10 kỹ năng mềm quan trọng của nhà quản lý

Kỹ năng mềm – phần không thể thiếu của nhà quản lý

Những người sử dụng lao động thường coi trọng kỹ năng mềm. Bởi các

nghiên cứu cho thấy, chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên

cạnh những kỹ năng công việc truyền thông hay còn gọi là kỹ năng

cứng. Một cuộc nghiên cứu người thành đạt mới đây cho thấy, chỉ có

25% do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi các kỹ

năng mềm. Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành

công và hạnh phúc khẳng định: “Nếu có kiến thức về chuyên môn mà

không có những kỹ năng mềm sẽ rất khó thành công trong công việc. Kỹ

năng mềm được ví như chất bôi trơn giúp cho công việc chạy tốt, giúp

nhân viên biết cách làm việc với đồng nghiệp và xây dựng được các mối

quan hệ tốt”

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 kỹ năng mềm quan trọng của nhà quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Kỹ Năng Mềm Quan Trọng Của Nhà Quản Lý Trong thời đại hội nhập, sự thành đạt của mỗi cá nhân không chỉ được đánh giá bởi kỹ năng cứng mà còn được đánh giá qua kỹ năng mềm của mỗi người. Để đạt sự thăng tiến trong nghề nghiệp, người lao động không nên quá tập trung vào việc tích lũy, học hỏi kiến thức mà bỏ qua khâu hoàn thiện những kỹ năng mềm của mình. Thế nào là Mềm và Cứng NẾU ĐẶT CÂU HỎI “Kỹ năng mềm là gì?” với một người bình thường đi ngoài đường, rất có thể họ nhìn bạn như… người “cõi trên” hoặc trả lời mơ hồ kiểu như đó là sự hòa nhã, dịu dàng, thanh lịch… Nhưng có một thực tế là thuật ngữ kỹ năng mềm hiện đang rất phổ biến trong giới văn phòng. Vậy kỹ năng mềm là gì? Và nó khác với kỹ năng cứng như thế nào? Trong môi trường làm việc, kỹ năng mềm thuộc về hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tuong tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc với nhóm, đội hay trong tập thể lớn. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống. Ngày nay, các nhà giáo dục, chủ doanh nghiệp, các chuyên gia quản lý nhân sự đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng mềm. Ngược lại, những kỹ năng mà ta có thể nhìn thấy, cân đo, đong đếm được gọi là kỹ năng cứng. Đó là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc qua nhiều năm. Nhóm kỹ năng này thường được đề cập tới trong các bản sơ yếu lý lịch. Ông Phạm Trần Mạnh Trang – Trưởng phòng nhân sự Công ty Unilever, đưa ra ví dụ để phân biệt như sau: Với vị trí marketing thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng là kỹ năng cứng, bởi đó là chuyên môn nghề nghiệp; còn với lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng mềm. Sự phát triển của khoa học và truyền thông giúp con người có thêm kiến thức từ sách vở, báo chí, internet. Các kênh thông tin đó sẽ phổ biến và chia sẻ những kinh nghiệm thành công và là thông tin hữu ích giúp chúng ta dễ dàng tham khảo cũng như ứng dụng. Kỹ năng mềm xuất hiện ở mọi nơi, trong gia đình, trường học, môi trường làm việc… Quan trọng là chúng ta biết đón nhận, sàng lọc và phát huy những cái phù hợp với cá tính của mình. Kỹ năng mềm – phần không thể thiếu của nhà quản lý Những người sử dụng lao động thường coi trọng kỹ năng mềm. Bởi các nghiên cứu cho thấy, chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thông hay còn gọi là kỹ năng cứng. Một cuộc nghiên cứu người thành đạt mới đây cho thấy, chỉ có 25% do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi các kỹ năng mềm. Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành công và hạnh phúc khẳng định: “Nếu có kiến thức về chuyên môn mà không có những kỹ năng mềm sẽ rất khó thành công trong công việc. Kỹ năng mềm được ví như chất bôi trơn giúp cho công việc chạy tốt, giúp nhân viên biết cách làm việc với đồng nghiệp và xây dựng được các mối quan hệ tốt”. Khi hội nhập toàn cầu, vũ khí cạnh tranh lớn nhất chính là yếu tố con người. Do đó, các nhà tuyển dụng ngày nay đã thực tế lại càng thực tế hơn rất nhiều. Họ không chỉ muốn thu nhận người biết làm công việc chuyên môn, mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết cách giải quyết các phát sinh trong công việc, phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp, có tư duy tích cực và muốn thăng tiến cao hơn. Kỹ năng mềm được khẳng định là công cụ hữu hiệu nhất cho thành công trong nghề nghiệp của mỗi người. Rèn luyện kỹ năng mềm Điều không nên làm là xác định chuẩn cho nhóm kỹ năng mềm. Bởi mỗi người đều có sức mạnh nội tại, tính cách riêng của mình và họ góp phần làm cho môi trường làm việc trở nên đa dạng, phong phú hơn vì các cá tính riêng đo. Tuy nhiên, vẫn còn những tính cách đặc biệt mà người chủ doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm và kỳ vọng ở nhân viên của mình. Bà Trần Thị Nam Phương – Trưởng phòng đào tạo và phát triển Công ty VinaGame khuyên rằng, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng giúp nâng cao giá trị đạo đức của bản thân, giúp cho đồng nghiệp cùng vươn lên trong công việc. Những kỹ năng này chúng ta không thể có được sau một vài khóa học mà cần được trau đổi hàng ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân mình. Không nên quan niệm rằng, việc học kỹ năng mềm giống như việc học những môn lý thuyết khác, mà nên học từ những người có kinh nghiệm thực tế thông qua việc tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ với họ. Sau đó, hãy biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế và biết những kỹ năng đó trở thành kỹ năng của chính mình. Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành công và hạnh phúc cho rằng, nên vận dụng các kỹ năng mềm một cách linh hoạt theo từng công việc cụ thể. Ví dụ, nếu vị trí bạn đang đảm nhận là một nhóm trưởng thì bạn nên trau dồi kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục, trình bày, xử lý tình huống, phân công công việc, tình thần đồng đội… Hầu hết các nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Ông Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc Tâm Việt Group cũng cho biết, phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Chỉ riêng kỹ năng thuyết trình đã nhiều yêu cầu, với mỗi đối tượng khác nhau, cần phải có dáng đứng, cách biểu cảm, tốc độ nói, cách vung tay, sử dụng ngôn ngữ… khác nhau. Việc ta cho là đơn giản như nghe thì trong chuyên môn gọi là Kỹ năng lắng nghe, có chu trình gồm các bước: tham dự, ghi nhận, thấu hiểu, hồi đáp, phát triển. Cần luyện tập đúng bài bản thành phản xạ tự nhiên để trong tình huống nào cũng có thể giao tiếp hiệu quả. Rèn luyện một cách chuyên nghiệp càng sớm càng tốt, cũng giống như ngoại ngữ vậy, phát âm không chuẩn, thì không hiệu quả và thành thói quen xấu, sau sửa sẽ rất khó. Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu. 10 KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ 1. Làm việc với niềm đam mê: Niềm đam mê là động lực để các doanh nhân đưa doanh nghiệp của mình phát triển nhanh và lớn mạnh, giúp họ làm việc với niềm vui, thay vì chỉ để đối phó hay tồn tại. 2. Thái độ tích cực: Luôn khách quan và vui vẻ. Luôn có trách nhiệm trong công việc. Với một thái độ và tác phong làm việc tích cực như thế sẽ giúp bạn luôn có một vị trí vững vàng trong bất cứ môi trường làm việc nào. 3. Giao tiếp hiệu quả: Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh. Bạn phải học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người. 4. Quản lý thời gian hiệu quả: Lập kế hoạch và xác định trước những việc cần làm cho nhiều dự án khác nhau cùng một lúc; sắp xếp việc sử dụng thời gian trong công việc một cách không ngoan là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. 5. Khả năng giải quyết vấn đề: Khả năng phát hiện, giả quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. 6. Có tinh thần đồng đôị: Tinh thần đồng đội là một trong những bí quyết quan trọng của sự thành công doanh nghiệp. Tinh thần đồng đội được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối hợp hài hòa, yêu nghề, đoàn kết với đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp. 7. Tự tin: Người quản lý phải tự tin với chính khả năng của mình và cùng giúp người khác cảm thấy tự tin hơn, can đảm hơn để hỏi những câu hỏi cần thiết và nêu lên những ý tưởng của mình. 8. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Luôn giữ thái độ đúng mực, thoải mái, khách quan khi tiếp nhận lời phê bình. Tìm hiểu kỹ về lý do phê bình và bài học kinh nghiệm quý giá từ đó. 9. Linh hoạt và thích nghi: Linh hoạt trong công việc có nghĩa là bạn có khả năng thay đổi theo yêu cầu của công việc, hãy giải quyết một khối lượng công việc lớn hơn so với kế hoạch ban đầu. Hãy thể hiện bạn sãn sàng đảm trách, thích nghi một công việc mới, thách thức hơn. 10. Làm việc dưới áp lực cao: Ở bất cứ vị trí quảm lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_ky_nang_mem_quan_trong_cua_nha_quan_ly_9277.pdf