Trẻ đường phố Việt Nam - Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển

Có một sốyếu tốlàm cản trởviệc đầu tưcho tương lai của trẻ. Yếu tố đầu tiên và cũng là

yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đềtài chính. Hâù hết các lớp và chương trình đào tạo

đều đòi hỏi một khoản phí nhất định. Nếu khoản học phí này nằm ngoài khảnăng của trẻ

thì trẻsẽkhông thểtham gia được.

Thứhai là vấn đềthời gian. Cho dù lớp học không đòi phải nộp lệphí thì trẻvẫn phải cân

nhắc giữa việc đi học và việc đi làm vì nếu trẻdành thời gian vào việc học, chúng trẻ

không có thời gian đi làm kiếm tiền. Hoặc nếu trẻtham gia vào các lớp học, các em sẽ

kiếm được ít tiền hơn. Tương tự, nếu khoá học kéo dài trong nhiều tháng hay một vài

năm thì khảnăng trẻcó thểtham gia được là rất thấp, trừkhi trẻ được hỗtrợvềtài chính

tương đương với sốtiền mà trẻkiếm được nếu không đi học. Do vậy mà yếu tốthời gian

và tài chính luôn liên quan chặt chẽvới nhau.

Thứba, nhiều trẻ đường phốthường quen với lối sống thiếu kỷluật và thiếu kiên nhân để

có thểtham gia được các khoá học. Trẻcàng sống lâu trên hè phốthì lại càng thiếu kỷ

luật và tính kiên nhẫn.

 

pdf34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trẻ đường phố Việt Nam - Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M đến từ Hà Nội và Campuchia (tỷ lệ tương ứng là 0,6%) trong khi đó tại Hà Nội gần như không có một trẻ lang thang miền Nam hoặc nước ngoài nào. Hình 5. Quê quán của trẻ đường phố Hà Nội theo cuộc điều tra năm 1995 Thanh Hoa 27% Hai Hung 21% Hanoi 17% Other Northern Provinces 16% Nghe An 2% Hoa Binh 3% Ha Nam 14% Nguồn: Buồm và Caseley (1996). 5 Thanh Hóa là một tỉnh nghèo ven biển nằm về phía Bắc Hà Nội. Người dân Thanh Hóa từ trước đây đã có phong trào rời bỏ quê hương ra sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn. Hiện có 2 làng ở Thanh Hóa là Quảng Hải, Quảng Thái và Quảng Lợi đặc biệt nhiều người được biết đến vì là nơi có nhiều lao động di cư đến Hà Nội và Tp.HCM nhất. 6 Tại các tỉnh phía Nam, nếu một trẻ buộc phải rời bỏ gia đình lên thành thị kiếm sống thì các em thường đổ về Tp. HCM vì Tp. HCM không những gần và thuận tiện đi lại mà do trong suy nghĩ của những người dân nông thôn họ luôn mong muốn đến kiếm sống ở Tp. HCM hơn bất kỳ một thành phố nào khác. 14 Hình 6. Quê quán của trẻ đường phố Hà Nội theo cuộc điều tra năm 2004 Other Northern Provinces 12%Hai Phong 4% Lang Son 4% Thai Binh 4% Nghe An 7% Bac Giang 7% Nam Dinh 8% Ha Nam 9% Hung Yen 9% Phu Tho 12% Thanh Hoa 24% Nguồn: Điều tra của VDF (2004). 3.4. Trẻ đường phố làm gì? Nói chung, các công việc dành cho trẻ lang thang đường phố thông thường là nhặt phế liệu, đánh giày, bán hàng rong, xin ăn, bán xổ số và kết quả xổ số, thậm chí là móc túi và ăn cắp vặt ở chợ (trong nghiên cứu này chúng tôi coi cả những hoạt động bất hợp pháp này là một “công việc” đối với trẻ đường phố). Mặc dầu vậy, cũng có khá nhiều điểm khác biệt và xu hướng vận động khác nhau tùy thuộc theo giới tính, tuổi, địa điểm, và năm tiến hành của các cuộc điều tra. Đối với những trẻ nam, các em thường làm các công việc đánh giày, bán vé số, móc túi, và ăn cắp vặt ở chợ. Trong khi đó, các em gái thường đi bán vé số và bán dạo trên đường phố. Những trẻ còn nhỏ tuổi thường làm nghề xin ăn và nhặt phế liệu vì các em quá nhỏ không có đủ sức lao động để làm các việc khác ví dụ như khuân vác. Những trẻ lớn tuổi hơn sau khi đã tích lũy được một số những kinh nghiệm nhất định thường muốn làm các việc như bán dạo trên phố. Rất nhiều em cùng một lúc làm hai công việc hoặc nhiều hơn. Hai đồ thị sau đây sẽ chỉ ra sự phân bố nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM và Hà Nội trong các cuộc điều tra được tiến hành vào năm 1992 và năm 2000. 15 Hình 7. Nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM theo điều tra năm 1992 18% 28% 36% 23% 36% 20% 14% 16% 41% 9% 13% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Group A Group B Group C Pickpocketing Pilfering Street vending Scavenging Begging Portering Loners Street family Sleeping at home Nguồn: Terre des hommes Foundation (2004). Hình 8. Nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM theo điều tra năm 2000 18.2% 9.4% 9.6% 36.4% 21.9% 16.9% 18.2% 44.5% 61.4% 20.2% 7.2% 38.5% 22.7% 17.2% 8.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Group A Group B Group C Group D Shoe shining Pickpocketing Lottery selling Pilfering Street vending Scavenging Begging Loners Working at risk Migrant childrenStreet family Nguồn: Terre des hommes Foundation (2004). 16 Gần đây số trẻ đường phố làm nghề bán vé số dạo và đánh giày đặc biệt tăng cao ở Tp. HCM, mặc dù trong cuộc điều tra năm 1992 thì chưa có trẻ đường phố nào làm hai công việc này. Mặt khác số trẻ xin ăn lại giảm đi đáng kể. Đối với những trẻ lang thang nam ở Hà Nội, công việc thường làm nhất của các em là đánh giày và bán kết quả xổ số. Nhặt phế liệu và bán hàng rong là hai công việc được các em gái tham gia nhiều hơn. Trong cuộc điều tra vào năm 1992, năm công việc mà trẻ thường làm nhất là xin ăn (9%), nhặt phế liệu (14%), bán hàng rong(23%), đánh giày (29%) và lao động chân tay (20%). Trong hai cuộc điều tra gần đây tại Hà Nội, một cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2003 (của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) và một cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2004 của VDF, kết quả của hai cuộc điều tra này đều cho một kết quả tương tự về những công việc phổ thông nhất đối với trẻ đường phố tại Hà Nội. Hình 9. Nghề nghiệp của trẻ đường phố tại Hà Nội theo điều tra năm 1992 và 2003 29% 51% 23% 21%20% 5% 14% 5% 6% 9% 8%9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1992 2003 Others Begging Scavenging Hand labor Street vending Shoe shining Nguồn: Buồm và Caseley (1996) và những số liệu chưa được xuất bản của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố Hà Nội (2003). 3.5 Một ghi nhận về những trẻ bán vé số Mặc dù các công việc thường làm của trẻ lang thang đường phố tại Tp. HCM và Hà Nội có khá nhiều điểm trùng hợp, tuy nhiên, có một số công việc mà chỉ có những trẻ đương phố ở Hà Nội hoặc ở Tp. HCM mới làm. Một ví dụ điểm hình là việc bán vé số. 17 Ở Tp. HCM, việc bán vé số là một công việc khá phổ biến cho các trẻ lang thang ở mọi lứa tuổi. “Hệ thống phân phối” vé số tại Tp. HCM dường như được “phát triển” hơn ở Hà Nội với hàng loạt các đại lý nhận phân phối vé số, sau đó lại tổ chức cho các em lang thang đi bán vé số. Những đại lý này do một số người lớn đứng ra nhận vé số từ công ty xổ số của nhà nước sau đó phân phối lại cho các em lang thang đi bán. Mọi rủi ro trong kinh doanh đều do các đại lý này đứng ra chịu và đại lý sẽ trả lại cho các em lang thang số tiến vé số chưa bán hết vào cuối ngày. Những người đứng ra tổ chức này đôi khi còn cung cấp cả thức ăn và chỗ ở cho trẻ. Tất cả lợi nhuận thu được từ việc bán vé số đều thuộc về quyến sở hữu của trẻ. Ở Hà Nội, việc phân phối vé số lại có quy mô nhỏ hơn. Vé số được công ty xổ số của nhà nước bán cho những người bán dạo hoặc cho những bàn đại lý bán vé số nằm rải rác trên thành phố. Không có trẻ lang thang nào tham gia vào công việc này và cũng không có người lớn nào đứng ra tổ chức cho trẻ lang thang bán vé số nhưng ở Tp. HCM. Tuy nhiên, những tiếng rao “Kết quả đây” của các em lang thang vào mỗi buổi chiều lại làm “sôi động” cả thành phố. Hàng ngày khoảng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ tối, hàng trăm trẻ tập trung ở các trung tâm quay xổ số ở phố Tăng Bạt Hổ và phố Huế để ghi lại kết quả mới và đem rao bán tới mọi ngõ ngách khắp Hà Nội. Các em ghi lại kết quả rồi in sao ra làm nhiều bản bằng giấy than sau đó đem bán với giá 500 đồng một tờ kết quả. Mỗi buổi tối một đứa trẻ nhanh chân cũng có thể kiếm được trung bình khoảng 10.000 đồng. Ở Tp. HCM, trái lại, lại không có trẻ đường phố nào làm công việc bán kết quả xổ số vì kết quả xổ số thường được các đại lý vé số phát không cho người mua ngay sau khi kết quả được công bố. 4. Cách phân loại mới dựa trên nguyên nhân và tình trạng hiện tại của trẻ đương phố Mặc dù đã có không ít những cách phân loại trẻ đường phố đã được giới thiệu và áp dụng, ví dụ như cách phân loại trẻ của Terre des hommes Foundation (Bảng 1), cách phân loại này một mặt nào đó khá hữu dụng cho các cuộc điều tra, nhưng chúng ta vẫn cần có một cách phân loại trẻ lang thang có cấu trúc chặt chẽ và tổng quát hơn để có thể tiến hành được những nghiên cứu sâu hơn nữa. Trong phần này, chúng tôi đề xuất một cách phân loại trẻ lang thang đường phố dựa trên những nét khác biệt của trẻ về nguyên nhân trở thành trẻ đường phố và những điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ và mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Để có thể phân tích được điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ, chúng ta cần phải thảo luận về những yếu tố thiệt thòi của trẻ (như nghèo đói, các vấn đề sức khỏe, khủng hoảng tinh thần v.v..) và việc thiếu những đầu tư cho tương lai (như giáo dục, đào tạo, triển vọng nghề nghiệp v.v..) 4.1. Những nguyên nhân Những nguyên nhân khiến những trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học kiếm sống trên hè phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế. Mặc dù các nhóm nguyên nhân này luôn có những tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau đôi khi đối với một trường hợp trẻ 18 lang thang nguyên nhân lại không chỉ là một mà có thể là hai hoặc ban nhóm nguyên nhân trên gộp lại. Trong trường hợp đó, để phân loại trẻ, nguyên nhân chính sẽ được chọn làm tiêu chí phân loại. Việc phân loại trẻ một cách rõ ràng là rất cần thiết cho những phân tích sâu hơn cũng nhưng cho việc xây dựng những biện pháp can thiệp hỗ trợ cho trẻ mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần dưới đây. Nhóm 1: Gia đình tan vỡ Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bỏ rơi, cha mẹ ly dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục và những nguyên nhân tương tự khác. Đây cũng chính là nhóm nguyên nhân truyền thông của trẻ đường phố ở bất kỳ một đất nước đang phát triển nào có hoặc không có sự phát triển kinh tế. Việc số vụ ly hôn ngày càng tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau những vụ ly hôn đó trẻ em luôn là những nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là một cú sốc lớn đối với trẻ cho dù sau khi gia đình tan vỡ, trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của bố và mẹ. Những trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc đằng sau các vụ ly hôn sẽ phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn hơn. Bị bỏ lại cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương tổn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ. Có khoảng 120.000 trẻ mồ côi trên cả nước trong đó có 3,4% số trẻ bị bỏ rơi đã trở thành trẻ đường phố. Điều này có nghĩa là có hơn 4.000 trẻ bị bỏ rơi hiện đang phải lang thang trên hè phố7. Nhìn từ một góc độ khác, kết quả điều tra gần đây của UBDSGDTE ở Hà Nội năm 2004 cho thấy 12,3% số trẻ được phỏng vấn có gia đình tan vỡ. Bạo hành trong gia đình cũng đang là một vấn đề nhức nhối thu hút nhiều sự quan tâm. Có rất nhiều những cách định nghĩa và ý kiến khác nhau về bạo hành trong gia đình. Những quan điểm phong kiến cổ hủ trước đây vẫn còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng cũng như quan hệ cha mẹ con cái hiện nay. Những hệ tư tưởng phong kiến còn tồn dư và ảnh hưởng khá nặng nề đặc biệt là ở các vùng miền nông thôn. Trong những trường hợp đó, những cãi vã trong gia đình là khá phổ biến. Phần đông người được hỏi, cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý rằng nếu người vợ sai thì người chồng có quyền tát. Họ cho rằng, làm như vậy sẽ chứng tỏ được vai trò trụ cột của người chồng trong gia đình. Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi mắng, doạ nạt, gây gổ. Nhiều trẻ lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những bạo hành trong gia đình tác động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình thức bạo hành trong các trường hợp phổ biến như bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng thậm tệ nếu trẻ làm sai một việc gì. 7 “Số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2001” được trích dẫn trong nghiên cứu của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội (2004). 19 Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn thương về tâm lý và tình cảm rất nặng nề. Mặc dù trong hầu hết các cuộc điều tra về trẻ đường phố đều đề cập đến nguyên nhân này nhưng hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách chi tiết những ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với tâm lý của trẻ. Nhóm 2: Nhận thức sai lệch Đó là trường hợp của các trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho gia đình. Hoặc có một số trường hợp các em tự muốn rời bỏ cuộc sống chung cùng gia đình để ra các thành phố kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận thức. Một số trẻ bỏ nhà đi do bị bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái mà không phải đi học. Cuộc sống ở các thành phố lớn với vẻ bề ngoài rất sôi động cùng những bạn bè đã biết về cuộc sống đường phố chính là sự lôi kéo đối với các em. Đối với những trẻ thuộc nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà, các em sẽ không thể cưỡng lại được sự sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, và phạm pháp vị thành niên. Tuy nhiên, những sai lệch về nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ của các em nhóm 2. Một số vị cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về nhà còn quan trọng hơn cả việc học của các em. Những ham muốn một cuộc sống giàu có hơn đã làm hình thành và củng cố hơn nữa những suy nghĩ sai lệch của họ. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi học và bắt chúng phải làm những việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này chính là những cản trở tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Thật đáng tiếc khi nền kinh tế càng phát triển thì mức độ sai lệch trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn thì những trẻ đường phố thuộc nhóm 2 ngày càng gia tăng. Nhóm 3: Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh tế Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để kiếm sống. Ở đây, nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đích kinh tế. Đặc điểm quan trọng của nhóm 3 là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm sống trên đường phố, mà các em buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống hiện tại các em không còn sự lựa chọn nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có thể xác định được những trẻ thuộc nhóm 3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các em có quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yên thương và chăm sóc đầy đủ, thì cho dù trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc được ông bà nuôi nấng thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của mình. 20 Nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố. Do gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong tất cả những cuộc điều tra đã được đề cập đến trong phần 3, hơn 70% trẻ đường phố trả lời rằng chúng phải làm việc trên đường phố do gia đình quá nghèo. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như gia đình bị thiên tai mất mùa, lao động chủ lực trong gia đình phải rời đi nơi khác hoặc bị chết, thất nghiệp, ốm đau bệnh tật, bị thương, cha mẹ ly hôn, ly thân, gia cầm vật nuôi bị chết, bị mất trộm v.v.. Trong những rủi ro trên có những rủi ro xảy ra dẫn đến sự tan vỡ của gia đình, có những rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát và đề phòng của con người. Một khi những rủi ro này xảy ra, nghèo đói là một hệ quả tất yếu. 4.2. Những điều kiện và hoàn cảnh hiện tại Một một trẻ đường phố mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên nhân ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố, cuộc sống cũng như công việc và môi trường làm việc của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn cảnh hiện tại của các em là rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện khác nhau mà các em cần có những sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin phân loại những hoàn cảnh hiện tại và những khó khăn mà trẻ lang thang đang phải đối mặt theo hai tiêu chí là những điều kiện đảm bảo hiện tại và đầu tư cho tương lai. Đối với những người bị thiệt thòi, thì những điều kiện đảm bảo hiện tại là điều đáng quan tâm nhất cho vấn đề tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Nhưng đối với trẻ nhỏ bị thiệt thòi thì việc đầu tư cho tương lai cũng không kém phần quan trọng thậm chí là quan trọng hơn. Những đảm bảo hiện tại Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để phòng chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân tố, như: 1. Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật v.v...) 2. Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần v.v...) 3. Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán v.v...) 4. Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao—Xem bảng 1) 5. Những khủng hoảng tài chính (gia đình cần thuốc, bị lừa, bị ăn cắp tiền, bị công an phạt v.v...) 6. Nơi ở (Ngủ trong nhà hay bên ngoài) 21 7. Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính phủ v.v...) 8. Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình) Hai nhóm đầu (1, 2) thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, trong khi đó ba nhóm tiếp theo (3, 4, 5) chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp phải. Ba nhóm còn lại (6, 7, 8) là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự cố có thể xảy ra và giải quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này hoặc có thể sẽ làm cho những điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng khác nhau về cơ bản và có những tác động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói rằng một trẻ được bảo vệ tốt chống lại những rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này đều thuận lợi và ngược lại nếu những yếu tố này không được thuận lợi thì trẻ khó có thể được bảo vệ chống lại những rủi ro đó theo bất kỳ chiều hướng nào8 . Đầu tư cho tương lai Một yếu tố quan trọng nữa để đánh giá sự an toàn cho trẻ là yếu tố giáo dục và đào tạo cho tương lai của trẻ. Nếu không có những đầu tư chất xám, trẻ sẽ không thể có được một tương lai tốt đẹp, và không thể biến ước mơ của mình thành hiện thực, thậm chí ngay cả khi trẻ được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ hàng ngày. Vì vậy, giáo dục và đào tạo tất yếu là một yếu tố quan trọng nữa góp phần quyết định những điều kiện hiện tại của trẻ. Được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thoát khỏi những bất hạnh hiện tại bằng cách tìm được cho mình một công việc ổn định và an toàn hơn. Và triển vọng phát triển trong tương lai đồng thời cũng đem lại cho trẻ niềm hy vọng, sự khuyến khích và một ý nghĩa mới cho cuộc sống khó khăn hiện tại. Cụ thể hơn, đầu tư cho tương lai có thể được chia thành một số hình thức. Nếu trẻ đã bỏ học một vài năm hoặc một thời gian ngắn hơn, thì cân nhắc việc trở lại trường học cho trẻ là rất cần thiết. Một đứa trẻ cần được học ít nhất là hết lớp 12 và cần được tạo cơ hội để học đại học nếu có thể. Nếu chọn lựa này không thích hợp đối với một số trường hợp thì việc dạy thêm cho các em do các giáo viên tình nguyện và những lớp học mở của các tổ chức phi chính phủ có thể là một giải pháp thay thế. Đối với những trẻ đã bỏ học trong một thời gian dài và không có khả năng học tiếp thì những trường lớp dạy nghề ngắn hạn là thích hợp hơn cả. Trong các kỹ năng nói chung thì tiếng Anh và khả năng sử dụng vi tính được các em lang thang quan tâm nhất. Tuy nhiên hai kỹ năng này cần được đào tạo thích hợp với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định khác phù hợp với tính cách của từng em. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua là sự liên hệ thực tế giữa những nghề nghiệp kỹ năng mà các em được đào tạo với những công việc thực tế mà sau khi được đào tạo xong các em có thể xin được. Những hướng dẫn và hỗ trợ các em trong khi tìm việc đóng vai trò quyết định việc học nghề và đào tạo các kỹ năng cho các em có hữu ích hay không. 8 Tổ chức Terre des homes Foundation đã sử dụng một số yếu tổ tình huống (công việc nguy hiểm, chỗ ở, sự bao bọc của người lớn) cùng với nhóm các nguyên nhân (gia đình tan vỡ, gia đình lang thang (sai lêch trong suy nghĩ), di cư vì mục đích kinh tế), trong cách phân loại trẻ đường phố được nêu ở trong bảng 1. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi phân tích nguyên nhân và hoàn cảnh riêng biệt, không trùng lắp. 22 Có một số yếu tố làm cản trở việc đầu tư cho tương lai của trẻ. Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đề tài chính. Hâù hết các lớp và chương trình đào tạo đều đòi hỏi một khoản phí nhất định. Nếu khoản học phí này nằm ngoài khả năng của trẻ thì trẻ sẽ không thể tham gia được. Thứ hai là vấn đề thời gian. Cho dù lớp học không đòi phải nộp lệ phí thì trẻ vẫn phải cân nhắc giữa việc đi học và việc đi làm vì nếu trẻ dành thời gian vào việc học, chúng trẻ không có thời gian đi làm kiếm tiền. Hoặc nếu trẻ tham gia vào các lớp học, các em sẽ kiếm được ít tiền hơn. Tương tự, nếu khoá học kéo dài trong nhiều tháng hay một vài năm thì khả năng trẻ có thể tham gia được là rất thấp, trừ khi trẻ được hỗ trợ về tài chính tương đương với số tiền mà trẻ kiếm được nếu không đi học. Do vậy mà yếu tố thời gian và tài chính luôn liên quan chặt chẽ với nhau. Thứ ba, nhiều trẻ đường phố thường quen với lối sống thiếu kỷ luật và thiếu kiên nhân để có thể tham gia được các khoá học. Trẻ càng sống lâu trên hè phố thì lại càng thiếu kỷ luật và tính kiên nhẫn. Thứ tư, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự động việc khuyến khích (thường hay thiếu) từ phía những người sống quanh trẻ. Nếu bạn bè của trẻ tham gia vào các lớp học, trẻ sẽ có nhiều khả năng muốn tham dự lớp học đó hơn. Đối với các trẻ đường phố, ảnh hưởng nhóm là ảnh hưởng lớn nhất đối với từng cá nhân. Tương tự, Trẻ sẽ tham dự các lớp học đều đặn hơn nếu cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ luôn động viên và khuyến khích chúng. Tuy nhiên, ngược lại, nếu gia đình ngăn cấm hoặc khuyên trẻ không nên tham gia các lớp học đó thì trẻ sẽ rất dễ dàng bỏ học. Sự phản đối từ phía cha mẹ và gia đình là trở ngại lớn nhất trong việc cho trẻ đi học và tham gia vào các chương trình đào tạo. 4.3 Những tác động qua lại và sự vận động của các yếu tố nguyên nhân và điều kiện hiện tại Những điều kiện hoàn cảnh và xu hướng phát triển điển hình Trong khi tất cả các trẻ đường phố đều phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm của cuộc sống đường phố, mức độ nguy hiểm và các mối nguy hiểm mà chúng phải đối mặt với lại rất khác biệt phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu của trẻ đường phố. Những em thuộc nhóm I, gia đình tan vỡ, được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất và các em thường không có đầu tư cho tương lai. Cuộc sống của các em nhóm I luôn luôn khó khăn và vất vả nhất so với các em nhóm khác. Những rủi ro đe doạ các em như mắc nghiện ma tuý, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục, và vô số các vấn đề khác mà các em phải đối mặt luôn luôn cao hơn so với rủi ro mà các trẻ lang thang khác có thể gặp phải, cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và ngủ theo nhóm (những nguy cơ này còn cao hơn nhiều nếu trẻ lang thang phải sống và ngủ một mình). Tương tự—và rất đáng tiếc là—nguy cơ trở thành nạn nhân và tác nhân cho các tệ nạn xã hội lại càng cao hơn nữa. Hầu hết các em thuộc nhóm I đều không thể tự đi học hoặc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Với một cuộc sống khó khăn kéo dài, 23 các em thuộc nhóm này thường trở nên chai sạn hơn với cuộc sống trên hè phố, và các em mất dần tính kỷ luật và kiên trì để theo đuổi việc học. Các trẻ thuộc nhóm I trong hình 10 dưới đây được minh hoạ bởi phần hình ở góc dưới bên trái và các em sẽ rất khó có thể thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại nếu không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ và can thiêph hỗ trợ từ bên ngoài. Hình 10. Bảo vệ hiện tại và đầu tư cho tương lai Ghi chú: Trục ngang và trục dọc thể hiện hai yếu tố của hoàn cảnh điều kiện hiện tại của trẻ lang thang đường phố. Mặt khác, trẻ đường phố cũng được phân chia theo từng nhóm dựa theo tiêu chí phân loại là nguyên nhân. Mũi tên liền thể hiện chiều hướng phát triển của trẻ, mũi tên đứt đoạn thể hiện sự tụt lùi không mong muốn của trẻ. Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ (Nhóm II) noi chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại ít thiếu thốn hơn những em thuộc nhóm I vì những em nhóm II ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ. Hầu như không có em nào thuộc nhóm II là nạn nhân của những băng nhóm trẻ trên đường phố hoặc là thành viên của các băng nhóm đó. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với các em này là sự phản đối kịch liệt của cha mẹ các em khi có bất kỳ ai như giáo viên, các cán bộ chương trình, h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrẻ đường phố Việt Nam Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển.pdf
Tài liệu liên quan