Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới

Mỗi thiết bị chạy Android có thể được đăng nhập bởi nhiều

Google Account khác nhau. Khi đã thiết lập một tài khoản

Google, bạn sẽ được đồng bộ hóa dữ liệu từ các dịch vụ của

Google xuống máy tính bảng cũng như cập nhật các thay đổi

mà bạn thực hiện trên tablet sang những thiết bị khác.

Những thiết lập cao cấp hơn dành cho các máy chủ doanh

nghiệp sẽ không được đề cập tại đây.

pdf28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan Android 3.0 dành cho người dùng mới 0 Comment Size- Size+ 25/4/2011 Mobile RSS Android 3.0 là một trong những hệ điều hành đầu tiên được thiết kế riêng cho các máy tính bảng. Hệ điều hành này hứa hẹn mở ra một tương lai mới cho máy tính cá nhân với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất cũng như giá thành thiết bị không quá cao. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để làm quen với chiếc máy tính bảng sử dụng Android Honeycomb. 1. Giới thiệu sơ lược về Android Honeycomb Android Honeycomb được giới thiệu cách đây khá lâu, tuy nhiên thiết bị đầu tiên sử dụng hệ điều hành này được bán ra thị trường là chiếc Motorola Xoom (tháng 2/2011). Android Honeycomb được Google xác định là một hệ điều hành chỉ dành cho máy tính bảng. Từ giao diện, biểu tượng, thông báo cho đến các ứng dụng hệ thống đều được Google tối ưu hóa để sử dụng trên một màn hình kích thước lớn. Android 3.0 có nhiều điểm tương đồng với các phiên bản Android dành cho điện thoại di động nên nếu bạn đã sử dụng qua một chiếc Android phone thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với Android 3.0 2. Các thành phần chính của giao diện Giao diện trên Android Honeycomb bao gồm những thành phần chính sau: + Màn hình khóa (Lockscreen): Nơi đầu tiên bạn thấy sau khi nhấn nút Unlock trên máy. Để mở khóa, bạn trượt vòng tròn nhỏ ra phía đường tròn lớn, không nhất thiết phải để vòng tròn nhỏ trùng với hình ổ khóa. + Cụm phím điều khiển: Đây là các phím cực kì quan trọng trong quá trình sử dụng của chúng ta. Mặc định, sẽ có 3 nút cơ bản với các chức năng: Back, Home và Recent Apps. Phím Back có nhiệm vụ quay trở về màn hình/ứng dụng/trang web trước đó. Phím Home sẽ đưa bạn ngay về màn hình chủ (được gọi là HomeScreen – nơi bạn nhìn thấy đầu tiên sau khi mở máy) trong khi phím Recent Apps sẽ giúp bạn chuyển nhanh giữa các ứng dụng. Có thể nói phím Recent Apps là nền tảng quan trọng cho việc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc (multitasking) trên nền Android Honeycomb. Chức năng Recent App - quản lí đa nhiệm trên Android Honeycomb + Notification/Status Bar & QuickSettings Đây là điểm nổi bật của Android so với những hệ điều hành khác sử dụng máy tính bảng. Các thông báo từ những ứng dụng, trạng thái kết nối không dây, giờ, dung lượng pin còn lại,… tất cả sẽ được thể hiện tại thanh này. Tại đây, Google cũng tích hợp tính năng QuickSettings cho phép bạn bật tắt nhanh các kết nối và một số thiết lập khác mà không phải truy cập vào ứng dụng Settings của hệ thống. + App Menu: Khi nhấn vào nút này, bạn sẽ thấy tất cả các ứng dụng được cài đặt trên máy cũng như các ứng dụng mặc định mà nhà sản xuất tích hợp vào Android Honeycomb. Nơi liệt kê ứng dụng được gọi là App Drawer. + Search: Tìm kiếm nhanh bằng chữ hoặc bằng giọng nói. Bạn có thể tìm nội dung chứa trong máy cũng như nội dung trên Internet. + Nút Menu: nút này sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải của màn hình. Nhấn nút này, một menu sẽ hiện ra để bạn tùy chỉnh ứng dụng (chẳng hạn như truy cập vào Settings, thêm hình mới, tùy chỉnh lưu, xóa,…). Một số ứng dụng chưa tối ưu hóa cho Android Honeycomb thì phím Menu sẽ nằm kế bên nút App Menu và tính năng cũng tương tự. 3. Các thao tác cảm ứng + Nhấn và chạm: Nhấn là thao tác bạn dùng ngón tay nhấn vào một đối tượng (Object) để kích hoạt các dòng lệnh được lập trình sẵn với đối tượng đó. Chẳng hạn: bạn nhấn vào một biểu tượng để khởi chạy ứng dụng, bạn nhấn nút OK để lưu tài liệu, nhấn vào thanh địa chỉ để gõ tên trang web, nhấn hai lần để phóng to/thu nhỏ hình ảnh,… Chạm đó là khi bạn nhấn giữ ngón tay tại một đối tượng đến khi sự kiện xảy ra. Chẳng hạn bạn chạm và giữ ngón tay khoảng nửa giây tại màn hình chính để thêm widget, thay đổi hình nền,… Đây là thao tác cơ bản mà ta phải thường xuyên sử dụng trên Android. + Kéo và thả: Thao tác này tương tự như trên máy tính của bạn khi chúng ta kéo biểu tượng thả ra màn hình chính, sắp xếp biểu tượng,… + Miết: dùng hai (hoặc nhiều) ngón tay để thực hiện thao tác. Có thể kể đến việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh sẽ cần đến thay tác miết. Thao tác này ít khi phải sử dụng trên Android. + Kéo kết hợp với “giật” (flick): Trong quá trình cuộc trang web hay các thành phần khác, để cuộn nhanh hơn, bạn trượt nhanh ngón tay về một hướng nào đó. 4. Làm quen với HomeScreen của bạn HomeScreen là thành phần vô cùng thú vị của Android. Tại thời điểm viết bài, Android Honeycomb chưa có nhiều HomeScreen thay thế như các bản Android dành cho điện thoại nhưng chắc chắn trong tương lai, bạn không còn phải bó buộc với HomeScreen mặc định từ nhà sản xuất. HomeScreen mặc định có 5 Panel, cung cấp cho bạn không gian rộng lớn để cá nhân hóa. Khác với những hệ điều hành khác, Google cho phép người dùng cá nhân hóa HomeScreen ở mức rất cao. Để bắt đầu chỉnh sửa HomeScreen, bạn có thể nhấn giữ lâu vào một khoảng trống trên màn hình hoặc nhấn vào dấu + ở góc trên, bên phải màn hình. Khi đó, bạn sẽ thấy được giao diện của việc điều chỉnh HomeScreen với các thẻ như: + Widgets: Widget là những ứng dụng nhỏ được bố trí trên màn hình. Widget có thể chỉ chạy độc lập hoặc liên kết với một ứng dụng khác để lấy thông tin và hiện lên ngay trên HomeScreen cho bạn. Mặc định, Android Honeycomb cung cấp cho bạn một số widget hữu ích nhưng cũng rất đẹp mắt như đồng hồ, giá sách, Youtube, widget điều khiển trình chơi nhạc, widget thể hiện lịch, widget danh bạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các widget khác từ những ứng dụng đã cài đặt hoặc tìm kiếm trên Market (sẽ nói đến ở phần bên dưới). + App Shortcut: Là các “lối đi tắt” đến các ứng dụng. Để thêm một shortcut, bạn nhấn giữ lâu vào ứng dụng bạn muốn tạo shortcut rồi kéo vào HomeScreen mong muốn. Cũng có thể thực hiện thao tác tương tự trong App Menu. Mẹo: Bạn có thể di chuyển các widget và các shortcut bằng cách chạm và giữ lâu vào biểu tượng trên HomeScreen, sau đó di dời chúng đến vị trí mong muốn. Khi đưa các biểu tượng sang các cạnh trái hay phải, bạn có thể bố trí các biểu tượng sang những panel kế bên. + Wallpaper: Thay đổi hình nền của máy. Bạn cũng có thể sử dụng những hình nền động (Live Wallpaper) để máy có thêm “sức sống”. Live Wallpaper có thể làm cho máy của bạn chạy chậm và hao pin hơn đôi chút, tuy nhiên những chiếc máy mạnh mẽ được trang bị các vi xử lí hai nhân thì đây không phải là vấn đề gì to lớn. + More : Thêm vào một số hoạt động (Activity) từ các ứng dụng có sẵn của Android hay các ứng dụng cài thêm. 5. Kết nối Wifi cho máy tính bảng Việc kết nối Internet trên Android Honeycomb có thể gây khó khăn cho những người mới sử dụng máy hoặc không rành về công nghệ. Trước hết, bạn nhấn vào biểu tượng đồng hồ, sau đó nhấn vào nút Show More. Bạn sẽ thấy được dòng chữ Wifi, nhấn vào đó. Trong cửa sổ Settings, bạn chọn Turn on Wifi. Bên dưới sẽ xuất hiện một loạt các mạng Wifi ở gần để bạn chọn và kết nối. Nếu được yêu cầu, bạn hãy nhập Password rồi nhấn nút Connect. 6. Thiết lập Google Account Mỗi thiết bị chạy Android có thể được đăng nhập bởi nhiều Google Account khác nhau. Khi đã thiết lập một tài khoản Google, bạn sẽ được đồng bộ hóa dữ liệu từ các dịch vụ của Google xuống máy tính bảng cũng như cập nhật các thay đổi mà bạn thực hiện trên tablet sang những thiết bị khác. Những thiết lập cao cấp hơn dành cho các máy chủ doanh nghiệp sẽ không được đề cập tại đây. Trong lần sử dụng đầu tiên, Android sẽ yêu cầu bạn nhập Google Account, tuy nhiên nhiều người dùng mới thường bỏ qua bước này. Đừng lo lắng, chúng ta vẫn có thể cấu hình nó một dễ dàng bằng các bước sau: + Kết nối Internet cho máy. + Truy cập vào Settings > Account & sync > Add account (nút này nằm ở góc phải của màn hình) + Chọn tài khoản mà bạn muốn thiết lập. Bạn có thể dùng tài khoản Gmail hay Facebook sẵn có để dùng. Ở đây sẽ minh họa bằng tài khoản Google vì ngoài việc đồng bộ danh bạ, bạn còn có thể đồng bộ lịch, sách và cả những ứng dụng mà bạn đã cài đặt trên máy. + Trong cửa sổ mới, nhập email và mật khẩu vào ô Email và ô Password. Hoàn tất, nhấn nút Sign in. Nếu chưa có tài khoản, bạn nhấn nút Create account để được hướng dẫn tạo tài khoản mới. + Nhấn Next cho đến lúc kết thúc. Chọn những thứ bạn cần đồng bộ (có thể chọn tất cả). Đến đây là bạn đã hoàn tất. 7. Duyệt web Để bắt đầu duyệt web, bạn nhấn vào biểu tượng Browser trên HomeScreen hoặc trong App Menu. Android Honeycomb có giao diện rất đơn giản, dễ dùng. Mỗi trang web bạn mở ra sẽ được bố trí trong một thẻ (tab). Nhờ đó, bạn có thể mở cùng một lúc nhiều trang. Muốn chuyển sang thẻ nào, bạn chỉ cần nhấn vào tên trang web trên thẻ tương ứng. Mẹo: + Thanh địa chỉ sẽ biến mất khi bạn cuộn xuống các thành phần bên dưới của trang. Muốn thanh này xuất hiện nhanh mà không cần cuộn về đầu trang, nhấn vào tiêu đề của thẻ bạn đang duyệt. + Muốn duyệt web có Flash, bạn phải tải và cài đặt ứng dụng Flash Player 10.2 từ Market. Bên cạnh đó, bạn có thể đánh dấu lại trang web ưa thích bằng cách nhấn vào nút Bookmark (hình ngôi sao) ở cạnh thanh địa chỉ. Khi cần xem lại trang đó, bạn chỉ cần gõ một vài chữ cái đầu tiên trong địa chỉ trang web hoặc tiêu đề của trang là Browser sẽ tự động tìm kiếm bookmarks tương ứng. Khi đã xác định được đó là trang cần mở, nhấn vào địa chỉ mà Browser gợi ý. Khác với một vài hệ điều hành khó tính, Browser của Android cho phép bạn tải về tập tin từ Internet. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tập tin đều có thể tải về bằng trình duyệt mặc định, chẳng hạn như một tập tin mp3 từ trang zing.mp3 hay một số tập tin apk từ các trang chia sẻ. Khắc phục vấn đề này không có gì khó. Trước hết, bạn tải cài cài đặt ứng dụng ASTRO File Manager từ Market (miễn phí). Sau đó, chạy ASTRO. Trên thanh công cụ, chọn Prefs. Trong cửa sổ vừa mở ra, kéo xuống phía dưới và nhấp chọn vào ô Enable Browser Download là xong. Lưu ý: Nếu muốn tải và xem file đính kèm trong email bằng ứng dụng Gmail hay Mail mặc định, bạn phải bỏ chọn mục Enable Browser Download trước khi tải file. Bên cạnh đó, Google cũng cung cấp một tính năng rất hay mang tên Quick Control trong Menu > Settings. Với tính năng này, thanh công cụ phía trên màn hình sẽ biến mất. Nó chỉ xuất hiện khi bạn trượt ngón tay từ trái sang phải ở một khoảng cách nhỏ tính từ viền màn hình bên trái vào. Tính năng Igconito Tab là tính năng duyệt Web riêng tư của Browser. Ứng dụng sẽ không lưu lại bất kì thông tin gì về quá trình duyệt web của bạn. Tuy nhiên, người quản trị mạng hay nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể truy theo dấu vết của bạn để biết được những trang mà bạn đã ghé thăm. 8. Chợ ứng dụng trực tuyến (Market) Market là một trong những tính năng hấp dẫn của Android. Trên Market, bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều phần mềm hữu ích nhưng hòan toàn miễn phí. Một số ứng dụng sẽ thu phí khi bạn đặt mua. Để chạy ứng dụng Market, bạn truy cập vào App Menu, tìm biểu tượng Market rồi nhấn vào đó. Trong lần đầu tiên sử dụng, bạn sẽ được hỏi về sự đồng ý các điều khoản của Google. Nhấn Accept để tiếp tục. Ở giao diện chính của ứng dụng, bạn sẽ thấy những ứng dụng mới được cập nhật và những ứng dụng được nhiều người đánh gía cao. Phía trên màn hình là ô Search Market với tính năng tìm kiếm. Cần tìm ứng dụng nào, bạn nhập tên hoặc các từ khóa liên qua đến ứng dụng đó để Market tìm và trả về kết quả cho bạn. Hiện tại ở Việt Nam bạn chỉ có thể thấy được các ứng dụng miễn phí. Muốn mua ứng dụng trả phí, bạn phải dùng phiên bản Market dựa trên nền web để thực hiện. Bạn có thể theo dõi việc tải về ở thanh Notification Bar. Mẹo: + Phải làm gì khi không cài được ứng dụng từ Market? Lỗi này có thể xảy ra với lần đầu tiên ta dùng Market hoặc với các bản ROM được cộng đồng bào chế lại, ứng dụng Market chưa ổn định. Trước hết, bạn cần kiểm tra lại đường truyền mạng của mình xem có thật sự vào Internet hay chưa. Nếu chưa được, bạn thử nhấn nút Cancel rồi cài đặt lại. Nếu cần thiết, bạn có thể thử khởi động lại máy hoặc đợi một lát sau rồi qua lại cài đặt. Có thể do khi đó máy chủ của Google đang có vấn đề nên truy cập của bạn không được thực hiện. + Market có khả năng tự khôi phục tất cả ứng dụng bạn đã đặt mua hoặc đã tải về. Vì thế, trong trường hợp chúng ta phải làm lại máy hay bị mất máy, dữ liệu về ứng dụng sẽ được Google lưu lại và tự động phục hồi. Chỉ cần bạn đăng nhập thiết bị Android bằng đúng tải khoản Google mà bạn dùng trước đó. 9. Kết nối máy tính bảng với PC Việc kết nối máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android 3.0 với PC được thực hiện thông qua cáp USB mà nhà sản xuất đã kèm theo trong hộp sản phẩm. Khi đã kết nối với máy tính, bạn có thể dễ dàng duyệt những tập tin đang có trên máy tại My Computer. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng những trình đồng bộ/driver trong đĩa đi kèm để đồng bộ hóa danh bạ, nhạc, lịch,… giữa máy tính bảng với PC. Với những chiếc may dùng thẻ nhớ, bạn nhớ chọn tùy chọn Safely remove device trước khi rút dây cáp ra để tránh làm hư hỏng dữ liệu trong thẻ. Lưu ý dành cho người dùng Mac: Bạn phải tải về ứng dụng Android File Transfer tại và cài đặt vào máy để có thể trao đổi tập tin giữa PC và máy tính bảng. 10. Nghe nhạc với Android Honeycomb Để nghe nhạc trên chiếc máy tính bảng của mình, trước hết bạn hãy chép tập tin nhạc từ máy tính vào thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong của máy. Nên chép tập trung vào một thư mục để sau này chúng ta có thể quản lí dễ dàng hơn. Bạn có thể đặt tên cho thư mục bất kì vì Android sẽ quét toàn bộ nhớ để kiếm các tập tin đa phương tiện. Sau đó, trên máy tính bảng, bạn vào Apps Menu > Music. Trong ứng dụng Music, toàn bộ bài nhạc bạn đã thêm sẽ hiện ra. Nhìn vào góc trên bên trái, bạn sẽ thấy các tùy chọn duyệt tập tin nhạc. Bạn có thể duyệt theo những bài vừa thêm (New and recent), duyệt theo album (Albums), tên ca sĩ (Artist), tên bài hát (Songs), duyệt theo danh sách nhạc (Playlists) và theo thể loại (Genres). Muốn nghe một bài nhạc hay album nào đó, bạn nhấn chọn vào bài tương ứng. Thêm vào đó, bạn có thể tìm kiếm nhanh một bài nhạc, một ca sĩ hay một album bằng cách nhấn vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải của ứng dụng rồi nhập nội dung cần tìm kiếm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_9403.pdf
Tài liệu liên quan