Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế - Bộ khoa học và công nghệ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. .

DANH MỤC BẢNG BIỂU . .

DANH MỤC HÌNH . .

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHưƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP . 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 5

1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức khoa học và công nghệ công lập . 8

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

công lập . 8

1.2.2. Vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong nền

kinh tế . 12

1.3. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và

công nghệ công lập . 13

1.3.1. Khái niệm . 13

1.3.2. Mục đích thực hiện cơ chế tự chủ tài chính . 17

1.3.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính . 18

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính .

1.4. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các tổ

chức khoa học và công nghệ công lập. .

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của

Trường đại học Thương mại- Cơ sở giáo dục đại học

1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng cơ chế tự chủ tài chính của Viện dầu khí

Việt Nam . .

CHưƠNG II. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học . .

pdf30 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế - Bộ khoa học và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính đối với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ chế tự chủ tài chính và thực tiễn đối với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế. - Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về thực trạng cơ chế tài chính và đề xuất xây dựng cơ chế tự chủ tài chính đối với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế trong điều kiện hiện nay.  Thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2011 đến tháng 11/2016. Tuy nhiên số liệu tài chính đƣợc lấy trong thời gian từ năm 2011 đến hết năm 2015. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 04 chƣơng: Chƣơng I. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập Chƣơng II. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng III. Thực trạng cơ chế tài chính tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế Chƣơng IV. Đề xuất xây dựng cơ chế tự chủ tài chính đối với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến vấn đề xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập, đã có nhiều công trình nghiên cứu thực hiện nhƣng chủ yếu thuộc về lĩnh vực y tế và giáo dục. Đây là hai lĩnh vực có nhiều ƣu thế để thực hiện tự chủ vì có nguồn thu ổn định từ phí, lệ phí và từ hoạt động sự nghiệp công. Trong lĩnh vực y tế, Ngân hàng thế giới và Bộ y tế (2011) đã phân tích việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện trên thế giới và thực tế ở Việt Nam thông qua khảo sát về tự chủ tại 18 bệnh viện công của Việt Nam. Báo cáo đã phân tích chi tiết kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện và đề xuất các phƣơng án, chính sách để kiểm soát những tác động không mong muốn của việc thực hiện tự chủ tài chính. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Nguyễn Thị Ngọc Loan (2016) bàn về lý luận và giải pháp tự chủ tài chính đối với đại học công lập. Bài viết đã phân tích cơ sở pháp lý của tự chủ tài chính trong giáo dục đại học công lập, những vấn đề đặt ra đối với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Phạm Xuân Hoan, Nguyễn Cẩm Nhung (2014) có bàn về đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam thông qua việc rà soát các văn bản pháp lý liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính cho các trƣờng; phân tích đánh giá những mặt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thƣơng và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khác với ngành y tế và giáo dục, ngành khoa học và công nghệ có những đặc thù riêng không chỉ về hoạt động chức năng mà còn về cơ chế tài chính. Vì vậy khi định hƣớng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Chính phủ đã ban hành riêng Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập bên cạnh Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có hai hƣớng nghiên cứu chính: nghiên cứu về cơ sở pháp lý đối với cơ chế tự chủ tài chính cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Nghị định 115, Nghị định 96, Nghị định 54) và tính khả thi của các văn bản pháp lý; nghiên cứu hƣớng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ. Có rất nhiều nghiên cứu về Nghị định 115 kể từ khi Nghị định này chính thức đi vào đời sống. Nghiêm Thị Thúy Hằng (2015) đã chỉ ra hạn chế, vƣớng mắc của Nghị định 115 trong việc cải cách thể chế tài chính trong tổ chức khoa học và công nghệ: các quy định tại Nghị định 115 không rõ ràng dẫn đến một số Bộ, ngành, địa phƣơng chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115; việc phân loại, chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Nghị định 115 cũng không khả thi. Vì vậy, kết quả thực hiện Nghị định 115 không có nhiều nét nổi bật. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2015) tính đến năm 2015, trong tổng số 642 tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có 193 tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, chiến lƣợc, chính sách thực hiện chuyển đổi (chiếm tỷ lệ 30%); 295 tổ chức chuyển sang loại hình tự trang trải kinh phí (chiếm tỷ lệ 46%); 154 tổ chức đang xây dựng hoặc đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ (chiếm tỷ lệ 24%). Nhằm sửa đổi những điểm hạn chế của Nghị định 115, ngày 14/6/ 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thay thế Nghị định số 115. Theo Lƣu Đức Tuyên (2016), Nghị định 54 có sự tiến bộ trong việc phân loại lại tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo mức độ tự bảo đảm về chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ gồm: (i) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; (ii) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên (Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi đầu tƣ); (iii) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên (Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi đầu tƣ); (iv) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên (Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi đầu tƣ). Cùng với việc phân loại lại, các quy định cũng cụ thể hơn về cơ chế tự chủ tài chính, về cơ chế giao quyền chủ động cho Thủ trƣởng đơn vị, xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế sử dụng tài sản, Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ; Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nƣớc giao; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động, kiểm toán; Quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu về hƣớng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ do kết quả thực hiện Nghị định 115 còn thấp. Một số nghiên cứu điển hình về chuyển đổi tổ chức hoạt động sang đơn vị tự chủ về tài chính có Viện kỹ thuật biển (2008), Viện dầu khí Việt Nam (2008). Các nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá khả năng tự chủ tài chính của đơn vị và đề xuất phƣơng án xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho đơn vị theo Nghị định 115. Cơ chế tự chủ tài chính tập trung vào nguồn kinh phí, sử dụng nguồn kinh phí, tổ chức và biên chế, quản lý tài sản. Năm 2016 khi Nghị định 54 ra đời, chƣa có nghiên cứu nào về áp dụng Nghị định 54 vào thực hiện tự chủ, mà cụ thể là tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc công khai. Luận văn “Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế- Bộ Khoa học và Công nghệ” sẽ là công trình nghiên cứu dành riêng cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ với đặc điểm hoạt động đặc thù của ngành áp dụng Nghị định 54. 1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1.2.1.1. Khái niệm Để tìm hiểu khái niệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trƣớc hết chúng ta tìm hiểu khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ. Tại điều 3 chƣơng I Luật khoa học và công nghệ năm 2013 giải thích khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ nhƣ sau: Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, đƣợc thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Tại điều 9 mục I chƣơng II Luật khoa học và công nghệ năm 2013 phân loại tổ chức khoa học và công nghệ theo hình thức sở hữu gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nƣớc ngoài. Theo đó, khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc thu hẹp lại so với khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ. Tại điều 3 chƣơng I Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ giải thích khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ công lập nhƣ sau: Tổ chức khoa học và công nghệ công lập là tổ chức khoa học và công nghệ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 12 Luật khoa học và công nghệ và do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thành lập và đầu tƣ. Nhƣ vậy căn cứ vào văn bản pháp luật của Việt Nam, tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc hiểu là tổ chức khoa học và công nghệ do cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thành lập và đầu tƣ. 1.2.1.2. Đặc điểm Từ định nghĩa về tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thể đƣa ra các đặc điểm đặc trƣng: - Do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập và đầu tƣ - Có tài khoản đƣợc mở tại Kho bạc, Ngân hàng - Có con dấu riêng - Đƣợc cấp mã số thuế - Có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ - Đƣợc Nhà nƣớc giao chỉ tiêu biên chế - Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan chủ quản, cơ quan kiểm toán nhà nƣớc - Có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ công về khoa học và công nghệ - Có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ Ngoài ra xét trên cấp độ phân cấp quản lý tài chính, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đều là các đơn vị dự toán cấp III hoặc dƣới dự toán cấp III. - Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán ngân sách của đơn vị cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dƣới (nếu có). Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để phục vụ nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dƣới sự hƣớng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên. - Đơn vị dƣới dự toán cấp III là đơn vị đƣợc nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên nhƣ quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I. 1.2.1.3. Phân loại Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và chi hoạt động thƣờng xuyên, tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc chia thành 4 loại: - Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; - Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thƣờng xuyên; - Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên; - Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên. Trong đó mức độ tự bảo đảm chi thƣờng xuyên của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nhƣ sau: Tổng nguồn thu sự nghiệp (số bình quân của 3 năm trƣớc liền kề) Mức độ tự bảo đảm chi thƣờng xuyên (%) = -------------------------------- x 100 % Tổng chi thƣờng xuyên (số bình quân của 3 năm trƣớc liền kề) a) Nguồn thu sự nghiệp bao gồm: - Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật; - Nguồn thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; - Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; - Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng; - Các nguồn thu hợp pháp khác. b) Chi thƣờng xuyên: Chi hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, hoạt động phục vụ công tác thu phí và lệ phí, hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, bao gồm: - Chi tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; - Chi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, chi mua sắm văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, chi dịch vụ công cộng, chi đóng niên liễm, chi nghiệp vụ chuyên môn; - Chi khấu hao tài sản cố định; chi sửa chữa, cải tạo thƣờng xuyên tài sản cố định; - Chi xử lý môi trƣờng, chi phục vụ công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, chi quảng cáo, tiếp thị, chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; - Chi trả lãi tiền vay của các tổ chức, cá nhân, lãi tiền huy động theo hình thức vay của công chức, viên chức, ngƣời lao động; - Chi thƣờng xuyên khác; 1.2.2. Vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong nền kinh tế KH&CN là lực lƣợng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, KH&CN đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con ngƣời. KH&CN đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm, Tổ chức khoa học và công nghệ công lập là một phần của hệ thống KH&CN quốc gia đảm nhận vai trò nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ công về khoa học và công nghệ. Dịch vụ công về KH&CN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lƣợng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có sử dụng ngân sách nhà nƣớc, có thể sử dụng 100% NSNN hoặc một phần NSNN. Nói nhƣ vậy, vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ công lập là nhân tố quan trọng thúc đẩy tiềm lực KH&CN quốc gia, đƣa KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt giúp Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa. Tuy nhiên hiện nay các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình. Hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc đánh giá là trì trệ, kém hiệu quả, tạo gánh nặng cho NSNN. Nguyên nhân là do các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chƣa đƣợc sắp xếp đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, quá dựa dẫm vào NSNN, do đó đạt hiệu quả hoạt động thấp. Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập yếu và chƣa dứt điểm cho từng mục tiêu. Lực lƣợng cán bộ KH&CN còn mỏng, trình độ thấp và chƣa đƣợc sử dụng hợp lý. Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ công lập vẫn còn mang tính bao cấp, mang tính chất hành chính hóa. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đang là vấn đề đƣợc Chính phủ và Nhà nƣớc quan tâm nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hiệu quả của lực lƣợng này. 1.3. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập 1.3.1. Cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1.1. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các đơn vị sự nghiệp là nguồn từ NSNN nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm nhiệm. Tuy nhiên với sự đa dạng của hoạt động sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp đƣợc Nhà nƣớc cho phép khai thác mọi nguồn thu cho các đơn vị và đảm bảo cho các đơn vị tự chủ trong hoạt động chi –tiêu. Nhƣ vậy, nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác. - Nguồn NSNN cấp:  Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, ngành; chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác đƣợc cấp có thẩm quyền giao  Kinh phí Nhà nƣớc thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nƣớc quy định (điều tra, quy hoạch, khảo sát)  Kinh phí cấp để tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nƣớc quy định đối với lao động trong biên chế dôi ra.  Vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị  Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN (phần đƣợc để lại đơn vị theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu đƣợc để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc.  Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này do thủ trƣởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.  Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). - Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật:  Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng.  Thu khác. 1.3.1.2. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp có thu - Chi hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp, bao gồm:  Chi cho ngƣời lao động: chi tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định.  Chi quản lý hành chính: vật tƣ văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí  Chi các họa động nghiệp vụ.  Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: vật tƣ, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định).  Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí.  Chi mua sắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng (không bao gồm đầu tƣ xây dựng cơ bản), sửa chữa thƣờng xuyên cơ sở vật chất; nhà cửa, máy móc thiết bị. Các khoản khác theo quy định của pháp luật. - Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, ngành; chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nƣớc; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nƣớc ngoài theo quy định. - Chi thực hiện tinh giảm biên chế do Nhà nƣớc quy định. - Chi đầu tƣ phát triển, bao gồm: chi đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tƣ theo quy định. - Chi thực hiên các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao. - Các khoản chi khác (nếu có). 1.3.2. Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính Để hiểu khái niệm “cơ chế tự chủ tài chính” cần tìm hiểu các khái niệm cơ chế, tự chủ, và cơ chế tự chủ tài chính. Thuật ngữ “cơ chế” là sự chuyển ngữ của từ “mécanisme” trong tiếng Pháp và theo từ điển Le Petit Larousse năm 1999, nó đƣợc giải nghĩa là “cách thức hoạt động của một tập các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình đƣợc thực hiện”. Nhƣ vậy, “cơ chế” là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tƣợng trong quá trình tồn tại và phát triển1. Tự chủ (autonomy), theo Từ điển tiếng Anh Oxford 2004 là nói đến trạng thái chất lƣợng của một đối tƣợng hoặc một đơn vị nhƣ là nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, một tổ chức, một cơ quan [179, tr 69]. Theo từ điển Tiếng Việt biên soạn năm 2010 giải nghĩa “tự chủ” là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối.2 Nhƣ vậy có thể hiểu cơ chế tự chủ là cách thức mà một đối tƣợng hoặc một đơn vị tự điều hành, quản lý mọi công việc mà không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối, kiểm soát. Cơ chế tự chủ về tài chính đƣợc hiểu là cơ chế quản lý tài chính mà ở đó quyền định đoạt các vấn đề tài chính bao gồm nội dung thu- chi của đơn vị do đơn vị tự định đoạt mà không bị cá nhân, tổ chức chi phối, kiểm soát. Tuy nhiên đối với các đơn vị sự nghiệp công nói chung, tổ chức khoa học và công nghệ công lập nói riêng là những đơn vị cung cấp các dịch vụ 1, 2 Trần Đức Cần, “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế 2012, p.30 công cho xã hội do Nhà nƣớc thành lập và đặt dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính mang những đặc điểm riêng. Cơ chế tự chủ tài chính ở các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực chất là cơ chế quản lý tài chính mà ở đó quyền định đoạt các vấn đề tài chính của đơn vị gắn với trách nhiệm thực thi quyền định đoạt đó. Tức là quyền đi đôi với trách nhiệm: tổ chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc giao quyền quyết định các vấn đề tài chính trong đơn vị, song phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trƣớc pháp luật, trƣớc Nhà nƣớc và trƣớc yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng các dịch vụ do mình cung cấp. Đồng thời quyền quyết định đó cũng bị chi phối bởi các quy định của Pháp luật về quản lý hành chính công, chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nƣớc, của cơ quan quản lý cấp trên. Hay nói cách khác đó là quyền tự chủ có giới hạn. 1.3.3. Mục đích thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Một là, để đa dạng hoá về phƣơng thức quản lý, khi nền kinh tế nƣớc ta vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác động của cơ chế thị trƣờng đến các hoạt động sự nghiệp, trong đó có KH&CN trên hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nhà nƣớc không nên thực hiện một phƣơng thức quản lý nhất loạt lên các đối tƣợng quản lý khác nhau. Hai là, để kết hợp hài hoà giữa cơ chế quản lý của Nhà nƣớc với cơ chế tự vận động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên phƣơng diện tài chính. Nhà nƣớc, các nhà quản lý cần biết sử dụng các công cụ quản lý tài chính tác động vào hoạt động sự nghiệp thông qua cơ chế vốn có của nó, hƣớng vận động đến các mục tiêu mong muốn. Ba là, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập buộc các đơn vị này phải chủ động, sáng tạo trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho công chức, viên chức. Bốn là, thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN. Năm là, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nhà nƣớc quan tâm đến hiệu quả đầu tƣ để hoạt động KH&CN ngày càng phát triển; bảo đảm cho nền kinh tế đƣợc hƣởng lợi từ ngành KH&CN tiên tiến. Sáu là, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính để phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp công lập với cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc. 1.3.4. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính Theo Quy định tại Nghị định 54, nội dung cơ chế tự chủ tài chính bao gồm: - Nguồn tài chính - Sử dụng tài chính - Phân phối kết quả tài chính - Vay vốn, huy động vốn để đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất - Điều kiện, nội dung và thủ tục vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp Ngoài ra còn có các quy định về tự chủ tổ chức bộ máy, tự chủ về nhân sự, tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản với mục đích hỗ trợ tự chủ tài chính. 1.3.4.1. Quy định về nguồn tài chính Nguồn tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập bao gồm các nguồn thu, nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ. a. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự đảm bảo chi thƣờng xuyên (chi đầu tƣ phát triển do NS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007819_3263_2003145.pdf
Tài liệu liên quan