Các loại thực tập trên tàu phải ghi vào nhật ký theo quy định của SOLAS74 (Nội dung II)

Quy định 26

Máy lái: Thử và thực tập

1 Trong vòng 12 giờ trước khi khởi hành, thuyền viên của tàu phải kiểm tra và thử máy lái. Quy trình thử phải bao gồm, nếu có thể thực hiện được, vận hành của các máy sau đây:

2 .1 Máy lái chính;

.2 Máy lái phụ;

.3 Các hệ thống điều khiển từ xa máy lái;

.4 Các vị trí lái được bố trí tại buồng lái;

.5 Nguồn cung cấp năng lượng sự cố;

.6 Các thiết bị chỉ báo góc bánh lái, đồng bộ với góc thực tế của bánh lái;

.7 Những báo động mất nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống điều khiển từ xa máy lái;

.8 Những báo động hư hỏng nguồn năng lượng cung cấp cho máy lái; và

.9 Các hệ thống kiểm tra cách điện tự động và các thiết bị tự động khác.

2 Công việc kiểm tra và thử phải bao gồm:

.1 Chuyển dịch tối đa của bánh lái phù hợp với khả năng yêu cầu của máy lái;

.2 Kiểm tra bằng mắt máy lái và các liên kết của nó;

.3 Hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc giữa buồng lái và buồng máy lái.

3.1 Các hướng dẫn sử dụng ngắn gọn bằng sơ đồ khối, thuyết minh các quy trình chuyển đổi đối với các hệ thống điều khiển từ xa máy lái và các bộ nguồn cung cấp cho máy lái phải được niêm yết thường xuyên tại buồng lái và trong buồng máy lái;

3.2 Tất cả các sĩ quan của tàu có liên quan đến việc sử dụng hoặc bảo dưỡng máy lái phải được làm quen với hoạt động của các hệ thống lái trang bị trên tàu và quy trình chuyển đổi điều khiển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

4 Ngoài việc kiểm tra và thử thường kỳ như quy định trong các mục 1 và 2, ít nhất ba tháng một lần phải thực tập sử dụng máy lái sự cố để làm quen với các quy trình lái sự cố. Việc thực tập này phải bao gồm điều khiển trực tiếp từ ngay trong buồng máy lái, quy trình liên lạc với buồng lái và, nếu có, việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

5 Chính quyền hàng hải có thể miễn yêu cầu thực hiện các kiểm tra và thử được nêu trong mục 1 và 2 đối với các tàu thường xuyên thực hiện các chuyến đi ngắn. Các tàu như vậy phải thực hiện các việc kiểm tra và thử này ít nhất một tuần một lần.

6 Ngày thực hiện các việc kiểm tra và thử như nêu trong mục 1 và 2 và ngày thực hiện việc thực tập lái sự cố theo mục 4 phải được ghi vào sổ nhật ký tàu.

Thực tập rời tàu và chữa cháy:

3 Thực tập

3.1 Các cuộc thực tập, theo mức độ thực tế có thể thực hiện được, phải được tiến hành như một trường hợp sự cố thật.

3.2 Hàng tháng mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một lần diễn tập rời tàu và một lần diễn tập chữa cháy. Các đợt diễn tập của thuyền viên phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời một cảng nếu trên 25% tổng số thuyền viên chưa tham gia thực tập rời tàu và thực tập chữa cháy trên tàu đó trong tháng trước đó. Nếu một tàu đưa vào khai thác lần đầu tiên, sau khi hoán cải một đặc trưng chính hoặc khi nhận một thuyền viên mới, các thực tập này phải được tổ chức thực hiện trước khi tàu khởi hành. Chính quyền hàng hải có thể chấp nhận các biện pháp khác mà ít nhất là tương đương đối với những loại tàu nào mà đối với chúng công việc này là không thực tế

 

doc7 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại thực tập trên tàu phải ghi vào nhật ký theo quy định của SOLAS74 (Nội dung II), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung II Các loại thực tập trên tàu phải ghi vào nhật ký theo quy định của SOLAS74 Ghi nhật ký Thử và thực tập máy lái: Trong vòng 12 giờ trước khi tàu khởi hành. Thực tập lái sự cố phải được tiến hành 3 tháng một lần. Thực tập rời tàu và chữa cháy: Hàng tháng với mỗi thuyền viên. Trong vòng 24 giờ sau khi khởi hành nếu nhiều hơn 25% thuỷ thủ đoàn chưa được huấn luyện. Ba tháng một lần mỗi xuồng cứu sinh phải được hạ và hoạt động. Hàng tháng xuồng cấp cứu phải được hạ và hoạt động đến mức có thể thực hiện được, nhưng ít nhất là ba tháng một lần. Hướng dẫn và thực tập trên tàu: Trong vòng hai tuần sau khi mỗi thuyền viên xuống tàu, thực tập sử dụng các trang thiết bị cứu sinh trên tàu. Các thiết bị trên phương tiện cứu sinh. Các hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh và cách tự cứu trên biển trong cùng thời gian diễn ra các đợt thực tập. Các hướng dẫn riêng sử dụng trang thiết bị cứu sinh trên tàu được tiến hành trong thời gian hai tháng. Kiểm tra hàng tuần: Kiểm tra trạng thái bên ngoài tất cả các phương tiện cứu sinh, xuồng cứu sinh và thiết bị hạ. Tất cả động cơ xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu phải được chạy tiến và lùi trong ba phút. Thử báo động sự cố chung. Kiểm tra hàng tháng: Kiểm tra các trang bị cứu sinh và thiết bị trong xuồng cứu sinh phải được thực hiện theo danh mục kiểm tra nêu trong qui định III/20.7. Thử và thực tập Hệ thống thông tin giữa buồng lái và buồng máy; buồng máy, buồng lái và buồng máy lái: Thử trao đổi thông tin giữa các buồng Máy phát điện sự cố: Thử hoạt động Xác nhận mức nhiên liệu trong két Trạng thái các thiết bị khởi động Các thuỷ thủ vận hành dễ dàng Thử phun của hệ thống cứu hoả bằng bơm cứu hoả chính/ bơm cứu hoả sự cố độc lập: Thử hoạt động hệ thống cứu hoả bằng bơm cứu hoả chính/ bơm cứu hoả sự cố độc lập Đủ áp lực 6000 GT trở lên: 0.27 N/mm2 Dưới 6000 GT: 0.25 N/mm2 Khả năng hoạt động các van cách ly Không rò rỉ từ đường ống cứu hoả Xác nhận mức nhiên liệu trong két cho động cơ bơm cứu hoả sự cố Thuỷ thủ vận hành dễ dàng Hệ thống lái (S/G) (12 giờ trước khi tàu khởi hành): Hoạt động của hệ thống lái chính và lái phụ (hết lái) Hệ thống điều khiển từ xa Nguồn năng lượng sự cố Thiết bị chỉ báo góc lái so sánh với vị trí thực Thử báo động Thiết bị cách ly tự động (nếu có) Trạng thái bên ngoài của S/G và cơ cấu truyền Hướng dẫn hoạt động cùng các sơ đồ trong buồng lái, buồng máy lái Thực tập lái sự cố (một lần/ 3 tháng): Qui trình thực tập lái sự cố (lái trực tiếp, thông tin, chuyển đổi nguồn năng lượng) Thực tập rời tàu (Hàng tháng và trong vòng 24 giờ sau khi khởi hành nếu 25% thuỷ thủ đoàn chưa tham gia thực tập trên tàu trong tháng trước): Tập hợp thuyền viên tới trạm tập trung khi báo động sự cố theo bảng phân công Xác định rõ nhiệm vụ qui định trên bảng phân công Thao tác mặc áo cứu sinh của thuyền viên Hạ tối thiểu một xuồng (Các xuồng khác nhau phải hạ theo thứ tự lần lượt trong các lần thực tập) Khởi động và hoạt động động cơ Thử chiếu sáng sự cố Mỗi xuồng phải được hạ và thuỷ thủ phụ trách điều động dưới nước ba tháng một lần Thực tập cứu hoả (Hàng tháng và trong vòng 24 giờ sau khởi hành nếu có 25% thuỷ thủ đoàn chưa tham gia thực tập trên tàu): Tập hợp thuyền viên tới trạm tập trung khi báo động sự cố theo bảng phân công Khởi động lần lượt bơm cứu hoả chính và sự cố và thử xả bằng hai vòi nước loại phun tia Kiểm tra trang bị của người chữa cháy và các thiết bị cá nhân khác, bao gồm lần lượt từng thuyền viên Kiểm tra trang bị thông tin Kiểm tra hoạt động các cửa chống cháy, cửa kín nước, và các tấm chắn lửa và các cửa vào/ ra chính của hệ thống thông gió Hoạt động các van ngắt của két nhiên liệu và dừng sự cố các quạt thông gió. Thực tập SOPEP/ SMPEP: Các cá nhân liên quan phải thực tập toàn bộ các phần của SOPEP/SPEP theo thời hạn qui định Thử và thực tập máy lái: Quy định 26 Máy lái: Thử và thực tập Trong vòng 12 giờ trước khi khởi hành, thuyền viên của tàu phải kiểm tra và thử máy lái. Quy trình thử phải bao gồm, nếu có thể thực hiện được, vận hành của các máy sau đây: 2 .1 Máy lái chính; .2 Máy lái phụ; .3 Các hệ thống điều khiển từ xa máy lái; .4 Các vị trí lái được bố trí tại buồng lái; .5 Nguồn cung cấp năng lượng sự cố; .6 Các thiết bị chỉ báo góc bánh lái, đồng bộ với góc thực tế của bánh lái; .7 Những báo động mất nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống điều khiển từ xa máy lái; .8 Những báo động hư hỏng nguồn năng lượng cung cấp cho máy lái; và .9 Các hệ thống kiểm tra cách điện tự động và các thiết bị tự động khác. 2 Công việc kiểm tra và thử phải bao gồm: .1 Chuyển dịch tối đa của bánh lái phù hợp với khả năng yêu cầu của máy lái; .2 Kiểm tra bằng mắt máy lái và các liên kết của nó; .3 Hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc giữa buồng lái và buồng máy lái. 3.1 Các hướng dẫn sử dụng ngắn gọn bằng sơ đồ khối, thuyết minh các quy trình chuyển đổi đối với các hệ thống điều khiển từ xa máy lái và các bộ nguồn cung cấp cho máy lái phải được niêm yết thường xuyên tại buồng lái và trong buồng máy lái; 3.2 Tất cả các sĩ quan của tàu có liên quan đến việc sử dụng hoặc bảo dưỡng máy lái phải được làm quen với hoạt động của các hệ thống lái trang bị trên tàu và quy trình chuyển đổi điều khiển từ hệ thống này sang hệ thống khác. 4 Ngoài việc kiểm tra và thử thường kỳ như quy định trong các mục 1 và 2, ít nhất ba tháng một lần phải thực tập sử dụng máy lái sự cố để làm quen với các quy trình lái sự cố. Việc thực tập này phải bao gồm điều khiển trực tiếp từ ngay trong buồng máy lái, quy trình liên lạc với buồng lái và, nếu có, việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. 5 Chính quyền hàng hải có thể miễn yêu cầu thực hiện các kiểm tra và thử được nêu trong mục 1 và 2 đối với các tàu thường xuyên thực hiện các chuyến đi ngắn. Các tàu như vậy phải thực hiện các việc kiểm tra và thử này ít nhất một tuần một lần. 6 Ngày thực hiện các việc kiểm tra và thử như nêu trong mục 1 và 2 và ngày thực hiện việc thực tập lái sự cố theo mục 4 phải được ghi vào sổ nhật ký tàu. Thực tập rời tàu và chữa cháy: 3 Thực tập 3.1 Các cuộc thực tập, theo mức độ thực tế có thể thực hiện được, phải được tiến hành như một trường hợp sự cố thật. 3.2 Hàng tháng mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một lần diễn tập rời tàu và một lần diễn tập chữa cháy. Các đợt diễn tập của thuyền viên phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời một cảng nếu trên 25% tổng số thuyền viên chưa tham gia thực tập rời tàu và thực tập chữa cháy trên tàu đó trong tháng trước đó. Nếu một tàu đưa vào khai thác lần đầu tiên, sau khi hoán cải một đặc trưng chính hoặc khi nhận một thuyền viên mới, các thực tập này phải được tổ chức thực hiện trước khi tàu khởi hành. Chính quyền hàng hải có thể chấp nhận các biện pháp khác mà ít nhất là tương đương đối với những loại tàu nào mà đối với chúng công việc này là không thực tế. 3.3 Thực tập rời tàu 3.3.1 Mỗi cuộc diễn tập rời tàu phải bao gồm: .1 triệu tập hành khách và thuyền viên đến các trạm tập trung bằng các tín hiệu báo động theo yêu cầu của quy định 6.4.2 tiếp theo bằng thông báo diễn tập trên hệ thống truyền thanh công cộng hoặc hệ thống thông tin khác và đảm bảo rằng họ đã nhận được lệnh rời tàu; .2 tới tập trung tại các trạm và chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ quy định trong bảng phân công trách nhiệm; .3 kiểm tra xem hành khách và thuyền viên mặc quần áo có phù hợp hay không; .4 kiểm tra xem các phao áo cứu sinh có được mặc đúng hay không; .5 hạ ít nhất một xuồng cứu sinh sau khi đã thực hiện công việc chuẩn bị cần thiết cho việc hạ; .6 khởi động và vận hành động cơ của xuồng cứu sinh đó; .7 hoạt động các cần hạ sử dụng để hạ các bè cứu sinh; .8 thực hiện giả tìm và cứu những hành khách bị kẹt trong các buồng ngủ của họ; và .9 hướng dẫn sử dụng thiết bị vô tuyến điện trang bị cho phương tiện cứu sinh. 3.3.2 Các xuồng cứu sinh khác, đến mức có thể thực hiện được, phải được hạ phù hợp với các yêu cầu ở mục 3.3.1.5 tại các đợt diễn tập kế tiếp nhau. 3.3.3 Trừ các trường hợp nêu ở các mục 3.3.4 và 3.3.5, mỗi xuồng cứu sinh phải được hạ và điều động trên mặt nước bởi thuyền viên vận hành theo quy định tối thiểu 3 tháng một lần trong lần thực tập rời tàu. 3.3.4 Trong trường hợp xuồng cứu sinh được bố trí hạ rơi tự do, tối thiểu một lần trong 3 tháng trong quá trình thực tập rời tàu, thuyền viên phải lên xuồng, đeo dây an toàn đúng cách tại các vị trí ngồi và bắt đầu quy trình hạ nhưng không thực hiện hạ thực tế (nghĩa là không mở móc nhả). Sau đó, xuồng hoặc phải được hạ rơi tự do chỉ với thuyền viên yêu cầu điều khiển trên xuồng, hoặc hạ xuồng nước bằng bằng phương tiện hạ thứ hai có hoặc không có thuyền viên điều khiển trên xuồng. Ở những khoảng thời gian không quá 6 tháng, xuồng cứu sinh phải hoặc được hạ rơi tự do với thuyền viên điều khiển trên xuồng, hoặc hạ mô phỏng phải được thực hiện phù hợp với hướng dẫn do Tổ chức ban hành*. 3.3.5 Chính quyền hàng hải có thể cho phép các tàu khai thác các chuyến đi quốc tế ngắn không phải hạ các xuồng cứu sinh ở một mạn nếu các trang bị buộc tàu ở trong cảng và đặc điểm chuyến đi của tàu không cho phép hạ các xuồng cứu sinh ở mạn đó. Tuy nhiên, tất cả các xuồng cứu sinh đó phải hạ ít nhất 3 tháng một lần và hạ xuống nước ít nhất một năm một lần. 3.3.6 Đến mức hợp lý và có thể thực hiện được, các xuồng cấp cứu không phải là những xuồng cứu sinh đồng thời cũng là xuồng cấp cứu phải được hạ xuống nước hàng tháng với thuyền viên được phân công của chúng ở trên xuồng và được điều động dưới nước. Trong tất cả các trường hợp, yêu cầu này phải được thoả mãn ít nhất 3 tháng một lần. 3.3.7 Nếu các đợt diễn tập hạ xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu được tiến hành khi tàu đang chuyển động về phía trước, do có những nguy hiểm nên những đợt diễn tập đó chỉ được thực hiện trong những vùng nước được che chắn và có sự giám sát của một sĩ quan có kinh nghiệm trong các đợt diễn tập như vậy.+ 3.3.8 Nếu một tàu được trang bị các hệ thống sơ tán hàng hải, các cuộc thực tập phải bao gồm việc thực hiện các quy trình yêu cầu cho việc triển khai của một hệ thống như vậy tới thời điểm sát trước triển khai thật của hệ thống. Phần việc này của các đợt diễn tập phải được bổ sung thêm bằng hướng dẫn thường xuyên sử dụng các dụng cụ huấn luyện trên tàu được yêu cầu ở quy định 35.4. Đồng thời mỗi thành viên của hệ thống, đến mức có thể thực hiện được, phải được huấn luyện nhiều hơn nữa bằng việc tham dự trong một cuộc triển khai đầy đủ của một hệ thống tương tự dưới nước, hoặc trên một tàu hoặc trên bờ, ở những khoảng thời gian không quá 2 năm, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được quá 3 năm. Việc huấn luyện có thể kết hợp với các công việc triển khai yêu cầu ở quy định 20.8.2. 3.3.9 Chiếu sáng sự cố cho việc tập trung và rời tàu phải được thử tại mỗi lần thực tập rời tàu. 3.4 Thực tập chữa cháy 3.4.1 Các cuộc thực tập chữa cháy phải được lập kế hoạch theo cách sao cho có chú ý thích đáng tới thực hành thường xuyên các tình huống sự cố khác nhau có thể xảy ra tuỳ thuộc vào kiểu tàu và loại hàng chở. 3.4.2 Mỗi cuộc thực tập chữa cháy phải bao gồm: .1 tập trung tại các trạm và chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ như được nêu tại bảng phân công trách nhiệm theo yêu cầu của quy định 8; .2 khởi động một bơm cứu hoả, sử dụng ít nhất 2 đầu phun nước yêu cầu để chứng tỏ rằng hệ thống ở trạng thái sẵn sàng làm việc tốt; .3 kiểm tra các bộ dụng cụ chữa cháy và các thiết bị cấp cứu cá nhân khác; .4 kiểm tra trang bị liên lạc liên quan; .5 kiểm tra hoạt động của các cửa kín nước, cửa chống cháy, cánh chắn lửa trên các ống thông gió và các đường vào và ra chính của các hệ thống thông gió trong khu vực thực tập; và .6 kiểm tra các bố trí cần thiết cho việc rời tàu tiếp sau đó. 3.4.3 Thiết bị sử dụng trong các cuộc thực tập phải đưa về trạng thái sẵn sàng hoạt động của nó ngay sau khi thực tập và các khuyết tật phát hiện trong quá trình thực tập phải được sửa chữa càng sớm càng tốt. Hướng dẫn và thực tập trên tàu: 4 Huấn luyện và hướng dẫn trên tàu 4.1 Việc huấn luyện trên tàu về sử dụng các trang bị cứu sinh của tàu, kể cả thiết bị của phương tiện cứu sinh và về sử dụng các trang bị chữa cháy của tàu phải được tiến hành càng sớm càng tốt nhưng không muộn quá 2 tuần sau khi một thuyền viên đến công tác trên tàu. Tuy nhiên, nếu thuyền viên đó được điều động quay vòng theo lịch trình đều đặn cho tàu đó thì việc huấn luyện trên phải được tiến hành không muộn quá 2 tuần sau khi thuyền viên đó lên tàu nhận công tác lần đầu tiên. Các hướng dẫn sử dụng các trang bị chữa cháy, trang bị cứu sinh của tàu và sinh tồn trên biển phải được phổ biến theo định kỳ tương tự như đối với các cuộc thực tập. Từng hướng dẫn riêng lẻ có thể bao trùm các phần khác nhau của các trang bị cứu sinh và cứu hoả trên tàu, nhưng toàn bộ các trang bị cứu sinh và cứu hoả của tàu phải được hướng dẫn bao trùm hết trong bất kỳ một khoảng thời gian 2 tháng nào. 4.2 Mỗi thuyền viên phải được nhận các hướng dẫn bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn ở những vấn đề sau đây: .1 hoạt động và sử dụng các phao bè bơm hơi của tàu; .2 các vấn đề về sự mất nhiệt của cơ thể, xử lý sơ cứu chống mất nhiệt của cơ thể và các biện pháp cấp cứu thích hợp khác; .3 các hướng dẫn đặc biệt cần thiết để sử dụng các trang bị cứu sinh của tàu trong các điều kiện thời tiết và biển khắc nghiệt; và .4 hoạt động và sử dụng các trang bị chữa cháy. 4.3 Việc huấn luyện trên tàu về sử dụng các bè cứu sinh có cần hạ phải được thực hiện không quá 4 tháng một lần trên mỗi tàu có trang bị các phương tiện như vậy. Bất cứ khi nào có thể thực hiện được, công việc trên phải bao gồm cả việc bơm hơi và hạ một bè cứu sinh. Bè cứu sinh này có thể là một bè đặc biệt chỉ được dùng cho mục đích huấn luyện chứ không nằm trong thành phần các trang bị cứu sinh của tàu, bè cứu sinh đặc biệt đó phải được đánh dấu rõ ràng. Kiểm tra hàng tuần: 6 Kiểm tra hàng tuần Các công việc thử và kiểm tra sau đây phải được tiến hành hàng tuần và báo cáo kiểm tra phải được ghi vào sổ nhật ký: .1 tất cả các phương tiện cứu sinh, xuồng cấp cứu và thiết bị hạ phải được kiểm tra bằng mắt để đảm bảo rằng chúng sẵn sàng sử dụng. Công việc kiểm tra phải bao gồm, nhưng không hạn chế, trạng thái của các móc, các trang bị gắn với xuồng cứu sinh và cơ cấu nhả có tải ở trạng thái an toàn sẵn sàng sử dụng; .2 tất cả các động cơ của các xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu phải được cho chạy trong một thời gian tổng cộng không ít hơn 3 phút với điều kiện nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ tối thiểu yêu cầu cho việc khởi động và hoạt động của động cơ. Trong khoảng thời gian này, nó phải chứng tỏ rằng hộp số và bộ truyền động hộp số liên kết thoả mãn. Nếu các đặc tính kỹ thuật đặc biệt của động cơ lắp ngoài một xuồng cấp cứu mà không cho phép nó được chạy với chân vịt không chìm ngập trong nước trong 3 phút, thì nó phải có thể cung cấp nước phù hợp. Trong các trường hợp đặc biệt, Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm yêu cầu này cho các tàu đóng trước ngày 1 tháng 7 năm 1986; và .3 nếu điều kiện biển và thời tiết cho phép, các xuồng cứu sinh, trừ xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, trên các tàu hàng phải được di chuyển từ vị trí cất giữ, không có người trên xuồng, tới vị trí cần thiết để chứng tỏ các thiết bị hạ hoạt động thoả mãn; và .4 hệ thống báo động sự cố chung phải được thử. Kiểm tra hàng tháng: 7 Kiểm tra hàng tháng 7.1 Nếu điều kiện biển và thời tiết cho phép, tất cả các xuồng cứu sinh, trừ xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, phải được di chuyển xoay ra ngoài mạn. 7.2 Việc kiểm tra các phương tiện cứu sinh, kể cả các thiết bị của xuồng cứu sinh phải được tiến hành hàng tháng bằng cách sử dụng danh mục kiểm tra yêu cầu ở quy định 36.1 để đảm bảo rằng chúng hoàn toàn đầy đủ và ở trạng thái tốt. Một báo cáo kiểm tra phải được ghi vào nhật ký. Câu hỏi ôn tập nội dung 2 1.Nêu những quy định về thử và thực tập máy lái theo SOLAS74? 2.Nêu những quy định về thử và thực tập rời tàu theo SOLAS74? 3.Nêu những quy định về thử và thực tập chữa cháy theo SOLAS74? 4.Nêu những quy định về huấn luyện và hướng dẫn trên tàu theo SOLAS74? 5.Nêu những quy định về kiểm tra hàng tuần,kiểm tra hàng tháng theo SOLAS74?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan2_8441_48662.doc
Tài liệu liên quan