Trình bày những quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đối xử quốc gia là một nguyên tắc trong luật pháp quốc tế quan trọng để nhiều hiệp ước chế độ. Nó cơ bản có nghĩa là điều trị nước ngoài và người dân địa phương như nhau. Theo đối xử quốc gia, nếu một nhà nước cấp cho một quyền lợi ích, đặc biệt hoặc đặc quyền riêng của công dân , nó cũng phải cấp những lợi thế để các công dân của các quốc gia khác trong khi họ đang có trong quốc gia đó. Trong bối cảnh của điều ước quốc tế , một nhà nước phải cung cấp xử bình đẳng với những công dân của các tiểu bang khác đang tham gia vào thỏa thuận. Hàng hóa nhập khẩu và sản xuất tại địa phương nên được đối xử bình đẳng - ít nhất là sau khi hàng hóa nước ngoài đã bước vào thị trường. [1]

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày những quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày những quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài. MFN (Most favoured nation) Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối huệ quốc"không được sử dụng trong điều này). Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO). Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kỳ ưu đãi , ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế , hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các Bên ký kết khác. Nếu như ngày nay quy chế MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng thì trong lịch sử đã chỉ có một nhóm nhỏ các cường quốc phương Tây được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”, thực sự có tính ưu đãi hơn các nước khác được đưa ra trong các hiệp định thương mại và hàng hải ký với các nước A’-Phi-Mỹ Latinh. Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’ thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS). Mặc dù được coi là "hòn đá tảng “ trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN1. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “ Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và châm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một sônhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về ‘Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quyết định này, Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mạitoàn cầu giữa các nước đang phát triển ” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT) đã được ký năm 1989. Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển. Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nga ra trwocs GATT về thuế suất đăc biệt đối với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xet Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự.... Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế uancủa Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại càc phê là A rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT” NT ( Nation treament) Đối xử quốc gia là một nguyên tắc trong luật pháp quốc tế quan trọng để nhiều hiệp ước chế độ. Nó cơ bản có nghĩa là điều trị nước ngoài và người dân địa phương như nhau. Theo đối xử quốc gia, nếu một nhà nước cấp cho một quyền lợi ích, đặc biệt hoặc đặc quyền riêng của công dân , nó cũng phải cấp những lợi thế để các công dân của các quốc gia khác trong khi họ đang có trong quốc gia đó. Trong bối cảnh của điều ước quốc tế , một nhà nước phải cung cấp xử bình đẳng với những công dân của các tiểu bang khác đang tham gia vào thỏa thuận. Hàng hóa nhập khẩu và sản xuất tại địa phương nên được đối xử bình đẳng - ít nhất là sau khi hàng hóa nước ngoài đã bước vào thị trường. [1] Trong khi điều này thường được xem như một nguyên tắc mong muốn, tùy chỉnh nó ngược lại có nghĩa là một tiểu bang có thể tước đi nước ngoài của bất cứ điều gì mà nó tước đi người dân của mình. Một nguyên tắc đối lập kêu gọi cho một tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu của công lý (một loại thủ tục pháp lý cơ bản ) sẽ cung cấp một tầng cơ sở cho việc bảo vệ quyền và quyền truy cập vào quá trình tư pháp. Xung đột giữa đối xử quốc gia và các tiêu chuẩn tối thiểu đã chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia công nghiệp hóa và phát triển , trong bối cảnh của Tước quyền sở hữu . Nhiều quốc gia phát triển, có sức mạnh để kiểm soát tài sản của công dân của mình, muốn thực hiện nó đối với tài sản của người ngoài hành tinh. Mặc dù hỗ trợ cho các đối xử quốc gia được thể hiện trong một số tranh cãi (và hợp pháp không ràng buộc) Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nghị quyết, vấn đề của Tước quyền sở hữu hầu như xử lý thông qua các điều ước quốc tế với các quốc gia khác và hợp đồng với các đơn vị tư nhân, hơn là thông qua sự phụ thuộc theo tập quán quốc tế. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm của sở hữu trí tuệ đã bước vào thị trường. Vì vậy, tính thuế hải quan nhập khẩu không phải là một hành vi vi phạm của đối xử quốc gia ngay cả khi sản phẩm do địa phương sản xuất không phải trả thuế tương đương.  GATT / WTO Đối xử quốc gia là một phần không thể thiếu của nhiều thế giới Tổ chức Thương mại thỏa thuận. Cùng với nguyên tắc tối huệ quốc , đối xử quốc gia là một trong những nền tảng của pháp luật thương mại WTO. Nó được tìm thấy ở cả 3 của hiệp định WTO chính (GATT, GATS và TRIPS). Đối xử quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của GATT / WTO cấm phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với thuế nội bộ hoặc quy định khác của chính phủ. Các nguyên tắc đối xử quốc gia được xây dựng tại Điều 3 của GATT 1947  (và kết hợp bằng cách tham chiếu trong GATT 1994), Điều 17 của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); và tại Điều 3 của Hiệp định về Thương mại các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Mục đích của quy tắc thương mại này là để ngăn chặn các loại thuế nội bộ hoặc các quy định khác đang được sử dụng như là một thay thế để bảo vệ thuế quan. Một bản tóm tắt được tìm thấy ở Nhật Bản-Rượu nói, "[a] xử lý nghĩa vụ quốc gia là một lệnh cấm chung về việc sử dụng các loại thuế nội bộ và các biện pháp khác quy định nội bộ để bảo hộ sản xuất trong nước". Wikipedia, bách khoa toàn thư Luật sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó 1. Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng 2. Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu 3. Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa 4. Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh 5. Quyền đối với giống cây trồng: quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu 6. Tên thương mại: tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquidinhquoctevedaututtnuocngoai.doc