Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Hãy chép những dòng thơ có từ "trăng" trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

b) So sánh hình ảnh "trăng" trong hai bài thơ trên.

Câu 2. (3,0 điểm)

Trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri (Ngữ văn 8- Tập 1), bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Nhưng, kì lạ thay chiếc lá vẫn còn đó, Giôn-xi khoẻ dần lên, lại ước muốn, hi vọng, cô đã thoát khỏi nguy hiểm của bệnh tật.

Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người.

 

doc36 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nàng tiên cá cứu; Phan Lang mơ gặp rùa, cứu rùa, được Linh Phi cứu; Phan Lang gặp được Vũ Nương; Phan Lang được trở về dương gian; Trương Sinh lập đàn giải oan linh nghiệm; Vũ Nương trở về rồi biến mất... Chỉ ra ý nghĩa: Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc; thỏa mãn khát khao ngàn đời của nhân dân ta về một kết thúc có hậu: "ở hiền gặp lành", tuy nhiên, kết thúc có hậu nhưng không trọn vẹn, tính bi kịch của câu chuyện vẫn còn; hoàn thiện tính cách Vũ Nương như nặng tình nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự, giữ trọn lòng tin, chữ tín; thể hiện ước mơ công bằng xã hội; thể hiện nỗi day dứt, dày vò của Trương Sinh; thể hiện tấm lòng, yêu thương, kính trọng của tác giả đối với Vũ Nương. Tiêu chí cho điểm: * Mức tối đa (1,5 điểm): Đảm bảo được các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Từ 1 đến 1,25 điểm: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, trình bày cách hiểu tương đối rõ, chỉ ra ý nghĩa tương đối đầy đủ, tỏ ra hiểu đề bài; có thể mắc các sai sót nhỏ. Từ 0,5 đến 0,75 điểm: Bài làm đáp ứng được khoảng một nửa các yêu cầu trên. Có hiểu đề bài nhưng chưa thật toàn diện và thấu đáo. Cho 0,25 điểm: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, tỏ ra chưa hiểu vấn đề. * Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc lạc đề, sai kiến thức. Câu 2 (2,5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: Xác định và viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; có đủ bố cục ba phần; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đúng quy cách, chính tả; diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết phục người đọc...; trình bày sạch, đẹp, khoa học. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo bố cục lô gic của bài văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định "Hoa sen": ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người. "Mặt trời": Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. "Nụ búp": ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người. "Sương lạnh vĩnh cửu": là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta-go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa. Tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta: "Sống làm sao để khi ta chết, ta cười, người khóc". 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề 2.1. Tại sao nên chọn cách sống như "bông hoa sen"? Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình. Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành. Khi ta chọn làm "bông hoa sen nở trong ánh mặt trời" đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người. Nêu dẫn chứng: Ví dụ như tinh thần chiến đấu quả cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu... Cách sống và tình yêu nước của nhân vật văn học; cách sống cống hiến hết mình của Bác Hồ, hi sinh cuộc đời riêng cho đất nước... 2.2. Tại sao không nên chọn cách sống như "nụ búp"? Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê... để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. Một "cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng." Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống. Ví dụ: Cách sống của những kẻ phản quốc làm tay sai cho giặc thù; cách sống của một bộ phận giới trẻ dựa dẫm vào sự bao bọc của bố mẹ và gia đình... 2.3. Mở rộng, nâng cao. Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình. Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước. 3. Bài học nhận thức và hành động Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi. Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ. Tiêu chí cho điểm * Mức tối đa (2,5 điểm): Viết được một bài văn nghị luận xã hội, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đã nêu trên. * Mức chưa tối đa: Từ 1,75 đến 2,25 điểm: Bài làm đáp ứng được yêu cầu, trình bày cách hiểu tương đối rõ, phần bình luận mở rộng có thể chưa thật đầy đủ nhưng tỏ ra hiểu bản chất vấn đề. Từ 1 đến 1,5 điểm: Bài làm đáp ứng được khoảng một nửa các yêu cầu trên. Có bàn luận về vấn đề nhưng chưa thật toàn diện và thấu đáo. Từ 0,25 đến 0,75 điểm: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, tỏ ra chưa hiểu vấn đề. * Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 3 (6 điểm) * Yêu cầu về hình thức Viết đúng thể loại nghị luận về tác phẩm văn học. Bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể kết cấu bài theo từng nội dung, hoặc có thể phát biểu cảm nhận về từng tác phẩm, nhưng phải đạt được những nội dung chính sau: 1. Nét chung ở cả hai tác phẩm Ca ngợi tình cảm gia đình sâu nặng, gắn bó, không gì có thể chia cắt. Là tình cảm riêng của mỗi con người nhưng không hề bé nhỏ cô đơn vì luôn ít nhiều gắn với tình cảm yêu nước. Là tình cảm lớn mang tầm nhân loại, nhưng không chung chung trừu tượng, mà được thể hiện bằng những chi tiết, sự việc, cảm xúc rõ ràng cụ thể. 2. Biểu hiện sinh động phong phú qua từng tác phẩm Bếp lửa: Một tác phẩm trữ tình, là tình cảm bà cháu, qua cảm xúc của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà. Cần phân tích được: Hình ảnh người bà, người mẹ Việt Nam qua hồi ức của người cháu. Tình yêu thương chăm sóc che chở của bà với cháu. Lòng thương nhớ ngưỡng mộ biết ơn của cháu với bà. Chiếc lược ngà: Là một tác phẩm tự sự, ở đó ta bắt gặp tình cảm cha con qua cái nhìn của người thứ ba, trong những tình huống éo le và độc đáo. Cần phân tích được: Tình cảm yêu quý bền vững không dễ gì thay đổi của cô bé ngây thơ, hồn nhiên nhưng bướng bỉnh và đầy bản lĩnh đối với người cha bộ đội. Tình thương con cao đẹp của người cha hết lòng vì con mà không có điều kiện chăm sóc con. Tiêu chí cho điểm * Mức tối đa (6 điểm): Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đã nêu trên. Bố cục chặt chẽ, lập luận tốt, dẫn chứng hợp lí. Cụ thể: Trình bày đầy đủ các yêu cầu như trong đáp án, khai thác tác phẩm sâu sắc theo hướng đề bài yêu cầu; nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt của tình cảm gia đình qua từng tác phẩm; biết đặt tác phẩm trong tương quan so sánh để xem xét; thuộc hoặc nhớ chính xác văn bản, biết chọn lọc dẫn chứng hợp lí; diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, trình bày sạch đep. * Mức chưa tối đa: Từ 4,25 đến 5,75 điểm: Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu như trong đáp án, khai thác tác phẩm sâu sắc theo hướng đề bài yêu cầu; nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt của tình cảm gia đình qua từng tác phẩm; biết đặt tác phẩm trong tương quan so sánh để xem xét; thuộc hoặc nhớ chính xác văn bản, biết chọn lọc dẫn chứng hợp lí; diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ; trình bày sạch đep, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không nghiêm trọng. Từ 3,25 đến 4 điểm: Hiểu tác phẩm, lập luận chặt chẽ nhưng chưa biết vận dụng kiến thức vào yêu cầu cụ thể của bài, chưa biết đặt tác phẩm trong một nhóm tác phẩm để xem xét; thuộc hoặc nhớ văn bản, trình bày sạch đẹp. Từ 2,25 đến 3 điểm: Có kiến thức tác phẩm, diễn đạt lưu loát; biết tổ chức bài văn, không mắc những lỗi nghiêm trọng về ngữ pháp và chính tả, nhớ được văn bản. Từ 1,25 đến 2 điểm: Kiến thức tác phẩm sơ sài, không nhớ văn bản; hiểu đề không rõ ràng; hoặc diễn đạt không rõ nghĩa, mắc nhiều lỗi ngữ pháp. Từ 0,25 đến 1 điểm: Không có kiến thức về tác phẩm, không hiểu đề nhưng vẫn viết được một số ý có liên quan đến tác phẩm; hoặc diễn đạt quá kém, văn viết không thành câu. Mức không đạt (0 điểm): Bỏ giấy trắng, hoặc bài viết hoàn toàn lạc đề, kĩ năng diễn đạt và ngữ pháp đều kém. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2015-2016 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy." (Vũ Tú Nam) a. Cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn. b. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn. c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng phép tu từ so sánh. Chỉ rõ phép so sánh đó. Câu 2: (6 điểm) Quách Mạt Nhược từng nói: "Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời." Từ câu nói trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tình thầy trò. Câu 3: (10 điểm) Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Câu 1: a) Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5đ) b) Chỉ ra phép tu từ so sánh  (0,75đ) cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Phân tích tác dụng: (1,75đ) Cây gạo hiện lên sừng sững, cao lớn, thắp sáng cả một góc trời mùa xuân. Những bông hoa gạo hiện lên với màu sắc rực rỡ như đốt cháy cả không gian. Những búp nõn của cây gạo hiện lên với những hình dáng cụ thể cùng với màu xanh nõn nà tràn đầy sức sống. Nghệ thuật so sánh được sử dụng liên tiếp trong đoạn văn không chỉ làm cho lời văn sinh động, gợi cảm, câu văn trở nên cân đối, hài hòa mà còn gợi tả rõ nét vẻ đẹp của cây gạo mùa xuân: cao lớn, rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Đằng sau đó, ta cảm nhận được con mắt quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.... tha thiết của nhà văn. Đoạn văn khơi dậy ở mỗi người tình yêu thiên nhiên, cuộc sống... c) Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, khoảng 5 câu, có sử dụng được phép tu từ so sánh.  (0,25đ) Nội dung: đoạn văn phải có chủ đề, nội dung nhất định. Học sinh có thể sử dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt miễn đảm bảo yêu cầu.  (0,5đ) Học sinh chỉ ra câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn. (0,25đ) Câu 2: * Yêu cầu về hình thức: đúng mô hình đoạn văn, mạch lạc, rõ ràng, đủ các bước.... (0,5đ) * Yêu cầu về nội dung: Giải thích sơ lược vấn đề: (1,0đ) Mặt trời mọc, lặn; vầng trăng tròn, khuyết: những hiện tượng, quy luật của tự nhiên tuần hoàn, thay đổi. Ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời: sự trường tồn, bất biến của những giá trị tinh thần mà người thầy mang lại cho mỗi học sinh. Tình thầy trò: là tình cảm của thầy với trò và ngược lại, là ân tình, ân nghĩa.... Câu nói sử dụng cách lập luận tương phản để gửi tới mỗi người bức thông điệp: trong sự trưởng thành của mỗi người, người thầy có tầm quan trọng; từ đó nhắn gửi mỗi người phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người thầy của mình. Bàn luận, mở rộng vấn đề: (4,0đ) Khẳng định vấn đề: Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thầy truyền thụ các tri thức khoa học, đem đến cho ta sự hiểu biết..... thầy dạy những điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế, những bài học làm người.... Thầy là tấm gương về tinh thần tự học, tài năng, đạo đức để ta học tập và noi theo (học sinh đưa dẫn chứng minh họa). Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Đó là sự quan tâm, chăm chút... của thầy với trò, là sự biết ơn, trân trọng.... của trò với thầy. Hình ảnh người thầy luôn đi theo, có ảnh hưởng trong mỗi hành động, việc làm, ước mơ của trò. Người học trò phải luôn thể hiện tấm lòng biết ơn, trân trọng thầy cô; thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo qua những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực........... Mở rộng vấn đề: (0,5đ) Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc... Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời... Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván. Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp Giáo viên nên căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp Câu 3:  * Yêu cầu về hình thức: Rõ bố cục 3 phần, đúng kiểu bài nghị luận nhân vật, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc..... * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cơ bản đảm bảo các nội dung: 1. MB: (0,5đ) Giới thiệu tác giả (Nguyễn Du), tác phẩm (Truyện Kiều). Khái quát các đặc điểm của nhân vật: tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại bất hạnh, ngang trái. Đưa giới hạn phân tích (hai đoạn trích). 2. TB: Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật  Tài sắc, tâm đức vẹn toàn: (6,0đ) Sắc đẹp: Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả người, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa... đã vẽ lên một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị... (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). Tài năng: các biện pháp liệt kê, các động từ, tính từ giàu sắc thái gợi tả, biểu cảm.... đã khắc họa hình ảnh một cô gái đa tài, đa cảm, thông minh thiên bẩm; tài nào cũng ở độ xuất chúng, đỉnh cao........ (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). Tâm đức vẹn toàn: Ngoan ngoãn, đức hạnh, sống đúng nền nếp gia phong.... (dẫn chứng). Thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân gửi trọn nỗi nhớ về Kim Trọng (dẫn chứng), về cha mẹ, gia đình (dẫn chứng) Cuộc đời, số phận bất hạnh, ngang trái: (2,5đ) Dứt duyên với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em, rơi vào kiếp sống đoạn trường. Cuộc sống cô đơn, bơ vơ, tội nghiệp nơi lầu Ngưng Bích không người trò chuyện, tâm sự (dẫn chứng). Tâm trạng đau khổ, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng nơi cửa bể chiều hôm.... (dẫn chứng). Đánh giá khái quát: (0,5đ) Đặc sắc về nghệ thuật (bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng từ ngữ, các điển tích, điển cố....., nghệ thuật tả người, tả cảnh ngụ tình....). Khái quát về nội dung (khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp, tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại có nhiều bất hạnh, ngang trái). Hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều là tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội Phong kiến. Nguyễn Dụ ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của Kiều đồng thời đồng cảm với nỗi bất hạnh của nàng. Chính vì thế Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả, sống mãi với thời gian. 3. KB: (0,5đ) Khẳng định lại vấn đề đã phân tích. Cống hiến, đóng góp của tác giả, sức sống của tác phẩm. Cảm xúc, suy ngẫm của người viết về nhân vật, tác phẩm. Lưu ý:  Học sinh có thể có cách trình bày, sắp xếp các ý không theo trình tự như trên vẫn cho điểm tối đa nếu đảm bảo yêu cầu. Giáo viên cần căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm phù hợp. Trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt các đoạn trích mà không chỉ ra được đặc điểm nhân vật (theo luận điểm) tối đa chỉ cho ½ số điểm. Điểm hình thức không trừ quá 0.5 điểm. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) a) Hãy chép những dòng thơ có từ "trăng" trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. b) So sánh hình ảnh "trăng" trong hai bài thơ trên. Câu 2. (3,0 điểm) Trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri (Ngữ văn 8- Tập 1), bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời... Nhưng, kì lạ thay chiếc lá vẫn còn đó, Giôn-xi khoẻ dần lên, lại ước muốn, hi vọng, cô đã thoát khỏi nguy hiểm của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người. Câu 3. (5,0 điểm) Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân có giá trị thuyết phục sâu sắc nhờ xây dựng thành công nhân vật nông dân điển hình mang cá tính rõ nét, riêng biệt. Từ những hiểu biết về tác phẩm "Làng" của Kim Lân, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2,0 điểm) Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật "thi trung hữu họa". Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên? Câu 2: (2,0 điểm) Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi. (Quê hương) Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương? Câu 3: (6,0 điểm) Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: "Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật". Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.......................................................... SBD:...................... Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Câu 1: Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn. Nội dung cần đạt được như sau: Đồng ý với nhận xét trên + Sự biến đổi của mạch thơ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:"Ngày xuân con én...ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh. Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: " Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". + Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai: Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác. Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: " Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa". + Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân. (Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn). Câu 2: * Yêu cầu chung: HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu. Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ. Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc. * Yêu cầu cụ thể: + Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân: Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương: tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người... Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất. Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình... Trách nhiệm xây dựng quê hương. SỞ GD & ĐT LONG AN PHÒNG GD & ĐT THẠNH HÓA KÌ THI HSG LỚP 9 Môn: Ngữ văn Ngày thi: 23/2/2014 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Phần Tiếng Việt: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) a . Khởi ngữ là gì? b. Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau: "Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức." (Kim Lân, Làng) Câu 2: (2 điểm) Phân tích giá trị nghệ thuật trong khổ thơ dưới đây: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) II. Phần Văn – Tập làm văn: (7 điểm) 1. Văn: (2 điểm) Dưới đây là chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long: "Làm chủ mọi khó khăn trong cuộc sống, vượt lên trên mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ và sống lạc quan, giữ nguyên vẹn cái chất hiền lành, chất phác, cởi mở, nhưng rất nghiêm túc trong công việc. Đó là nhân sinh quan mới nảy nở trong thanh niên ở thời kì xây dựng miền Bắc", em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu cảm nhận của mình về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn để làm rõ chủ đề trên. 2. Tập làm văn: (5 điểm) Có câu chuyện còn thiếu phần kết như sau: "Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn. Anh ta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận anh ta. Viên giám đốc khám phá học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học, cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên không hoàn thành vượt bực. Viên giám đốc hỏi "Anh đã được học bỗng nào của trường?". Chàng thanh niên đáp "Thưa không". Viên giám đốc hỏi "Thế cha anh trả học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuyen tap de thi_12459643.doc
Tài liệu liên quan