Trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Câu 18. Nhà nước áp dụng những biện pháp tăng tỷ lệ che phủ rừng nhằm

 A. tăng cường công tác quản lý của nhà nước.

 B. ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường.

 C. khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.

 D. giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Câu 19. K thường xuyên vào rừng khai thác gỗ đinh hương bán để kiếm tiền. Hành vi của K đã

 A. vi phạm pháp luật kinh doanh. B. vi phạm chính sách bảo vệ thiên nhiên.

 C. vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. D. vi phạm chính sách môi trường.

Câu 20. Anh N đang thực hiện nhiệm vụ xã giao là tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã. Việc làm của anh N thể hiện nội dung nào dưới đây?

 A. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 B. Phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 C. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.

 D. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12 .CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1. Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. B. tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. nhà nước áp dụng các biện pháp để tang tỷ lệ che phủ rừng. D. áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên. Câu 2. Ngày môi trường thế giới là A. 4/6 hàng năm. B. 5/6 hàng năm. C. 7/6 hàng năm. D. 8/6 hàng năm. Câu 3. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường. B. nâng cao chất lượng môi trường. C. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. D. chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 4. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên. B. bảo tồn đa dạng sinh học. C. nâng cao chất lượng môi trường. D. tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 5. Một trong những trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường. B. chấp hành tốt chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường. D. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Câu 6. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là A. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế B. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. C. cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường. D. sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Câu 7. Bảo vệ tài nguyên môi trường là yêu cầu cấp thiết của toàn nhân loại là sự nghiệp của A. nhà nước. B. toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. C. công dân. D. của học sinh, sinh viên, cán bộ nhà nước. Câu 8. Một trong những trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải. B. tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường. C. coi trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. D. tích cực tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng và bảo vệ môi trường. Câu 9. Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là A. từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững. B. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. C. Nhà nước áp dụng các biện pháp để tăng tỷ lệ che phủ rừng. D. áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Sử dụng hợp lý tài nguyên. B. Bảo vệ môi trường. C. Bảo tồn đa dạng sinh học. D. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng của chính sách tài nguyên bảo vệ môi trường? A. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. B. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. C. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường. D. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Câu 12. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tiếp nhận được các thông tin về môi trường là A. mục tiêu chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. B. phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. nâng cao ý thức của công dân về bảo vệ môi trường. D. trách nhiệm của nhà nước về bảo vệ môi trường. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường? A. Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. B. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. C. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. D. Góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững. Câu 14. Cách xử lí chất thải nào dưới đây có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường? A. Chôn sâu vào trong lòng đất. B.Đổ tập trung vào bãi rác. C. Phân loại và tái chế. D. Đốt và xả khí lên cao. Câu 15. Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là A. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. B. sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế. D. áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải. Câu 16. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho đất bị xói mòn? A. Hạn hán kéo dài. B. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới. C. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi. D. San đất để làm đường. Câu 17. Công ty Y áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải. Việc làm của công ty Y thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. B. Phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. D. Góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững. Câu 18. Nhà nước áp dụng những biện pháp tăng tỷ lệ che phủ rừng nhằm A. tăng cường công tác quản lý của nhà nước. B. ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường. C. khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên. D. giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Câu 19. K thường xuyên vào rừng khai thác gỗ đinh hương bán để kiếm tiền. Hành vi của K đã A. vi phạm pháp luật kinh doanh. B. vi phạm chính sách bảo vệ thiên nhiên. C. vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. D. vi phạm chính sách môi trường. Câu 20. Anh N đang thực hiện nhiệm vụ xã giao là tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã. Việc làm của anh N thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. B. Phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. D. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Câu 21. Trong giờ học GDCD ở lớp 11A1 khi bàn về trách nhiệm bảo vệ môi trường có nhiều ý kiến khác nhau. Em lựa chọn ý kiến nào dưới đây? A. Công dân. B. Cán bộ, công chức nhà nước. C. Nhà nước. D. Công dân, các cơ quan, tổ chức nhà nước. Câu 22. Để bảo vệ tài nguyên môi trường ở nước ta em cần phải làm gì? A. Giữ nguyên hiện trạng. B. Chỉ bảo vệ tài nguyên. C. Chỉ bảo vệ môi trường. D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường. Câu 23. Nhà máy D sản xuất tinh bột mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy D đã vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Công nghiệp. B. Lao động. C. Sản xuất kinh doanh. D. Kinh doanh trái phép. Câu 24 Ông X đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy 2ha rừng gần khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông X là vi phạm pháp luật về A. bảo vệ di sản văn hóa. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ tài nguyên đất. Câu 25. Sau sự cố môi trường công ty X đã đền bù thiệt hại cho người dân và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải theo quy định. Việc làm của công ty X là A. phòng, chống sự cố môi trường. B. ứng phó sự cố môi trường. C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. D. đánh giá thiệt hại môi trường. Câu 26. Vào ngày nghỉ lễ, nhà bạn A đi dã ngoại ngoại tại hồ nhân tạo. Sau khi ăn trưa xong, A đã thu dọn hết đồ ăn thừa và rác rồi bí mật bỏ xuống hồ. Hành vi của A đã A. gây ô nhiễm nguồn nước sông. B. gây ô nhiễm môi trường và khu vực hồ sinh thái. C. chẳng sao cả vì không có ai biết và cá cũng sẽ ăn hết chỗ thức ăn đó. D. gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư. Câu 27. Trên đường đi học về P nhìn thấy ông H đang chặt một cây gỗ Pơ mu ở khu rừng cấm. Nếu là P em sẽ làm gì? A. Không quan tâm bởi vì đó không phải việc của mình. B. Về kể cho bố mẹ nghe. C. Nói cho bạn bè trong lớp cùng biết. D. Báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 28. Ông A là người dân thôn M, một lần đi làm ông phát hiện ra công ty F xả chất thải có mùi hôi thối ra sông chảy qua khu vực dân cư thôn M. Nếu là ông A em sẽ làm gì? A. Về kể cho vợ nghe. B. Nói chuyện với hàng xóm về sự việc đang xảy ra. C. Lờ đi coi như không biết. D. Báo cho Ủy ban nhân dân xã để kịp thời xử lý. Câu 29. Một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu, nguy hiểm hơn chúng đã dẫm chết và làm trọng thương nhiều người. Theo em tình huống trên nên xử lý như thế nào? A. Dùng vũ khí để tiêu diệt hết đàn voi. B. Để mặc cho đàn voi ra sức tàn phá. C. Báo cho chính quyền địa phương về sự việc. D. Kêu gọi mọi người cùng bắt nhốt đàn voi lại để lấy ngà đem bán. Câu 30. Ủy ban nhân dân phát động đợt trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phần lớn các gia đình đăng ký tham gia, còn một số ít hộ không tham gia. Bố của A nói: “ Đất đồi núi trọc xấu lắm, mình nên tránh xa thì hơn, đừng dại gì mà nhận cho khổ”. Nếu là A em sẽ ứng xử như thế nào? A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn. B. Động viên bố mẹ tham gia vào việc trồng cây. C. Cho rằng bố nói đúng và khuyên gia đình không nên tham gia. D. Khuyên bố mẹ nên tham gia nhưng chọn nơi dễ trồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 12.doc
Tài liệu liên quan