở khung pháp lý văn hóa giao tiếp của CBCC (Điều 15 đến Điêu 17). Chuẩn mực đạo đức quy định ở những việc CBCC không được làm (Điều 18 đến Điều 20). Ngay cả chuẩn mực đạo đức công vụ cũng được coi là căn cứ đánh giá công chức tại Điều 55: Đánh giá công chức và Điều 56: nội dung đánh giá công chức. Trong đó, đối với viên chức thì được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2016 cũng có quy định về chuẩn mực đạo đức mà viên chức không được làm tại Điều 19 quy định viên chức không được. 1.4.2. Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác 1.4.2.1. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 Đối với nội dung đạo đức công vụ được quy định trong Luật PCTN 2005 và một số điều sửa đổi tại Luật PCTN 2012 liên quan mật thiết đến quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của CBCCVC và một một số nội dung quy định khác, trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực quy định. 1.4.2.2. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Luật THTK, CLP quy định chế tài xử phạt đối tượng có hành vi lãng phí; quy định trách nhiệm của người phát hiện lãng 11 phí về tính trung thực của các thông tin; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có lãng phí trong việc xem x t xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ra lãng phí 1.4.2.3. Luật tiếp công dân Luật tiếp công dân quy định rõ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được. 1.4.2.4. Một số quy định, quy chế, đạo luật khác Cụ thể hóa những những quy định về đạo đức công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Quy định về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, quy định hành vi trong giao tiếp và ứng xử của CBCCVC. 12 Kết luận Chương 1 Tại Chương I, luận văn “thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo tỉnh Đắk lắk” đã đưa ra và phân tích một số cơ sở lý luận chung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ về khai niệm đạo đức, công vụ, thi hành công vụ Qua phân tích những nội dung về đạo đức công vụ được phản ảnh trong các văn bản pháp luật, cũng như việc áp dụng những văn bản trên vào thực tế sao cho hiệu quả, để tìm được nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tường văn bản có quy định chuẩn khung đạo đức của CBCCVC. Chương I đã chỉ ra việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ gồm những nội dung sau: - Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ. - Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ. - Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ. Việc phân tích đưa ra những nội dung thực hiện pháp luật trong Chương 1 là cơ sở để thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo của Chương1. Từ đó, có cơ sở để đánh giá được ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo quán triệt pháp luật, cũng như đến tuyên truyền và kiểm tra. 13 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Một số đặc điểm huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk liên quan đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Ea H'Leo thành lập theo Quyết định số 110-CP, ngày 03-4-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Nằm ở phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích là 133.512 ha với 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và thị trấn Ea Drăng (xã Ea Hiao, Ea Sol, Ea H’Leo, Cư Mốt, Ea Nam, Ea Tir, Ea Ral, Ea Khal, Dliê Yang, Ea Sol, Ea Hiao). Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ea H’Leo, Tỉnh Đăk Lăk “Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện” 2.1.2. Văn hóa, chính trị Tình hình văn hóa xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững trong nhiều năm qua. 14 2.1.3. Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCCVC Đội ngũ CBCCVC của huyện là 2.254 biên chế. Trong đó, đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có 395 CBCCVC dân tộc thiểu số. Chất lượng đội ngũ CBCCVC huyện có học vị thạc sĩ tăng và chất lượng đội ngũ CBCCVC được nâng lên. Nhìn chung, đội ngũ đông, được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ, nhưng hoạt động không hiệu quả, luôn xảy ra tình trạng “đòi” thêm biên chế vì thiếu người làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk - Triển khai tổ chức 05 buổi Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, của Bộ Chính trị về học tập đạo đức, phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh; 02 buổi Hội nghị học tập quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Hội nghị quán triệt phổ biển Nghị Quyết TW4 (khóa XII). - Đã xây dựng 02 chương trình và 05 kế hoạch về thực hiện các quy định liên quan đến pháp luật đạo đức công vụ. - Chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan đơn vị thực hiện các Chuyên đề năm 2017 “Học tập làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Triển khai nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp luật. - Duy trì thường xuyên các cuộc họp khối nội chính hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và năm. 15 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk Tuyên truyền, vận động CBCCVC thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đạo đức công vụ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc, bồi dưỡng lý luận chính trị. 2.2.3. Tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk - Số cuộc thanh tra từ năm 2012 đến 2017, Thanh tra huyện đã triển khai hơn 100 cuộc thanh tra về kinh tế xã hội, trong đó có 40 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 20 cuộc thanh tra đột xuất. Đã kết thúc 95/100 cuộc thanh tra. + Bộ phận tiếp dân của huyện đã nhận 1250 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, số vụ việc khiếu nại liên quan đến CBCCVC vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ gần 500 thư, chiếm gần 50% số đơn, thư khiếu nại, tố cáo hàng năm. - Số cuộc kiểm tra, giám sát: Tiến hành kiểm tra 09 tổ chức và 55 trường hợp đảng viên, cấp ủy viên các cấp có dấu hiệu vi phạm, đồng thời chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra các đảng ủy trực thuộc kiểm tra 01 tổ chức và 87 trường hợp đảng viên và cấp ủy viên cơ sở có dấu hiệu vi phạm. Giám sát theo chuyên đề có liên quan về đạo đức công vụ đối với cấp huyện và cấp cơ sở là 155 cuộc giám sát, trong 16 đó cấp huyện giám sát 13 cuộc, Ủy ban kiểm tra cơ sở giám sát 142 cuộc, qua giám sát có 08 đơn vị có khuyết điểm. - Xử lý các hành vi trái pháp luật về đạo đức công vụ Khiển trách 15 trường hợp, cảnh báo 06 trường hợp, cách chức 01 trường hợp, khai trừ khỏi Đảng 01 trường hợp với các nội dung vi phạm chủ yếu liên quan đến trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao trong quản lý đất đai và trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; buông lỏng quản lý tài chính; chi trả lương và hợp đồng giáo viên trái quy định; vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW của BCH Trung ương về những điều đảng viên không được làm; tham ô; quản lý đất đai; đạo đức lối sống; vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; quản lý tài chính.Thi hành kỷ luật khiển trách đối với 01 Chi bộ vì chưa làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quản lý tài chính tại đơn vị. - Về thực hiện Luật THTK,CLP trên một số lĩnh vực Việc triển khai thực hiện Luật THTK,CLP tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả, không có trường hợp nào sử dụng lãng phí tài sản công, việc sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo hiệu qủa cho hoạt động của cơ quan. Từ năm 2010 đến năm 2015 tiết kiệm dự toán chi thường xuyên theo chỉ đạo của toàn huyện là 35.845 triệu đồng. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Nguyên nhân, kết quả đạt được Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Kịp thời, phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh những CBCCVC, đảng viên vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ, ngăn chặn phòng ngừa sai phạm. 17 2.3.2. Hạn chế Hạn chế từ quy định có liên quan đến pháp luật về đạo đức công vụ; Hạn chế của công tác cấp ủy trong tuyên truyền. Hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn CBCCVC; Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra, tổ chức CBCCVC; Hạn chế về CBCCVC là người ĐBDTTS và điều kiện kinh tế các xã có ĐBDTTS đông dân. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Năng lực, trình độ của một số CBCCVC là ĐBDTTS còn hạn chế. b. Nguyên nhân chủ quan Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên để nâng cao nhận thức CBCCVC về thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ cũng như những quy tắc ứng xử nơi công sở. 18 Kết luận Chương 2 Tại Chương 2, luận văn đã phân tích các nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn, số liệu thu thập được của huyện Ea H’Leo về công tác lãnh, đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật, tuyên truyền, đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật đem lại được kết quả, hạn chế trong 5 năm qua. Vì vậy, với những kết quả đạt được, việc nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao thực hiện tốt pháp luật về đạo đức công vụ trong Chương 3. 19 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ Thứ nhất, nâng cao nhận thức của CBCCVC trong hệ thống chính trị các cấp về vai trò của pháp luật trong thi hành công vụ Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn với tự phê bình và phê bình; phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Thứ ba, trung thực trong nhiệm vụ, không tranh công, không đổ l i; cầu thị, có chí tiến thủ, khiêm tốn, không kiêu ngạo, đặc biệt là xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của CBCCVC, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị Thứ tư, xây dựng tính gương mẫu đạo đức công vụ học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 3.2. Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” Chấp hành nghiêm túc các quy chế, các quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan; luôn ý thức gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. 3.3. Xây dựng cơ chế quản lý, tạo điều kiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ 20 Xây dựng đội ngũ CBCCVC có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của CBCCVC Chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với CBCCVC. 3.4. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ Hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ. Đối với khu vực thực hiện pháp luật đạo đức công vụ là vùng có ĐBDTTS chiếm phần lớn, xây dựng quy định pháp luật phải phù hợp với CBCCVC là ĐBDTTS, ĐBDTTS tại ch . 3.5. Đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí a. Phòng, chống quan liêu b. Phòng chống hành vi tiêu cực tham nhũng c. Phòng, chống lãng phí 3.6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc pháp luật về đạo đức công vụ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc giá trị đạo đức công vụ cơ bản. 3.7. Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ Cần thể chế nguyên tắc công khai, minh bạch thành luật pháp với những quy định cụ thể và có tính khả thi. 3.8. Thực hiện khen thưởng và xử lý nghiêm vi phạm đạo đức công vụ Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_dao_duc_cong_vu_tu_t.pdf
Tài liệu liên quan