Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.ix

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU .ix

2. VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .x

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .xi

3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu.xi

3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia .xi

3.3. Phương pháp nghiên cứu dữliệu thứcấp.xii

4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.xii

5. NỘI DUNG ĐỀTÀI.xiii

6. Ý NGHĨA ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU.xiii

7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀTÀI .xiv

CHƯƠNG I: HIỆP ƯỚC QUỐC TẾVỀAN TOÀN VỐN & GIÁM SÁT HOẠT

ĐỘNG NGÂN HÀNG.2

1. Giới thiệu lịch sửra đời của Ủy ban Basel và các thành viên .2

2. Hiệp ước Basle I .3

3. Hiệp ước Basel II (The New Capital Accord) .4

3.1. Phạm vi áp dụng và lộtrình áp dụng của Basel II.5

3.2. Những sửa đổi của Hiệp ước Basel II .6

3.3. Cấp độ1 – Những tiêu chuẩn đối với yêu cầu vốn tối thiểu.7

3.4. Rủi ro tín dụng.9

3.4.1 Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng .9

3.4.2 Phương pháp IRB đánh giá rủi ro tín dụng.12

3.5. Rủi ro hoạt động .20

3.5.1 Phương pháp chỉsốcơbản BIA .20

3.5.2 Phương pháp chuẩn.21

3.5.3 Phương pháp nâng cao .23

- iii - Ứng dụng Basel trong quản trịrủi ro của các NHTM Việt Nam

3.6. Rủi ro thịtrường .24

3.6.1 Phương pháp chuẩn.25

3.6.2 Phương pháp mô hình nội bộ.25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC QUỐC TẾVỀAN

TOÀN VỐN TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .28

1. Hoạt động của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam .28

1.1. Quy mô vốn chủsởhữu .29

1.2. Năng lực hoạt động của hệthống NHTM.32

1.2.1 Huy động vốn.32

1.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư.34

1.3. Đánh giá các loại rủi ro .36

1.3.1 Rủi ro lãi suất.36

1.3.2 Rủi ro tỷgiá.37

1.3.3 Rủi ro tín dụng .37

1.4. Chỉtiêu vềlợi nhuận .40

1.5. Cổphần hóa NHTM NN & niêm yết cổphiếu NH trên TTCK VN .42

1.6. Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng .43

2. Sựcần thiết phải thiết lập hệthống Quản trịrủi ro đối với NHTM VN.44

3. Vấn đề ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thếgiới.47

4. Khảo sát việc áp dụng Basel trong hệthống NHTM Việt Nam .48

4.1. Các văn bản pháp luật .49

4.2. Mức độam hiểu vềhiệp ước Basel trong nhân viên ngân hàng .51

4.3. Thực hiện sửdụng kết quảxếp hạng tín nhiệm .53

4.3.1 Sửdụng kết quảxếp hạng tín nhiệm của tổchức bên ngoài.53

4.3.2 Xây dựng hệthống xếp hạng tín nhiệm tại các NHTM Việt Nam .54

4.3.3 Tính toán hệsốan toàn vốn .55

4.4. Khảo sát mức độtuân thủnguyên tắc .56

5. Khó khăn đối với hệthống NHTM VN khi áp dụng hiệp ước Basel II .57

- iv - Ứng dụng Basel trong quản trịrủi ro của các NHTM Việt Nam

5.1. Vềchi phí thực hiện .57

5.2. Điều kiện hỗtrợthông tin chưa đầy đủ.57

5.3. Thiếu những tổchức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp .59

5.4. Hạn chếvềnăng lực giám sát.61

5.5. Vấn đềnguồn nhân lực.61

5.6. Vấn đềcơsởpháp lý nền tảng .62

5.7. Vấn đềrủi ro thịtrường trong giá trịsổsách của các NHTM .64

6. Khó khăn khi áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng.64

6.1. Đánh giá chung.64

6.2. Quá phức tạp.65

6.3. NHTM Việt Nam chưa đáp ứng điều kiện của Basel II .66

6.4. Chưa xây dựng được hệthống cơsởdữliệu.67

6.5. Yêu cầu cao vềvốn .67

7. Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động .68

8. Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro thịtrường .69

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC

BASEL TRONG QUẢN TRỊRỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .73

1. Sựcần thiết ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trịrủi ro tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam.73

2. Lựa chọn phương pháp và lộtrình phù hợp.74

2.1. Đối với rủi ro tín dụng.74

2.2. Đối với rủi ro hoạt động .76

2.3. Đối với rủi ro thịtrường .77

3. Nhóm giải pháp phối hợp .79

3.1. Xây dựng cơchếgiám sát phối hợp .79

3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.79

3.3. Tăng tính chủ động và sức mạnh tài chính cho các NHTM.80

3.4. Nâng cấp cơsởhạtầng tài chính.82

- v - Ứng dụng Basel trong quản trịrủi ro của các NHTM Việt Nam

4. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại.82

4.1. Hoàn thiện hệthống thông tin .83

4.2. Phát triển hạtầng công nghệthông tin .85

4.3. Xây dựng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ.86

4.4. Cải tiến quy trình quản trịrủi ro.86

5. Kiến nghịvới Ngân hàng Nhà nước .89

5.1. Nâng cao chất lượng thông tín tín dụng .89

5.2. Nâng cao hiệu quảcông tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng.89

5.3. Hoàn thiện hệthống văn bản pháp luật.90

5.4. Đẩy nhanh tiến trình cổphần hóa các NHTM Nhà nước.93

PHẦN KẾT LUẬN.95

pdf130 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài viết trong hội thảo “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam - 46 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Rủi ro hoạt động Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa Rủi ro pháp lý Thường tác động tới các Ngân hàng theo hai cách. Thứ nhất là các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện Ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý. Tuy nhiên, các trường hợp có thể phát sinh từ các lý do tách biệt khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng như việc tài trợ cho những khách hàng gây ô nhiễm môi trường có thể làm Ngân hàng bị các bên thứ ba kiện cáo... Thứ hai, khi các thu xếp pháp lý của một Ngân hàng, ví dụ, các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của Ngân hàng đó có vấn đề, hoặc Nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên...điều này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho Ngân hàng. Rủi ro chiến lược Phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân Ngân hàng. Ví dụ, việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làm Ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ. Rủi ro uy tín Là rủi ro dư luận đánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho Ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ Ngân hàng. - 47 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Rủi ro tín dụng Là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được (theo Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN). Đây là một trong ba loại rủi ro được quan tâm hết sức đặc biệt theo quy định của hiệp ước Basel. 3. Vấn đề ứng dụng Basel II tại các quốc gia trên thế giới Đối với các ngân hàng của các nước thuộc khối OECD, hiệp ước Basel đã chỉ định rõ thời hạn áp dụng theo toàn bộ chuẩn mực của hiệp ước là vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo báo cáo của ngân hàng trung ương Châu Âu, chỉ có khoảng 20% số ngân hàng trong toàn hệ thống là đảm bảo được đầy đủ theo chuẩn mực Basel, các ngân hàng còn lại sẽ được xem xét áp dụng song song giữa phương án cũ và mới cho đến năm 2009. Trong quá trình áp dụng, cần phải hết sức tuân thủ theo các qui tắc do cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra. Đối với Mỹ - một trong những quốc gia được xem là có thế mạnh và tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã báo cáo rằng chỉ có các ngân hàng có tổng giá trị tài sản hợp nhất trên 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là 10 tỷ USD mới chịu sự bắt buộc áp dụng các phương pháp nâng cao để đánh giá rủi ro, còn khoảng 6,500 ngân hàng với quy mô vừa và nhỏ thì dự kiến sẽ vừa áp dụng theo Basel II vừa duy trì theo Basle I cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của Basel II. Theo thống kê chính thức của phó trưởng đại diện văn phòng ngân hàng BIS tại khu vực Châu Á, ông Eli Remolona trong tài liệu nghiên cứu công bố vào tháng 3 năm 2006, hệ thống ngân hàng khu vực Châu Á đã xây dựng một lộ trình gấp rút để áp dụng các phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II. Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này sẽ áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào cuối năm 2007, với các phương - 48 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản & nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA. Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực Châu Á như Singapore, Hồng Kông-Trung Quốc, Đài Loan sẽ có một số phương pháp được đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm cuối năm 2006 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng & rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Các phương pháp nâng cao dự kiến được áp dụng vào cuối năm 2007 như các quốc gia trên. Đối với Thái Lan, Philipines, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel II sẽ lùi lại sau một năm, nghĩa là cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia. Đặc biệt là với những phương pháp đòi hỏi cao như AMA (rủi ro thị trường), AIRB (rủi ro tín dụng) thì thời điểm áp dụng tại các quốc gia này là chưa xác định được. Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia kể trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5. Nghĩa là sẽ kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basle I với qui tắc 2 và 3 trong Basel II. Lúc này, tất cả các phương pháp mới được đề cập đến trong Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng. Cho đến cuối năm 2007, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng đầy đủ theo Basle I về đánh giá rủi ro tín dụng. 4. Khảo sát việc áp dụng Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam Đề tài thực hiện việc khảo sát thông qua hình thức phỏng vấn đối với 100 người phụ trách trong lĩnh vực quản trị và giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần). Các đối tượng được phỏng vấn thể hiện trên hình 12. Có 4.9% số người được phỏng vấn là thành viên Hội đồng quản trị, 8.8% là thành viên ban Tổng Giám đốc, 35.3% là Giám đốc, phó Giám đốc các chi nhánh ngân hàng và Trưởng phó các phòng ban, 39.2% số người được phỏng vấn là nhân viên trong các bộ phận nghiệp vụ về quản trị - 49 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN rủi ro và kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, 11.8% còn lại là nhà nghiên cứu, các giảng viên phụ trách trong lĩnh vực ngân hàng. Hình 12 Đối tượng phỏng vấn 4.9 8.8 35.3 39.2 11.8 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 Thaønh vieân hoäi ñoàng quaûn trò Thaønh vieân ban toång giaùm ñoác Giaùm ñoác chi nhaùnh/ Tröôûng phoù phoøng ban Nhaân vieân caùc phoøng chuyeân moân Nhaø nghieân cöùu, giaûng vieân phuï traùch ñaøo taïo Ty û le ä Nguồn: Theo kết quả khảo sát 4.1. Các văn bản pháp luật Bảng 16 Một số chỉ tiêu và hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 Tăng trưởng bình quân tín dụng (% năm) 18-20 Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đến năm 2010 (%) Dưới 5 Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010 Chuẩn mực quốc tế Basel I Dự trữ quốc tế tối thiểu đến 2010 12 tuần nhập khẩu Nguồn: Theo quyết định 112/2006/QĐ-TTg Căn cứ đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lộ trình liên quan đến hiệp ước Basel và vận dụng các chuẩn mực Basel trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, một mặt đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đạt mức từ 8% trở lên, mặt khác xây dựng chuẩn mực giám sát theo Basel I. - 50 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa & hạn chế rủi ro như Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/4/2005 Yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN Sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 Quyết định của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM. Các NHTM Việt Nam hiện nay đang từng bước thực hiện xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết định số 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến mới trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này, các NHTM phải trình NHNN chính sách dự phòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi có được sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN. Đây là điểm hoàn toàn phù hợp theo quy định của Basel II quy về vai trò của các cơ quan giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được áp dụng thử nghiệm ít nhất trong vòng một năm trước khi chính thức đưa vào thực hiện. - 51 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 457 Về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Theo quyết định này, hệ thống ngân hàng Việt Nam gần như mới hoàn thiện được một chuẩn mực thống nhất theo quy định của hiệp ước Basle I, trong đó ngân hàng nhà nước quy định hệ số rủi ro của nhóm các tài sản Có của ngân hàng thương mại khi đánh giá rủi ro tín dụng. 4.2. Mức độ am hiểu về hiệp ước Basel trong nhân viên ngân hàng Hình 13 Mức độ am hiểu đối với hiệp ước Basel 16.67 29.41 47.06 6.86 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 Chöa bao giôø nghe noùi ñeán Coù nghe noùi nhöng chöa tìm hieåu Coù nghe, coù quan taâm nhöng chöa vaän duïng nhieàu Coù nghe, raát quan taâm, vaän duïng töông ñoái Ty û le ä Nguồn: Theo kết quả khảo sát Với hiệp ước Basel nói chung, có 16.67% số người được hỏi cho biết là chưa bao giờ nghe nói đến hiệp ước Basel, kể cả Basel I và II, và thực tế thì đa số trong trường hợp này là những nhân viên mới tham gia trong bộ phận kiểm soát tài chính hoặc kiểm soát nội bộ. Gần 80% số người được hỏi cho biết có nghe nói đến hiệp ước Basel nhưng hiểu rõ hiệp ước này chỉ có 6.86%. Hơn 70% còn lại thực sự đã từng nghe nói đến Basel nhưng không biết nhiều, thông thường chỉ nắm một vài chuẩn mực đơn giản như yêu cầu vốn tối thiểu, hệ số CAR và hệ số rủi ro trong đánh giá rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basle I, những nội dung mới trong Basel II có rất ít người biết đến. - 52 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Hình 14 Kinh nghiệm ở vị trí quản lý của người được phỏng vấn 11.76 14.71 31.37 27.45 14.71 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Döôùi 1 naêm Töø 1 ñeán döôùi 3 naêm Töø 3 ñeán döôùi 5 naêm Treân 5 naêm Treân 10 naêm Ty û le ä Nguồn: Theo kết quả khảo sát Xem xét mối quan hệ giữa thâm niên quản lý của người được hỏi với mức độ hiểu biết về Basel thì trong số 6.86% hiểu rõ về Basel, có 14.3% thâm niên trên 10 năm, 43% thâm niên quản lý từ 5 đến 10 năm và 43% là từ 3 đến 5 năm. Đa số những người được phỏng vấn chỉ nắm một vài chuẩn mực cơ bản và phổ biến trong Basel. Đối với Basle I, có 40.2% tự tin nắm vững các chuẩn mực ở mức độ trung bình trở lên, trong khi tỷ lệ này đối với Basel II chỉ là 30%. Có 19.6% số người được phỏng vấn không biết đến Basel II (Basle I là 7.8%). Trong nhóm các quy tắc của Basel II, 39.3% có biết đến quy tắc 1 ở mức độ trung bình trở lên về yêu cầu vốn tối thiểu, 60.7% hoàn toàn không biết hoặc biết rất ít, chỉ có 13-19% biết tương đối về quy tắc 2 và quy tắc 3 trong Basel II. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel (kể cả phiên bản I và II) chính sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào về hiệp ước Basel bằng tiếng Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý ngân hàng muốn tiếp cận nhưng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ - 53 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN được sử dụng cũng thật sự không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basle với nhiều công thức tính toán phức tạp, chưa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Hình 15 Mức độ am hiểu đối với ba nhóm quy tắc trong Basel II 17.6 33.3 37.3 43.1 46.1 49.0 36.3 15.7 12.7 2.9 4.9 1.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Pillar 1 Yeâu caàu voán toái thieåu Pillar 2 Quy taéc giaùm saùt NH Pillar 3 Quy taéc thò tröôøng Ty û le ä Hoaøn toaøn khoâng bieát Bieát raát ít Möùc ñoä trung bình Bieát töông ñoái khaù Nguồn: Theo kết quả khảo sát 4.3. Thực hiện sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm 4.3.1 Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức bên ngoài Vào đầu năm 2006, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký hợp đồng thuê Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thực hiện đánh giá và xếp hạng, như vậy BIDV được coi là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá và xếp hạng tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và có uy tín toàn cầu như Moody’s (Moody’s cũng là tổ chức xếp hạng cho Chính phủ Việt Nam). Với lần xếp hạng lần đầu, BIVD được Moody’s xếp hạng tín nhiệm với mức tương đương hệ số tín nhiệm của quốc gia. Vào tháng 4/2006 và 10/2006 được đánh giá nâng hạng đối với xếp hạng tín nhiệm người phát hành ngoại tệ từ “Ba3” lên “Ba2”. Xếp hạng Tín nhiệm Tiền gửi Nội tệ là “Ba1”, Xếp hạng Tín nhiệm Người Phát hành Nội tệ “Ba1”, - 54 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Xếp hạng Tín nhiệm Tiền gửi Ngoại tệ là “B1” và Xếp hạng Tín nhiệm Người Phát hành Ngoại tệ là “Ba2” Xếp hạng BFSR là “E” (có triển vọng phát triển). Dựa trên các khuyến nghị của Moody’s trong quá trình xếp hạng năm 2006, BIDV đã có sự cải thiện tích cực trên tất cả các mặt trọng yếu như vốn và năng lực tài chính; quản trị điều hành; chiến lược và cơ cấu tổ chức; phát triển mạng lưới và thương hiệu; nâng cao chất lượng tài sản; quản trị rủi ro và quản lý tài sản nợ - tài sản có tiến dần theo thông lệ. Ngày 27/12/2006 vừa qua, BIDV đã chính thức gửi thư mời Moody’s tiếp tục tổ chức đánh giá và xếp hạng tín nhiệm độc lập cho mình trong năm 2007. Đây là một dấu hiệu đáng mừng và là sự mở đầu cho các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam sẽ tiến tới minh bạch hoá thông tin thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Đồng thời, cũng giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng theo hiệp ước Basel trong việc sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm này vào đánh giá hệ số rủi ro cho các khoản phải đòi tương ứng với từng ngân hàng trong hệ thống. 4.3.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại các NHTM Việt Nam Hiện nay, theo thống kê sơ bộ của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Về phía ngân hàng thương mại nhà nước, có 3/5 ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm tỷ lệ 60%) đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng này tương đối giống nhau về nhiều tiêu chí phân loại và chấm điểm. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi khi muốn xây dựng các chuẩn mực chung cho việc chấm điểm của toàn hệ thống. Riêng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn mới chú trọng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, trong đó có ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín…, tỷ lệ số lượng ngân hàng có xây - 55 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN dựng hệ thống này chỉ chiếm khoảng 30 – 40% trong tổng số 36 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng chính là các tiêu chí chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng và kết quả của việc chấm điểm này nhằm phục vụ nhiều cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hơn là phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng trong khi đó nếu so sánh với hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) thì họ sẽ gắn liền trực tiếp giữa kết quả đánh giá với dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. 4.3.3 Tính toán hệ số an toàn vốn Việc tính toán hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng thương mại trong hệ thống NHTM Việt Nam được thực hiện theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước và sửa đổi theo quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN được ban hành vào những ngày đầu năm 2007. Có thể thấy các hệ số rủi ro và hệ số chuyển đổi từng khoản mục trong hai quyết định này là hoàn toàn phù hợp theo hiệp ước an toàn vốn Basle I. Rủi ro xem xét ở đây mặc dù không được ngân hàng Nhà nước quy định rõ nhưng căn cứ vào các chuẩn mực của Basel thì mới chỉ xem xét đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng hàng. Rõ ràng ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng nhận thấy được phần nào tầm quan trọng trong việc đưa ra các qui định phù hợp với chuẩn mực trong hiệp ước Basel nhằm tạo cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam có một hành lang pháp lý an toàn và phù hợp. Nhưng vẫn chỉ dừng lại ở hiệp ước Basle I.Ngoài ra chưa có văn bản cam kết chính thức nào từ phía ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng lộ trình áp dụng hiệp ước Basel II đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Điều này thể hiện một chính sách trong lĩnh vực ngân hàng gần giống với quốc gia láng giềng là Trung Quốc. Tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro của các NHTM cổ phần cao hơn rất nhiều so với các NHTM nhà nước. Tỷ lệ này hầu như luôn đảm bảo ở mức trên 8% đối với các ngân hàng thương mại cổ phần qui mô lớn như ngân hàng Sài Gòn thương tín (15.4%), ngân hàng Đông Á (8.94%), ngân hàng Á Châu (8.4%). - 56 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN Bảng 17 Tình hình vốn tự có/tài sản có rủi ro của các NHTM Nhà nước Ngân hàng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 NNo& PTNT VN 5.63 5.54 4.7 3.09 4.75 4.3 5.43 Đầu tư & PT VN 2.35 2.58 2.6 1.74 3.00 3.5 4.76 7.8 Công thương VN 2.08 2.42 2.33 1.47 3.38 3.4 3.64 5.12 Ngoại thương VN 2.07 2.18 1.79 1.39 3.08 3.5 3.64 Bình quân 3.07 3.12 2.8 1.92 3.57 3.8 4.2 Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước22, báo cáo thường niên BIDV 2005 Hình 16 Tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro của một số NHTM Việt Nam 10.49 8.24 8 4.76 5.43 3.64 15.40 8.94 8.4 7.8 5.12 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 Sacombank EAB ACB BIDV AGRB ICB Tỷ lệ 2004 2005 Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên các NHTM 4.4. Khảo sát mức độ tuân thủ nguyên tắc Theo kết quả khảo sát hệ thống NHTM Việt Nam do Công ty tư vấn Ernst & Young thực hiện năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có 9/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân 22 [20] Đoàn Ngọc Phúc - 57 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các qui định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá không tuân thủ.23 Nhiều cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng ở các nước đang phát triển đã thực hiện chuẩn mực vốn của Hiệp ước Basle I và sẵn sàng triển khai Basel II trước năm 2010. Trong khi đó, Việt Nam mới thực hiện một phần Basle I về rủi ro tín dụng và dự kiến đến hết năm 2010 mới thực hiện đầy đủ Basle I. Như vậy, hệ thống NHTM Việt Nam sẽ phải chuẩn bị một thời gian trước khi áp dụng các chuẩn mực của Basel II. Điều này hoàn toàn hợp với đánh giá khách quan của hơn 90% các nhà quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam trong cuộc khảo sát ý kiến. Các chuyên gia này đã cho rằng những phương pháp đo lường rủi ro của Basel II cần thời gian tương đối dài để có thể vận dụng vào Việt Nam. 5. Khó khăn đối với hệ thống NHTM VN khi áp dụng hiệp ước Basel II 5.1. Về chi phí thực hiện Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Theo ước tính, các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu Đô la Mỹ, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu Đôla Mỹ24, tương đương với 3,200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo nghị định 141 của Chính phủ. 5.2. Điều kiện hỗ trợ thông tin chưa đầy đủ Các thông tin trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn là hết sức quan trọng nếu một hệ thống ngân hàng muốn áp dụng theo các chuẩn mực của Basel II. Trong khi đó, thực chất thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời cho đến nay chỉ vừa hơn 6 năm, 23 [22], Nguyễn Văn Bình 24 Petrou, 2003 trang 14 - 58 - Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel trong QTRR tại các NHTM VN số lượng hàng hóa trên thị trường dù đã tăng lên đáng kể so với thời kỳ đầu nhưng vẫn chỉ mới có 108 loại chứng khoán được phép giao dịch trên thị trường. Đa số các loại chứng khoán này mới chỉ lên sàn trong khoảng 1 năm trở lại đây. Như vậy, rất khó cho các ngân hàng có thể trông đợi sự hỗ trợ thông tin xử lý từ thị trường chứng khoán để áp dụng vào công tác quản trị rủi ro của mình. Theo qui định, việc tính toán và sử dụng các hệ số để xem xét rủi ro từng loại cổ phiếu của từng công ty chỉ có thể thực hiện được khi thị trường chứng khoán đã hoạt động với thời gian từ 5 năm trở lên, đồng thời danh mục các hàng hóa trên thị trường phải đại diện được cho tất cả các ngành kinh doanh trong nền kinh tế. Điều này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ bước đầu đáp ứng được phần nào với sự tham gia chính thức lên thị trường của hai loại cổ phiếu ngân hàng là cổ phiếu ngân hàng Sài Gòn thương tín và ngân hàng Á Châu. Các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô khác vẫn là một vấn đề khó đối với không chỉ riêng đối với hệ thống ngân hàng. Vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện hơn rất nhiều trong thời gian gần đây thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, internet, đặc biệt là trên một số website chính thức của các bộ ban ngành như bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cổng giao dịch điện tử của Chính phủ, chính quyền thành phố và các tỉnh. Tuy nhiên, thông thường những báo cáo này thường được lập dưới dạng báo cáo năm, và có độ trễ tương đối lớn với thời gian xảy ra các sự kiện, như vậy rất khó hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc dự báo, đánh giá và ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan