10 câu sếp nên tránh nói

Dùng một loạt những câu hỏi “vì sao” để truy cứu kết quả cũng sẽ

chỉ nhận được một loạt những câu hỏi “tại sao” (tại sao sếp

không hiểu, tại sao sếp cực đoan, tại sao sếp không phối hợp với

chúng tôi.). Tập trung vào việc nghĩ giải pháp khắc phục sẽ tốt

hơn việc đay nghiến cấp dưới.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 câu sếp nên tránh nói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 câu sếp nên tránh nói 10 câu sếp không nên nói Vẫn biết rằng, ai cũng có quyền "tự do ngôn luận", nhưng thực tế, có nhiều câu mà các sếp không nên nói ra. Một số câu nói vô tình theo thói quen có thể khiến bạn hoàn toàn "mất điểm" trong mắt cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới. - “Đó không phải là việc của tôi”. Đã là lãnh đạo thì chỉ cần những việc gì liên quan đến công ty, không phân biệt lớn nhỏ đều là của bạn. Cho dù công việc đó có thể hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của bạn nhưng nếu có thể hãy đưa ra những giải pháp phù hợp. Điều đó càng thể hiện tinh thần hợp tác và sự gắn bó với công việc của bạn. Hãy nhớ một chân lý: người nói vô tình mà người nghe thì hữu ý. Nếu nói câu này với cấp dưới, hình tượng của bạn sẽ trở nên kém thuyết phục. Nếu là người đồng cấp sẽ dễ nảy sinh ra mâu thuẫn. Nếu với cấp trên, cơ hội thăng tiến của bạn đang bị đe dọa. - “Làm sao mà mọi người...”. Khi trách cứ người khác, phải suy nghĩ đặt bản thân mình vào vị trí đối phương, suy nghĩ xem họ đã mất bao công sức để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Nhiều khi, bao dung với lỗi lầm của thuộc cấp sẽ khiến họ có động lực để cố gắng nhiều hơn nhằm tránh phạm phải những sai lầm trước đó. Dùng một loạt những câu hỏi “vì sao” để truy cứu kết quả cũng sẽ chỉ nhận được một loạt những câu hỏi “tại sao” (tại sao sếp không hiểu, tại sao sếp cực đoan, tại sao sếp không phối hợp với chúng tôi...). Tập trung vào việc nghĩ giải pháp khắc phục sẽ tốt hơn việc đay nghiến cấp dưới. - “Trên mắng tôi thế nào, tôi cũng sẽ mắng mọi người (cấp dưới) như thế?”. Một vị sếp hiển nhiên là cầu nối giữa lãnh đạo cấp cao hơn và nhân viên dưới quyền, tuy nhiên, họ không phải là một cái cầu chuyển đơn thuần, thô kệch. Cần nhớ: đối với cấp trên thì trung thành, tận tâm hoàn thành nhiệm vụ, với cấp dưới thì phải tìm được phương pháp chỉ huy phối hợp đồng thời cổ vũ khích lệ. Một vị sếp thực sự phải dám đối mặt với những nhiệm vụ và áp lực từ phía trên, vừa biết sắp xếp công việc, giải tỏa áp lực cho phía dưới, là mối nối nhịp nhàng cho hệ thống làm việc. Là cầu nối trút giận chỉ khiến bạn trở nên lố bịch. - “Tôi cũng chịu”: Năng lực thực sự của một vị sếp cần phải được đánh giá dựa trên khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn. Nếu một vấn đề vừa được nhận định là khó mà sếp đã lập tức buông xuôi thì chắc chắn bạn sẽ không tạo được uy tín với cấp dưới và khiến cho cấp trên thất vọng, đặc biệt là thất vọng vì thái độ thiếu thiện chí của bạn. Hãy đặt niềm tin vào trí tuệ tập thể và khả năng giải thoát trong bất cứ trường hợp nào. Hãy lôi kéo mọi người cùng tư duy tích cực và không ngừng sáng tạo. - “Tôi đã nói không được là không được”. Coi mình là trung tâm vũ trụ và đặt ra những quy định khắt khe cũng như thái độ cứng nhắc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mức độ thuyết phục của bạn. Bạn muốn mọi việc vận hành đúng theo trình tự mà không xây dựng được một bầu không khí đối thoại thì sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn. Hãy lắng nghe nhiều hơn bởi ngay cả ý kiến không đúng cũng có nhiều điều bổ ích. Hãy luôn phân tích toàn diện mọi vấn đề và nếu không đồng ý, phải có căn cứ rõ ràng và lập luận thuyết phục. - “Anh nói như thế rồi thì cứ như vậy đi”. Nguy hiểm hơn cả thái độ cực đoan ở trên là sự ba phải. Một mặt những câu nói kiểu này cho thấy rõ sự vô trách nhiệm, mặt khác cho thấy sự nông cạn hời hợt của người quản lý. Cấp dưới sẽ mất niềm tin ở bạn và làm việc kém hiệu quả. Cố gắng giữ một cái đầu bình tĩnh và một tư duy rõ ràng, trách nhiệm, không dễ kích động hay lôi kéo bởi bất cứ ý tưởng nào. - “Tôi tùy lúc có thể...”. Với một ngữ điệu quyền lực, câu nói này khiến cho người nghe nhận thấy rõ tâm trạng bạn đang bức bối, khó chịu. Bạn nghĩ mình là ai cơ chứ, thay đổi thất thường, lúc thế này lúc thế khác, không có chút nhẫn nại. Lạm quyền gây áp lực cho người khác. Luôn giữ một thái độ ôn hòa, tôn trọng và chan hòa với mọi người cũng là cách tôn trọng chính mình. Hãy giảm bớt những câu nói cảnh báo rởm đời này nếu không muốn bị coi là thiếu năng lực kiểm soát cá nhân. - “Anh thật ngu ngốc”. Dè bỉu, châm biếm, moi móc tật xấu hay sai lầm của nhân viên là trực tiếp làm tổn thương lòng tự tôn và tình cảm của nhân viên. Cảm xúc uất ức còn đáng sợ hơn là nhụt chí, sau khi bị xúc phạm, nhân viên sẽ thực hiện nhiệm vụ như một cái máy, không vui thích, chẳng phấn đấu. Họ sẽ nghi ngờ vào bản thân, bị đả kích sâu sắc và ù lì. Tệ hơn cả, nhiều người sẽ có tư tưởng phá hoại hay tâm lý thờ ơ “điếc không sợ súng”. - “Không được rồi, khả năng của tôi có hạn, ai giỏi cứ làm”. Nếu thực sự thấy năng lực mình còn hạn chế, điều cần đầu tiên là tìm ra điểm yếu và lên kế hoạch khắc phục. Đương đầu với thách thức, tự mình làm mới là yêu cầu tiên quyết của những người quản lý. Khi nói ra câu này, có thể thấy rõ người nói vừa thiếu tự tin vào bản thân vừa đang trốn tránh công việc và thách thức đồng nghiệp, thuộc cấp và thậm chí cả cấp trên. Một người không có ý thức thi đua, cầu tiến chắc chắn không phù hợp với vai trò quản lý. - “Đều rất tốt”, “Sẽ ổn cả”, “Tuyệt”. Những câu nói trên sẽ chẳng làm sao nếu nó phản ánh đúng như thực tế. Lời khen phải kịp thời, hợp lý, có những ý cụ thể đền cập từng đầu việc từng vị trí. Lời khen quá mức chỉ khiến cho người nhận nó lơ mơ không nhận rõ mình và luôn sớm vui mừng trong khi những người khác ngao ngán và thất vọng. Hãy cẩn trọng và đúng mực khi khen tặng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_cau_sep_nen_tranh_noi_0104.pdf