Bài 21. Một dung dịch A gồm nhôm sunfat nồng độ 0,2 mol/l, sắt sunfat nồng độ 0,1 mol/l. Biết rằng 10ml dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư, thu được 2,007g kết tủa.
Cho từ từ dung dịch NaOH vào 10ml dung dịch A, lượng kết tủa lớn nhất có thể thu được là 0,526g (phản ứng xảy ra trong điều kiện không tiếp xúc với oxi)
a) Xác định công thức hóa học của muối sắt sunfat
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 20% có D = 1,2g/ml đã dùng.
Bài 22. Có một hỗn hợp Cu, Fe, Al. Cho 5,2 hỗn hợp trên tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 20%, có khối lượng riêng là 1,2g/ml. Phản ứng xong, thu được 2,688 lít khí A. Sau đó thêm vào hỗn hợp phản ứng 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng cho tới khi không có khí bay ra. Lọc, lấy được rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, được dung dịch C và 0,672 lít khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. Thêm dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch C, được kết tủa E. Lọc và nung kết tủa E đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Các thể tích khí được đo ở đktc.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng chất rắn F.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 10 Chuyên đề về Hóa vô cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào là nước cứng? Viết công thức hóa học của những muối có thể có trong các loại nước cứng sau:
a/ Nước cứng tạm thời
b/ Nước cứng vĩnh cửu
Bài 17. Trình bày nguyên tắc và giới thiệu các phương pháp hóa học làm mềm các loại nước cứng và viết các phương trình phản ứng.
Bài 18. Có những chất: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời? Giải thích và viết các phương trình phản ứng minh họa.
Bài 19. Có 3 cốc đựng: nước mưa, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 20. Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+; 0,02mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO-3 và 0,02 mol Cl-.
a/ Cho biết nước trong cốc là nước cứng tạm thời hay nước cứng vĩnh cửu? Giải thích.
b/ Đun sôi nước nói trên một thời gian. Cho biết số mol các ion sẽ là bao nhiêu? Loại nước cứng sau khi đun có thay đổi không?
c/ Có thể dùng hóa chất nào để làm mềm nước cứng ban đầu? Viết các phương trình phản ứng.
Bài 21. Cần dùng bao nhiêu gam sôđa để làm mềm một lượng nước, biết lượng canxi sunfat có trong nước cứng là 6.10-5 mol?
Bài 22. Biết lượng tan của muối canxi sunfat ở 200C là 1,06g/l. Tìm nồng độ của ion canxi (mg/l) trong dung dịch này.
Bài 23. Tính tổng nồng độ (theo mg/l) của các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước tự nhiên. Biết rằng trong nước này có chứa đồng thời các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và CaSO4 với khối lượng tương ứng là 121,5mg/l; 11,9mg/l và 54,4mg/l.
Bài 1. Kim loại Al có thể khử N+5 của HNO3 thành N+4, N+2, N0, N-3
Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ các điều kiện của phản ứng.
Bài 2. Không được dùng những vật bằng nhôm để đựng những dung dịch: KOH, Na2CO3, HCl, HgCl2, CuSO4, HNO3 loẵng. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 3. Có 4 kim loại: Na, Ca, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
Bài 4. Có hỗn hợp hai kim loại: Al và Mg.
a/ 1,41 gam hỗn hợp kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra 1,568 lít khí (đktc).
b/ Ngâm 0,705 gam hỗn hợp kim loại trên trong dung dịch CuCl2 dư. Phản ứng xong, được chất rắn mới. Hãy xác định khối lượng chất rắn.
Bài 5. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong môi trường không có không khí. Trộn đều hỗn hợp sau phản ứng rồi chia làm hai phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 59g. Cho mỗi phần tác dụng với dung dịch NaOH dư, người ta thu được 40,32 và 60,48 lít H2 (đktc). Biết hiệu suất của các phản ứng là 100%.
a/ Tính khối lượng của mỗi phần
b/ Tính khối lượng các chất đã tham gia phản ứng nhiệt nhôm
Bài 6. a/ Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng 78,05% khối lượng hỗn hợp A. Nếu thêm 2,7g Al vào hỗn hợp A thì thành phần của Al trong hỗn hợp A sẽ là 36%.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ban đầu.
b/ Khi nung nóng hỗn hợp B cũng gồm 2 chất là Al và Fe2O3 trong môi trường kín, thu được hỗn hợp C. Khi cho hỗn hợp C tan trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,24 lít khí (đktc).
Nếu ngâm hỗn hợp C trong dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8g.
Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng các chất trong hỗn hợp B và C.
Bài 7. A là dung dịch CuSO4. Để chuyển toàn bộ lượng SO42- trong 20g dung dịch A thành hợp chất kết tủa, cần 26ml dung dịch BaCl2 0,02M.
a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
b/ Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch A và bao nhiêu gam CuSO4 để điều chế được 480g dung dịch CuSO4 1% (dung dịch B)?
c/ Ngâm một lá nhôm trong dung dịch B, sau một thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch và cô cạn dung dịch này, thu được 4,11g muối khan. Cho biết khối lượng lá nhôm tăng haygiảm là bao nhiêu gam?
Bài 8. Cho một hỗn hợp gồm 0,54g Al; 0,48g Mg và 50ml dung dịch H2SO4 1M vào trong bình kín có dung tích 1 lít.
a/ Xác định áp suất của bình sau phản ứng, nếu trước phản ứng áp suất không khí trong bình là 1atm và nhiệt độ vẫn duy trì ở 00C. Thể tích các chất rắn là không đáng kể.
b/ Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 9. Một hợp chất hóa học có tên là anotit, thành phần gồm có: 14,4% Ca, 19,4%Al, còn lại là Si và O. Lập công thức hóa học của anotit dưới dạng oxit kép.
Bài 10. Một hợp chất hóa học có tên là beryl, thành phần gồm có: 31,3% Si 53,6% O; còn lại là Al và Be. Xác định công thức hóa học của beryl dưới dạng oxit kép và dạng silicat kép.
Bài 11. Để xác định công thức hóa học của hợp chất có thành phần:
Al3+, NH+4, SO42 và H2O kết tinh, người ta đã làm thí nghiệm và có kết quả như sau:
Thí nghiệm 1: Lấy 4,53g hợp chất hòa tan vào nước cho đủ 100ml dung dịch (dung dịch A).
- Lấy 20ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung tới khi khối lượng không đổi, được chất rắn cân nặng 0,102 gam.
- Lấy 10ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được kết tủa trắng cân nặng 0,466 gam.
Thí nghiệm 2: Lấy 9,06 g hợp chất cho tác dụng với dung dịch NaOH nóng, dư ta thu được chất khí. Dẫn toàn lượng khí này đi qua 30ml dung dịch HCl 1M. Phản ứng xong, trong dung dịch còn lại 0,01mol HCl.
Lập công thức hóa học của hợp chất dưới dạng muối kép, biết phân tử khối của hợp chất vào khoảng 900đvC.
Bài 12. Nung 48g hỗn hợp bột Al và Al(NO3)3 trong không khí, người ta thu được chất rắn duy nhất có khối lượng 20,4g.
a/ Viết các phương trình phản ứng
b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp.
Bài 13. Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Xác định nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 14. Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Fe. Nếu cho a gam hỗn hợp này tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được một thể tích khí hiđro đúng bằng thể tích của 9,6g khí oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc).
a/ Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
b/ Xác định khối lượng của a gam hỗn hợp đã dùng.
Bài 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe và cho biết tính chất hóa học cơ bản của sắt. Dẫn ra những phản ứng hóa học minh họa.
Bài 2. a) Từ Fe hãy trình bày 3 phương pháp hóa học điều chế dung dịch Fe(NO3)3. Viết phương trình phản ứng.
b) Có hỗn hợp bột các kim loại : Al, Fe, Mg, Pb, Ag. Có thể dùng axít nào để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các kim loại trên? Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
c. Viết các ptpưpư xảy ra khi cho miếng Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm FeCl2, HCl, và CuCl2.
d.Cho một ít bột đồng vào dung dịch FeCl3 được dung dịch A. Thêm dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch A. Viết các ptpư xảy ra.
e.Gải thích các thí nghiệm sau:
- Cho miếng Fe vào dd H2SO4 loãng phản ứng xảy ra chậm.
- Thêm vài giọt dd dịch CuSO4 phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Bài 3. Hỗn hợp A gồm bột các kim loại : Al, Mg, Fe.
a) Chia A làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, phần 2 tác dụng với dung dịch CuSO4, phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. So sánh số mol phân tử hidro, số mol nguyên tử đồng và mol nguyên tử bạc thu được sau các phản ứng trên.
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp, biết rằng :
- 7,35 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 1,68 lít khí.
- 14,7 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 10,08 lít khí và dung dịch B.
c) Cho dung dịch B tác dụng với NaOH (dư), kết tủa sinh ra được rửa sạch và nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi. Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn thu được sau khi nung.
d) Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với CuSO4 (dư) lọc lấy chất rắn cho tác dụng với dd HNO3 loãng, thu được 13,44 lít khí NO. Tính khối lượng m gam hỗn hợp A đã dùng.
Các thể tích đều tính ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài4. a) Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết phương trình phản ứng.
b) Từ hỗn hợp Ag, Cu hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết phương trình phản ứng.
c) Nhận biết từng oxit kim loại sau bằng phương pháp hóa học và viết phương trình phản ứng : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Ag2O và CaO. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Bài5. Hỗn hợp bột A chứa 3 kim loại : Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch B chỉ chứa một chất, khuấy kỹ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy Fe và Cu trong hỗn hợp tan hết và còn lại một lượng Ag đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A ban đầu.
a) Cho biết dung dịch B chứa chất nào?
b) Nếu sau phản ứng kết thúc, thu được lượng Ag nhiều hơn lượng Ag có trong hỗn hợp A thì dung dịch B chứa chất nào ?
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Fe
FeCl3
3
Fe(OH)3
4
Fe2(SO4)3
FeCl2
6
Fe(OH)2
7
FeSO4
Fe(NO3)3
11
FeO
12
FeCl2
13
FeCl3
Fe2(SO4)3
15
Fe(OH)3
16
Fe2O3
17
Fe
Bài 6. Thực hiện những biến đổi hóa học sau đây bằng cách viết các phương trình phản ứng và nêu điều kiện của phản ứng, nếu có :
a,
Fe2 (SO4)3
Fe Cl3
Fe Cl2
Fe
FeSO4
b,
Bài 7. Cho biết tương tác của hỗn hợp gồm : Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 với ;
a) Dung dịch H2SO4 loãng
b) Dung dịch HNO3 loãng
Đối với mỗi trường hợp, dẫn ra các phương trình phản ứng. Biết một số trong những phản ứng trên sinh ra khí NO
Bài 8. Cho 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong những hỗn hợp :
a) Fe và FeO b) Fe và Fe2O3 c) FeO và Fe2O3
Chỉ cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học, viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 9. a) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4, nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 nhận thấy màu nâu nhạt của dung dịch ban đầu trở thành màu xanh.
Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b) Nếu điện phân một dung dịch có hòa tan các muối : FeCl2, FeCl3 và CuCl2 (dùng điện cực trơ, có màng ngăn). Hãy cho biết trình tự những phản ứng xảy ra ở catốt, phản ứng xảy ra ở anốt.
Bài 10. Cho những chất và những ion sau đây : Al, Fe, Cl2, S, FeO, SO2, CO2, Fe+3, Fe+2, Cu+2, Cl-. Cho biết chất hoặc ion nào có thể là chất oxi hóa? chất khử? Dẫn ra các phản ứng hóa học để minh họa.
Bài 11. a) Nhỏ vài giọt quỳ tím vào các dung dịch : NH4Cl, Na2SO4, Na2CO3, FeCl3 quỳ tím sẽ chuyển sang màu gì? Giải thích.
b) Cho hỗn hợp các oxit : SiO2, Al2O3, CuO, Fe2O3. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy
Bài 12. Một dung dịch A có chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 100ml dung dịch A cho đến dư. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, nung ở nhiệt độ cao tới khi khối lượng không đổi, cân nặng 2gam. Mặt khác phải dùng hết 40ml dung dịch AgNO3 2M để làm kết tủa hết ion Cl- có trong 50ml dung dịch A.
a) Viết phương trình phản ứng đã xảy ra
b) Tính nồng độ mol/l của AlCl3 và FeCl3 trong dung dịch A.
Bài13. Có 1,5 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau :
Phần 1 tác dụng với được HCl dư. Phản ứng xong, còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và thu được 448ml khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch có chứa 2 muối AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Phản ứng xong, thu được chất rắn A và dung dịch B.
a) Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn A.
b) Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch B (cho rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
Bài14. Hỗn hợp A gồm bột các kim loại : Al, Mg, Fe.
a) Chia A làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, phần 2 tác dụng với dung dịch CuSO4, phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. So sánh số mol phân tử hidro, số mol nguyên tử đồng và mol nguyên tử bạc thu được sau các phản ứng trên.
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp, biết rằng :
- 7,35 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 1,68 lít khí.
- 14,7 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 10,08 lít khí và dung dịch B.
c) Cho dung dịch B tác dụng với NaOH (dư), kết tủa sinh ra được rửa sạch và nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi. Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn thu được sau khi nung.
d) Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với CuSO4 (dư) lọc lấy chất rắn cho tác dụng với dd HNO3 loãng, thu được 13,44 lít khí NO. Tính khối lượng m gam hỗn hợp A đã dùng.
Các thể tích đều tính ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 15. Trộn bột Fe với bột S rồi nung ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí. Hòa tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư, thu được chất rắn A, dung dịch B và khí C. Rắn A có khối lượng 0,8g; khí C có tỷ khối đối với hidro bằng 9. Cho khí C lội chậm qua dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9g chất rắn màu đen.
a) A, B, C là những chất gì?
b) Xác định khối lượng bột Fe và bột S đã trộn ban đầu.
c) Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao. Xác định khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
d) Tính phần trăm khối lượng bột Fe và S đã tham gia phản ứng.
Bài 16. Hỗn hợp A gồm có bột Al và oxit sắt FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm, thu được 92,35g chất rán C. Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với chất rắn C, thu được 8,4 lít khí và còn lại phần không tan D. Hòa tan 1/4 lượng chất D bằng H2SO4 đặc, nóng người ta phải dùng 60g H2SO4 98 %.
a) Tính khối lượng Al2O3 được tạo thành sau phản ứng nhiệt nhôm.
b) Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Bài 17. Muối kép A có công thức a.R2SO4.bR' SO4.nH2O. Lấy 15,68 gam A hoà tan vào nước , thêm NaOH dư đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch C và có 1,792 lit khí đktc thoát ra .
- Thêm BaCl2 dư vào C, thấy tách ra 18,64 gam kết tủa .
- Kết tủa B đem nung tới khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn D. Để hoà tan chất rắn D cần dd chứa 0,12 mol HCl.
1. Xác định công thức hóa học của muối kép A.
2. Hoà tan m gam A vào 1 lit nước được dd R'SO4 10%. Tính m.
Bài 18. Dung dịch A chứa FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3. Để xác định hàm lượng các chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đồng thời thí nghiệm được đun nóng trong không khí. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao cho tới khi khối lượng không đổi, được chất rắn cân nặng 1,2 gam.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 vào 20ml dung dịch A, sau đó nhỏ dần dần dung dịch KMnO4 vào dung dịch các chất trên, khuấy nhẹ. Đến khi dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10ml dung dịch KMnO4 0,2M.
a) Giải thích các thí nghiệm và viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ mol/l của các muối trong dung dịch A ban đầu.
c) Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất là Fe2(SO4)3 có trong dung dịch A? Viết phương trình phản ứng đã dùng.
Bài 19. Hòa tan 15 gam FeSO4. 7H2O vào nước, thêm dần dần NaOH vào dung dịch cho đến dư, đồng thời đun nóng. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng ổn định, thu được chất rắn có khối lượng 4g.
a) Muối sắt đã dùng có tinh khiết không? Tính nồng độ tinh khiết của nó.
b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với một dung dịch có chứa 3 gam loại muối sắt ngậm nước nói trên trong axit sunfuric loãng.
Bài 20. Cho một dung dịch có hòa tan 16,8g NaOH vào dung dịch có hòa tan 8g Fe2(SO4)3. Sau đó lại cho thêm 13,68g Al2(SO4)3 vào dung dịch các chất trên. từ những phản ứng này, người ta thu được kết tủa và dung dịch A. Lọc và nung kết tủa, được chất rắn B. Dung dịch A được pha loãng thành 500ml.
a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b) Xác định thành phần định tính và định lượng của chất rắn B.
c) Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch A.
Bài 21. Một dung dịch A gồm nhôm sunfat nồng độ 0,2 mol/l, sắt sunfat nồng độ 0,1 mol/l. Biết rằng 10ml dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư, thu được 2,007g kết tủa.
Cho từ từ dung dịch NaOH vào 10ml dung dịch A, lượng kết tủa lớn nhất có thể thu được là 0,526g (phản ứng xảy ra trong điều kiện không tiếp xúc với oxi)
a) Xác định công thức hóa học của muối sắt sunfat
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 20% có D = 1,2g/ml đã dùng.
Bài 22. Có một hỗn hợp Cu, Fe, Al. Cho 5,2 hỗn hợp trên tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 20%, có khối lượng riêng là 1,2g/ml. Phản ứng xong, thu được 2,688 lít khí A. Sau đó thêm vào hỗn hợp phản ứng 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng cho tới khi không có khí bay ra. Lọc, lấy được rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, được dung dịch C và 0,672 lít khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. Thêm dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch C, được kết tủa E. Lọc và nung kết tủa E đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Các thể tích khí được đo ở đktc.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng chất rắn F.
Bài 23. Hoà tan một lượng ôxit sắt Fe cần vừa vặn dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,224 lit SO2 và một dung dịch A.
a, Xác định công thức của ôxit săt.
b, Thêm 0,64 gam bột Cu vào dd A, phản ứng xong thu được dd B. Chia B thành hai phần bằng nhau.
Phàn một cho tác dụng với dd NH3 tới dư. Nung kết tủa sinh ra ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Tính lượng ôxit thu được.
Phần hai đem điện phân với I=10 A, thấy tách ra 0,16 gam chất rắn. Tính thời gian đã điện phân và thể tích khí thoát ra ở anôt (đktc).
Bài 24.Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại.
1. Viết các ptpư xảy ra.
2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3.
3. Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.
Bài 1. Những hợp kim sau có cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá học, xác định công thức hoá học của hợp chất:
a. Hợp kim đồng thau chứa 60%Cu và 40%Zn
b. Hợp kim Cu-Al có 12,3% nhôm
Bài 2. Hoà tan 2,5g hợp kim Cu-Fe-Au trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 672ml khí NO (đktc) và 0,02g chất rắn không tan.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định thành phần % của hợp kim
Bài 3. Hoà tan 0,45g hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HNO3. Điện phân dung dịch muối thu được với cường độ dòng điện là 1A. Đến khi toàn lượng Cu được giải phóng trên catot phải cần thời gian là 8 phút
Xác định thành phần % của hợp kim.
Bài 4. A là mẫu hợp kim Zn – Cu. Chia mẫu hợp kim A thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất được hoà tan bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 1g chất không tan. Luyện thêm 4g Al vào phần thứ hai, được mẫu hợp kim B. Biết thành phần % của Zn trong mẫu hợp kim B nhỏ hơn 33,33% so với thành phần Zn trong mẫu hợp kim A.
Xác định thành phần % của mẫu hợp kim A. Biết rằng khi ngâm mẫu hợp kim B trong dung dịch HCl thì sau một thời gian thể tích khí bay ra đó vượt quá 6 lit (đktc).
Bài 5. So sánh các hợp kim gang và thép về các mặt sau
- Thành phần định tính và định lượng các nguyên tố hóa học
- Tính chất cơ học
- ứng dụng
Bài 6. Phân biệt thành phần, tính chất, ứng dụng của
- Gang trắng và gang xám
- Thép thường và thép đặc biệt.
Bài 7. Hòa tan một đinh thép có khối lượng 1,14g trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Lọc bỏ phần không tan, được dung dịch A. Thêm dần dần dung dịch KMnO4 0,1M vào dung dịch A cho đến khi dung dịch này có màu hồng, người ta đã dùng hết 40 ml dung dịch KMnO4.
a/ Dung dịch A gồm những chất nào?
b/ Giải thích vì sao những giọt dung dịch KMnO4 lúc đầu bị mất màu, những giọt cuối cùng không bị mất màu.
c/ Xác định thành phần phần trăm của Fe có trong đinh thép.
Giả sử rằng chỉ có sắt trong đinh thép tan trong dung dịch axit.
Bài 8. Nung một mẫu thép thường (thép cacbon) có khối lượng 10g trong lượng khí oxi dư, người ta thu được 196ml khí cacbonic (O0C và 0,8atm). Xác định thành phần phần trăm của cacbon trong mẫu thép trên.
Bài 9. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng CO khử Fe3O4 ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra như sau:
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 - Qcal
(rắn) (khí) (rắn) (khí)
Cho biết chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng, khi:
a/ Tăng nhiệt độ
b/ Giảm áp suất
c/ Tăng nồng độ của CO
Bài 10. Khử a gam một ôxit sắt bằng cácbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí cacbonic.
a/ Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát
b/ Xác định công thức hóa học của oxit sắt đã dùng
c/ Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam ôxit sắt nói trên.
Bài 11. Cho 4,72 gam hỗn hợp bột các chất: Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng với khí CO dư ở nhiệt độ cao. Phản ứng xong, thu được 3,92 gam Fe. Nếu ngâm cùng lượng hỗn hợp các chất như trên trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong, khối lượng chất rắn thu được là 4,96 gam. Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 12. Cho một luồng khí CO đi qua 29g một loại oxit sắt. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, người ta thu được một chất rắn có khối lượng 21 gam.
a/ Xác định công thức hóa học của loại oxit sắt đã dùng
b/ Tính thể tích khí CO (đktc) cần dùng
c/ Dẫn chất khí sinh ra sau phản ứng đi vào bình đựng dung dịch NaOH dư. Khối lượng của bình sẽ tăng là bao nhiêu gam?
Bài 13. Một loại quặng manhetit có hàm lượng 60% Fe2O3 và một loại quặng hematit có hàm lượng 69,6% Fe3O4. Người ta dùng cả hai loại quặng trên có tổng khối lượng là 280 tấn để sản xuất gang. Kết quả, người ta thu được 133 tấn gang chứa 96% sắt. Biết rằng trong quá trình sản xuất gang có 5% lượng sắt bị mất theo xỉ.
Tính khối lượng của mỗi quặng đã dùng.
Bài 14. Cho biết thành phần, tính chất và ứng dụng của một số hợp kim quan trọng của nhôm.
Bài 15. Để điều chế một loại criolit nhân tạo, người ta trộn 1 mol nhôm hiđroxit với 3 mol natri hiđroxit. Xử lý hỗn hợp này bằng axit flohiđric.
- Viết các phương trình phản ứng.
- Công thức hóa học của criolit nhân tạo
- Khối lượng criolit nhân tạo điều chế được
Bài 16. Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ dòng điện là 105Ampe.
a/ Tính khối lượng nhôm sản xuất được trong 24 giờ.
b/ Tính khối lượng điện cực anốt là than chì (graphit) bị tiêu hao trong quá trình điện phân nói trên, biết sản phẩm khí thoát ra ở anot là CO2.
Bài 17. a/ Cho biết những nguyên liệu chính được dùng trong công nghiệp sản xuất nhôm.
b/ Vì sao cần làm sạch quặng boxit? Trình bày phương pháp làm sạch quặng boxit.
c/ Tính lượng Al2O3 và lượng than chì tiêu hao, lượng nhôm sản xuất được trong một ca lao động là 8 tiếng. Biết rằng cường độ dòng điện là 5.104 Ampe, ở cực dương (anốt) tạo thành khí cacbonic.
Bài 1. Thêm một ít bột đồng vào dung dịch bạc nitrat. Sau một thời gian, người ta thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 kim loại. Hãy tách riêng từng kim loại và từng muối bằng phương pháp hóa học.
Bài 2. Để tách riêng các kim loại Ag và Cu từ một thanh hợp kim Cu - Ag, người ta hòa tan hợp kim này trong dung dịch axit nitric loãng, được dung dịch 2 muối và khí NO. Hãy cho biết:
a. Các phương trình phản ứng đã xảy ra và vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử này.
b. Từ dung dịch 2 muối, bằng những phương pháp hóa học nào có thể tách riêng được 2 kim loại riêng biệt? Viết các phương trình phản ứng.
Bài 3. Có hỗn hợp bột các kim loại: Cu, Fe, Al, Ag.
a. Dùng những phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng đã dùng.
b. Sắp xếp những kim loại theo chiều tính khử tăng dần. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho sự sắp xếp này.
Bài 4. a) So sánh bản chất của 2 thí nghiệm:
- Cho một lá Cu nhỏ tác dụng với dung dịch AgNO3.
- Điện phân dung dịch AgNO3 với các điện cực bằng Cu.
Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
b) Malakit có công thức hóa học là CuCO3 . Cu(OH)2. Từ chất này hãy trình bày các phương pháp điều chế Cu.
Bài 5. Trình bày phương pháp hóa học điều chế các kim loại Ca, Na, Cu từ những muối tương ứng là CaCO3, Na2SO4, Cu2S.
Bài 6. 100g dung dịch muối có nồng độ 6,8% được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH thu được một bazơ không tan, làm khô chất này ta được một oxit có khối lượng 2,32g. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaCl dư, thu được 2,87g kết tủa không tan trong dung dịch axit.
a) Xác định công thức hóa học của muối có trong dung dịch ban đầu.
b) Trình bày các phương pháp hóa học điều chế kim loại từ muối tìm được ở trên.
Bài 7. Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hòa tan 58g CuSO4 . 5H2O trong nước, thu được 500ml dung dịch.
a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 đã pha chế.
b) Có bao nhiêu ion Cu2+ và ion SO2-4 trong 1ml dung dịch?
c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch CuSO4. Hãy cho biết:
- Khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng:
- Để thu được lượng kim loại sinh ra ở phản ứng trên, người ta có thể điện phân dung dịch CuSO4. Cho biết cần phải điện phân trong thời gian bao lâu, nếu cường độ dòng điện là 0,5A (các điện cực trơ)?
Bài 8. Có dung dịch CuCl2 nồng độ 0,75mol/l. Cho 100ml dung dịch này tác dụng với 2,6g bột Zn. Sau khi phản ứng kết thúc, hãy cho biết:
a) Số mol các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
b) Số mol electron đã trao đổi.
c) Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
d) Tính thời gian điện phân dung dịch CuCl2 ban đầu với cường độ dòng điện là 500mA để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac chuyen de 12 cu phan vo co.doc