Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU 1

1 - Sự cần thiết của đề tài 1

2 - Tình hình nghiên cứu 2

3 - Mục đích nghiên cứu. 3

4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 4

6. Những đóng góp mới của luận văn. 4

7. Bố cục của luận văn. 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 5

VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 5

1.1. Vấn đề đói nghèo và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo. 5

1.1.1 Vấn đề nghèo đói và tiêu chí xác định nghèo đói. 5

1.1.2. Nghèo đói trên thế giới và nguyên nhân. 10

1.1.2.1. Về nghèo đói trên thế giới. 10

1.1.2.2. Về nguyên nhân nghèo đói trên thế giới. 11

1.1.3. Những khó khăn thách thức đối với các nước nghèo và nhóm dân cư nghèo đói. 15

1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thực hiện XĐGN. 17

1.3. Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam. 25

1.3.1. Các quan điểm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 25

1.3.2 Tiêu chí xác định nghèo đói ở nước ta. 29

1.3.3. Khái quát về thực trạng đói nghèo và vấn đề XĐGN ở Việt Nam. 31

1.3.3.1. Khái quát về thực trạng đói nghèo. 31

1.3.3.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đói ở nước ta. 34

1.3.3.3. Những kinh nghiệm bước đầu ở nước ta về thực hiện XĐGN. 35

CHƯƠNG 2 38

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 38

2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số của nước ta có ảnh hưởng đến đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo. 38

2.1.1. Vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Bắc bộ 40

2.1.2 . Vùng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Nam Trung Bộ 42

2.1.3. Vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 43

2.1.4. Vùng dân tộc thiểu số ở Nam Bộ. 46

2.2. Thực trạng đói nghèo và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của nước ta. 48

2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. 49

2.2.2. Những nguyên nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta.

 

doc134 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả rất thấp. Vậy phải chăng cứ có tiền là xua tan đi sự cách biệt, sự chênh lệch ? Chưa hẳn, thậm chí đặt các dân tộc thiểu số vào tình thế bất lợi. Ví dụ sự mở đường tới các vùng xa tạo ra thuận lợi giao thông đã khuyến khích các tổ chức các nhân giao lưu buôn bán với người dân tộc. Do sự mù chữ, thiếu hiểu biết nên họ dễ bị lợi dụng, dễ bị phải mua đắt bán rẻ và khai thác gỗ trái phép bán cho thương lái để duy trì cuộc sống. Và như vậy môi trường bị tàn phá sẽ tác động ngay vào họ bởi lũ lụt, thiên tai, mất mùa, v.v.. Vì vậy, khi đưa ra một kế hoạch nào đó nhằm tác động tích cực vào sự phân cách thì kèm theo đó phải là các chính sách, chế tài nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đi đôi với việc tạo điều kiện tốt hơn cho các dân tộc thiểu số vươn lên. Tất nhiên còn rất nhiều sự cách biệt hay khác biệt của các dân tộc thiểu số bất lợi cho sự phát triển như các phong tục tập quán, tâm lý dân tộc... Nhưng vấn đề nêu trên đã được khảo nghiệm qua các cuộc điều tra, thấy lặp đi lặp lại thường xuyên. Vì thế, có thể coi đó là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên đói nghèo. Nguyên nhân này kéo dài trong nhiều năm nay cho tới tận bây giờ vẫn còn đang là vấn đề nan giải. + Những rủi ro và tai hoạ phát sinh đột xuất. Đối với các dân tộc thiểu số vùng núi, điều quan tâm nhất của họ trong đời sống là vấn đề cái ăn. Vì vậy, có được sự an toàn về lương thực là vấn đề ưu tiên số một. Nhìn lại mấy chục năm qua, tình trạng thiếu lương thực luôn đè nặng lên cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đa phần họ sinh sống trên những vùng đất dốc, núi đá, không thuận lợi cho việc canh tác và năng suất rất thấp so với cùng một đơn vị diện tích. Ví như một ha đất đồng bằng người nông dân Thái Bình có thể quay vòng bằng đủ các biện pháp thu hồi mỗi năm 30 triệu đồng thì vùng núi mỗi ha chỉ có bằng 1/7 đến 1/5 nguồn thu nói riêng. Các vùng và tiểu vùng khí hậu ở vùng dân tộc thiểu số thường rất thất thường và khắc nghiệt. Độ ẩm, gió Lào, độ mưa, độ lạnh luôn gây khó khăn cho cây trồng vật nuôi, quá trính sản xuất, ... và kết quả là mất mùa đối với cây trồng, bệnh dịch đối với gia súc, cây trồng, vật nuôi kém phát triển thì tất nhiên dẫn đến năng suất thấp, ít hiệu quả. Quan trọng hơn là do cư trú ở các vùng sinh thái thiếu sự đảm bảo ổn định, tài nguyên rừng, nước ngày càng cạn kiệt; do lối canh tác lạc hậu, cây con truyền thống cho năng suất thấp, phụ thuộc vào khí hậu thời tiết nên dẫn đến thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kỳ giáp hạt. Ngoài ra những tai hoạ ập đến đột ngột như: lũ lụt, hoả hoạn, ốm đau... đã làm cho họ cùng quẫn không còn khả năng lao động hoặc mất nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, khó có thể gây dựng lại cơ nghiệp ban đầu. Đối với gia đình nghèo thì những rủi ro đó càng dồn họ vào chỗ nghèo đói tệ hại hơn. Đối với người giàu, khá giả, họ có sẵn sàng nguồn giữ trữ để bù đắp khi thiếu đói mất mùa hoặc đàu tư trở lại vào vụ sản xuất mới nhằm gỡ lại sự mất mát. Với người nghèo thì khả năng đó không có. Thậm chí dù họ có nghĩ ra kế hoạch và sáng kiến đúng cũng không thể và không giám vay tín dụng. Vì nếu sự rủi ro lại đến thì gánh nặng nợ nần lại chồng chất hơn. Cái khó bó cái khôn là thế. Đã nghèo thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối đời sống. Qua thực tế nhiều địa phương miền núi cho thấy, mặc dù Ngân hàng nông nghiệp, Quỹ xoá đói giảm nghèo của Trung ương vẫn còn dư số tiền khá lớn mà người nông dân dân tộc thiểu số lại không vay. Rủi ro và những phát sinh bất thường chính là do thiếu sự bền vững. Có thể coi đó là hai mặt gắn liền với sự nghèo đói. Môi sinh mỏng manh, đất đai dễ bị xói mòn, bạc màu, rừng bị tàn phá thu hẹp dần, nguồn nước mất kéo theo mất luôn nguồn thuỷ sản và điều đó luôn là điều hết sức tệ hại đối với người nông dân miền núi. Theo số liệu của ngành lâm nghiệp đưa ra năm 1975 cả nước có độ bao phủ rừng là 43%, thì tới 1989 tức là sau 14 năm, độ bao phủ đó chỉ còn 30% (chỉ còn lại 9,6 triệu ha rừng). Diện tích bị tàn phá trở thành đất trống, đồi núi trọc tương đương với 50% đất rừng hiện tại. Những thiệt hại về môi trường tất nhiên là rất đáng lên án dù đối tượng phá rừng là ai. Điều đáng nói ở đây là sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp quốc doanh khai thác bữa bãi những cánh rừng nguyên sinh. Cần lưu ý tới hiện trạng là việc xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thuỷ điện, các công trình hạ tầng dẫn đến hàng loạt dân cư phải di chuyển. Họ lùi sâu hơn và cao hơn tới các khu thượng lưu, đầu nguồn sông suối trong tình trạng chưa được chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phúc lợi xã hội cũng như điều kiện sản xuất, nên phương cách duy nhất để tồn tại là họ phải phá rừng lấy củi bán và làm nương rẫy. Sức ép tự nhiên về tăng dân số, sự di dân tự do từ những nơi đất đã cạn kiệt tiến tới nơi còn khá màu mỡ, còn nước và còn rừng đã tiếp tục huỷ hoại môi trường. Để đối phó với sự rủi ro, tai hoạ bất thường từ thiên nhiên và thiết lập sự bền vững của môi trường thì cả hai phía Nhà nước và người dân đều phải có những phương cách riêng. Nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự thiếu đói lương thực, người dân đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất một cách tự phát bằng việc trồng những cây, nuôi dưỡng những con có hiệu quả kinh tế, đưa giống mới và kỹ thuật tốt vào sản xuất. Nhưng thực tế này phần lớn là ở những nơi khá thuận lợi về giao thông, quanh các khu huyện lỵ, thị trấn, thị tứ hoặc gần chợ, với thị trường dịch vụ và tiêu thụ. Số đông dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa có được điều kiện thuận lợi này. Họ đành phải nợ nần do vay mượn khi gặp rủi ro và chấp nhận thiệt thòi khi gán nợ hoặc bán sản phẩm làm ra theo giá ép buộc từ phía chủ nợ. Những vùng xa khi làm ra được hàng hoá cũng khó tiêu thụ do đường sá quá khó khăn. Chưa ai đứng ra lo bảo hiểm hoặc đảm bảo tiêu thụ cho sản phẩm của họ; mặc dù nhiều hội nghị đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm cho đồng bào miền núi. Những năm gần đây, Nhà nước đã tích cực đầu tư và hỗ trợ cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Những chương trình lớn về vốn và dài về thời gian là Chương trình định canh định cư, Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình 135 : Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Hạn chế của Chương trình định canh định cư và Chương trình 327 là số vốn ít ỏi so với số vốn người du canh du cư quá nhiều ( 3 triệu người ) và số đất trống đồi trọc quá rộng, chừng 10 triệu ha; thứ đến chương trình định canh định cư ở một số nơi làm chưa tốt, chạy theo thành tích, chưa vững chắc dẫn đến tái du canh du cư hoặc tiếp tục phá rừng làm nương rẫy. Chương trình 327 cấp vốn ít và chậm, nếu có phủ được cây cũng còn lâu mới cho người dân vẫn phải đốn cây lấy gỗ ở chỗ khác để bán đổi lương thực và làm củi nấu ăn, sưởi ấm và bán lấy tiền chi tiêu trong gia đình. + Nguồn lực và năng lực a/ Nguồn lực: Có thể nói rằng: nguồn lực bao gồm tất cả những khâu thuộc đầu vào để tạo ra nguồn thu nhập tức là đầu ra. Đối với người nông dân nguồn lực để tạo ra thu nhập gồm những khâu chính yếu sau đây: Đất đai; Lao động; Vốn sản xuất; - Kỹ năng sản xuất, các nguồn thu nhập từ buôn bán nhỏ, các công việc phi nông nghiệp khi thư nhàn. Muốn người dân thoát khỏi đói nghèo thì phải cung cấp cho họ những điều kiện trên tuỳ theo đặc trưng của từng vùng. Thật đáng tiếc là những điều kiện trên còn rất tối thiểu đối với người nông dân ở vùng núi, người nông dân dân tộc thiểu số. Đất đai được coi như nguồn lực chính đối với các dân tộc thiểu số làm nông, lâm nghiệp. Tất nhiên có thể kể cả đất lâm nghiệp, cây lấy gỗ, hoa quả, chăn nuôi nhưng đất để sản xuất lương thực vẫn xếp vào vấn đề quan trọng trước tiên. Ngoài các dân tộc thiểu số như: Mường, Tày, Nùng đã canh tác ruộng nước có hệ thống dẫn nước để tưới tiêu, học ở người Kinh kỹ năng sản xuất để có năng suất cao; còn hầu hết các dân tộc thiểu số quen phương thức đất rẫy làm nương, canh tác trên đất dốc và khô. Hàng mấy trăm năm trước đây phương thức đất nương đã tồn tại có lẽ rất phù hợp với điều kiện rừng còn nhiều, người còn thưa thớt và một nền kinh tế tự túc. Bởi chỉ cần làm đủ ăn chứ chẳng để bán cho ai nên chỉ cần tính toán đủ lương thực cho gia đình mình dùng trong năm. Vì thế chẳng phải mệt công vật lộn với đất đai. Đất rẫy vừa nhàn lại mang lợi khấm khá từ môi trường thiên nhiên. Nhưng khi áp lực dân số miền núi tăng nhanh, người Kinh đi khai hoang các vùng kinh tế mới theo chủ trương của Nhà nước những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, đặc biệt tăng nhanh số lượng tới Tây Nguyên những năm 1980 - 1989, nguồn di dân tự do đã làm cho nguồn đất bình quân đầu người ở vùng miền núi nhỏ đi. Đồng thời với mật độ dân cư đông dẫn tới việc tranh chấp đã xảy ra trên những mảnh nương đang chờ đất phục hồi để tái sản xuất đã có chủ, nhưng chưa có cơ sở pháp lý hoặc chứng nhận sở hữu đất. Nhiều người hết sức ngạc nhiên khi nghe miền núi mà thiếu đất. Khi những người Dao, người Mông ở vùng núi cao phía Bắc được hỏi họ có khó khăn gì ? Thì đến trên 2/3 số người được hỏi đều trả lời thiếu đất và nước. Chính nguyên nhân thiếu đất, nước - kế sinh nhai thiết yếu của người dân tộc thiểu số - mà một loạt dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã di cư tự do vào Tây Nguyên - ít nhất là trên 500.000 người trong hơn 10 năm qua. Để ngăn chặn nạn du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, ngày 14-7-1993 tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Đất đai và có hiệu lực từ ngày 15-10-1993 đã cho phép xác định tính pháp lý của người có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc chia đất chia rừng cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng diễn ra chậm chạp. Và nếu không có các điều khoản chặt chẽ, các giấy tờ sở hữu đầy đủ thì các hộ dân tộc thiểu số sẽ bị lợi dụng hoặc bị xâm chiếm đất đai boửi những cư dân tự do tới. Thực tế việc mua rẻ, bán lại các lô đất được chia ở Tây Nguyên đã diễn ra, người thiệt tất nhiên là đồng bào dân tộc thiểu số do ít hiểu biết; thực tế đó chưa được Nhà nước đứng ra bảo hộ. Có được đất đai cần phải có sức lao động mới tạo ra thu nhập. Nhìn chung, chất lượng lao động của các dân tộc thiểu số bị yếu kém ở hai khía cạnh chính; thể trạng yếu mệt suy dinh dưỡng (do ăn không đủ chất và suy dĩnh dưỡng ngay khi mới sinh) và kỹ năng lao động kém, thiếu kiến thức canh tác tiên tiến. Điều đó dẫn đến hiệu suất lao động thấp, năng suất sản lượng cây trồng kém. Điều này có nguyên nhân từ sự thiếu đói lương thực, phong tục tập quán về ăn uống thiếu vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, đẻ nhiều làm phụ nữ yếu ớt, không được tiếp xúc với các dịch vụ y tế, sức khoẻ, dịch vụ khoa học, tư vấn sản xuất và các thành tựu về giống mới có năng suất cao, v.v... Hiện nay, đang tồn tại hiện trạng: một phía do Nhà nước chưa vươn tới giải quyết được tốt các vùng xa; một phía do người dân đi lại khó khăn và thiếu nguồn tài chính để chi phí. Kể cả khi dịch vụ y tế miễn phí cũng gặp trắc trở do giao thông xa xôi, lũ lụt, tốn kém trên đường mà người dân không tới được các điểm dịch vụ. Vốn cũng là một điều kiện quan trọng để đầu tư sản xuất tạo thu nhập, nhưng còn nhiều hộ dân tộc thiểu số chỉ quen trông chờ vào nông nghiệp, chăn nuôi nên khi chưa có phương sách gì hơn để tạo thu nhập thì vồn nhiều khi chưa phải là cấp thiết. Hoặc nếu có thì phải kèm theo điều kiện là có người hướng dẫn cụ thể và bảo đảm khi rủi ro họ được nợ hoàn toàn hoặc giảm phần lớn. Ngoài ra còn cần phải phát huy ngành nghề thủ công cổ truyền, hoặc tạo nghề mới, buôn bán nhỏ, tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp trong lúc nông nhàn. b/ Năng lực: Năng lực muốn nói ở đây là mức độ tham gia của các dân tộc thiểu số vào xã hội hiện thời. Trước hết quyền tham gia vào các lĩnh vực chính trị - kinh tế , xã hội của các công dân thiểu số đã được xác lập cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta là Quốc hội, các đại biểu dân tộc thiểu số trong cơ quan lập pháp này luôn chiếm tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ Việt Nam là nước có sự quan tâm tới dân tộc thiểu số nhiều hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc có một cơ quan dân tộc tương đương cấp bộ là Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và cơ quan này được thành lập ngay sau ngày đất nước giành được độc lập (9-9-1946), một lần nữa khảng định tầm quan trọng của các dân tộc thiểu số trong cơ cấu quyền lực Nhà nước và sự tham gia bình đẳng của họ vào các lĩnh vực hoạt động của đất nước. Về mặt chính sách, Nhà nước cũng đã có sự ưu tiên, đực biệt là về giáo dục để con em dân tộc thiểu số có điều kiện vào học các lớp chuyên ngành và đại học. Chính phủ dành nhiều dự án lớn ưu tiên cho miền núi, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số như: định canh định cư, nước sạch, Chương trình 327, đã thay thế cây thuốc phiện, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây, con mới, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vốn đầu tư năm 1995 cho toàn bộ miền núi chỉ bằng 1/10 tổng đầu tư cho cả nước là chưa tương xứng đối với một vùng rộng lớn và khó khăn như vùng các dân tộc thiểu số cư trú. Thứ đến, sự đầu tư lại tập trung vào các thị xã, huyện lỵ, chiếm phần lớn số vốn ngân sách nhà nước phân cho miền núi. Đó là chưa kể đến việc có sự thất thoát hoặc phương pháp tiến hành kém hiệu quả của một số chương trình dự án. Nói chung là chưa đủ để thoả mãn những nhu cầu cấp thiết đối với miền núi. Điều đáng lưu ý là cấp chính quyền cơ sở còn rất non yếu, trong điều hành công việc, nhiều cán bộ xã còn mù chữ, năng lực quản lý và sự hiểu biết rất hạn chế. Người nông dân dân tộc thiểu số còn hạn chế trong việc nhận thức và tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm làm ăn vì vậy, ngoài việc đầu tư hợp lý, phải lưu ý tới phương pháp trực tiếp với cơ sở, chú ý tới các yêu cầu cấp thiết nhất đối với người dân, cần phải nâng cao kiến thức, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực tham gia của họ vào các hoạt động của chương trình dự án. Làm được như vậy sẽ góp phần quan trọng làm chuyển biến đời sống của người dân tộc. Và đó chính là phương pháp đầu tư tiết kiệm và ngắn nhất dẫn đến thành công. Hiện nay, Nhà nước đang có kế hoạch phân bổ lại dân cư trên toàn quốc, trọng điểm là đưa dân tới các vùng miền núi Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là một chương trình rất lớn và đúng đắn. Điều cần lưu ý là phải có kế hoạch đồng bộ, có sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, giáo dục cho cả người di cư tới và dân tộc thiểu số ở địa phương một cách chu đáo để tránh tình trạng mất ổn định. Và nếu sự mất ổn định xảy ra tức là đồng nghĩa với việc lại phá rừng hơn nữa, là du canh du cư và đói nghèo. Người dân tộc thiểu số lúc đó sẽ chịu thiệt thòi và có khả năng họ bị mất đi một số đất đai cũng như những tài nguyên thiên nhiên mà họ từng được hưởng lợi từ nhiều thế kỷ nay. Việc giúp họ có năng lực tham gia, tư vấn về pháp luật, kỹ thuật sẽ làm tăng hiệu quả của các hoạt động kinh tế , xã hội ở miền núi là một yếu tố cần sớm thực hiện. Khi diễn giải về tình hình đói nghèo ở Việt Nam, cần lưu ý thêm tới một thành phần đặc biệt thiệt thòi và dễ bị tổn thương; đó là phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, cô đơn. Trong đó, rất nhiều người thuộc diện chính sách ưu tiên của Nhà nước, người có công lao trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ có mặt ở hầu hết các nhóm người nghèo của xã hội. Họ thường là người chịu thiệt thòi không chỉ về mặt thu nhập (ngày công rẻ mạt), mà cả về mặt giáo dục, y tế. Họ ít được học, thậm chí rất nhiều phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số mù chữ, điều đó dẫn đến tệ hại là sự thiếu kiến thức làm giảm năng lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo và không biết cách tự bảo vệ mình (như các biện pháp tránh thai), phá vỡ kế hoạch gia đình và tất nhiên ảnh hưởng tới kinh tế và các quyền lợi khác. Các đối tượng nêu trên thường có tỷ lệ rủi ro về bệnh tật và tử vong cao hơn các nhóm khác trong xã hội. Họ phải làm việc để góp phần thu nhập như nam giới mạnh khoẻ, lại phải lo toan làm việc nội trợ. nên cường độ lao động rất cao và thường quá sức chịu đựng; dẫn đến sự suy yếu về sức lực và sức kháng bệnh. Những đối tượng xã hội này cần có sự quan tâm đặc biệt không chỉ ở vật chất mà còn ở cả khía cạnh tư vấn, giúp đỡ để nâng cao kiến thức, tạo công ăn việc làm thích hợp với sức khoẻ nhằm giúp họ tự vươn lên, ở mức có thể, dưới sự bảo trợ một phần của Nhà nước và của cộng đồng xã hội . 2.3. Thực trạng công tác xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta Mục tiêu nhằm giải quyết đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta thực thi ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay. Tuy nhiên, hiệu quả theo tiêu chuẩn tuỳ thuộc từng thời kỳ và cách nhìn nhận. Mức chi tiêu mà trong đó lương thực là chủ yếu ở các vùng nông thôn miền núi còn xã mới đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế đưa ra. Đó là cách tính 1.000 USD/1 người/năm như Ngân hàng thế giới tính toán năm 1993 hay 2.100 calo/người/ngày của Tổng cục Thống kê năm 1995; hay thấp nhất là 15 kg gạo/người/tháng theo tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra ( so với 20 kg ở đồng bằng và 25 kg ở thành thị ) năm 1992. Chương trình đi khai hoang lập vùng kinh tế mới của những thập kỷ 60,70, 80 của thế kỷ XX, định canh định cư 1968, sau này là Chương trình 327 thực chất nhằm vào những mục tiêu định sẵn. Những chương trình này cũng góp phần đáng kể vào việc xoá đói, giảm nghèo. Điều rất rõ là những thập niên nói trên, xoá đói, giảm nghèo mang tính đạo lý hơn là tính pháp lý. Đó là một phong trào được kêu gọi giúp đỡ nhau “lá lành đùm lá rách” - trong khi lá lành thì ít, lá rách thì nhiều, và chưa có tính pháp lý, văn bản pháp quy của Nhà nước nên không được đảm bảo và bền vững. Tuy mọi người và mọi tổ chức đoàn thể đều thấm nhuần tinh thần xoá đói, giảm nghèo, nhưng lại không có một tổ chức chuyên trách nào đứng ra chỉ đạo, vạch ra các kế hoạch, biện pháp cụ thể, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm. Có thể nói, từ 1992 trở lại đây, việc xoá đói, giảm nghèo mới có kế hoạch tổng thể và khoa học để giải quyết có hiệu quả. 2.3.1. Giai đoạn 1992 - 1995. 2.3.1.1. Kết quả: Cho tới năm 1992, xoá đói, giảm nghèo được khởi đầu từ sáng kiến của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là nơi có nhiều nguồn vốn được huy động, nhiều chương trình được lồng ghép, quỹ xoá đói, giải quyết việc làm, nhà ở, giãn dân được toàn dân đồng tình hưởng ứng. Những hoạt động tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị quốc doanh, doanh nghiệp tham gia đã tạo nên tiềm lực vốn và sức mạnh sáng tạo. Từ đó đã dấy lên một phong trào lan rộng sang các tỉnh, địa phương khác trong cả nước. Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã đạt được thành tựu đáng kể, cho thấy là: mặc dù kinh tế Thành phố tăng trưởng cao nhất so với các địa phương cả nước nhưng không có nghĩa là hết đói nghèo. Bản thân sự tăng trưởng kinh tế là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, nhưng không phải là cứu cánh duy nhất cho việc xoá đói, giảm nghèo. Bởi đói nghèo còn có một loạt nguyên nhân như đã phân tích ở phần trên. Mà yếu tố năng lực tự cứu mình của từng cá nhân là hết sức quan trọng, nhưng để có được tri thức biết tự cứu mình , cần phải đầu tư rất cơ bản về giáo dục, y tế và những tiêu chuẩn cần thiết khác. Có thể nói, từ năm 1992 đến nay các hoạt động xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn cả nước đã có tiến bộ vượt bậc. Những nỗ lực xoá đói, giảm nghèo được gắn với 14 chương trình quốc gia và các hoạt động trên địa bàn cả nước đã có bước tiến bộ vượt bậc và gắn với các hoạt động tích cực của các cấp, các ngành hữu quan. Các chương trình đó là: Chương trình 120 giải quyết việc làm ( Quyết định số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng “Về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới”; “Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cấp vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo ( 20 tiểu chương trình ), xoá mù chữ, cung cấp nước sạch, chống biếu cổ, suy dĩnh dưỡng, cấp các mặt hàng thiết yếu do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi hỗ trợ cho những dân tộc đặc biệt khó khăn, quỹ đền ơn đáp nghĩa. Các chương trình dự án kể trên có tổng số vốn lên tới 2.855 tỷ đồng, trong đó dành 1.328 tỷ cho vay, 629 tỷ trợ cấp, 835 tỷ sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như trạm, trường, đường, nước sạch. Trên cơ sở pháp lý của Nhà nước, nhân dân đã hăng hái đóng góp được tới 425 tỷ đồng chiếm gần 1/7 tổng số vốn huy động. Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chỉnh phủ đã quyết định thành lập dịch vụ tài chính đặc biệt cho người nghèo. đó là một nhân tố rất mới và đặc biệt quan trọng để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của đa số người nghèo. Giúp họ có nguồn lực sản xuất để thoát ra khỏi sự nghèo đói. Tháng 10/1995 đã có 45 trong số 53 tỉnh thành cả nước thành lập quỹ xoá đói, giảm nghèo và huy động được 440 triệu đồng. Những hoạt động tích cực đó đã đem lại kết quả là trong 4 năm ( 1992 - 1995 ) tỷ lệ hộ đói nghèo trên toàn quốc giảm bớt 8%, bình quân mỗi năm giảm 2%. Tuy nhiên, trên địa bàn dân tộc thiểu số cư trú không đạt được tỷ lệ này. Những nơi đạt được nhiều kết quả là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Thái Bình, Hải Phòng. Những nơi đó thường là thành phố lớn, tỉnh có thành phố giàu tiềm lực, hoặc tỉnh đồng bằng ( số đói nghèo ở miền núi dân tộc thiểu số đã trình bày ở phần khái quát ). 2.3.1.2 Những hạn chế và yếu kém tồn tại: Kết quả trong 4 năm ( 1992 - 1995 ) thực thi việc xoá đói, giảm nghèo không thể tách rời sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế đất nước. Những quyết tâm và nỗ lực của Nhà nước, nhân dân, đã giúp đỡ người nghèo cải thiện một bước đời sống. Một số nơi biết phát huy thế mạnh và năng động tìm được đầu ra cho sản phẩm được sản xuất, nên dân ở đó đã có dấu hiệu làm giàu. Tuy nhiên, các hoạt động xoá đói, giảm nghèo trong 4 năm này cũng cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết cần khắc phục để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động và tạo điều kiện cho các sáng kiến phong phú ở các địa phương khác nhau. Những hạn chế và yếu kém tồn tại cụ thể như sau: Một là, các nguồn kinh phí tác động hoặc dành cho xoá đói, giảm nghèo bị phân tán quá nhiều vào các chương trình nên chưa đủ lực để thoả mãn hoặc giải quyết dứt điểm; các mục tiêu cụ thể lại bị phân tán, yếu đi bởi không phối hợp lồng ghép các chương trình dự án một cách hợp lý đúng lúc. Hai là, chương trình dự án nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo được thiết kế, hoạch định ở cấp quốc gia theo ngành dọc dưới sự quản lý của Nhà nước nên đã bộ lộ nhược điểm là thiếu sự góp ý kiến của cấp cơ sở và nhân dân, đến tình trạng là chưa phân tích được các nguyên nhân sâu xa và chưa ưu tiên, tập trung vào các nhu cầu cần thiết nhất. Ba là, năng lực lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động xoá đói, giảm nghèo của cán bộ huyện, xã rất yếu về cả nghiệp vụ quản lý và năng lực kỹ thuật. Một mặt, cấp cơ sở này nguồn lực ít và hạn chế, thiếu cán bộ làm việc trực tiếp với các hộ nghèo. Bốn là, hoạt động xoá đói, giảm nghèo dường như mới chú trọng vào việc đưa tiền và hàng cho các hộ đồng bào thiểu số mà ít chú ý tới việc cung cấp các dịch vụ y tế giáo dục nhằm tạo chuyển biến về chất của nguồn nhân lực, đất đai và ngành nghề. Năm là, cách theo dõi chương trình thường xem nặng hiệu quả đầu ra, chứ chưa chú trọng theo dõi chất lượng và tác động của các hoạt động. Nghĩa là chưa có một hệ thống các chỉ số về các cuộc điều tra có tính chất khác nhau để đánh giá các hoạt động chương trình dự án. Sáu là, thiếu một sự tổng kết các hoạt động quy chuẩn hoá trên một khung chung thống nhất đề đánh giá đúng tình trạng đói nghèo và khả năng dự báo tương đối chính xác của các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo. 2.3.1.3 Phương hướng khắc phục: Từ những mặt được và chưa được của các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo giai đoạn bản lề 1992 - 1995. Quốc hội đã thông qua và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo nhằm tăng cường nguồn lực và các nỗ lực để xoá được hộ đói kinh niên trên địa bàn toàn quốc và giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước xuống còn 10% ( tức là mỗi năm giảm bình quân là 2%); đặc biệt vùng nông thôn, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số được đặt ra là trọng tâm của Chương trình. Theo mục tiêu của Nhà nước đề ra là trong 5 năm sẽ tập trung xoá đói, giảm nghèo cho khoảng 600.000 hộ được coi là đói kinh niên và trầm trọng nhất. Kế hoạch của mục tiêu trên được phân bổ trên 7 vùng kinh tế chiến lược theo bảng: Vùng kinh tế chiến lược Chỉ tiêu giảm hộ nghèo Miền núi phía Bắc 99.000 hộ Đồng bằng sông Hồng 80.000 hộ Khu 4 cũ 193.000 hộ Duyên hải miền Trung 68.000 hộ Tây Nguyên 47.000 hộ Đông Nam Bộ 33.000 hộ Đồng bằng sông Cửu Long 79.000 hộ Qua bảng phân bố này đủ thấy được sự đánh giá khá chính xác. Vùng Đông Nam Bộ nơi có tam giác tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai, Vũng Tàu số hộ nghèo ít hơn cả. So sánh hai khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ (tương đương số dân là 10,5 triệu và 9 triệu) cho thấy ngay ở vựa lúa Nam Bộ người đói nghèo nhiều hơn đồng bằng sông Hồng. Còn lại các vùng kia đa phần diện tích là đồi núi nơi các dân tộc thiểu số cư trú dân ít hơn nhiều so với những nơi kể trên, nhưng số hộ đói nghèo lại cao hơn rất nhiều. Đây cũng là một minh chứng rõ ràng tỷ lệ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37188.doc
Tài liệu liên quan