10 nguyên tắc khi tổ chức thi tuyển kiến trúc

1 - Phân biệt giữa "thi ý tưởng" hay "thi khả năng cung cấp dịch

vụ". Ở Việt Nam ta, việc thi tuyển này đôi khi đem đến sự thất vọng cho

người thi lẫn người được hưởng dịch vụ bởi vì sẽ có trường hợp chọn

công ty có quy mô lớn thì ý tưởng dở, còn chọn được ý tưởng hay thì

công ty không có người làm tốt dịch vụ thiết kế. Ở những cuộc thi quan

trọng, người ta chia ra làm 2 kiểu thi và đối tượng thi cũng được mời

theo cách khác nhau.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 nguyên tắc khi tổ chức thi tuyển kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 nguyên tắc khi tổ chức thi tuyển kiến trúc Thi tuyển kiến trúc là giải pháp công bằng nhất trong việc chọn lựa một thiết kế cho công trình có qui mô lớn hoặc có quá nhiều người cùng tham gia trong việc đầu tư. Khi đó uy tín của một công ty hoặc một cá nhân không đủ sức thuyết phục các chủ đầu tư khác nhau để giao công việc quan trọng đó. Bài dự thi của công ty DESO Defrain - Souquet Architectes (Pháp) (*) Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, cơ hội cho giới kiến trúc sư được đem tài năng thi thố, đóng góp cho bộ mặt đô thị của nước nhà là rất nhiều. Ngoài những nguyên tắc để đem đến sự công bằng trong thi tuyển kiến trúc, điều tôi muốn nói là sự quan tâm đến phát triển nội lực cho giới kiến trúc sư trong nước của lãnh đạo nhà nước và của giới các chủ đầu tư. Có nên chăng là những quy định có tính bảo trợ được sử dụng trong các đề bài của các cuộc thi như: khuyến khích sự gắn kết giữa kiến trúc sư nội địa với những kiến trúc sư có kinh nghiệm trên thế giới vào trong những cuộc thi. Và dường như đó cũng là nguyện vọng của đa số các công ty nước ngoài muốn vào làm việc tại thị trường trong nước. Nguyên nhân đơn giản là họ cũng không thể tồn tại dễ dàng nếu không sử dụng người trong nước để cùng hợp tác thực hiện. Ðó là chủ nói đến chuyện chúng ta cũng cần nuôi dưỡng một nền kiến trúc kiểu "ta" nhưng hiện đại. Tại Việt Nam, Luật đấu thầu đã được xây dựng nhưng đã không dễ áp dụng được cho việc chọn lựa người nhận thầu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Trong việc tổ chức thi tuyển kiến trúc, theo tôi, người tổ chức cần phải đi theo 10 nguyên tắc dành cho công việc này: 1 - Phân biệt giữa "thi ý tưởng" hay "thi khả năng cung cấp dịch vụ". Ở Việt Nam ta, việc thi tuyển này đôi khi đem đến sự thất vọng cho người thi lẫn người được hưởng dịch vụ bởi vì sẽ có trường hợp chọn công ty có quy mô lớn thì ý tưởng dở, còn chọn được ý tưởng hay thì công ty không có người làm tốt dịch vụ thiết kế. Ở những cuộc thi quan trọng, người ta chia ra làm 2 kiểu thi và đối tượng thi cũng được mời theo cách khác nhau. 2 - Cơ hội đồng đều cho tất cả những người dự thi. Trong những cuộc thi ý tưởng, các kiến trúc sư trẻ thương là những người không có cửa tham gia bởi chủ từng làm quy mô tương tự như trong đòi hỏi của văn kiện thi, soạn bởi ban tổ chức. Cũng lý do như vậy, đối với các KTS trong nước cũng không bao giờ được tham gia vào short list của các cuộc thi kiến trúc lớn trên chính mảnh đất của mình. Vì vậy cần tổ chức 2 bước cho một cuộc thi: bước ý tưởng và bước khả năng cung cấp dịch vụ. Một số cuộc thi đã làm tốt điều này nhưng vẫn còn nhiều nơi xem việc tổ chức thi là để tránh tiếng không khách quan, chứ thực ra việc chọn lựa gần như đã xong. Làm sao để tránh khỏi trở thành gạch lót đường là điều người dự thi thương lăn tăn suy nghĩ. Bài dự thi của công ty Hager International AG (Thụy Sĩ) 3 - Hội đồng giám khảo là nhân tố thu hút người thi. Thương người thi nhìn vào hội đồng giám khảo để xác định bản chất của cuộc thi. Xu hướng của một số cuộc thi của ta là tìm các quan chức có địa vị quan trọng để chấm điểm cho những cuộc thi… tìm ý tưởng. Điều này cũng có thể hiểu là chủ đầu tư ưu ái tìm kiếm sự ủng hộ có tính nhà nước, hoặc có tính biểu trưng. Theo thông lệ quốc tế thì không thiếu những trường hợp tương tự nhưng thương tỉ lệ tham gia của các vị y rất thấp. Ðặc biệt là ở những cuộc thi ý tưởng kiến trúc. Tối thiểu 1/3 số lượng giám khảo trong hội đồng phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực và rất lý tưởng nếu đó là 2 trong 1, nghĩa là có chuyên môn sâu và có địa vị quan trọng. Người tổ chức cần tìm hiểu về giám khảo được mời bằng cả hai khía cạnh trên. 4 - Ðề bài của cuộc thi cần rõ ràng và công khai. Thương trong các cuộc thi ở ta, người soạn đề không phải là hội đồng giám khảo, Chủ đầu tư tự soạn đề bài, công bố, rồi sau đó mới quyết định mời ai chấm cuộc thi. Điều này đặt giám khảo vào thế bị động và rất khó thống nhất trong quyết định. Ngay cả tiêu chuẩn để định giá trị của cuộc thi cũng phải được tuyên bố trước. Ðể khắc phục, hội đồng giám khảo phải là người soạn đề và danh sách của hội đồng chấm phải được xác định trước khi xuất đề bài. 5 - Tính chất pháp lý của cuộc thi. Ðể tránh những xung đột xảy ra trong khi hoặc sau khi tổ chức thi tuyển ở những công trình, người tổ chức cuộc thi cần quan tâm đến các tài liệu pháp lý liên quan chủ quyền, quy định đô thị. Người dự thi không thể là những diễn viên trên những sân khấu ảo và các bài dự thi không thể chỉ được thi để mà thi nhằm xin đất, lấy chủ trương. Còn nếu do tính chất riêng của cuộc thi, đề thi cần ghi rõ yếu tố hư cấu hoặc chủ trương tìm ý tưởng rõ ràng từ phía chủ đầu tư. Trong môi trường đô thị phát triển, việc sở hữu đất phức tập, chuyển hóa đất nông nghiệp thành đất xây dựng, khung pháp lý cần được công khai cho người dự thi từ đầu. 6 - Sự trong sáng trong thủ tục. Như đã nói ở trên, hội đồng chấm thi phải cùng thống nhất quan điểm và ghi biên bản lưu lại sau khi chấm cho từng bài. Sau cuộc thi, nhận xét về các bài ít được trao lại cho người thi để họ hiểu tại sao họ không thành công hoặc tại sao họ được chọn. Một số cuộc thi, người thi lầm lũi đem bài về trong trạng thái hoang mang, nghi ngờ, không tâm phục khẩu phục. Hoặc tệ hơn là tiếp nhận tin "dữ" chỉ qua một dòng cám ơn trên email. Bài dự thi của Công ty EDAW (Hong Kong – Trung Quốc) 7 - Sự giấu tên là cần thiết. Tôi đã chứng kiến không ít cuộc thi lớn nhưng lại cho biết tên các công ty, và thật là khó khăn cho hội đồng giám khảo trong việc gạt bỏ “cảm tình” với một công ty nào đó. Nhất là có sự tham gia của công ty lớn và công ty nhỏ, công ty trong nước và ngoài nước cùng một lúc. 8 - Tiền thưởng và bồi dưỡng từng giai đoạn là quan trọng. Số tiền bồi dưỡng để đi tiếp vào vòng trong sẽ là yếu tố quyết định loại ứng viên nào sẽ tham gia ở giai đoạn đầu. Các cuộc thi công trình trong nước thương làm nản lòng những công ty danh tiếng có năng lực do hạn chế loại kinh phí này. Rốt cục chủ đầu tư lại trở thành nạn nhân của chính cái "kinh phí hạn hẹp và ước vọng vô biên". 9 - Giao thầu thiết kế cho người trúng giải. Như đã nói ở trên, ta cần phân biệt thi ý tưởng và thi cung cấp dịch vụ. Nếu như ta tách cuộc thi ý tưởng riêng thành một thứ độc lập thì sự cam kết về việc giao thầu thiết kế hoặc trả cho ý tưởng được thực hiện theo một tỉ lệ nào phải được nêu rõ. Tôi ít thấy điều này. Thương thì thi xong rồi, việc xây cất ra sao thì tùy chủ đầu tư. Có khi phương án nhì được xây. Chuyện bình thương, nhưng ý tưởng góp nhặt trong các phương án thì tha hồ được khai thác. Ðôi khi người thiết kế như chúng tôi cũng không có thói quen quan tâm việc này. Theo tôi, nếu sử dụng những ý tưởng căn bản, chiến lược của một phương án dù không phải là phương án trúng giải cũng cần phải được trả bằng một tỉ lệ nhất định. Việc này cần được nêu lên từ đầu của đề bài thi. Và người thi cũng cần phải biết quyền này. 10 - Quyền tác giả cần phải được quan tâm. Trong một số cuộc thi, chủ đầu tư ghi rõ hạn chế quyền sử dụng các tác phẩm chỉ trong các cuộc triển lãm. Nhưng trong những văn bản của một vài cuộc thi, quyền sở hữu tác phẩm và quyền tác giả rất khó phân biệt. Chủ sở hữu tác phẩm dự thi, nghĩa là được quyền dùng để gợi ý cho những thiết kế khác, được quyền sử dụng các chi tiết trang trí trong toàn bộ các bài dự thi để hiện thực hóa trong một công trình. KTS. DƯƠNG HỒNG HIẾN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_nguyen_tac_khi_to_chuc_thi_tuyen_kien_truc_8541.pdf