Tổng hợp câu hỏi và trả lời học phần Thị trường chứng khoán

CÂU HỎI THỰC TIỄN

 

1. Vai trò của TTCK?

2. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp ở VN? (ôn tập lý thuyết trang 1)

3. Tính minh bạch của thông tin trên TTCKVN?

4. Các chủ thể

5. Nhận xét về thị trường sơ cấp?

- Trái phiếu DN

- Cổ phiếu

- TP chính phủ

- TP (DN + CP)

6. Nhận xét về tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường?

7. Bình luận về giao dịch chứng khoán? ( HASTC, HoSE, UPCOM)

8. Bình luận về giao dịch TPCP ( Hà nội – thị trường chuyên biệt.)

9. Các lệnh mua bán ở VN? Các hình thức khớp lệnh ở VN?

10. Bình luận “ OTC là thị trường dành cho DN vừa và nhỏ, công nghệ cao và có tiềm năng phát triển”

11. Liên hệ Việt nam các vấn đề cơ bản của Sở giao dịch chứng khoán.

12. Liên hệ Việt nam các vấn đề cơ bản của thị trường OTC

13. Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán. (ôn tập lý thuyết trang 11)

14. P/b cổ phiếu thường và quỹ đầu tư

15. Các vấn đề cơ bản trong định giá trái phiếu (ôn tập lý thuyết trang 12)

16. Ý nghĩa – nội dung – phương pháp xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu

17. Ý nghĩa của việc xác định độ co giãn của trái phiếu.

18. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán.

19. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán( liên hệ VN).

20. Thực trạng hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp câu hỏi và trả lời học phần Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường của các công ty chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh chứng khoán của đơn vị. Ngoài ra, các công ty chứng khoán chưa tận dụng được ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận một cách hiệu quả, nên chưa phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc giao dịch cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường. Vì thế, trong nhiều phiên liên tiếp, chỉ số UPCoM giảm điểm, với khối lượng giao dịch đạt ở mức thấp. Sau gần một năm hoạt động, chỉ số UPCoM-Index không những không tăng điểm, mà còn giảm tới hơn 50%. Đóng cửa phiên ngày 17-3-2010, chỉ số UPCoM-Index đạt 44,29 điểm, với khối lượng giao dịch chỉ đạt 341.031 CP, tương đương giá trị 4,268 tỷ đồng. Bước sang năm 2010, niềm vui lớn đã đến với các NĐT tham gia trên thị trường Upcom. Ngày 30/6/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 95/2010/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại HNX ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. HNX cho biết, việc áp dụng các thay đổi trong Thông tư 95/2010/TT-BTC nằm trong mục tiêu xuyên suốt trong việc xây dựng và phát triển thị trường UPCoM là mở rộng thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do. Việc mở rộng thời gian giao dịch, có giờ bắt đầu cùng với thị trường niêm yết là tạo điều kiện cho nhà đầu tư thuận tiện tham gia trên cả hai thị trường và đáp ứng nhu cầu giao dịch linh hoạt của nhà đầu tư trong ngày giao dịch. Việc giảm thiểu điều kiện đăng ký giao dịch là một bước để tạo điều kiện cho tất cả các công ty đại chúng có thể đăng ký tham gia thị trường UPCoM.Các điều chỉnh trên thị trường UPCoM sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 19/7/2010. Việc thay đổi phương thức giao dịch sang khớp lệnh liên tục nhằm làm tăng sự sôi động của thị trường, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán và từ đó tăng tính hấp dẫn của UPCoM, thu hút được sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư. Giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng từ 4 tỷ đồng/phiên lên 13 tỷ đồng /phiên. Đặc biệt, có phiên giao dịch UPCoM giá trị giao dịch lên tới 86 tỷ đồng. Giá trị thị trường của các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM tính đến ngày 15/7/2010 là gần 14.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 01/12/2010, thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu (UPCoM) có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Tổng khối lượng giao dịch đạt 510.674 đơn vị (giảm 57,44%), với giá trị đạt hơn 11,22 tỷ đồng (giảm 52,31%).Toàn thị trường có 19 mã tăng giá, 18 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 66 mã không có giao dịch. B. Giao dịch chứng khoán trên SGDCKHN và SGDCKHCM 1. Các quy định chung NỘI DUNG TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI GHI CHÚ Ngày giao dịch Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định. Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định Thời gian giao dịch Phiên 1: Từ 8h30 đến 9h00 Phiên 2: Từ 9h00 đến 10h15 Phiên 3: Từ 10h15 đến 10h30 Liên tục từ 8h30 đến 11h00 Phiên 1& 3 là khớp lệnh định kỳ và phiên 2 là khớp lệnh liên tục. Phiên 4: Từ 10h30 đến 11h Riêng đối với trái phiếu giao dịch theo phương thức thoả thuận. Các giao dịch được thực hiện liên tục từ  8h30 đến 11h00 Thực hiện theo phương thức thỏa thuận Lô giao dịch Giao dịch lô chẵn: 10 đến 19.990 cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Giao dịch lô chẵn: Từ 100 cổ phiếu trở lên và là bội số của 100. Giao dịch lô lớn: 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Riêng đối với trái phiếu từ  3.000 trái phiếu trở lên. Từ 5.000 cổ phiếu trở lên, kể cả lô lẻ (VD 5.001 CP) Riêng đối với trái phiếu từ 100 triệu tính theo mệnh giá trở lên Thực hiện theo phương thức thỏa thuận Loại lệnh giao dịch Lệnh giới hạn: Khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán chấp nhận tới giá mua cao nhất hoặc giá bán thấp nhất bằng với mức giá mà mình đã đưa ra. Lệnh giới hạn: Khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán chấp nhận tới giá mua cao nhất hoặc giá bán thấp nhất bằng với mức giá mà mình đã đưa ra. Lệnh ATO: lệnh giao dịch tại mức giá xác định giá mở cửa Lệnh ATC: lệnh giao dịch tại mức giá xác định giá đóng cửa Lệnh thoả thuận: do khách hàng tự thoả thuận với đối tác rồi thông báo thực hiện qua Công ty Chứng khoán hoặc yêu cầu Công ty chào mua/bán trên thị trường và thực hiện giao dịch. Lệnh thoả thuận: do khách hàng tự thoả thuận với đối tác rồi thông báo thực hiện qua Công ty Chứng khoán hoặc yêu cầu Công ty chào mua/bán trên thị trường và thực hiện giao dịch. Thực hiện theo phương thức thỏa thuận Biên độ giao động giá /-5% đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư, nghĩa là giá giao dịch trong ngày chỉ có thể dao động trong khoảng cộng/trừ 5% so với giá tham chiếu (giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó) /-7% đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư, nghĩa là giá giao dịch trong ngày chỉ có thể dao động trong khoảng cộng/trừ 7% so với giá tham chiếu (giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó) Không áp dụng biên độ dao động giá đối với trái phiếu Đơn vị yết giá o  Đối với các mức giá từ 10.000đ đến 49.900đ thì đơn vị yết giá là 100đ o  Đối với các mức giá từ 50.000đ đến 99.500đ thì đơn vị yết giá là 500đ o  Đối với các mức giá từ 100.000đ  trở lên thì đơn vị yết giá là 1.000đ  Đơn vị yết giá là 100đ Không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu Hiệu lực    của lệnh Lệnh giới hạn: Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. Lệnh giới hạn: Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. Lệnh ATO: Nếu lệnh không khớp lệnh sẽ tự động bị hủy bỏ. Trường hợp lệnh ATO chỉ khớp 1 phần thì phần lệnh không khớp sẽ tự động bị hủy bỏ. Lệnh ATC: Nếu không khớp sẽ tự động bị hủy bỏ. Sửa, hủy lệnh Khớp lệnh định kỳ: Không được hủy lệnh được đặt trong cùng đợt khớp lệnh. Được hủy lệnh chưa được thực hiện (hết) trong lần khớp lệnh định kỳ/liên tục trước đó. Các lệnh/ phần lệnh chưa khớp của lệnh giao dịch báo giá khách hàng được phép yêu cầu sửa giá hoặc huỷ. Lệnh giao dịch thoả thuận chưa được thực hiện, khách hàng có thể yêu cầu huỷ lệnh giao dịch. Khớp lệnh liên tục: được phép hủy các lệnh chưa được thực hiện.  Phương thức giao dịch Thời gian và cách thức đặt lệnh: Khách hàng đến đặt lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch của Công ty từ 8h00 đến 10h55 các ngày giao dịch. Trường hợp khách hàng có nhu cầu đặt lệnh từ xa bằng fax và các phương thức khác, khách hàng phải thoả thuận bằng văn bản với Công ty nhằm đảm bảo việc đặt và thực hiện lệnh phải tuân thủ đúng các quy định về giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật. Phiếu lệnh giao dịch: gồm lệnh Mua, lệnh Bán và lệnh Huỷ. Phiếu lệnh hợp lệ là phiếu lệnh có đầy đủ tên Khách hàng, Số CMND, Mã số khách hàng, Tên chứng khoán, Số lượng, Giá, ngày giao dịch, chữ ký của Khách hàng (đúng theo mẫu chữ ký Khách hàng đã đăng ký khi mở tài khoản). Riêng đối với lệnh Huỷ, khách hàng phải ghi rõ số lượng, giá chứng khoán đã đặt ở lệnh gốc và số lượng chứng khoán cần huỷ. Đối với lệnh mua bán ATO, ATC, ở cột giá khách hàng ghi chữ  ATO, ATC tương ứng Ký quỹ: Trước khi đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán, trong tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng tại Công ty phải có đủ 100% giá trị chứng khoán đặt mua hoặc 100% số lượng chứng khoán đặt bán. Riêng đối với lệnh ATO, ATC vì không ghi mức giá cụ thể nên khách hàng sẽ phải ký quỹ 100% giá trị chứng khoán đặt mua theo giá trần của ngày giao dịch đó. Ngày thanh toán Theo quy định hiện hành, ngày thanh toán là T 3 (03 ngày làm việc sau ngày giao dịch). Cụ thể là: đến 15h30 ngày T 3, tiền của người bán và chứng khoán của người mua sẽ được ghi có vào tài khoản của khách hàng tại Công ty Chứng khoán. Riêng với giao dịch trái phiếu, ngày thanh toán được quy định là T 1 (01 ngày làm việc sau ngày giao dịch)  2. Nhận xét về hoạt động của HNX trong thời gian qua: Năm 2009 Trong năm 2009 là năm đánh dấu sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ của HNX với những sự kiện vô cùng quan trọng: Chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên thành Sở GDCK Hà Nội, đưa vào hoạt động thị trường giao dịch giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom) và Hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX cũng có bước phát triển mạnh. Cụ thể, số doanh nghiệp niêm yết tăng 55% so với năm 2008, đạt 257 công ty với tổng giá trị niêm yết đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng 85% giá trị niêm yết và tăng gần 97% giá trị thị trường so với thời điểm cuối năm 2008. Quy mô giao dịch tăng 282,85% so với năm 2008. Hoạt động đấu giá cổ phần được duy trì khá tốt với khối lượng cổ phần bán được là 116.825.943 cổ phần, tương đương tổng giá trị thanh toán thực tế là hơn 1.468 tỷ đồng, tỷ lệ thành công các phiên đạt 87% trong khi năm 2008 là 43%. Bên cạnh đó, HNX đã tổ chức tốt các đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, ngoại tệ, huy động được 2.578 tỷ đồng và 387 triệu USD. Đối với thị trường trái phiếu, HNX thực hiện cơ cấu lại hàng hóa theo hướng giảm bớt số mã niêm yết trên thị trường thứ cấp, cải tiến phương thức phát hành theo hướng ưu tiên phát hành trái phiếu lô lớn, đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống để đưa trái phiếu ngoại tệ vào giao dịch trên hệ thống trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Năm 2010 Ngày 9/3/2010, Sở GDCK Hà Nội (HNX) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm khai trương hoạt động (8/3/2005 – 8/3/2010). Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, HNX đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thực sự trở thành một TTCK công khai, minh bạch với quy mô liên tục phát triển, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ và doanh nghiệp, thể hiện trên các mặt chủ yếu như sau: Thứ nhất, HNX đã xây dựng thành công thị trường sơ cấp phục vụ hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu hiệu quả và bền vững. Qua 5 năm thực hiện, HNX tổ chức được 171 phiên đấu giá, bán được 925 triệu cổ phần, thu về cho Nhà nước 27.200 tỷ đồng, trong đó phần thu chênh lệch so với giá khởi điểm là 12.600 tỷ đồng. Hoạt động đấu giá liên tục được cải tiến về phương thức và công nghệ, hình thành các cuộc đấu giá có tính chất kết nối, thống nhất giữa hai đầu Bắc - Nam, mở rộng được địa bàn phục vụ nhà đầu tư ra phạm vi toàn quốc. Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức đấu giá cổ phần hóa, HNX đã hoàn thành tốt công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) để huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Tính từ năm 2006, HNX đã tổ chức được 158 phiên đấu thầu TPCP, huy động 41.100 tỷ đồng cho ngân sách. Đặc biệt, trong năm 2009, HNX đã tổ chức thành công việc đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, huy động được 460 triệu USD với lãi suất trúng thầu bình quân 3,4%, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc huy động ngoại tệ của Chính phủ qua kênh đấu thầu trái phiếu. Thứ hai, HNX đã tổ chức tốt các thị trường giao dịch thứ cấp hiện đại, công bằng và minh bạch. Thị trường cổ phiếu niêm yết có sự phát triển nhanh và mạnh khởi đầu bằng 6 doanh nghiệp vào tháng 7/2005. Tính đến năm 2009 đã có 266 doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị 37.500 tỷ đồng theo mệnh giá, tăng gần 30 lần về số lượng, 24 lần về giá trị; quy mô giao dịch bình quân phiên đạt gần 800 tỷ đồng/phiên, tăng 220 lần. Bên cạnh thị trường niêm yết cổ phiếu truyền thống, HNX đã đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch TPCP từ tháng 9/2009. Sau khi thực hiện thành công việc tập trung đấu thầu (năm 2006) và tập trung niêm yết TPCP (năm 2008) về HNX, hiện nay tất cả TPCP được phát hành qua đấu thầu và bảo lãnh được tập trung giao dịch trên một hệ thống giao dịch mới và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát triển TTCK Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Quy mô thị trường trái phiếu đạt 140.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10% GDP năm 2009.   Ngoài các CtyCK, thị trường này cũng thu hút nhiều ngân hàng thương mại lớn, các nhà đầu tư có tổ chức trong và ngoài nước tham gia giao dịch, với quy mô giao dịch bình quân trong 3 năm qua đạt được xấp xỉ 480 tỷ đồng/phiên. Ngoài ra, HNX đã đưa thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đi vào vận hành từ tháng 6/2009 nhằm thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có quản lý của Nhà nước. Đến nay, UPCoM có 48 doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Với khoảng 3.000 CtyĐC chưa niêm yết hiện nay, thị trường UPCoM là tiền đề để đưa các doanh nghiệp này vào giao dịch thống nhất trên thị trường có tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch trên thị trường tự do. Thứ 3, Từng bước khẳng định vị trí tương xứng trong mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, từng bước hội nhập vào thị trường vốn trong khu vực và trên thế giới. Trong năm 2010, HNX đặt mục tiêu trọng tâm là củng cố phát triển chiều sâu các hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của Sở, với những việc làm trọng tâm: Tập trung định hình lại chiến lược phát triển tổng thể; Tập trung củng cố và phát triển các thị trường hiện có; Tiếp tục nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ. Tính đến ngày 3/12/2010, số liệu thống kê trên sàn HNX cho hay, tổng khối lượng giao dịch bình quân là 62,39 triệu/cổ phiếu và GTGD bình quân đạt trên 1169 tỷ đồng/ cổ phiếu, đưa tổng số cổ phiếu niêm yết tại HNX đạt 365 cổ phiếu. Bên cạnh đó, giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động, đưa HNX-Index dừng lại ở mức 116.66 điểm vào phiên cuối tuần. KLGD trái phiếu cũng tăng mạnh so với các tháng trước đó, tổng cộng có 29 triệu TP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt 3123 tỷ đồng. Giao dịch trái phiếu đã góp phần nâng tổng GTGD toàn thị trường trong tuần qua lên 8964 tỷ đồng( +78%). 3. Đánh giá hoạt động giao dịch tại sàn Hồ Chí Minh trong thời gian qua Năm 2009, sàn Hose đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm. Có những điểm tồi tệ nhất khi VN-Index về đáy 235,5 điểm, cũng có thời khắc chúng ta chứng kiến Vn-Index leo lên đỉnh 624,10 điểm, có cả giai đoạn sàn giao dịch thăng hoa với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng cùng gần 6,5 tỷ đồng được giải ngân. Năm 2010, Hose ghi dấu ấn tuổi lên 10. Trong những năm qua, Hose đã có những bước tiến đáng kể cả về chất và lượng. So với con số 270 tỷ đồng giá trị vốn niêm yết vào ngày đầu giao dịch với hơn 100 ngàn tỷ đồng tổng giá trị chứng khoán niêm yết vào giữa tháng 3/2010 và tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 525 ngàn tỷ đồng, quả là một bước tiến dài sau 10 năm phát triển. Tham gia vào giao dịch trên thị trường, hiện có hơn 800 ngàn tài khoản của các nhà đầu tư so với 2.500 tài khoản của năm 2000. Tính thanh khoản của thị trường cũng được cải thiện. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng bình quân đến năm 2008 là 2,34 lần/năm. HoSE cũng trưởng thành hơn trong công tác tổ chức và điều hành thị trường. Giao dịch trực tuyến có thể xem là dấu son về mặt công nghệ trong giai đoạn 10 năm phát triển đầu tiên này. Thông tin được xem là huyết mạch của thị trường. Vi phạm về công bố thông tin được phát hiện kịp thời, đảm bảo tuân thủ chế độ quản trị công ty tại các công ty niêm yết, thời gian công bố thông tin được rút ngắn, phương tiện công bố thông tin được đa dạng hóa… là những biện pháp đã và đang được triển khai nhằm giúp Sở có được “niềm tin của nhà đầu tư”. Đặc biệt để hỗ trợ tính thanh khoản của thị trường, HOSE đã quyết định nới rộng thời gian giao dịch khớp lệnh liên tục, đồng thời thực hiện giao dịch thỏa thuận ngay từ đầu phiên. Bắt đầu từ 13/9/2010, thời gian khớp lệnh liên tục sẽ kéo dài 105 phút, từ 8h45 đến 10h30. Đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa vẫn là 15 phút nhưng do thời gian khớp lệnh liên tục được kéo dài thêm và lùi xuống 10h30’ nên đợt khớp lệnh này sẽ là từ 10h30 đến 10h45. Riêng thời gian giao dịch thỏa thuận dài nhất, tới 150 phút, diễn ra trong cả phiên, từ 8h30 đến 11h. Tính thanh khoản của thị trường liên tục ở mức thấp. Nếu so sánh với thời điểm "đỉnh" về khối lượng giao dịch trong năm 2010, với gần 200 triệu đơn vị được khớp lệnh, tương đương giá trị 6.700 tỷ đồng trong 1 phiên , đẩy VN-Index bật qua ngưỡng 500 lên 506,54 điểm.(ngày 5-7) thì tính đến cuối tháng 11, tuy không vượt qua ngưỡng 500 nhưng VN-Index đã có những chuyển mình nhất đinh. Theo thống kê giao dịch, vào ngày cuối cùng của tháng 11(30-11),Vn-index đạt 451,59 điểm. Dòng tiền đang có xu hướng đổ mạnh vào thị trường, tâm lý lạc quan và hưng phấn dẫn dắt. Lực mua đang hồi phục, hầu hết giá đặt mua ở mức cao. Thanh khoản thực sự bùng nổ. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 67 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 1.382,12 tỷ đồng. Nối tiếp đà tăng của thị trường, giao dịch Hose ngày 3/12/2010 đã chứng kiến Vn-Index đóng cửa tăng mạnh 6,93 điểm lên 464,35 điểm. Có thể nói đã đi lên của thị trường đang được củng cố và khẳng định. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 72 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 1.548,76 tỷ đồng. Giao dịch diễn biến tích cực từ đầu đến tận lúc đóng cửa phiên. Hoạt động mua, bán nhộn nhịp, hưng phấn. Tốc độ giao dịch tăng vọt, cầu giá cao đột biến. Những cổ phiếu nóng bị xả hàng hai phiên trước đó giờ cũng được mua lại quyết liệt. Lệnh mua ào ạt tung vào hệ thống, bất chấp giá. Hiệu ứng lan toả nhanh chóng tác động sang những mã blue-chips vốn đang giằng co. Rất nhanh, dư bán của nhiều mã trong số này bị vét sạch; những mã còn lại đều lấp ló dư bán trần. Cổ phiếu lớn nhỏ đồng loạt tăng trần. Theo nhận định của các công ty chứng khoán, nếu VN-Index vọt qua mốc 460 – 466 điểm, mốc kháng cự rất mạnh của thị trường trong 4 tháng qua thì khả năng thị trường sẽ xác lập xu hướng tăng điểm trong trung hạn bởi khối lượng giao dịch đã được cải thiện rất nhiều so với các phiên giao dịch của tháng 11. Câu 8: Bình luận về giao dịch TPCP trên thị trường chuyên biệt Năm 2009 Ngày 24/9/2009 HNX đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP). Như vậy, tại sàn Hà Nội sẽ hình thành một thị trường trái phiếu chuyên biệt,hoàn toàn tách giao dịch trái phiếu ra khỏi giao dịch chứng khoán chung như từ trước đến nay. Hàng hóa giao dịch trên hệ thống là trái phiếu Chính phủ; trái phiếu chính quyền địa phương; trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Thành viên giao dịch là các tổ chức bao gồm công ty chứng khoán, được thực hiện nghiệp vụ tự doanh và môi giới; các NHTM, được thực hiện nghiệp vụ tự doanh trên hệ thống. Chỉ thành viên của HNX được phép giao dịch trực tiếp trên hệ thống giao dịch trái phiếu; các cá nhân, tổ chức phi thành viên, khi giao dịch TPCP phải thực hiện thông qua một thành viên của HNX có chức năng cung cấp dịch vụ môi giới TPCP. Hệ thống giao dịch phiếu Chính phủ chuyên biệt giải quyết được 1 số vấn đề : - Tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu giúp cho chính phủ trong việc huy động vốn đầu tư phát triển. - Thị trường này sẽ tách biệt được giữa thị trường mua đứt bán đoạn với thị trường mua đi bán lại. Hoạt động mua đi bán lại trên thị trường trái phiếu Chính phủ là một hoạt động quan trọng, vì là hoạt động chủ yếu điều hòa vốn giữa các ngân hàng thương mại với nhau. - Khoảng 70% – 80% giao dịch trên thị trường trái phiếu Chính phủ là hoạt động Repo (thực chất là hoạt động cho vay tiền thông qua hợp dồng kỳ hạn cổ phiếu), nhưng mà từ trước đến giờ chưa tách được nên hệ thống giao dịch tại Tp.HCM hay tại Hà Nội trước đây ghi nhận hoạt động mua đi bán lại là thành hai giao dịch, hai giao dịch có sự thỏa thuận mua đi bán lại thì giá nó sẽ xác định rất khác so với thị trường mua đứt bán đoạn. Chính vì phản ánh giá không chính xác cho nên không định hình được lãi suất chuẩn đang giao dịch trên thị trường. - Khi tách được hoạt động Repo và hoạt động mua đứt bán đoạn thì có thể các tổ chức thị trường sẽ tận dụng hoạt động Repo, đặc biệt là mức phí chỉ bằng một nửa so với giao dịch bình thường. Và trong vòng một vài năm tới nếu tách bạch được hẳn thì sẽ có cơ sở để đánh giá lãi suất chuẩn, là cơ sở để xác định đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường. Năm 2010 Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường trái phiếu chuyên biệt đã có những bước tiến mới, đó là thực hiện lưu ký tập trung tại HNX chứ không thực hiện một cách rải rác trên nhiều thị trường. Là thành viên chính thức của thị trường, khi mua bán trái phiếu Chính phủ, các thành viên không phải thông qua môi giới làm chậm thời gian giao dịch cũng như như thuận tiện khi thực hiện giao dịch, hơn nữa phí giao dịch cũng thấp hơn nhiều so với thực hiện qua đại lý nhận lệnh . Nhờ yêu cầu khắt khe đối với các thành viên tham gia thị trường về các yếu tố trang thiết bị, chất lượng nhân sự, các bên tham gia thị trường có thể yên tâm về tính an toàn khi giao dịch. Bên cạnh đó, qua việc tham gia thị trường này, các thành viên có khả năng kiểm soát dòng tiền thanh toán trái phiếu trực tiếp tại ngân hàng thanh toán, chủ động trong việc điều chuyển tiền trên các tài khoản nostro mà không phải chịu các chi phí vốn do phải chuyển tiền sớm cho các nhà môi giới. Ngoài ra, các thành viên còn có khả năng quản lý rủi ro về trái phiếu được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký mà không phụ thuộc vào nhà môi giới. Tuy nhiên, với yêu cầu khắt khe đối với trái phiếu doanh nghiệp mà ít đơn vị nào đáp ứng dược, do đó loại hình trái phiếu này vẫn chưa được thực hiện giao dịch tại đây mà phải thông qua các thị trường khác như OTC, các đại lý lưu ký tại công ty chứng khoán. Các cơ chế dành cho giao dịch repo vẫn hạn chế. Tuy nhiên, từ quý 4/2010, HNX dự định sẽ nâng cấp phiên bản 2 của thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt, do đó sẽ khắc vụ về cơ bản các vấn đề còn tồn tại ở trên để phục vụ thành viên một cách tốt nhất. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, thị trường sẽ có thêm giao dịch option, future và giao dịch corporation để đưa các trái phiếu doanh nghiệp vào giao dich. Câu 9: Các lệnh mua bán ở VN? Các hình thức khớp lệnh ở VN? a) Các loại lệnh hiện đang áp dụng ở Việt Nam * Hiện nay, nhà đầu tư được sử dụng các loại lệnh sau đây khi giao dịch tại SGDCK TP.HCM: Lệnh giới hạn: Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh lúc mở cửa (lệnh ATO): Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh lúc đóng cửa (lệnh ATC): Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở đóng cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Lưu ý: Lệnh ATO/ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. * Các loại lệnh được sử dụng khi giao dịch tại SGDHN: Lệnh giao dịch báo giá là lệnh giới hạn (LO) được nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm có hiệu lực cho đến hết phiên giao dịch hoặc sẽ hết hiệu lực khi khách hàng có yêu cầu hủy lệnh. b) Các hình thức khớp lệnh: * Tại SGDCKHCM: 2 hình thức khớp lệnh là khớp lệnh liên tực và khớp lệnh định kỳ: * Tại SGDCKHN chỉ áp dụng hình thức khớp lệnh liên tục: Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương thức này cho phép các lệnh sau khi gửi vào hệ thống giao dịch được sắp trên sổ lệnh theo thứ tự ưu tiên, sau đó sẽ được so khớp tại một thời điểm xác định với một mức giá khớp lệnh duy nhất cho mỗi loại chứng khoán. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh theo phương thức này như sau : 1) Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất. 2) Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh. Giá thực hiện trong phương thức giao dịch liên tục được xác định trên cơ sở mức giá của lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh. Nguyên tắc so khớp lệnh Các lệnh được so khớp theo thứ tự ưu tiên như sau: i. Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; các lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. ii. Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua (hoặc lệnh bán) có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Ví dụ 1: Khớp lệnh định kỳ Giá tham chiếu của cổ phiếu AAA: 50.000 VNĐ; Vào đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, có các lệnh đặt mua và bán cổ phiếu AAA như sau: Lệnh mua Lệnh bán Khối lượng Giá Khối lượng Giá 1.000 B ATO 500 D ATO 600 A 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng hợp câu hỏi và trả lời ôn tập cuối kì thị trường chứng khoán.doc
Tài liệu liên quan