Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc dạy học môn Vật lí lớp 8, bài 23: “Đối lưu - Bức xạ nhiệt”

Tuy nhiên, ban đêm không nên để cây xanh trong nhà, vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.

 + Xung quanh ngôi nhà nếu mở nhiều cửa và thoáng đãng, sẽ hay có gió vào nhà do đối lưu của không khí, ta sẽ hạn chế được sử dụng quạt điện và điều hòa, tiết kiệm được năng lượng, mà vẫn thoải mái dễ chịu khi sống trong ngôi nhà đó.

 + Ban ngày không khí trên mặt biển mát mẻ hơn trên đất liền và ngược lại về ban đêm, nên thường có gió qua lại giữa biển và đất liền. Các khu du lịch ven biển mát mẻ nên tiết kiệm được năng lượng. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển không những mang lại lợi ích lớn về kinh tế, mà còn góp phần chống biến đổi khí hậu.

 + Các khu du lịch sinh thái là những nơi phong cảnh hữu tình, sông nước, cây cối đan xen và thoáng đãng, nên không khí mát mẻ tạo ra sự đối lưu, làm cho chúng ta có cảm giác sảng khoái và dễ chịu.

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc dạy học môn Vật lí lớp 8, bài 23: “Đối lưu - Bức xạ nhiệt”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học. VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO VIỆC DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 8, BÀI 23 “ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT” 2. Mục tiêu dạy học. * Kiến thức: Giúp HS - nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. - biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. - nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. * Kỹ năng: Giúp HS biết - vận dụng kiến thức về cách truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. - ứng dụng hiện tượng đối lưu và bức xạ nhiệt vào trong sinh hoạt và sản xuất. * Thái độ: Giúp HS có ý thức - làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm. - vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn trong việc xử lí các tình huống thực tế. Dự án tôi mang tới này góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời giúp học sinh biết liên kết các môn học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Để thực hiện bài dạy này, cần có sự liên kết với các bộ môn sau: - Môn vật lí: HS nắm được hiện tượng đối lưu và bức xạ nhiệt để biết cách sử dụng các dụng cụ và thiết bị có liên quan, cũng như biết cách chế tạo chúng để phục vụ đời sống và sản xuất một cách hiệu quả, từ đó có ý thức tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, từ kiến thức học được về đối lưu và bức xạ nhiệt, các em biết giải thích và xử lí các hiện tượng xảy ra hàng ngày. - Môn toán: HS biết kết hợp kiến thức vật lí với toán học để thiết kế các ngôi nhà thông thoáng khí trời, làm thông gió ở các nhà máy, đường hầm,do hiện tượng đối lưu ; trồng cây trong nhà kính do cả đối lưu và bức xạ nhiệt. - Môn hóa học: HS nắm được các chất khí (CO2, CH4, N2O, O3, CFC, ) là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. - Môn Sinh học: HS nắm được rừng có vai trò điều hòa khí hậu Trái Đất nhờ sự đối lưu của không khí, giúp cân bằng sinh thái, duy trì sự sống của các loài sinh vật. - Môn địa lí: HS nắm được sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng mưa, gió, bão ở từng vùng trên Trái Đất xảy ra hàng ngày hàng giờ, là do sự đối lưu của khí quyển. - Môn giáo dục công dân: + Giúp các em có ý thức bảo vệ rừng, cũng như có ý thức trồng cây gây rừng, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. + Giúp các em nhớ lại lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã phát động Tết trồng cây. Điều đó cũng nhắc nhở chúng ta phải tích cực trồng cây và bảo vệ rừng; góp phần bảo vệ môi trường, và nâng cao chất lượng cuộc sống. 3. Đối tượng dạy học của bài học. Học sinh lớp 8A trường THCS Đông Tiến 4. Ý nghĩa của bài học. - Qua bài học này học sinh nắm được bản chất của sự đối lưu và bức xạ nhiệt, từ đó vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan trong thực tế đời sống hàng ngày (hiện tượng gió, bão, di chuyển của đám mây, sự tuần hoàn của nước, sự nóng lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính,). - Từ kiến thức đã học được về đối lưu và bức xạ nhiệt, học sinh biết kết hợp nó với các môn học khác (toán, hóa, sinh, địa, giáo dục công dân) để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống (làm cửa thông gió trong nhà, lổ thông hơi trong đường hầm và hầm lò, trồng rau trong nhà kính ở xứ lạnh, trồng cây xanh để điều hòa khí hậu, chế tạo máy điều hòa và ấm điện,). - Việc liên kết môn vật lí với các môn học khác để giải quyết một vấn đề, sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy lô gic, tổng hợp; từ đó có cách nhìn toàn diện, sâu sắc một vấn đề đặt ra, và giải quyết nó sao cho hiệu quả nhất. - Giáo viên “tích hợp” kiến thức liên môn trong dạy học, sẽ làm cho quá trình dạy học trở nên phong phú và hấp dẫn; các em hứng thú học tập hơn, hiểu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn, kiến thức thu lượm được cũng toàn diện hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu. * Giáo viên: - Máy chiếu, tranh vẽ hình 23.1 và hình 23.3, bảng kẻ sẵn 23.1. - Bộ thí nghiệm về đối lưu và bức xạ nhiệt. - Các hình ảnh minh họa cho bài học: Đường hầm địa đạo Củ Chi, các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh, khu du lịch sinh thái, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đốt rừng làm nương rẫy, hiệu ứng nhà kính, đám mây di chuyển, hình ảnh về Đà Lạt, hình ảnh minh họa cho bài kiểm tra kết quả học tập, ... - Sưu tầm tư liệu trên mạng internet, tham khảo ý kiến của giáo viên dạy các bộ môn: Toán học, hóa học, sinh vật, giáo dục công dân. * Học sinh: Xem lại bài “Dẫn nhiệt”, đọc trước bài “Đối lưu - Bức xạ nhiệt”. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. A. Các hoạt động dạy học: Bài học được chia ra nhiều hoạt động, tổ chức các hoạt động theo nhóm, cá nhân và cả lớp. * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV tổ chức tình huống học tập như SGK * Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 23.2 theo nhóm, trả lời các câu hỏi C1 , C2, C3, rút ra kết luận về sự đối lưu. - GV làm thí nghiệm 23.3, HS quan sát và trả lời các câu hỏi C4 , C5, C6. - Hoạt động tích hợp: + GV yêu cầu HS lấy các ví dụ về ứng dụng sự đối lưu trong thực tế. + GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh họa về ứng dụng sự đối lưu như: Đường hầm địa đạo Củ Chi, các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh, các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh và gần nguồn nước; các ngôi nhà, căn phòng có nhiều cửa, có cây cối và thoáng đãng. + GV lưu ý HS về sự hấp thụ nhiệt của nước và cây xanh, cho HS quan sát hình ảnh về khu du lịch sinh thái để minh họa thêm về ứng dụng sự đối lưu. + GV thông báo về những hạn chế của việc dùng nhiên liệu hóa thạch cũng như việc đốt rừng làm nương rẫy đã sinh ra khí độc hại phân tán nhiều nơi do hiện tượng đối lưu và gây hiệu ứng nhà kính. + GV thông báo thêm về hiện tượng gió bão, sự thay đổi nhiệt độ và áp suất khí quyển do đối lưu, cho HS quan sát hình ảnh minh họa. + GV cho HS tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó chịu khi sống lâu trong phòng kín. * Hoạt động 3: Tìm hiểu bức xạ nhiệt - GV nêu vấn đề như SGK, làm thí nghiệm 23.4 và 23.5 - HS quan sát GV làm thí nghiệm, trả lời các câu C7, C8, C9, rút ra kết luận. - Hoạt động tích hợp: + GV yêu cầu HS lấy các ví dụ về ứng dụng bức xạ nhiệt trong thực tế. + GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa về ứng dụng bức xạ nhiệt như: Bình đun nước bằng năng lượng Mặt Trời, làm khô các vật bằng cách phơi nắng, trời lạnh ngồi bên bếp lửa để sưởi ấm. + GV cho HS thảo luận tìm biện pháp tận dụng hoặc hạn chế bức xạ nhiệt truyền vào các ngôi nhà ở các nước khí hậu lạnh hoặc khí hậu nóng. + GV lưu ý HS: Việt Nam là nước khí hậu nóng ẩm, các tòa nhà cao tầng làm cửa kính ở các thành phố tiêu tốn nhiều năng lượng để làm mát bằng điều hòa, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. + GV thông báo cho HS biết ở Việt Nam, Đà Lạt là nơi mát mẻ quanh năm (một ngày đêm có 4 mùa) nên người dân thường trồng rau và hoa trong nhà kính để tận dụng bức xạ nhiệt của Mặt Trời. + GV cho HS quan sát hình ảnh Đà Lạt, trồng hoa và rau trong nhà kính ở Đà Lạt. * Hoạt động 4: Vận dụng GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi C10, C11, C12. * Hoạt động 5: Củng cố GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong thời gian 6 phút. * Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà GV yêu cầu HS về nhà: - Học thuộc ghi nhớ - Đọc “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập bài 23 trong sách bài tập. B. Tiến trình bài dạy: Có giáo án kèm theo (in giáo án trên lớp của mình) 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Câu hỏi củng cố: - Câu 1: Tại sao ống khói ở các nhà máy thường được xây cao ? Khói thải bay ra từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại Khói thải bay ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch Nhà máy xi măng Bỉm Sơn - Câu 2: Rừng có vai trò gì đối với khí hậu Trái Đất ? Bác Hồ của chúng ta lúc sinh thời đã phát động phong trào gì sau mỗi dịp Tết đền xuân về ? Hành động của Bác nhắc nhở các em điều gì ? Hình ảnh rừng nguyên sinh Việt Nam 8. Các sản phẩm của học sinh. Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100% học sinh đã hoàn thành bài, đặc biệt các em đã biết sử dụng kiến thức liên môn để trình bày. Kết quả đạt được như sau: Số bài kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 35 8 22,9 23 65,7 4 11,4 0 0 0 0 Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Đặc biệt là thu hút sự chú ý của học sinh, bản thân các em sau khi học dự án này đều cảm thấy môn vật lí thú vị. Vì ngoài vật lí, các em còn được biết thêm các môn học khác, và được mở rộng kiến thức nhiều hơn. Việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác, để dạy bộ môn của mình tốt hơn, và đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên việc vận dụng liên môn vào dạy học vật lí cũng gặp khó khăn, đòi hỏi giáo viện phải luôn học hỏi nâng cao kiến thức, phải có sự đầu tư cho bài học của mình; còn đối với học sinh, đòi hỏi các em phải hoạt động nhiều hơn. Trên đây là bài dạy thử nghiệm của tôi cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên bộ môn rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để tôi hoàn thiện hơn bài dạy này, và vận dụng tốt hơn ở những bài học sau. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hiệu trưởng Thanh Hóa, ngày 15 tháng 12 năm 2016 (Kí tên, đóng dấu) Giáo viên thực hiện Phạm Văn Khánh GIÁO ÁN Tiết 30: Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. Mục tiêu. * Kiến thức. - Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt), tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách. - Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. - Nêu được tên hình thức truyền nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. * Kỹ năng. - Vận dụng được kiến thức về cách truyền nhiệt bằng đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. - Ứng dụng hiện tượng đối lưu và bức xạ nhiệt vào trong sinh hoạt và sản xuất. * Thái độ. Giúp HS có ý thức - làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm. - vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn trong việc xử lí các tình huống thực tế. II. Chuẩn bị. * Giáo viên: - Máy chiếu, bảng kẻ sẵn 23.1, tranh vẽ hình 23.1 và hình 23.3. - Bộ thí nghiệm về đối lưu và bức xạ nhiệt. - Các hình ảnh minh họa cho bài học: Đường hầm địa đạo Củ Chi, các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh, khu du lịch sinh thái, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đốt rừng làm nương rẫy, hiệu ứng nhà kính, đám mây di chuyển, hình ảnh về Đà Lạt, hình ảnh minh họa cho bài kiểm tra kết quả học tập, ... * Học sinh: Xem lại bài “Dẫn nhiệt”, đọc trước bài “Đối lưu - Bức xạ nhiệt”. III. Phương pháp. Các phương pháp được sử dụng: - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp vấn đáp gợi mở - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp trực quan IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. * Kiểm tra bài cũ. Dẫn nhiệt là gì ? So sánh tính đẫn nhiệt của các chất rấn, lỏng, khí ? * Bài mới. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV tổ chức tình huống học tập như SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV: Cho các nhóm HS làm TN 23.2. - HS: Làm TN, quan sát, trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 vào bảng phụ. +C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương ? +C2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ? +C3: Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên ? - GV quan sát các nhóm làm TN, hướng dẫn khi cần, sau đó cho các nhóm treo kết quả lên bảng. - GV cho các nhóm so sánh kết quả rồi cho các em thống nhất các câu trả lời: +C1: Nước màu tím chuyển động thành dòng. +C2: Lớp nước bên dưới nóng lên nở ra nên trọng lượng riêng giảm, và nổi lên. Lớp nước bên trên lạnh hơn có trọng lượng riêng lớn nên chìm xuống tạo thành dòng. +C3: Ta biết nước trong cốc nóng lên nhờ nhiệt kế. - GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng trong TN trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí. - GV?: Vậy đối lưu là gì ? - HS: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - GV: Làm TN 23.3 - HS: Quan sát GV làm TN, trả lời C4, C5, C6 +C4: Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên. TL: Không khí xung quanh ngọn nến nóng lên nở ra nhẹ đi bay lên cao, không khí ở ngăn bên nặng hơn chìm xuống luồn qua khe ở đáy sang chiếm chỗ, kéo theo cả khói hương đi xuống luồn qua rồi bay lên. +C5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới ? TL: Đun chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để tạo ra sự đối lưu. +C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không ? Tại sao ? TL: Trong chân không và chất rắn không có đối lưu, vì chân không không có phân tử, còn trong chất rắn các phân tử liên kết rất mạnh. I. Đối lưu: 1. Thí nghiệm: SGK 2. Trả lời các câu hỏi: C1: C2: C3: (HS tự ghi) * Kết luận: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. 3. Vận dụng: C4: (HS tự ghi) C5: Đun chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới để tạo ra sự đối lưu. C6: Trong chân không và chất rắn không có đối lưu, vì chân không không có phân tử, còn trong chất rắn các phân tử liên kết rất mạnh. * Hoạt động tích hợp: - GV yêu cầu HS lấy các ví dụ về ứng dụng sự đối lưu trong thực tế ? - HS lấy ví dụ: Ứng dụng sự đối lưu trong thực tế như làm các lổ thông hơi trong đường hầm, hầm mỏ; làm cửa thông gió trong nhà, đặt máy điều hòa ở trên cao trong phòng, dây đun ấm điện ở sát đáy ấm, trồng cây xanh quanh nhà, làm nhà gần nguồn nước (ao hồ, sông suối,...) và ở nơi có nhiều cây xanh,... - GV: Sau đây các em quan sát hình ảnh minh họa cho các ví dụ trên: Đường hầm địa đạo Củ Chi (trong đường hầm có lổ thông hơi) Các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh Các ngôi nhà trồng nhiều cây xanh, gần nguồn nước Các ngôi nhà, căn phòng có nhiều cửa, có cây cối và thoáng đãng - GV lưu ý HS: + Cây xanh và nguồn nước hấp thụ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời nhiều nhưng lại dẫn nhiệt kém, nên không khí xung quanh chúng mát mẻ, và hay có gió do sự đối lưu của không khí, làm cho ta dễ chịu về mùa hè khi sống trong môi trường có nhiều cây xanh và gần nguồn nước. Tuy nhiên, ban đêm không nên để cây xanh trong nhà, vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe. + Xung quanh ngôi nhà nếu mở nhiều cửa và thoáng đãng, sẽ hay có gió vào nhà do đối lưu của không khí, ta sẽ hạn chế được sử dụng quạt điện và điều hòa, tiết kiệm được năng lượng, mà vẫn thoải mái dễ chịu khi sống trong ngôi nhà đó. + Ban ngày không khí trên mặt biển mát mẻ hơn trên đất liền và ngược lại về ban đêm, nên thường có gió qua lại giữa biển và đất liền. Các khu du lịch ven biển mát mẻ nên tiết kiệm được năng lượng. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển không những mang lại lợi ích lớn về kinh tế, mà còn góp phần chống biến đổi khí hậu. + Các khu du lịch sinh thái là những nơi phong cảnh hữu tình, sông nước, cây cối đan xen và thoáng đãng, nên không khí mát mẻ tạo ra sự đối lưu, làm cho chúng ta có cảm giác sảng khoái và dễ chịu. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa: Khu du lịch sinh thái Củ Chi Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài - Biên Hòa, Đồng Nai Khu du lịch sinh thái Ao Vua - Ba Vì, Hà Nội Khu du lịch sinh thái cầu Tư Huệ - Trà Vinh - GV thông báo: Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu lửa, ...) hay đốt rừng làm nương rẫy đã sinh ra các chất khí độc hại (CO, CO2). Do hiện tượng đối lưu mà các chất khí này có mặt ở khắp mọi nơi trong bầu khí quyển, chúng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Dưới đây là các hình ảnh minh họa: Khói đen phun ra từ nhà máy nhiệt điện Uông Bí Khói bay ra từ bếp than Đốt rừng làm nương rẫy Hình ảnh minh họa hiệu ứng nhà kính - GV lưu ý HS: Khí hiệu ứng nhà kính đã phản xạ một phần bức xạ nhiệt từ Trái Đất ra khỏi khí quyển, làm Trái Đất nóng dần lên và gây ra biến đổi khí hậu. - GV: Sự đối lưu của khí quyển tạo ra sự thay đổi nhiệt độ và áp suất ở từng vùng, tạo ra gió bão và sự di chuyển của các đám mây trong cơn giông, cơn bão. Hình ảnh đám mây di chuyển trong cơn giông, bão - GV?: Sống và làm việc lâu trong phòng kín sẽ làm cho chúng ta cảm thấy như thế nào ? Vì sao ? - HS: Sống và làm việc lâu trong phòng kín sẽ làm cho chúng ta cảm thấy rất khó chịu, vì không có lưu thông không khí. - GV?: Để khắc phục tình trạng này, ta phải làm gì ? - HS: Ta phải làm các việc sau: + mở cửa hàng ngày để gió lưu thông, và ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nhà. + lắp đặt quạt thông gió ở các phòng kín. Hoạt động 3: Tìm hiểu bức xạ nhiệt Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV nêu vấn đề như SGK. - GV làm TN 23.4 và 23.5. - HS: Quan sát GV làm TN và chuẩn bị trả lời các câu hỏi C7, C8, C9. +C7: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì ? TL: Giọt nước màu di chuyển về đầu B chứng tỏ không khí trong bình đã nóng lên, nở ra. +C8: Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì ? Miếng gỗ đã có tác dụng gì ? TL: Giọt nước màu di chuyển về đầu A chứng tỏ không khí trong bình đã nguội đi, co lại. Miếng gỗ có tác dụng ngăn cản không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. +C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không ? Tại sao ? TL: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt, vì không khí dẫn nhiệt kém, không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng. - GV?: Sự truyền nhiệt theo đường thẳng trong thí nghiệm trên gọi là gì ? - HS: Sự truyền nhiệt theo đường thẳng trong TN trên gọi là bức xạ nhiệt. - GV?: Vậy bức xạ nhiệt là gì, nó có thể xảy ra ở trong chân không hay không ? - HS: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. - GV thông báo: TN cho thấy khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. II. Bức xạ nhiệt: 1. Thí nghiệm: SGK 2. Trả lời các câu hỏi: C7: Giọt nước màu di chuyển về đầu B chứng tỏ không khí trong bình đã nóng lên, nở ra. C8: Giọt nước màu di chuyển về đầu A chứng tỏ không khí trong bình nguội đi, co lại. Miếng gỗ có tác dụng ngăn cản không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt, vì không khí dẫn nhiệt kém, không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng. * Kết luận: - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. - Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. * Hoạt động tích hợp: - GV yêu cầu HS lấy các ví dụ về ứng dụng bức xạ nhiệt trong thực tế. - HS lấy các VD: Ứng dụng bức xạ nhiệt trong thực tế như bình đun nước bằng năng lượng Mặt Trời, làm nóng và phơi khô các vật bằng cách phơi nắng, trời lạnh ngồi bên bếp lửa để sưởi ấm, vv... Dưới đây là hình ảnh ứng dụng bức xạ nhiệt vào trong thực tế: Người dân làm muối Máy nước nóng năng lượng mặt trời Sanluca Người dân phơi cá khô Quây quần bên bếp lửa hồng của đồng bào dân tộc ít người - GV: Bức xạ nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng. Vậy ở các nước khí hậu lạnh hoặc khí hậu nóng, ta có biện pháp gì để tận dụng hay hạn chế các tia nhiệt đó ? - HS: Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có nhể sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa thuỷ tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian, vì thế nên giữ ấm cho nhà. Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính, vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hoà, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà để nó hấp thụ bớt bức xạ nhiệt, đồng thời thường hay có gió mát do sự đối lưu của không khí. - GV lưu ý HS: Việt Nam là nước khí hậu nóng ẩm, các tòa nhà cao tầng làm cửa kính ở các thành phố tiêu tốn nhiều năng lượng để làm mát bằng điều hòa, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. - GV: Ở nước ta, Đà Lạt là nơi mát mẻ quanh năm (một ngày đêm có bốn mùa), người ta đã trồng rau và hoa trong nhà kính để giữ ấm cho cây, giúp nó phát triển bình thường (đương nhiên người ta cũng làm cửa thông gió). Dưới đây là hình ảnh Đà Lạt, trồng hoa và rau trong nhà kính ở Đà Lạt: Hình ảnh đẹp nhất về "đồi Cù Đà Lạt" Hồ Xuân Hương - Đà Lạt Ảnh đẹp về Thung lũng tình yêu - Đà Lạt Trồng hoa và rau trong nhà kính ở Đà Lạt Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi C10, C11, C12. - HS: Thảo luận trả lời các câu hỏi +C10: Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đen ? TL: Các vật xù xì có màu xẫm thì hấp thụ các tia bức xạ tốt, nên hơ muội đèn cho TN được nhanh hơn và rõ hơn. +C11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo trắng mà không mặc áo đen ? TL: Các vật màu trắng sáng hấp thụ các tia bức xạ kém, nên mặc áo trắng sẽ mát hơn mặc áo đen. +C12: Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1. TL: (ở phần ghi bảng) III. VẬN DỤNG: C10: Các vật xù xì có màu xẫm thì hấp thụ các tia bức xạ tốt, nên hơ muội đèn cho thí nghiệm được nhanh hơn và rõ hơn. C11: Các vật màu trắng sáng hấp thụ các tia bức xạ kém, nên mặc áo trắng sẽ mát hơn mặc áo đen. C12: Chất Rắn Lỏng Khí Chân không Hình thức TN chủ yếu Dẫn nhiệt Đối lưu Đối lưu Bức xạ nhiệt Hoạt động 5: Củng cố Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (Thời gian 6 phút) - Câu 1: Tại sao ống khói ở các nhà máy thường được xây cao ? Khói thải bay ra từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại Khói thải bay ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch Nhà máy xi măng Bỉm Sơn - Câu 2: Rừng có vai trò gì đối với khí hậu Trái Đất ? Bác Hồ của chúng ta lúc sinh thời đã phát động phong trào gì sau mỗi dịp Tết đền xuân về ? Hành động của Bác nhắc nhở các em điều gì ? Hình ảnh rừng nguyên sinh Việt Nam ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA - Câu 1: Ống khói ở các nhà máy thường được xây cao, vì ống khói xây cao sẽ có 2 tác dụng: + Tạo ra sự đối lưu tốt, khói thoát ra được nhanh chóng. + Làm cho khói bay lên cao, giảm bớt được ô nhiễm môi trường. - Câu 2: + Rừng có vai trò điều hòa khí hậu Trái Đất nhờ sự đối lưu của không khí, giúp cân bằng sinh thái. + Bác Hồ của chúng ta lúc sinh thời đã phát động phong trào trồng cây sau mỗi dịp Tết đền xuân về. + Hành động của Bác nhắc nhở chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ, đọc “có thể em chưa biết”. - Làm bài tập bài 23 trong sách bài tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 23 Doi luu Buc xa nhiet_12440788.doc
Tài liệu liên quan