4. Tránh Đề Cập Đến Những Vấn Đề Khó Khăn
Biểu hiện: Không đưa ra quan điểm rõ ràng khi nói chuyện với nhân
viên, thiếu thái độ cứng rắn, chỉ đề cập “bề nổi” của vấn đề mà không đi
vào chi tiết, nội dung cụ thể.
Tác hại: Khi không nói rõ bạn muốn nhân viên làm gì và đặt ra mục tiêu
để họ thực hiện, nhân viên sẽ tự làm việc mà không cí định hướng rõ
ràng, rất dễ đi sai lệch mục tiêu. Điều quan trọng hơn là họ cảm thấy bối
rối và thiếu niềm tin ở nhà lãnh đạo.
Khắc phục: Nói rõ bạn muốn nhân viên làm điều gì, đưa ra thời hạn
hoàn thành và đánh giá kết quả của việc đó. Bạn cũng nên yêu cầu họ
nhận xét thẳng thắn về cách làm việc của bạn và đảm bảo rằng, họ hiểu
phần việc được giao.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 điểm mù của nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 “ĐIỂM MÙ” CỦA
NHÀ LÃNH ĐẠO
Nếu không nhanh chóng khắc phục, các “điểm mù” sẽ gây tác hại lớn
cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như việc kinh doanh của họ.
Bất cứ ai cũng có “điểm mù”, ngay cả những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất.
Điểm mù tức là bản thân nhà lãnh đạo không nhận ra khiếm khuyết của
mình nhưng người khác thì thấy rất rõ. Nếu không nhanh chóng khắc
phục, các điểm mù này sẽ gây hại rất lớn cho bản thân nhà lãnh đạo lẫn
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Tự Mình Làm Mọi Việc
Biểu hiện: Từ chối nhận hỗ trợ, ra quyết định mà không cân nhắc ý kiến
của người khác.
Tác hại: Việc nhà lãnh đạo hành xử độc lập, ôm đồm mọi việc có thể
khiến nhân viên cảm thấy bất an, nhất là khi nhà lãnh đạo đưa ra một
quyết định sai lầm. Sai lầm này sẽ nhanh chóng lan truyền trong công ty
và làm xói mòn niềm tin nơi nhân viên.
Khắc phục: Làm cho nhân viên hiều rằng, bạn sẵn sàng phối hợp và cần
sự hỗ trợ của họ. Yêu câu họ chỉ ra khi bạn có biểu hiện “cô lập” để
ngừng ngay hành vi này.
2. Không Nhạy Cảm
Biểu hiện: Không biết mình đang gây ra phản ứng tiêu cực nơi người
khác, không tế nhị trước những sự khác biệt về văn hoá, đòi hỏi người
khác phải hành động giống mình, chỉ trích và coi thường nhân viên,
không quan tâm đến phản ứng của người khác và cho đó là vấn đề của
họ.
Tác hại: Thiếu nhạy cảm và thiếu nhận thức sẽ tạo ra môi trường làm
việc tiêu cực. Nhân viên thụ động, không dám nói lên ý kiến của mình vì
sợ làm mếch lòng cấp trên.
Khắc phục: Tìm hiểu xem mình đã tác động đến người khác như thế
nào bằng cách yêu cầu họ cho nhận xét trước khi bạn kết thúc cuộc nói
chuyện. Chẳng hạn, bạn hỏi: Anh có thấy tôi lắng nghe ý kiến của anh
không? Anh có nghĩ rằng tôi có niềm tin ở anh? Tôi có làm anh thất
vọng không? Tôi có nói điều gì làm rạn nứt mối quan hệ giữa chúng ta?
3. Luôn Có Thái Độ Kiểu “Tôi Biết Tất Cả”
Biểu hiện: Quan điểm cứng nhắc và bảo thủ, suy nghĩ thiếu tích cực,
thiếu phán đoán, không chịu lắng nghe, không màng gì đến người khác
có ý kiến gì, tranh luận với bất cứ người nào không đồng ý với quan
điểm của mình, không chấp nhận những biện pháp thay thế và không
cân nhắc những lựa chọn khác.
Tác hại: Nhân viên cảm thấy bị xem thường và thấy mình không quan
trọng đối với công ty, từ đó nãy sinh tâm lý bất mãn. Trước thái độ kiểu
“tôi biết tất cả” của lãnh đạo, mọi ý tưởng cải tiến, sáng tạo sẽ nhanh
chóng bị dập tắt.
Khắc phục: Phải thừa nhận khuyết điểm này đã khiến bạn bỏ lỡ những
thông tin và ý tưởng mang tính xây dựng. Chẳng hạn, bạn phải tự hỏi:
Mình đã bỏ lỡ điều gì? Mình đã không thấy điều gì?
4. Tránh Đề Cập Đến Những Vấn Đề Khó Khăn
Biểu hiện: Không đưa ra quan điểm rõ ràng khi nói chuyện với nhân
viên, thiếu thái độ cứng rắn, chỉ đề cập “bề nổi” của vấn đề mà không đi
vào chi tiết, nội dung cụ thể.
Tác hại: Khi không nói rõ bạn muốn nhân viên làm gì và đặt ra mục tiêu
để họ thực hiện, nhân viên sẽ tự làm việc mà không cí định hướng rõ
ràng, rất dễ đi sai lệch mục tiêu. Điều quan trọng hơn là họ cảm thấy bối
rối và thiếu niềm tin ở nhà lãnh đạo.
Khắc phục: Nói rõ bạn muốn nhân viên làm điều gì, đưa ra thời hạn
hoàn thành và đánh giá kết quả của việc đó. Bạn cũng nên yêu cầu họ
nhận xét thẳng thắn về cách làm việc của bạn và đảm bảo rằng, họ hiểu
phần việc được giao.
5. Đổ Lỗi Cho Người Khác Hoặc Cho Hoàn Cảnh
Biểu hiện: Luôn viện lý do bào chữa cho một sai lầm hay thất bại của
bản thân, xem thường người khác, luôn bảo thủ và không xem trọng ý
kiến đóng góp của nhân viên, hay chỉ trích, phên bình người khác.
Tác hại: Những nhà quản lý chỉ biết đổ lỗi cho người khác hoặc cho
hoàn cảnh sẽ bị cho là tiểu nhân, thù vặt. Hành động này sẽ gây chia rẽ
nội bộ., tạo phe phái, gây mất đoàn kết. Để tránh bị sếp chỉ trích, nhân
viên không dám phản đối mà chỉ thụ động “chờ xem”.
Khắc phục: Hãy tự hỏi liệu cách cư xử của mình có góp phần dẫn đến
thất bại. Can đảm hừa nhận mình cũng có phần trách nhiệm. Hãy tự thay
đổi bản thân chứ không phải yêu cầu người khác thay đổi.
6. Không Xem Trọng Các Cam Kết
Biểu hiện: Không đưa ra các cam kết, nếu có cũng không thực hiện hoặc
thực hiện trễ nãi, luôn trốn tránh để không phải thực hiện cam kết, dễ dãi
đưa ra cam kết mà không hề có ý định thực hiện chúng.
Tác hại: Khi mọi người không tin tưởng vào cam kết của bạn, họ sẽ mất
lòng tin và xem thường mọi lời nói của bạn. Điều nguy hiểm là nhân
viên sẽ học kiểu “hứa cuội” như bạn. Môi trường làm việc sẽ trở nên dễ
dãi, chấp nhận trăm ngàn lý do cho những thất bại trong kinh doanh, từ
đó hoạt động kém hiệu quả.
Khắc phục: Luôn nói rõ ràng điều bạn cam kết và điều bạn không thể
hứa được. Nếu đã cam kết, bạn phải kiên quyết thực hiện đúng thời hạn.
7. Có Suy Nghĩ Tiêu Cực Về Người Khác
Biểu hiện: Có những đánh giá tiêu cực về người khác, có những cử chỉ
thể hiện sự thất vọng hay bất đồng ý kiến mà không nói rõ ràng thẳng
thắng, nói xấu một người nào đó với người khác, luôn xem mọi người ở
phe đối địch
Tác hại: Khi bạn có thái độ thù địch với người khác, bạn sẽ bị cho là
không trung thực, lừa dối và không đáng tin cậy, thậm chí yếu kém.
Người ta sẽ không còn tin tưởng bạn và luôn tự hỏi bạn đã nói xấu gì về
họ. Hành vi này của bạn sẽ phá tan mọi mối quan hệ và bạn sẽ không
còn có thể gây ảnh hưởng đối với người khác.
Khắc phục: Tự “báo động” khi bạn có những nhận xét tiêu cực về người
khác. Ngay lúc bạn nhận ra mình đang nuôi những ý nghĩ thù địch với
người khác, hãy ngừng ngay. Sẵn sàng xin lỗi và đính chính với thái độ
tích cực, thành tâm và nói chuyện thẳng thắn với người mà bạn đã có
xích mích.
8. Không Toàn Tâm Toàn Ý Thực Hiện Cam Kết
Biểu hiện: Không chấp nhận thay đổi và từ chối sự hỗ trợ từ người khác,
thiếu sự đam mê và nhiệt tình khi thực hiện cam kết. Nói cách khác,
miệng thì nói đồng ý nhưng hành đọng lại không thể hiện được điều đó.
Tác hại: Các nhà lãnh đạo thiếu minh bạch thường được xem là không
thành thật, giả dối. Khi bạn ‘bằng mặt mà không bằng lòng”, người khác
sẽ nhận ra ngay. Hành vi của bạn sẽ kiềm hãm sự thay đổi tích cực và
khiến bạn tự tách rời khỏi tổ chức.
Khắc phục: Khi bạn không thể đưa ra một cam kết trọn vẹn, hãy nói rõ
cho mọi người biết bạn bị “kẹt” ở chỗ nào thay vì để hành vi của bạn thể
hiện điều đó. Hãy nói rõ ràng và yêu cầu sự hỗ trợ để bạn có thể thực
hiện cam kết một cách trọn vẹn.
9. Không Có Lập Trường
Biểu hiện: Thiếu sự rõ ràng và thiếu sự định hướng trong mọi vấn đề dù
lớn hay nhỏ, không dám ra quyết định vì sợ phải chịu trách nhiệm về
quyết định đó, lặp lại các quyết định mà bạn đã đưa ra trước đó, cam kết
mơ hồ, thiếu hành động kiên quyết.
Tác hại: Nhân viên sẽ mất niềm tin nơi nhà lãnh đạo khi ông\bà ta chỉ
luôn trông chờ vào sự đồng thuận từ những người khác mà không dám
đưa ra quyết định của bản thân, hoặc chậm ra quyết định, không có lập
trường vững chắc. Kết quả thực hiện sẽ vì thế mà kém hiệu quả bởi nhân
viên phải mất thời gian để phỏng đoán thực ra bạn muốn làm gì.
Khắc phục: Đừng để mọi người phải đọc ý nghĩ của bạn và luôn rõ ràng
về điều mà bạn muốn nhân viên làm, cũng như điều mà bạn cam kết
thực hiện. Bạn phải luôn có lập trường vững chắc, thậm chí khi chưa thể
ra một quyết định ngay lúc đó thì hãy nói: “Bây giờ tôi vẫn chưa thể ra
quyết định về vấn đề này. Nhưng tôi sẽ cho các bạn câu trả lời vào cuối
tuần tới.
10. Chấp Nhận Tình Trạng Hiện Tại Của Công Ty
Biểu hiện: Duy trì tình trạng hiện tại hoặc chỉ thực hiện những thay đổi
nhỏ giọt, không chấp nhận tìm kiếm những giải pháp mới, những ý
tưởng mới, chỉ phản ứng thụ động thay vì chủ động.
Tác hại: Không khích lệ nhân viên làm việc, dập tắt mọi ý tưởng sáng
tạo khiến nhân viên có suy nghĩ “ mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi ở
công ty này”.
Khắc phục: Tìm hiểu xem bạn đã “thoái chí” ở điểm nào? Luôn khuyến
khích sự sáng tạo và cải thiện hiệu quả làm việc bằng cách trở thành tấm
gương về cải tiến và sáng tạo để nhân viên noi theo.
(Theo Business Weekend
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_diem_mu_cua_nha_lanh_dao_2667.pdf