Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm

Nhận xét chung: Từ một phân xưởng sản xuất nhỏ, công ty phát triển dần thành một công ty có quy mô tương đối lớn, nhanh chóng hoà mình và osự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể: Nộp ngân sách nhà nước, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.

Công tác tập hợp chi phí tương đối tốt. Việc xác định đối tượng tập hợp phí sản xuất, đối tượng tính giá thành ở công ty là hoàn toàn hợp lý có căn cứ khoa học cho tính toán giá thành sản phẩm.

Đánh giá việc tính giá thành sản phẩm: Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, kế toán giá thành xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành, phương án tính giá thành là hợp lý, phù hợp với quy trình công nghệ của công ty, giúp kế toán tính giá thành thành tính toán đơn giản, bảng biểu gọn nhẹ, thích hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành theo đơn đặt hàng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau thì kết cấu giá thành cũng khác nhau. Kết cấu giá thành sản phẩm phụ thuộc các yếu tố: + Đặc điểm, tính chất của từng loại sản phẩm. + Trình độ trang bị và sử dụng kỹ thuật sản xuất. + Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. + Điều kiện tự nhiên (vị trí từng doanh nghiệp) + Công tác quản lý sản xuất, tổ chức cung tiêu sản phẩm. Theo chế độ kế toán hiện hành, kết cấu giá thành bao gồm 3 khoản mục sau: + Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: tất cả các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. + Nhân công trực tiếp: Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho người trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. + Chi phí sản xuất chung: các chi phí sản xuất khác, kể cả nguyên vật liệu gián tiếp và nhân công gián tiếp. Việc nghiên cứu kết cấu giá thành có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý giá thành. Nghiên cứu kết cấu cho thấy rõ tình hình chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sự biến động từng khoản mục chi phí trong cùng thời kỳ, là căn cứ xác định trọng tâm cần quản lý, phương hướng khai thác, sản xuất để hạ thấp giá thành. Mặt khác, giúp cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng doanh nghiệp. Từ đó, có biện pháp giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu xu hướng thay đổi kết cấu giá thành trong các thời kỳ khác nhau giúp doanh nghiệp thấy được tính chất sử dụng thiết bị máy móc, trang bị kỹ thuật, lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, mức độ chi phí nguyên vật liệu, sức lao động... của mỗi doanh nghiệp hoặc mỗi ngành. 4 - Các loại giá thành sản phẩm. a. Căn cứ vào thời gian, cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. * Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. * Giá thành định mức: Được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ, được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức theo chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. * Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. b. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chia thành: * Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất. * Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Được tính theo công thức: 5 - Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều gồm hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy, giữa chúng lại khác nhau về lượng, thể hiện: Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất điểm. Còn giá thành sản phẩm luôn gắn với một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này (chi phí phải trả). Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ). Nhiệm vụ kế toán tính giá thành sản phẩm. Để quản lý tốt giá thành sản phẩm, cần tổ chức công tác tính giá thành thực tế của các loại sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, đúng phương pháp. Vậy, tính giá thành sản phẩm vừa và một phương pháp của kế toán, vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác kế toán trong các xí nghiệp sản xuất. Tổ chức tốt công tác tính giá thành sản phẩm là rất thiết thực đối với việc tăng cường, cải tiến công tác quản lý giá thành, quản lý xí nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác tính giá thành sản phẩm: 1 - Xác định đối tượng tính giá thành trong xí nghiệp: quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp. Lựa phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng và xây dựng quy tắc tính phù hợp với phương pháp kế toán và các chế độ hiện hành. 2. Căn cứ vào quy tắc tính giá thành đã xây dựng để tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị sản phẩm theo khoản mục giá thành quy định đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, chế độ và bảo đảm chính xác. 3. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra nguyên nhân hoàn thành, chưa hoàn thành, các khả năng tiềm tàng có thể khai thác, phương hướng, yêu cầu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm thực tế. Chương II Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành, ý nghĩa việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của xí nghiệp. Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, khả năng vận dụng công suất máy móc thiết bị, mức độ trang bị, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; kết quả việc sử dụng hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động, trình độ quản lý tài chính, hạch toán kinh tế của xí nghiệp. Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ chỉ tính chi phí sản xuất sản phẩm, còn giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm cộng thêm chi phí ngoài sản xuất phân bổ cho sản phẩm đó. Giá thành sản xuất dùng để tính trị giá của thành phẩm khi nhập kho thành phẩm hoặc khi gửi đi tiêu thụ. Còn giá thành toàn bộ được xác định khi tính toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: + Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanhvà ra quyết định sản xuất kinh doanh. Để quyết định sản xuất loại sản phẩm naò đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu, giá cả thị trường, tất yếu phải biết mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó của bản thân doanh nghiệp bỏ ra. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả sản xuất các loại sản phẩm đó để quyết định khối lượng sản xuất nhằm tối đa hoá lợi nhuận, cần xác định cả giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ đó. + Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp xem xét tình hình sản xuất, chi phí sản xuất, phát hiện nguyên nhân phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. + Giá thành là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm. Chỉ tiêu giá thành như một tấm gương phản ánh thực chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính đúng, đủ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, phải xác định đúng đối tượng cần tính giá thành, phương pháp tính giá thành thích hợp. Đây là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất chính xác để đánh giá sản phẩm dở dang (nếu có) chính xác. Tính đủ là việc tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định. Việc tính đúng, đủ giá thành sản phẩm giúp phản ánh tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Xác định đúng đắn kết quả tài chính, tránh hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải chú ý đến giá cả hàng hoá và việc hạ giá thành sản phẩm: Là một trong những nhân tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận thông qua việc tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn hơn làm tăng doanh thu nhanh chóng; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm lượng vốn lưu động sử dụng vào sản phẩm. Như vậy, hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được phải tăng thu, giảm chi bằng cách: tăng năng suất lao động, nâng trình độ tay nghề của công nhân, tăng cường công tác quản lý giá thành, đẩy mạnh phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Chương III Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành 1 - Đối tượng tính giá thành: Các loại sản phẩm, dịch vụ do xí nghiệp sản xuất và cần tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành của kế toán. Bộ phận kế toán tính giá thành căn cứ vào đặc điểm sản xuất, sản phẩm được sản xuất, tính chất sản xuất, cung cấp sử dụng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Về tổ chức sản xuất, sản xuất đơn chiếc theo từng sản phẩm, từng dịch vụ là đối tượng tính giá thành: Ví dụ: từng con tàu được đóng trong xí nghiệp, từng hạng mục công trình, từng công trình trong xí nghiệp xây dựng; Nếu sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành: ví dụ: loạt máy công cụ trong xí nghiệp cơ khí; Nếu tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là một đối tượng tính giá thành. Ví dụ: các loại vải trong xí nghiệp dệt; cà phê, cao su trong nông trường cà phê, cao su. Về quy trình công nghệ sản xuất: Nếu quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất; Nếu quy trình công nghệ kiểu phức tạp liên tục thì đối tượng tính giá là bán thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ, hoặc có thể là thành phẩm của sản phẩm; Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm lắp ráp hoàn chỉnh, một số phụ tùng, chi tiết, bộ phận sản phẩm. Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý, hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế cần phải nhất quán với đơn vị tính đã ghi trong kế hoạch của xí nghiệp. Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tiểu khoản, các cơ sở chi tiết, tổ chức công tác, ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất cho từng đối tượng. Giúp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong từng xí nghiệp. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành sản phẩm (Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm). Tổ chức công tác tính giá thành cho từng đối tượng, phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tính toán, hiệu quả xác định chính xác thu nhập, phát hiện khả năng tiềm tàng để có biện pháp hạ giá thành sản phẩm hợp lý, phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 2 - Kỳ tính giá thành Là thời kỳ bộ phận kế toán tính giá thành cần tiến hành công việc tính giá cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp công tác tổ chức tính giá thành khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu và giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành sản phẩm của kế toán. Kỳ tính giá thành, đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, thời gian ngắn, xuất hiện xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng, vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối tháng sau khi đã hoàn thành công việc, ghi sổ kế toán và kiểm tra đối chiếu chính xác để khoá sổ, bộ phận tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng sản phẩm đã hoàn thành trong tháng. Kỳ tính giá thành hàng tháng giúp cho việc cung cấp số liệu về giá thành thực tế phù hợp với kỳ báo cáo, làm cơ sở hạch toán nhập kho thành phẩm trong tháng. Một số sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất lâu dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành phẩm thích hợp là thời gian mà sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành. Hàng tháng, tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác minh sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành (phiếu nhập kho thành phẩm) mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng liên quan trong suốt các tháng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất để tính giá thành và giá thành đơn vị cho đối tượng đó bằng phương pháp thích hợp. Như vậy, trường hợp này kỳ tính giá thành sản phẩm không phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Do đó tác dụng phản ánh, giám đốc của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và giá thành cũng thực sự phát huy khi chu kỳ sản xuất đã kết thúc. 3 - Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác giúp xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý doanh nghiệp có biện pháp ra quyết định kịp thời mở rộng hay thu hẹp sản xuất hay đầu tư vào mặt hàng sản phẩm nào đó. Do đó, trên cơ sở chi phí đã tập hợp theo các đối tượng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, với đặc điểm tính chất sản phẩm, với yêu cầu trình độ quản lý doanh nghiệp và quy định thống nhất của Nhà nước. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sx được tính theo các khoản mục. 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung. Số liệu kết quả tính toán tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng, biểu tính giá thành thể hiện được nội dung phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng. Thực chất việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cấu thành trong sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được và chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ. Các phương pháp tính giá thành được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất: a. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp): áp dụng thích hợp với từng trường hợp, đối tượng tính giá thành phù hợp đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành theo công thức sau: Giá thành đơn vị sản phẩm = Đây là cách tính đơn giản nhất, các phương pháp khác đều dựa vào công thức này. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín: từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn nhau các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, điện nước... b. Phương pháp tính giá thành phân bước: được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau, bán thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Tuỳ vào tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Do đó, phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành: Phương pháp phân bước tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. c. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc loại vừa, nhỏ theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng, đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó, để khi hoàn thành tổng chi phí sản xuất các tháng sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Chi phí trực tiếp được tập hợp tẳng vào đơn đặt hàng, chi phí chung phân bổ theo tiêu thức thích hợp. d. Phương pháp hệ số: áp dụng cho cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Tính giá thành phải căn cứ vào hệ số tính giá theo các bước sau: - Quy đổi tổng sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ: S sản lượng = * Hệ số SP (i) - Tính hệ số phân bổ chi phí từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ chi phí SP (i) = - Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục: e. Phương pháp tỷ lệ: Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được là nhóm sản xuất cùng loại với quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau sẽ tính giá thành từng quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Muốn vậy, trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ: có thể là giá thành quy hoạch, có thể là giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế, sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm. Tiếp theo, lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế với tỷ lệ tính giá thành, ta được giá thành theo quy cách, kích cỡ: sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai định kỳ TK 631 TK 154 TK 154 TK 621 TK 155 TK 632 TK 153 TK 611 TK 334,338 TK 622 TK 627 TK 214 TK 111,112,142,335 Kết chuyển SPDD cuối kỳ Kết chuyển SPDD cuối kỳ Chi phí NVL Thành phẩm đầu kỳ Thành phẩm cuối kỳ Chi phí nhân công Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí vật liệu dụng cụ khấu hao Chi phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 152, 153 TK 621 TK 154 TK 152, 138 TK 334, 338 TK 622 TK 155 TK 627 TK 214 TK 111,112,142,334 CP dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác Chi phí khấu hao Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí nhân viên Kết chuyển phân bổ chi phí SXC Giá thành thực tế SP hoàn thành bán ngay Chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển phân bổ chi phí NCTT Giá thành thực tế SP hoàn thành nhập kho Xuất kho tiêu thụ Chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển phân bổ chi phí NVL trực tiếp Nhập kho vật liệu, tự chế phế liệu thu hồi TK 632 Chương IV Tình hình thực tế công tác tính giá thành ở công ty cắt và đo lường cơ khí. 1 - Tình hình đặc điểm chung của công ty: a. Quá trình hình thành và phát triển: Địa điểm: 26 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân Hà nội. Là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1986, lúc đầu tên là Nhà máy công cụ cắt, sau đó chuyển thành nhà máy công cụ số I - Hà Nội thuộc bộ cơ khí luyện kim, được trang bị hầu hết là máy móc, thiết bị của Liên Xô. 14 - 07 - 1995: Đổi tên thành công ty dụng cụ cặt và đo lường cơ khí thuộc tổng công ty máy thiết bị công nghiệp thuộc bộ công nghiệp nặng theo quyết định thành lập 702 QĐ/TCNSĐT với giấy phép kinh doanh số 110000001 ngày 21 - 07 - 1995 với tổng số vốn là 8.167.000.000đ, trong đó: Vốn cố định là 5.029.000.000đ Vốn lưu động là 3.138.000.000đ b. Nhiệm vụ sản xuất của công ty: Sản xuất kinh doanh các dụng cụ cặt gọt kim loại, dụng cụ phụ, dụng cụ gia công gỗ thực phẩm, dụng cụ gia công áp lực (khuôn kẹo, con lăn, viền hộp...) dụng cụ đo lường, dụng cụ cầm tay, phụ tùng cơ khí chính xác ngành kinh tế. Trong đó, sản phẩm truyền thống là sản xuất mũi khoan cacs loại, dao phay các loại....Hiện công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. 2. Công tác tổ chức tính giá thành ở công ty. Kế toán tập hợp các chi phí sản xuất: Công ty có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm qua nhiều giai đoạn công nghệ. Các loại sản phẩm: tarro, bèn rèn, mũi khoan, dao phay, chi phí sản xuất tập hợp theo yếu tổ kinh tế, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ (phân xưởng). Phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ, cách tập hợp chi phí: - Với nguyên vật liệu trực tiếp: NVL trực tiếp cho sản xuất dựa trên nguyên tắc: Các nhu cầu về vật liệu trực tiếp đều xuất phát tự nhiệm vụ sản xuất (lệnh sản xuất và định mức sửa luận dư vật liệu trực tiếp của từng đơn đặt hàng). Tên từng phiếu xuất kho nguyên vật liệu được ghi chép rõ mục đích sử dụng, địa điểm phát sinh. Cuối tháng, kế toán vật liệu lấy phiểu xuất vật tư ở tổng kho, sau khi kiểm tra tính hợp lý của chứng từ kế toán, thực hiện tổng hợp, phân loại theo từng loại vật tư xuất là căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu (Bảng phân bổ số 2). Cuối thánh, kế toán vật liệu thành toán vật liệu căn cứ vào lượng xuất dùng thực tế ghi vào bảng phân bổ số 2 cột nguyên vật liệu giá thực tế theo từng phân xưởng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 2 để ghi vào bảng kế 4. Cụ thể: trong tháng 1/1997 có đơn đặt hàng sau được đưa vào hạch toán, hợp đồng giữa công ty liên doanh dầu khí và công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí về việc gia công sản phẩm cơ khí mũi khoa từ thép hợp kim cao. Thứ tự Tên sản phẩm đơn vị tính số lượng 1 Mũi khoan cái 8.500 Cuối tháng, kế toán vật liệu tập hợp các phiếu xuất kho NVL để ghi bảng phẩn bổ 2. - Đối với nhân công trực tiếp: Tiến lương công ty trả cho công nhan sản xuất bao gồm tiền lương theo thời gian hoặc tiền lương theo sản phẩm. Chi phí tiền lương công nhân tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất cơ sở là các chứng từ hạch toán kết quả lao động thực tế của phân xưởng, của công ty theo quy định của Nhà nước. + Lương thời gian được tính theo hệ số bậc lương và bình công xét điểm - áp dụng tính lương cho bộ máy quản lý xí nghiệp quản lý phân xưởng. Tiền lương theo thời gian = + Lương tính theo sản phẩm được tính rộng rãi phần lớn cho các phân xưởng như: khởi phẩm, cơ khí I....Công ty trả lương sản phẩm theo từng phân xưởng hoặc từng bộ phận sản xuất: Tổng số lượng phải trả cho công nhân hàng tháng = đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm đã hoàn thành hàng tháng của phân xưởng Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương cho từng giai đoạn công nghệ để tính lương cho từng tổ sản xuất. Lương tổ sản xuất được chia cho từng công nhân theo điểm bình xét hoặc theo đơn giá tiền lương của tổ đó. Công việc tính toán tiền lương của phân xưởng do kế toán tiền lương thực hiện. Cuối tháng, các tổ chuyển toàn bộ chứng từ hạch toán lao động (bảng chấm công, báo cáo kết quả sản xuất) lên phòng kế toán, kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ này để tính và lập bảng “thanh toán tiền lương và phụ cấp cho từng tổ”, từ đó lập bẳng tổng hợp thanh toán tiền lương và phụ cấp cho toàn công ty, từ đó lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội là 19% tổng quỹ lương phải trả, trong đó bảo hiểm xã hội 15% kinh phí công đoàn 2%, bảo hiểm y tế 2%. Khoản này tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất và được thực hiện bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (biểu số 2). - Đối với sản xuất chung: + Khấu hao TSCĐ: là tính đầu vào chi phí sản xuất, giá trị hao mòn máy móc thiết bị sản xuất tạo vốn tài sản xuất TSCĐ. ở công ty do quy trình sản xuất phức tạp nên TSCĐ của công ty gồm nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, quản lý, mội loại có tác dụng riêng và sử dụng trong các phân xưởng thích hợp. ở công ty, việc xác định, tính toán khấu hao máy móc thiết bị sản xuất được tiến hành hàng tháng, kế toán căn cứ váo nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng loại máy, nhóm máy ở từng phân xưởng theo quy định của Nhà nước để tính ra số khấu hao phải trích hàng tháng. Số khấu hao phải trích thực tế hàng tháng = Việc tính toán này được tính pháp ngoài số sách. Sau khi tính xong số liệu và phân bổ khấu hao TSCĐ ở công ty được phân. Bảng phân số 2 Tiền lương và BHXH tháng 1/1997 Biểu mẫu số 2 Đơn vị: đồng TT TK ghi có TK ghi nợ Lương chính 334 BHXH 338 1 622 - CP NC trực tiếp 57.885.400 10.998.226 6221 - PX Khởi phẩm 12.094.500 2.297.955 6222 - PX cơ khí I 10.113.700 1.921.603 6223 - PX cơ khí II 11.663.200 2.216.008 6224 - PX luyện nhiệt 9.843.500 1.870.265 6225 - PX mạ 8.307.600 1.578.444 6226 - PX bao gói 5.862.90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1107.doc
Tài liệu liên quan