Xây dựng tình huống có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác

Áp dụng điều 609 BLDS 2005 thì ta có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình chị A do sức khoẻ bị xâm hại theo các khoản sau:

1. chịu trách nhiệm bồi thường chi phí thuốc men, chữa trị cho gia đình chị A gồm: chị A và hai con gái của chị. Một phần chi phí tổn thất tinh thần cho chị A và hai con gái.

2. Riêng với chồng chị A thì gồm: + chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ trong thời gian anh A ở bệnh viện( thuốc men, tiền viện phí, tiền ăn )

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4860 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại .Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một quan hệ dân sự trong đó người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe ,danh dự, nhân phẩm, uy tín ,tài sản ,các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chúng ta đi xây dựng một tình huống có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của người khác A.Xây dựng tình huống: Chị A là người tiêu dùng sữa. Chị là khách hàng quen của đại lý B. Ngày 22/ 6 /2009 chị ra đại lý B để mua sữa tươi về cho gia đình dùng. Sau đó, cả gia đình chị đồng loạt bị đau bụng. Chồng chị phải đưa vào bệnh viện do ngộ độc thực phẩm và phải điều trị tại bệnh viện trong 30 ngày. Chị B đã kiểm tra lại các thực phẩm và thấy hạn sử dụng của sữa là 22/05/2009. Chị A lập tức ra Đại Lý B để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hai bên không thoả thuận được các khoản bồi thường vì Đại Lý B cho rằng chị A cũng có trách nhiệm xem hạn sử dụng trước khi mua hàng. Sau khi không thoả thuận được với Đại Lý B, Chị A làm đơn yêu cầu Toà án xét xử Đại Lý B phải bồi thường thiệt hại cho mình. B.Phân tích mối quan hệ pháp luật trong tình huống: Nhận thấy, Chị A là người tiêu dùng và mua phải hàng hết hạn sử dụng của đại lý B, Chị A do đã mua phải hàng hóa hết hạn không đảm bảo chất lượng(của Đại lý B) nên gia đình chị đã bị thiệt hại về sức khỏe. Như vậy, gia đình chị A ở trong tình huống này là chủ thể đã bị thiệt hại. Đại lý B là chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại dẫn đến việc gia đình chị A bị tổn hại về sức khỏe. Như vậy, Đại lí B trong tình huống này là chủ thể đã gây ra thiệt hại. Hành vi bán hàng hết hạn không đảm bảo chất lượng cho khách hàng của đại lý B nên đã có thiệt hại thực tế phát sinh, đó là thiệt hại về sức khỏe của gia đình chị A làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, giảm sút cho gia đình chị A. Hành vi trái pháp luật của Đại lý B có thể mang lỗi cố ý hoặc vô ý nhưng trong trách nhiệm dân sự vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm nên Đại lý B vẫn phải bồi thường cho gia đình chị A. Thiệt hại xảy ra đối với gia đình chị A là kết quả của hành vi trái pháp luật ( bán hàng hết hạn không đảm bảo chất lượng) của Đại lý B ,do đó đã có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật trên. Việc đại lí B gây thiệt hại cho gia đình chị A đã mang đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/7/2006) bao gồm các yếu tố sau : Thiệt hại thực tế về sức khỏe do bị xâm phạm, đại lí B đã có hành vi trái pháp luật (bán hàng hết hạn không đảm bảo chất lượng), có lỗi, có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.Vậy gia đình chị A có quyền yêu cầu đại lý B phải bồi thường thiệt hại. C.Mức độ bồi thường : Áp dụng điều 609 BLDS 2005 thì ta có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình chị A do sức khoẻ bị xâm hại theo các khoản sau: 1. chịu trách nhiệm bồi thường chi phí thuốc men, chữa trị cho gia đình chị A gồm: chị A và hai con gái của chị. Một phần chi phí tổn thất tinh thần cho chị A và hai con gái. 2. Riêng với chồng chị A thì gồm: + chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ trong thời gian anh A ở bệnh viện( thuốc men, tiền viện phí, tiền ăn …) + Thu nhập thực tế bị mất của anh A trong thời gian 30 ngày . Xác định thu nhập ổn định của anh A là 7tr đồng/ tháng.Bên có nghĩa vụ bồi thường phải chịu bồi thường thu nhập thực tế bị mất trong thời gian anh nằm viện là 7tr đồng. + Chi phí ăn uống và phần thu nhập thực tế bị mất của chị A trong thời gian chăm sóc chồng. Xác định thu nhập thực tế của chị là 6tr đồng/ tháng + Một phần chi phí do tổn thất tinh thần cho anh A. D.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Giải Thích? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về Đại lí B. Giải thích: Áp dụng các điều 8 ; điều 9 về quyền của người tiêu dùng, điều 14 trách nhiệm của tổ chức cá nhân khi tham gia sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều 604(căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại), điều 630( bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng) BLDS 2005 thì Đại Lý B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình chị A. Bồi hường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế đời sống xã hội .chủ yếu những tranh chấp dân sự chính là tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nó còn gắn liền chặt chẽ với trách nhiệm hình sự .Với những ý nghĩa đó cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tình huống Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.doc
Tài liệu liên quan