Việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu

Chương I : KHÁI QUÁT VỀ ODA CỦA NHẬT BẢN.

I. Khái niệm và cấu thành ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng

1. Nguồn gốc lịch sử và các đối tác cung cấp ODA trên thế giới

1.1. Nguồn gốc của ODA

1.2. Các đối tác cung cấp ODA trên thế giới

1.2.1. Các tổ chức viện trợ đa phương

1.2.2. Các nước viện trợ song phương

2. Khái niệm ODA của Nhật Bản

2.1. ODA của Nhật Bản là gì?

2.2. Cơ cấu ODA của Nhật Bản

3. Các cơ quan, quỹ viện trợ của Nhật Bản

3.1.Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA)

3.2. Quỹ hợp tác kinh tế Hải ngoại (OECF)

3.3. Quỹ đầu tư hỗ trợ cho khu vực tư nhân(OECF- PSIF)

3.4.Quỹ tín dụng MIYAZAWA

3.5. Mối quan hệ giữa JICA và OECF

4. Các hình thức viện trợ song phương của Nhật Bản

4.1. Viện trợ không hoàn lại

4.2. Hợp tác kĩ thuật

4.3. Viện trợ dưới hình thức cho vay (cho vay ODA)

II. Các thủ tục cần thiết để cấp viện trợ ODA của Nhật Bản cho một đề án

1. Mục tiêu viện trợ của Nhật Bản

2. Đặc điểm viện trợ của Nhật bản

3 Các thủ tục và điều kiện cho vay của Nhật Bản

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầng đô thị Bắc Thăng Long, cấp nước Gia Lâm (do Nhật Bản tài trợ) và cấp nước 1A do Ngân hàng thế giới tài trợ,... đang được tích cực triển khai, bám sát tiến độ đã đề ra. Bảng tổng hợp ODA của thành phố Hà Nội. Đơn vị tính / tr USD Hình thức hợp tác Từ trước 1990 Từ 1991 - 1997 6 tháng đầu 1998 Tổng cộng Số lượng dự án Giá trị tài trợ Slượng dự án Giá trị tài trợ Slượng dự án Giá trị tài trợ Slượng dự án Giá trị tài trợ Song phương 2 45 32 435,99 4 6,89 38 487,88 Đa phương 7 6,5 3 56,38 1 0,36 11 63,24 Tổng 9 54,6 35 492,37 5 7,25 49 551,12 Ghi chú: ơ - Không bao gồm các dự án do Bộ làm chủ quản từ 1992 trở về trước (như PAM, UNICEF,...). ư - Mỗi dự án chỉ tính 1 lần – nếu dự án có nhiều giai đoạn có quy định đầu tư khác nhau sẽ được tính là những dự án khác nhau (ái dụ dự án Chương trình nước Hà Nội do Phần Lan tài trợ). Giai đoạn có quyết định đầu tư khác nhau tính là 3 dự án. Tính đến tháng 6/1998, các dự án ODA của Hà Nội tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của thủ đô, đặc biệt là các dự án cấp và thoát nước chiếm 74,5% vốn ODA thực hiện, sản xuất công nghiệp 7,5%, các dự án giao thông 4,5%. Phần cón lại là các dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, v.v... Nếu chỉ tính riêng năm 1997, tại Hà Nội có 16 dự án đang hoạt động, trong đó số dự án từ năm 1996 chuyển sang là 7 dự án với tổng trị giá 7,62 triệu USD (vốn nước ngoài là 5,31 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 25,41 tỷ đồng, khoảng 2,31 triệu USD). Còn lại có 9 dự án được bắt đầu từ năm 1997 với tổng giá trị 27,47 triệu USD trong đó vốn ODA của nước ngoài chiếm hơn 70% là 21,7 triệu USD và vốn đối ứng là 63,43 tỷ đồng (5,77 triệu USD). Trong số các dự án của Hà Nội, Nhật là nước cung cấp nhiều ODA nhất với 10 dự án chiếm 26,2% tổng số dự án. Tiếp sau Nhật là các dự án của Chính phủ Pháp chiếm khoảng 16% với 5 dự án. Nhìn chung, các dự án mới đây dưới hình thức vay tín dụng được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng. Các khoản viện trợ nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ và viện trợ không hoàn lại cũng góp phần khá quan trọng trong việc giải quyết những nhu cầu trực tiếp của người dân trong các lĩnh vực y tế, văn hoá xã hội, giáo dục,... Những nước cung cấp nhiều ODA cho Hà Nội trong lĩnh vực này là các nước như Nhật Bản, Phần Lan, Bỉ, úc, Thuỵ Điển. Trong 6 tháng đầu năm 1998, thành phố Hà Nội đã ký được 2 dự án vay tín dụng ưu đãi lớn của Chính phủ Nhật Bản và Tây Ban Nha là dự án “ Xây dựng và nâng cấp các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn và Sóc Sơn – Hà Nội “ với tổng vốn đầu tư là 21,19 triệu USD và dự án OECF-SAPROF hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội vay Chính phủ Nhật Bản với tiền cho giai đoạn 1 là 100 triệu $. 2.Các dự án ODA ở Hà Nội. Qua theo dõi tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Hà Nội, có thể thấy các dự án ODA ở đây được phân bố vào hai lĩnh vực sử dụng vốn là: khu vực cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội(phụ lục4). A-Về cơ sở hạ tầng kinh tế. A.1. Các dự án cấp nước. Đây là loại công trình dự án ưu tiên số 1 của Hà Nội, được nhận tài trợ sớm nhất từ năm 1985 và kéo dài đến năm 1997. Các dự án cấp nước có số vốn tài trợ lớn nhất (tính đến tháng 1/1997 khoảng 167 triệu USD và vốn đối ứng lớn nhất (trên 270 tỷ đồng). Đồng thời các dự án này được nhiều quốc gia và tổ chức tài trợ nhất (3 dự án) và có số vốn không hoàn lại lớn nhất. Cụ thể là: 1.1 Dự án nước Phần Lan: Vốn tài trợ nước ngoài khoảng 80 triệu USD và vốn đầu tư trong nước khoảng 150 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ năm 1985 nhằm cải thiện nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội, kết thúc vào tháng 6/1997 do công ty kinh doanh nước sạch làm chủ đầu tư, đưa công suất từ 200.000 m3/ngày đêm lên 393.000 m3/ngày đêm và đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 120 lít/người/ngày vào năm 2000. 1.2 Dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn IV (1997-1999)-Dự án 1a: Đây là dự án tiếp nối của dự án nước Phần Lan nhằm tạo nên sự hoàn thiện của cả hệ thống, hạn chế các mặt còn yếu kém như phân phối nước chưa hợp lý, tỷ lệ thất thoát nước cao, v.v... để cung cấp nước có hiêu quả. Dự án do ngân hàng thế giới hỗ trợ trong đó vay tín dụng ưu đãi 35,1 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 3,65 triệu USD. Vốn đối ứng trong nước là 68 tỷ đồng. Dự án dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 1997-1999 để bước sang thiên niên kỷ mới có thể đáp ứng được đày đủ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân Hà Nội. 1.3 Dự án cấp nước Gia Lâm (Nhật Bản) Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản với tổng số tiền tài trợ là 3,813 tỷ yên, bên Việt Nam góp vốn đối ứng 145,79 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp nước cho khu vực huyện Gia Lâm - Hà Nội. Dự án được triển khai trong giai đoạn 1993-2000 nhằm xây dựng một hệ thống cấp nước đáp ứng yêu cầu cấp nước với công suất 30.000m3/ngày đêm. Dự án rất được Chính phủ Nhật Bản quan tâm, được coi là biểu tượng cho mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đồng thới là dự án tiền đề để xem xét các dự án tài trợ trong tương lai. 1.4 Dự án quản lý kinh doanh nước sạch quận Hai Bà Trưng. Dự án quản lý kinh doanh nước sạch thí điểm quận Hai Bà Trưng nằm trong nghị định thư ký kết giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam năm 1996. Dự án được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 5/1996 đến tháng 3/1997 với tổng số tiền tài trợ củat Pháp cho giai đoạn 1 là 7,5 triệu FRP và vốn đối ứng trong nước là 1,575 triệu USD. Mục tiêu của dự án là tổ chức, trang bị, đào tạo về quản lý kinh doanh hiện đại và phục hồi lại 2900 tài trợường ống vào nhà. Mới đây Chính phủ Pháp đã quyết định cho vay tiếp 15 triệu FRF để thực hiện giai đoạn 2 của dự án trong thời gian 1998-1999. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm phục hồi lại 11.721 đường ống cấp nước vào nhà, tiếp tục vận hành mô hình quản lý khách hàng bằng hệ thống phần mềm GALATE và tập bản đồ quản lý khách hàng trên máy vi tính. A.2. Các dự án thoát nước. 2.1. Quy hoach tổng thể thoát nước và xử ký nước thải thành phố Hà Nội. Dự án thực hiện dưới nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Nhật Bản với tổng số vốn 2,5 triệu USD. Mục tiêu của dự án là nâng cấp hệ thống thoát nước và kiểm soát úng ngập của thành phố vào năm 2010. Dự án được thực hiện gnhiên cứu trên diện tích 135 km2, được giới hạn bởi sông Hồng và sông Nhuệ, phía Nam từ thị trấn Văn Điển đến Cầu Bươu. 2.2 Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1: Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 (1995-2000) là dự án ưu tiên thực hiện trong dự án quy hoạch tổng thể. Thời gian thực hiện từ năm 1995 đến 2000 với tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD, vốn vay ưu đãi của OECF (Nhật Bản) là 160 triệu USD trong đó giai đoạn 1 vay 65 triệu USD. Dự án được xây dựng trên địa bàn lớn gồm các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm thuộc lưu vực sông Tô Lịch với quy mô sử dụng đất khoảng 357 ha. A.3.Các dự án giao thông đô thị. 3.1 Dự án đèn tín hiệu giao thông giai đoạn 1 (Pháp). Dự án nằm trong khuông khổ nghị định thư 1995 giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam, là dự án viện trợ không hoàn lại với số tiền tài trợ là 2,56 triệu USD trong đó : phía Pháp chiếm 9 triệu FRF (koảng 1,8 triệu USD) và vốn đối ứng là 8,7 tỷ VNĐ (khoảng 0,76 triệu USD). Dự án được thực hiện trong các năm 1995 –1996 và kết thúc vào cuối năm 1997. 3.2. Dự án đèn tín hiệu giao thông giai đoạn 2(Pháp) Dự án được Chính phủ Pháp chấp nhận năm 1997 để tiếp tục thực hiện các công việc của giai đoạn 1 nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này là 9,14 triệu USD trong đó: Vốn Pháp : 15 triệu FRF ~ 3 triệu USD. Vốn đối ứng: 12,51 tỷ VNĐ ~ 1,1 triệu USD. Dự án tài trợ đã được triển khai thực hiện từ quý 2/97 nhưng tình hình thực hiện không mấy khả quan, khối lượng cấp phát, thanh toán vốn đầu tư rất thấp: cấp phát vốn tính đến ngày 30/10/97 là 135 triệu đồng, chỉ đạt 6,2% so với kế hoạch năm. 3.3 Dự án tăng cường quản lý giao thông đô thị cho thành phố Hà Nội Dự án “Tăng cường quản lý giao thông đô thị” là dự án vay tín dụng với lãi suất thấp IDA của ngân hàng thế giới (WB) với tổng vốn đầu tư là 24,75 triệu USD Trong đó: Vốn WB (vay) Vốn đối ứng 22,304 triệu USD 2,478 triệu USD Thới gian thực hiện là từ tháng 6/97. Dự án đang được triển khai, phía Việt Nam do Sở giao thông công chính làm chủ đầu tư. A.4. Các dự án khu đô thị. 4.1. Dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì. Dự án đã được Chính phủ phê duyệt ngày 11/10/97. Đây là dự án có quy mô lớn, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi OECF của Chính phủ Nhật Bản, được bắt đầu triển khai từ năm 1997 trong đó: Vốn vay OECF Vốn đối ứng 11433 triệu yên ~ 104 triệu USD 198,4 tỷ VNĐ ~ 18 triệu USD Mục tiêu là trong vòng 5 năm từ 1997-2002, dự án sẽ xây dựng các đầu mối cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ ưu tiên phát triển đô thị mới Bắc Thăng Long-Vân Trì với quy mô dân số khoảng 110.000 người trên diện tích đất đai là 2640 ha theo quy hoạch chung. 4.2 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Nam Thăng Long Hiện dự án vẫn dang nằm trong vòng đàm phán và chưa được phía Nhật Bản chấp nhận. Lý do họ đưa ra là công tác thực hiện dự án Bắc Thăng Long của ta còn quá chậm. A.5. Các dự án môi trường đô thị. 5.1 Dự án : Xây dựng và nâng cấp các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn và Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Dự án sử dụng ODA vay của Chính phủ Tây Ban Nha với tổng mức vốn đầu tư là 21,149 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án là mở rộng và nâng cao chất lượng xử lý rác thải sinh hoạt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường thủ đô Hà Nội, đồng thời tạo nguồn phân bón hữu cơ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mới đây Chính phủ đã phê duyệt dự án trên. Hiện nay chủ đầu tư là công ty Môi trường và Đô thị Hà Nội đang làm các thủ tục để trình UBND thành phố phê duỵêt ra quyết định đầu tư giai đoạn 1 của dự án. 5.2 Dự án VIE/ 97/D31 (UNDP). Dự án do UNDP tài trợ với tổng số tiền là 361,250, được thực hiện trong thời gian từ 1997-2000, do Sở khoa học công nghệ môi trường làm chủ đầu tư. Vừa qua, Chính phủ đã có văn bản uỷ quyền cho UBND thành phố Hà Nội thay mặt Chính phủ ký hợp định của dự án. Dự án đã được ký vào ngày 28/2/98. 5.3 Dự án “ Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp Hà Nội”. Dự án được Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại gồm 3 phần: Dự án quy hoạch tổng thể (M/P) Dự án nghiên cứu khả thi (F/S) Dự án khẩn cấp (U/P) Trong năm 1998 dự án khẩn cấp cung cấp thiết bị và phương tiện thu gom vận chuyển rác cho thành phố Hà Nội - là một phần của dự án nghiên cứu khả thi-sẽ được sớm triển khai. B-Về cơ sở hạ tầng xã hội B.1.Các dự án nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý và môi trường 1.1 Dự án Nâng cao năng lực văn phòng kiến trúc sư trưởng Hà Nội: Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ úc cho Hà Nội với tổng số tiền tài trợ là 1,76 triệu USD trên tổng giá trị của dự án là 2,31 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 0,55 triệu USD. Dự án được thực hiện trong thời gian 2 năm 1995-1996 và hiện nay, dự án đã kết thúc vào cuối năm 1996. 1.2 Dự án Quản lý hệ thống thông tin địa chính Hà Nội. Dự án là dự án hợp tác giữa 2 thành phố Hà Nội và Montreal (Canada). Đây là dự án viện trợ không hoàn lại với tổng số tiền của dự án là 0,55 triệu USD trong đó phía Canada tài trợ 0,45 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 0,1 triệu USD. Dự án được triển khai đàm phán từ cuối năm 1997 và hiện đang được thực hiện. Dự án đã ký biên bản ghi nhớ vào tháng 4/1998 vừa qua. 1.3 Dự án thiết kế quy hoạch bảo tồn phố cổ Hà Nội. Dự án do Thuỵ Điển viện trợ không hoàn lại cho Hà Nội được thực hiện trong năm 1997. Tổng só tiền của dự án là 0,23 triệu USD thì phía Thuỵ Điẻn tài trợ cho ta 0,22 triệu, ta phải đóng góp vốn đối ứng 0,01 triệu USD. Dự án dã kết thúc cuối năm 1997. 1.4. Dự án “Hà Nội sạch” (1000 thùng rác). Đây là dự án viện trợ không hoàn lại do Chính phủ Pháp cung cấp. Phía Pháp viện trợ cho ta 0,2 triệu USD và chỉ yêu cầu Việt Nam chịu khoản vốn đối ứng là 0,02 triệu USD. Mục tiêu của dự án là góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường thủ đô thông qua việc cung cấp trang thiết bị. Dự án được triển khai từ năm 1997 và dự kiến kết thúc trong năm 1998. B.2. Các dự án trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 2.1 Dự án Trường kỹ thuật tin học bán công Hà Nội. Là dự án viện trợ không hoàn lại của Pháp, được thực hiện trong khoảng thời gian 1995-1997. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2,78 triệu USD trong đó Pháp viện trợ 2,4 triệu USD (12 triệu FRF) và phía Việt Nam đóng góp 0,38 triệu USD. Dự án đã kết thúc và trường đã khánh thành và đi vào hoạt động tháng 11 năm 1997. 2.2 Dự án đào tạo dạy nghề Trường kỹ thuật công nghiệp Hà Nội Dự án này do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại cho Hà Nội. Phía Hàn Quốc tài trợ 2,5 triệu USD trên tổng số 3 triệu USD của cả dự án. Dự án được thực hiện từ năm 1994 và dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian từ 1994-1998. Hiện dự án vẫn đang được triển khai. 2.3. Dự án dạy trẻ mồ côi Trường Nguyễn Viết Xuân. Dự án do Bỉ tài trợ không hoàn lại, phía Bỉ đã đồng ý viện trợ khoản tiền là 0,39 triệu USD trên tổng số 0,54 triệu USD của toàn dự án. Dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm 98-99. Hai bên đã ký văn bản ghi nhớ tháng 5/98. Phía Hà Nội do Sở Lao động và Thương binh xã hội làm chủ đầu tư. III- đánh giá thực trạng việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Hà Nội 1 - Quá trình triển khai các dự án ODA của Nhật Bản tại Hà Nội. Từ năm 1991 đến tháng 6 năm 1998, thành phố Hà Nội tiếp nhận được 49 dự án hợp tác đa phương song phương với tổng số vốn tài trợ cam kết của nước ngoài là gần 565 triệu USD. Trong số các dự án tài trợ đó thì ODA của Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn hơn cả với 10 dự án lớn nhỏ (phụ lục 5) chiếm gần 25% tổng số dự án tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư của Nhật Bản là gần 300 triệu USD chiếm trên 60% tổng vốn tài trợ của nước ngoài cho Hà Nội. Như vậy, ODA của Nhật Bản giữ một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được hiệu quả của nguồn vốn lớn này thì cần phải xem xét thực trạng việc thu hút và sử dụng nó qua các dự án cụ thể : 1.1 Dự án cấp nước Gia Lâm. Đây là dự án tài trợ với tổng số tiền tài trợ là 3,813 tỷ Yên, bên Việt Nam góp vốn đối ứng 145,79 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp nước cho khu vực huyện Gia Lâm- Hà Nội. Dự án được triển khai trong giai đoạn 1993- 2000 nhằm xây dựng một hệ thống cấp nước đáp ứng yêu cầu cấp nước với công suất 30.000m3/ ngày đêm. Tới nay, dự án đã hoàn thành hầu hết các hạng mục chính. Dự án đã được phái đoàn kiểm tra Nhật Bản cùng với phía Việt nam nghiệm thu bàn giao cho công ty 2 toàn bộ tuyến nước thô dài 8,5 km, 12 giếng, toàn bộ tuyến ống phân phối 18,43 km, tuyến điện cao thế dài 9,6 km, phủ kín diện tích 9,77km2 của huyện Gia Lâm (15/8/96) Dự án cũng đã mắc nước vào nhà cho khu vực Sài Đồng 600 đồng hồ, các mặt phố Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, ái Mộ 1598 đồng hồ, đã bàn giao 1196 đồng hồ cho 2 khu vực Gia Thuỵ- Việt Thuỷ. Đồng thời, để sử dụng hết công suất của nhà máy, trong đợt 2 dự án sẽ tiến hành lắp đặt thêm khoảng 8000 đồng hồ nữa. Hiệu quả thiết thực của dự án là khoảng 150.000 người dân thuộc huyện Gia Lâm đã được cung cấp nước sạch sinh hoạt, không chỉ giải quyết được tình trạng khan hiếm nước ở một địa bàn ven đô mà còn nâng cao chất lượng nước cung cấp mà trước đây chủ yếu do các hộ dân lấy từ các giếng tự đào, không đảm bảo mức độ vệ sinh an toàn. Ngoài ra, dự án cũng rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện Gia Lâm. Nhận xét chung về công tác thực hiệ dự án. Dự án nước sạch Gia Lâm là một dự án viện trợ không hoàn lại lớn của chính phủ Nhật Bản, đồng thời lại là dự án nhóm A nên các thủ tục trước khi đi vào triển khai dự án đã được hoàn chỉnh nhanh chóng, được Thủ tướng chính phủ rất quan tâm giúp đỡ. Trong quá trình triển khai, dự án cũng nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Văn phòng Chính phủ, Các Bộ, ngành, lại được chỉ đạo sát sao từ UBND Thành phố và Sở Giao thông công chính, giúp ban quản lý dự án từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Tình hình giải ngân đạt tỷ lệ tốt : Liên tục từ 1994 đến 30/10/1997 đều giải ngân đạt 100%. Ban Quản lý dự án cấp nước Gia Lâm đã chấp hành đầy đủ về các trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng cơ bản, chấp hành việc phân cấp và uỷ quyền quyết định đầu tư, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán giá xét thầu. Tuy các vấn đề điều chỉnh thiết kế và điều chỉnh giá hợp đồng sau thầu là vấn đề không thể tránh khỏi, hầu như công trình nào cũng có, xong ban quản lý đã thực hiện rất nghiêm túc, kiên quyết phải có điều chỉnh thiết kế, dự toán, đước cấp có thẩm quyền xét duyệt (Viện thiết kế, Văn phòng thẩm định, lãnh đạo Bộ xây dựng duyệt). Ban quản lý dự án đã thực hiện nghiêm túc các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Chấp hành Nghị định 42/Chính phủ, Ban quản lí dự án đã kí hợp đồng thuê giám sát, kiểm định chất lượng xây dựng, nội bộ Ban cũng ra quyết định chủ nhiệm công trình cho các kĩ sư có năng lực, có trách nhiệm để quản lí trọn vẹn một công trình của dự án - Ban quản lí dự án đã chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục nghiêm thu, thanh quyết toán công trình : + Căn cứ và thiết kế kĩ thuật được duyệt + Căn cứ và điểm dừng kĩ thuật + Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kĩ thuật, biên bản nghiệm thu công trình đã xây dựng xong được đưa vào sử dụng để làm cơ sở cho việc quyết toán công trình. Những kết quả đạt được là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thực hiện cũng như sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài nhưng không phải không có những bất cập mà cũng cần được thẳng thắn xem xét để thực hiện các dự án tốt hơn. Chẳng hạn như : Khi lập dự án thì theo NĐ 385 nhưng khi triển khai dự án thì phải điều chỉnh lại tàon bộ qui hoạch của dự án theo nghị định 177,42,43. Đây là vấn đề về khung pháp lí hợp lí cho các hoạt động đầu tư, cũng là vấn đề mà Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục nếu muốn thu hút vốn nước ngoài có hiệu quả. Thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành : Trong thiết kế sơ bộ ban đầu, các tuyến ống, tuyến điện của pha sẽ cắt đường quốc lộ, đướng sắt, đê điều đều không được thể hiện, do vậy trong quá trình thực thi, Ban quả lí dự án phải giải quyết rất nhiều khó khăn do các cơ quan quản lí kể trên không nhiệt tình ủng hộ, dẫn đến thành phố phải can thiệp nhiều lần mới có kết quả. Thứ nữa là do có sự điều chỉnh lại quy hoạch hướng tuyến và mở rộng mạng phân phối đấu nước vào nhà cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới dẫn đế tổng mức đầu tư của dự án tăng từ 80 lên 89 tỷ đồng, tăng 14 tỷ so với luận chứng khoa học kĩ thuật đã được thủ tướng phê duyệt, nên phải trình thủ tướng điều chỉnh mất thời gian. Các vấn đề thanh quyết toán công trình : Có nhiều vấn đề cần nói đến vì hầu hết các đơn vị thi công chỉ đôn đốc tạm ứng khối lượng từ 80- 90%, xong dừng lại không chịu quyết toán dứt điểm công trình. Ngoài ra dự án cấp nước Gai Lâm đã không được thực hiện theo đúng trình tự về xây dựng cơ bản. Để đảm bảo tiến độ rất khẩn trương của dự án, UBND Thành phố Hà Nội và Sở giao thông công chính đã trực tiếp chỉ đạo Ban quản lí dự án phải vừa chuẩn bị đầu tư xây dựng vừa phải thực hiện triển khai thi công các hạng mục công trình của dự án nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề về thủ tục đề bù giải phóng mặt bằng, cấp đất xây dựng phải qua nhiều thủ tục và thời gian kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công và hoàn thành công trình. Biết rằng Thành phố đang trong quá trình phát triển nhanh nên việc lập các dự án lớn và tương đối dài hạn không thể tránh khỏi những diễn biến trong tương lai nhưng tới đây cần thiết phải có một qui hoạch tổng thể chung cho mỗi lĩnh vực để tránh sự điều chỉnh cũng như việc phát trình tự phát vừa gây tốn kém lại vứa mất thời gian. Kết quả thực hiện của dự án Thời gian 1993 (Tài liệu nghiên cứu Dự án khả thi) Thời gian 12/1997 Dân số khu vự dùng nước 57.000 người 150.000 người Số đồng hồ 770 cái 15.000 cái Mạng dịch vụ 0 435 km Dự kiến hoàn thành 2005 12/1997 hoàn thành Tại văn bản 6240 TTg ngày 6/12/1997 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tổng mức đầu tư cho dự án là 89,609 tỷ đồng, trong đó 81,219 tỷ thuộc vốn ngân sách cấp, 8,39 tỷ thuộc vốn vay ưu đãi. Thủ tục vay vốn cho dự án là rất phức tạp và mất nhiều thời gian, trong khi tiến độ dự án đồi hỏi rất cấp bách, vì vậy Ban quản lí dự án đã đề nghị Chính phủ và UBND Thành phố chuyển phần vốn này sang ngân sách cấp để dự án có thể sớm được hoàn thành. Đến nay dự án đang bước vào giai đoạn hoàn thành toàn bộ dự toán các hạng mục và tổng dự toán mà Ban quản lí dự án đã hoàn chỉnh và trình Bộ Xây dựng ra quyết định phê duyệt. Do vậy, Bộ Xây dựng càng sớm phê duyệt để tạo điều kiện cho việc thanh toán và quyết toán dự án (Hiện tất cả các hạng mục công trình năm 1997 đều phải giữ lại 20% vốn do chưa có quyết định phê duyệt tổng dự toán) để có thể tiến hành bàn giao công trình theo đúng dự kiến vào tháng 9 /1998. 1.2 Dự án Quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lí nước thải thành phố Hà Nội. Dự án thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (Do JICA thực hiện) với tổng số vốn 2,5 triệu USD. Mục tiêu của dự án là nâng cấp hệ thống thoát nước và kiểm soát ngập của Thành phố vào năm 2010. Dự án được thực hiện nghiên cứu trên diện tích 135 km2, đựợc giới hạn bởi Sông Hồng và sông Nhuệ, phía NAm từ thị trấn Văn Điển đến Cầu Bươu. Theo qui hoạch này, việc cải tạo hệ thống thoát nước, chống úng ngập giai đoạn 1996- 2006 Bước này được thực hiện trong phạm vi : + Lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5 km2 Kinh hí dự kiến : 380 triệu USD. + Lưu vực sông Nhuệ : với diện tích : 57,9 km2 Kinh phí dự kiến : 177 triệu USD Trong đó : GĐI : (1995-2000) : 180 triệu USD GĐII (2000-2004) 200 triệu USD Mục tiêu của bước này là nhằm giải quyết tình trạng úng ngập của Thành phố với các trận mưa lớn có tần suất 10 năm 1 lần, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường thủ đô. Bước II : Xây dựng hệ thống xử lí nước thải với kinh phí 440 triệu USD. Mục tiêu của bước này là xử lí toàn bộ hệ thống nước thải của Thành phố. Tuy nhiên do tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án quá lớn, trên 1 tỷ USD nên các giai đoạn tiếp theo sẽ phải có sự đồng ý của TW. 1.3 Dự án thoát nước Hà Nôi giai đoạn I : Dự án thoát nước giai đoạn I (1995-2000) là dự án ưu tiên thực hiện trong qui hoạch tổng thể. Thời gian thực hiện là từ năm 1995 đến 2000 với tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD, vốn vay ưu đãi của OECF (Nhật Bản) là 160 triệu USD, trong đó giai đoạn I vay 65 riệu USD. Dự án xây dựng trên địa bàn lớn gồm các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần quận Tây Hồ, huyện Thanh trì, huyện Từ Liêm thuộc lưu vực sông Tô Lịch với qui mô sử dụng đất khoảng 357 ha. Mục tiêu của dự án là: + Giải quyết tình trạng úng ngập do nước mưa với điều kiện chu kì bảo vệ 2 năm, lượng mưa 172 mm/ngày. + Cải thiện môi trường sống của Thành phố, đặc biệt là vệ sinh môi trường. + Thư nghiệm biện pháp xử lí nước thải ở các khu vực Kim Liên, Trúc Bạch, để tiến tới thực hiện xử lí nước thải toàn vùng trong giai đoạn năm 2000 với điều kiện phù hợp của Thành phố Hà Nội. Đến nay dự án đang được triển khai, đã thực hiện được 14 gói thầu. Một số hạng mục công trình cũng đang được tiến hành cung cấp thiết bị nạo vét cống mương, tạo điều kiện thông thoát dòng chảy bên trong thành phố qua lưu vực sông Tô Lịch, nạo vét hồ chứa nước Yên Sở và trạm bơm Yên Sở, xây kè hồ Trúc Bạch. Tuy nhiên, tiến độ giả ngân chậm cũng như việc thực hiện dự án còn chậm chủ yếu là do ta chưa có vốn đối ứng. 1.4 Dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì. Dự án được Chính phủ phê duyệt ngày 11/10/1997. Đây là dự án có qui mô lớn, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi OECF của Chính phủ Nhật Bản, được bắt đầu triển khai từ năm 1997. Trong đó : Vốn vay OECF : 11433 triệu Yên ~ 104 triệu USD Vốn đối ứng : 198,4 triệu VND ~ 18 triệu USD Khu Bắc Thăng Long do có vị trí thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố có 10 km lại nằm trên đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài, cạnh đường sắt, đường vành đai số 2 nên có điều kiện xây dựng các khu đô thị, trung tâm thể thao, nghỉ ngơi giải trí và bố trí các ngành công nghiệp giá trị cao như sản xuất linh kiện điện tư, máy móc thiết bị điện, linh kiện ôtô xe máy, thiết bị vận tải. Mục tiêu là trong vòng 5 năm từ 1997- 2002, dự án sẽ xây dựng các đầu mối cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ ưu tiên phát triển đô thị mới Bắc Thăng Long - Vân Trì với qui mô dân số khaỏng 110.000 người trên diện tích đất đai là 2640 ha theo quy hoạch chung. Hiện nay Ban quản lí dự án đã được thành lập và đang triển khai công tác đền bù giả phóng mắt bằng. Dự án được triển khai tương đối chậm, Ban quản lí dự án cũng đang gặp phải một số khó khăn như : do không được tham gia quá trình xây dựng dự án ngay từ khâu đầu (qui hoạch tổng thể vùng Bắc Thăng Long, dự án tiền khả thi của dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long) nên Ban quản lí dự án có rất ít tài liệu nghiên cứu liên quan đến dự án khả thi đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Do vậy, Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0058.doc
Tài liệu liên quan