100 sự kiện trong lịch sử công nghệ thông tin

Sựra đời của Internet

Phải nói thẳng là Internet được sinh ra không phải đểchống lại một vụnổhạt

nhân.

Người ta đã đồn rằng chính phủMỹtạo ra Internet nhưmột mạng truyền thông

có thểvượt qua mọi cuộc tấn công của người Nga. Thực tếsựhình thành của nó

hoàn toàn mang tính chất hào bình.

Vào tháng 7 năm 1968, Ban dựán nghiên cứu của BộQuốc Phòng Mỹhợp đồng

với Bolt Beranek and Newman, một hãng thiết kếmáy tính ởMasachusetts, đểxây

dựng ARPAnet là mạng kết nối các máy tính nghiên cứu trong cảnước. Mùa thu

1969, hãng này đã kết nối được các máy tính của Viện nghiên cứu Stanford, UCLA,

UC Santa Barbara và trường tổng hợp Utah. Khi các protocol và công nghệchuyển

mạch phát triển, mạng này được mởrộng. Năm 1973, các nhà thiết kế đã hợp nhất

các mạng riêng biệt trong một dựán mang tên ”Internetting problem“ (vấn đềkết

nối liên mạng). Đến 1983, có khoảng 400 máy tính được kết nối, và năm 1986

National Science Foundation thành lập NSFNet, liên kết các mạng khu vực qua một

trục xương sống quốc gia tốc độcao.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 100 sự kiện trong lịch sử công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên chỉ sau 6 tháng, IBM đã bán được 50.000 máy, và trong vòng 2 năm họ đã vượt Apple về doanh số. Big Blue đã đặt dấu ấn cho họ lên lãnh địa máy tính cá nhân, và PC trở thành thuật ngữ không thể thiếu của ngành công nghiệp đang đâm chồi nảy lộc. Cha đẻ của tất cả các PC Máy tính số hoá tốc độ cao đầu tiên là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) báo hiệu sự khởi đầu của ngành công nghiệp máy tính. Được phát triển tại trường tổng hợp Pennsylvania 53 năm trước, chiếc máy này chứa hơn 17.000 ống chân không, 70.000 điện trở và 6.000 công tắc với khối lượng 3 tấn. Nó tính được 5000 phép cộng trong một giây. VIETBOOKS Trang 2 Ban đầu được chế tạo để tính toán các bản đạn đạo cho pháp thủ quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II, ENIAC đã không hoàn thành đúng thời hạn để phục vụ chiến tranh. Nhưng nó là một bước đột phá, các nhà thiết kế đã đi đầu trong việc sử dụng khả năng tính toán tuy ở mức thấp và khái niệm các thanfh phần ”burning in“. Có lẽ đây là máy tính đầu tiên sử dụng câu lệnh điều kiện If-then (Nếu-thì). Dòng sản phẩm từ ENIAC tiến tới UNIVAC năm 1951 (một trong những máy tính thương mại đầu tiên), đến IBM PC rồi đến Palm Pilot - ENIAC là cha đẻ của tất cả các PC. Phong trào Trở lại 25 năm trước, vào tháng 3/1975. Hãy hình dung một ga ra dành cho 2 ô tô ở Menlo Park, California, nơi có 32 kẻ ham mê đang say sưa ngắm hộp đèn LED nhập nháy. Đó là câu lạc bộ Homebrew của những người dùng máy tính không chuyên, trong số thành viên có cả Steve Wozniak và Steve Jobs của Apple. Họ còn gây cả sự chú ý của Bill Gates, năm 1976 Gates đã viết thư cho câu lạc bộ chỉ trích những người này vi phạm bản quyền Altair BASIC, hệ điều hành đầu tiên của ông. Homebrew đã thiết lập chuẩn cho các nhóm người dùng như Boston Computer Society và nhóm Capital PC. Hiện nay có khoảng 2000 câu lạc bộ như vậy trên toàn thế giới. Bạn có có thể xem danh sách tại www.apcug.og. Sự ra đời của Internet Phải nói thẳng là Internet được sinh ra không phải để chống lại một vụ nổ hạt nhân. Người ta đã đồn rằng chính phủ Mỹ tạo ra Internet như một mạng truyền thông có thể vượt qua mọi cuộc tấn công của người Nga. Thực tế sự hình thành của nó hoàn toàn mang tính chất hào bình. Vào tháng 7 năm 1968, Ban dự án nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Mỹ hợp đồng với Bolt Beranek and Newman, một hãng thiết kế máy tính ở Masachusetts, để xây dựng ARPAnet là mạng kết nối các máy tính nghiên cứu trong cả nước. Mùa thu 1969, hãng này đã kết nối được các máy tính của Viện nghiên cứu Stanford, UCLA, UC Santa Barbara và trường tổng hợp Utah. Khi các protocol và công nghệ chuyển mạch phát triển, mạng này được mở rộng. Năm 1973, các nhà thiết kế đã hợp nhất các mạng riêng biệt trong một dự án mang tên ”Internetting problem“ (vấn đề kết nối liên mạng). Đến 1983, có khoảng 400 máy tính được kết nối, và năm 1986 National Science Foundation thành lập NSFNet, liên kết các mạng khu vực qua một trục xương sống quốc gia tốc độ cao. Những Internet thương mại mà chúng ta biết đến ngày nay mãi tới giữa những năm 90 mới hình thành, với sự phát triển của các trình duyệt Web và nội dung thông tin gần gũi với người dùng mà các trình duyệt này hỗ trợ. Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến như CompuServe và AOL đã nhanh chóng kết nối vào Internet. Hiện nay có 150 đến 200 triệu người trên khắp thế giới sử dụng Internet - con số này dự đoán sẽ tăng thành 300 triệu vào năm 2005. Ga ra cơ khí: sự nảy mần của Apple VIETBOOKS Trang 3 Hai sinh viên bỏ học Steve Jobs và Steve Wozniak đã bán chiếc xe VW và một máy tính bỏ túi để thành lập ra công ty mang tên Apple Computer, được điều hành từ một ga ra nhỏ. Khi Aplle bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 4, 1976 thì hầu như chẳng ai tin tưởng vào công ty non nớt này, kể cả bản thân người sáng lập thứ ba của Aplle là Ron Wayne mà ít ai còn nhớ đến. Hai tuần sau, Wayne rút lui và bán cổ phần của ông với giá 800 USD. Quyết định này của Wayne không phải là không căn cứ. Những người ham thích đã phải trả 666,66USD cho Aplle I mà chỉ mua được bo mạch chính, không có hộp máy, màn hình và bàn phím. Nhưng hai năm sau, máy tính khác đã ra đời từ ga ra này: đó là Apple II huyền thoại. Ngay sau đó Atari, HP và các công ty khác đua nhau theo vết xe của Apple. Web đã hình thành như thế nào Có vẻ như World Wide Web được biết đến một cách toàn diện vào giữa những năm 90, nhưng thực chất nó đã được hình thành từ lâu. Năm 1945, một nhà khoa học làm việc cho chính phủ tên là Vannevar Bush đưa ra lý thuyết về thiết bị truyền thông tương lai tương tự như PC có trang bị browser. Năm 1960, Ted Nelson, cha đẻ của siêu văn bản (hypertext), đã nghĩa ra mạng thông tin dạng Web có tên Project Xanadu (dự án mà hienẹ nay ông vẫn đang thực hiện). Và dĩ nhiên, Web dựa trên hạ tầng cơ sở được thành lập bởi ARPAnet năm 1969. Thế nhưng Web thực sự hoạt động vào tháng 3 năm 1989, khi Tim Berners-Lee, một kỹ sư phần mềm người Anh làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân Châu Âu ở Geneva, đã sáng chế ra hệ thống cho phép các nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm dùng chung các tài liệu khác nhau ở dạng siêu liên kết. Năm 1992, dự án của ông - được gọi là World Wide Web - đã bắt đầu phổ biến ra ngoài giới khoa học và nghiên cứu của Internet. Trong số những người ưa chuộng có Marc Andreesen, làm việc tại Trung tâm các ứng dụng Siêu Tính Toán Quốc gia. Năm 1993, cùng với nhà lập trình Eric Bina, Andreessen đã thiết kế trình duyệt chỉ-và-nhấn đồ họa mang tên NCSA Mosaic. Sự phổ biến của Web bắt đầu tăng vọt, đặc biệt là sau khi Andreeseen và Bina gia nhập công ty Netscape non trẻ vào năm 1994 và tập trung phát triển trình duyệt Navigator. Web phát triển nhanh tới mức nào? Hãy xem sau 5 năm lượng server trên Web tăng từ số 0 đến khoảng 1500. Thêm 5 năm nữa, con số này vượt quá 7 triệu và vẫn đang tiếp tục tăng. Intel mất điểm Intel đã nhận được bài học lớn khi bị giáng một đòn bởi lỗi tán học của Pentium vào tháng 11 năm 1994. Vấn đề là gì? Khi thực hiện một số phép tính, chip này đã gây ra lỗi với các số thập phân từ hàng thứ 8 sau đấu phẩy. Intel bỏ qua lôi này như một điều không đáng kể. Khi đó CNN vớ được sự việc và viện chưởng lý ở 8 bang của nước Mỹ đã tố tụng chống lại Intel. Nó nhanh chóng trở thành vết đen lớn nhất trong lịch sử ngành máy tính. Một giám đốc công ty đã phát biểu: ”Đây là trường hợp kinh điển khi những người thông minh lạ thường vẫn có thể làm những điều ngu ngốc lạ thường“. Cuối cùng Intel đã phải đồng ý thay thế tất cả các chip Pentium theo yêu cầu với chi phí 475 triệu USD. Năm 1997, Pentium II cũng bị lỗi nhưng không ai phát hiển a, VIETBOOKS Trang 4 Intel đã chủ động sửa lỗi. Giờ đây công ty thường in bản thông báo và sửa những lỗi đã được phát hiện cho mỗi loại chip mới tung ra. Visicalc lừng danh Có ứng dụng thực sự gây khuynh đảo, khiến cho người ta mua máy tính chỉ để sử dụng nó, đó là VisiCalc, bảng tính số hoá đầu tiên. Làm việc vất vả trên một tầng thương ở Masachussetts, Dan Bricklin và Bob Frankston đã soạn thảo chương trình này năm 1979. Nhờ khả năng bổ sung cột và hàng số tức thời, phần mềm của họ đã cách mạng hoá việc tính toán các con số và hoàn thành trong vài giây những công việc đáng lẽ mất hàng giờ. Hơn 700.000 bản chương trình đã được tiêu thụ với giá 99 USD mỗi bản, làm cho nó trở thành phần mềm phổ biến nhất vào thời đó. Nhưng Bricklin và Frankston đã không đăng ký bản quyền sáng chế, và giữa những năm 80 phần mềm tinh vi hơn của Lotus là 1-2-3 liền lấn át VisiCalc. Rồi đến lượt 1-23 bị Excel của Microsoft qua mặt. Công việc thiết kế của Bricklin và Frankston không vì thế mà kết thúc. Bricklin tiếp tục sáng tạo chương trình xuất bản Web Trellix, còn Frankston đi đầu trong lĩnh vực mạng gia đình qua đường điện thoại. Grace huyên thoại Không có những ngôn ngữ lập trình chuẩn thì lĩnh vực máy tính chỉ là một mớ hổ lốn vô tích sự. Công trạng lớn trong việc thiết lập trật tự thuộc về Grace Murray Hopper, một giáo sư toán học, thiếu tướng hải quân của Mỹ, và là phụ nữ đầu tiên nổi danh trong thế giới tin học. Hopper suốt đời nghiên cứu về các qui ước. Năm 1995, với mong muốn viết chương trình để những người không phải là khoa học gia cũng có thể sử dụng máy tính, bà đã phát triển Flow-Matic, ngôn ngữ tính toán đầu tiên dùng những từ như ”count“ (tính) và ”display“ (hiển thị). Năm 1959 chương trình này được chuyển thành Common-Business-Oriented Language (ngôn ngữ hướng nghiệp vụ phổ dụng - COBOL) do Hopper viết cùng với các đồng nghiệp tại hãng máy tính Eckert-Mauchly. Cobol đã cách mạng hoá phương thức điều hành máy tính, đánh dấu thời kỳ đầu tiên chúng có thể đáp lại các từ chứ không chỉ các con số. Kẻ phá hoại bất hạnh Sự rối loạn đầu tiên xảy ra năm 1982, khi một nhóm phá hoại (hacker) ở Milwaukee (Mỹ) xâm nhập vào mạng máy tính của phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamost qua modem. Tự gọi là Băng 414, các thủ phạm tung hoành trong 9 ngày, xâm nhập 60 hệ thống máy tính trước khi bị FBI tóm cổ. Bộ phim War Games (trò chơi chiến tranh) sản xuất năm 1983, trong đó nhân vật Matthew Broderick đột nhập vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng và đưa cả thế giới đến bờ vực của một cuộc huỷ diệt hạt nhân, đã ”vạch đường cho hươu chạy“. VIETBOOKS Trang 5 Bắt chước các diễn viên, đám hacker trẻ muốn nổi tiếng và đôi khi cũng có nguyên do chính trị. Bị thúc đẩy bởi trí tò mò, sự buồn chán và cả mong muốn về quyền lực, chúng ba gồm những kẻ tầm thường (như nhóm đã gây rối loạn cho site của báo New York Times) cho tới những tội phạm nghèo (như Vladimir Levin, kẻ đã chuyển hàng triệu USD từ máy tính mainframe của Citibank sang các tài khoản ở Phần Lan và Israel). Hacker nổi tiếng nhất là Kevin Mitnick. Hiện nay 36 tuổi, Mitnick bị bắt năm 1995 sau 2 năm săn lùng của FBI và bị tuyên án 46 tháng tù giam vì tội xâm hại các máy tính cộng tác. Dù chúng là ai, phá hoại với mục đích gì, rõ ràng là khi còn tồn tại các hệ thống máy tính thì còn xuất hiện đám hacker và người dùng còn phải tìm cách chống lại chúng ăn cắp ý tưởng Nhiều người nói rằng Steve Jobs đã làm một vụ trộm thế kỷ khi ông đi tham quan Trung Tâm Nghiên cứu Palo Alto (PARC) của Xerox. Tại đây Jobs đã chú ý đặc biệt đến giao diện người dùng đồ hoạ mà Xerox đang thử nghiệm cho PC. Chỉ trong vài phút, Jobs đã nhận ra ngay rằng rồi đây tất cả máy tính trên thế giới sẽ sử dụng GUI. Theo lối suy luận thông thường thì trước khi Microsoft nhái giao diệnh Macintosh cho Windows, Apple đã bắt chước giao diện này từ Alto. Nhưng chuyến viếng thăm của Jobs đến PARC diễn ra sau khi Apple bắt tay phát triển Mac. Và một nhân viên của Apple là Jef Raskin đã nghiên cứu về giao diện đồ họa từ năm 1967. Thực tế thì Apple đơn độc phát triển rất nhiều yếu tố của GUI hiện đại bao gồm clipboard, quản lý file theo hình thức kéo-và-thả... Thành thử khó có thể nói Steve Jobs đã ”ăn cắp“ được thứ gì trong chuyến đi đến PARC. Bán hàng qua bưu điện Vào năm 1983, Michael Dell còn là một cậu sinh viên. Trong khi bạn bè mải mê đèn sách, Del chúi mũi vào việc lắp ráp máy tính rồi bán qua đường bưu điện. Ông bỏ học khi chưa xong năm thứ nhất đại học Texas để thành lập PCs Limited, tiền thân của Dell Computer. Việc Michael Dell biết lắp và kinh doanh máy tính khi còn là sinh viên đã trở thành một phần trong truyền thống của ngành công nghiệp này. Nhưng thực ra mô hình bán hàng trực tiếp không thông qua cửa hàng bán lẻ của Dell mới thực sự là một sáng kiến, vạch đường cho các công ty không chỉ biết sản xuất ra máy tính mà còn biết cách bán trực tiếp cho khách hàng. Với doanh thu 18 tỷ USD, giờ đây Dell chẳng còn sợ cảnh khốn khó như thời sinh viên. Công ty mang tên ông vẫn đi đầu trong mô hình bán máy trực tiếp, đặc biệt bán qua mạng Internet. Xem ra cuộc đời của chàng sinh viên ”bỏ lửng“ này cũng không đến nỗi tệ. Start me up VIETBOOKS Trang 6 Đêm 23/8/1995, trước các cửa hàng máy tính trên khắp nước Mỹ tập trung rất nhiều người. Họ làm gì vậy? Muốn trở thành người đầu tiên mua được Windows 95, phiên bản tiếp theo của Windows 3.1 Sau ba năm sản xuất với không ít sóng gió, cuối cùng hệ điều hành này cũng được công bố ngay tại đại bản doanh của Microsoft ở Redmond, Washington. Trên bục diễn giả, Bill Gates tổng kết một vài ”kỷ lục“ của phần mềm này, trong khi loa liên tục phát giai điệu bài hát ”Start Me Up“ của ban nhạc nổi tiếng Rolling Stones. Phiên bản mới này đã đưa Windows lên đỉnh cao danh vọng, 3 triệu bản được bán hết ngay trong vòng 5 tuần lễ. Nhưng thành công lớn nhất của Bill Gates lại nằm ở khâu tiếp thị. Bỏ ra 200 triệu USD cho các hoạt động quảng cáo (trong đó 12 triệu USD là để mua bản quyền bài hát Start Me Up), Gates đã tạo ra một cơn sốt chưa từng có trong ngành máy tính. Mặc dù Windows 95 là Windows 3.1 được cải thiện bằng một giao diện mới, tương thích Plug-and-Play và có khả năng kết nối Internet, nhưng bản chất của nó vẫn là DOS. Và sự kết hợp vụng về giữ hai loại mã 16 bit và 32 bit đã khiến phần mền này tụt dốc. Một nhà phana tích nói một cách mỉa mai: ”Họ (Microsoft) đã vung tiền quảng cáo cho sự kiện là có nút Start trong Windows 95!“ Những nhà quan sát khác thì nghi nghờ không hiểu Gates có biết phần điệp khúc của bài hát Start Me Up đáng giá 12 triệu USD có câu ”... một người đàn ông thực sự phải bật khóc“. PONG, trò chơi đầu tiên trên máy tính Năm 1972, một số người đã có diễm phúc được biết đến cảm giác mạnh do trò chơi trên máy tính mang lại. Phần đồ hoạ cũng như tư tưởng của trò chơi thật đơn giản: một vạch màu trắng theo chiều dọc chia màn hình ra làm 2 phần, mỗi phần có một ”cây vợt“ chắn ngang, khi trái bóng chạm vào cây vợt thì máy tính phát ra tiếng ”ping“. Thực ra Pong không phải là game vide đầu tiên, và cũng không phải là game máy tính vì nó dùng bo mạch điện tử chứ không dùng bộ vi xử luý. Trong nhiều tháng, trò chơi hấp dẫn này đã đạt được doanh số kỷ lục. Các phiên bản nâng cao như Super Pong, Quadra-Pong, Puppy Pong liên tục ra đời. Ngày nay, các trò chơi hiện đại như Pac-Man hay Tomb Raider đều ít nhiều ”mang nợ“ với trò chơi điện tử đầu tiên này. Võ sĩ hạng lông Định nghĩa về tính khả chuyển thật tương đối. Hãy xét Model 5100 của IBM. Ra mắt vào năm 1975, chiếc máy xách tay này nặng có ... 25kg và giá 19.975USD! Đây rõ ràng là một chú khủng long so với chuẩn xách tay hiện nay. Nhưng nếu so sánh với những hệ mainframe to bằng cả một gian phòng thời bấy giờ thì 5100 quả là xinh xắn. Máy tính chỉ thực sự nhỏ gọn từ đầu thập niên 80, tuy nhiên chiếc Osborne 1 ra đời năm 1981 vẫn còn nặng cỡ 12kg. Chiếc notebook đầu tiên, HX-20 của Epson, nặng 1,5kg mà lại có hẳn một máy in và ổ băng từ gắn sẵn bên trong, nhưng màn hình chỉ hiển thị được có 4 dòng văn bản. Năm 1980, Pocket Computer của Radio VIETBOOKS Trang 7 Shack được giới thiệu. Với bàn phím QWERTY nhỏ nhắn và 1,9KB Ram, đây là sản phẩm khởi đầu cho dòng các sản phẩm cầm tay hiện nay. Tấm hình trên bìa báo Tháng Giêng năm 1975, trên bìa tạp chí Popular Electronics có bức hình chú thích cho bài ”máy tính dùng cho gia đình“. Bài báo nói về máy tính Altair 8800 bán theo hình thức đặt hàng qua bưu điện đã kích thích trí tò mò của hàng ngàn bạc đọc. ”Tôi cảm thấy thật thú vị và chỉ vài ngày sau tôi đã gửi một số tờ séc qua bưu điện để mua một chiếc Altair 8800“, một người nhớ lại. Altair không phải là chiếc PC đầu tiên, trước đó đã có Kenbak (1971) và Micral (1973). Nhưng người ta nhắc nhiều đến Altair vì nó khởi đầu cho cuộc microcomputer. Altair do một công ty không mấy tên tuổi là MITS sản xuất, được bán với giá 500USD. Cấu hình của Altair gồm bộ xử lý 8080 2MHz của Intel 256 byte bộ nhớ, không bàn hím, không màn hình. Để thao tác, người dùng phải nhấp nháy cho biết là nó có hoạt động. Nhưng rất nhanh sau đó Altair được bổ sung màn hình, bàn phím, thêm bộ nhớ, tăng khả năng lưu trữ (lúc đầu dùng băng giấy để lưu dữ liệu, sau đó chuyển sang dùng đĩa mềm). Nó cũng sinh ra một hệ điều hành dành cho microcomputer (CP/M) và một nhà sản xuất phần mềm ra đời, đó là Microsoft. Từ sau khi nhìn thấy Altair trên bìa tạp chí, Bill Gates và người bạn học Paul Allen đã cùng phát triển một ngôn ngữ lập trình có tên là BASIC. Sau đó hai người bỏ ngang đại học để bắt đầu con đường chinh phục thế giới phần mềm máy tính. Gates và Allen nhanh chóng chiếm được hàng tỷ USD, nhưng ông chủ của MITS thì đã phải bán lại công ty vào năm 1977 và theo đuổi nghề bác sĩ. Altair đã bị ngưng sản xuất sau 2 năm. Máy tính ngày một dễ dùng hơn Những chiếc PC đầu tiên đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng cao, chẳng hạn chút ít kiến thức về lập trình và toán nhị phân. Điều này đã thay đổi kể từ khi có các PC đóng gói hoàn chỉnh vào năm 1977. Apple II có giao diện đồ họa màu dễ hiểu; PET 2001 của Commodore kèm theo màn hình. Khác với trước kia, máy tính thời kỳ này có thể sử dụng ngay khi được lấy ra khỏi thùng máy, chẳng hạn khi mua một chiếc TRS-80, người dùng chỉ cần bật nút là nó có thể tự vận dụng. Không chỉ có vậy, thế hệ TRS-80 đầu tiên có khả năng lặp lại một cách ngẫu nhiên những ký tự mà người dùng gõ vào. Các phím được sắp xếp theo kiểu máy tính bỏ túi (calculator) của PET khiến người dùng không thể gõ nhẹ và nhanh; còn Apple II chỉ thực hiện được các phép tính với số nguyên. Nếu những thiếu sót này được khắc phục thì cả ba hệ thống đề cập trên dây đều đã thành công. Tuy nhiên, vào giữa thập niên 80, IBM PC và các máy tương thích đã ”ôm trọn“ thị trường này. Ngày nay, nếu muốn có khái niệm về các bậc tiền bối, người ta phả dùng phần mềm để biến chiếc máy tính tân thời thành những Apple II, PET, và TRS-80... ảo. Xuất xứ của "BUG" VIETBOOKS Trang 8 Năm 1947, khi các nhà nghiên cứu của trường đại học Harvard đang thử nghiệm máy tính Mark II thì máy bất ngờ bị treo. Bên trong hộp máy, các nhà khoa học đã tìm thấy xác một con rệp bị điện giật. Xác con rệp này đã được dính vào cuốn sổ trực của nhóm làm việc với lời chú thích ”lần đầu tiên tìm thấy lỗi do xác rệp gây ra“. Câu chuyện về con rệp thì kết thúc nhưng từ đây sản sinh ra thuật ngữ mới trong ngành máy tính ”bug“, có nghĩa là lỗi. ”Bug“ được hiểu là lỗi trong máy tính không lâu sau khi máy tính ra đời. Vào đầu thập kỷ 40, các kỹ sư của IBM đã mang thuật ngữ này vào trường đại học Harvar khi họ giúp giải quyết những rắc rối kỹ thuật của Mark I. Hiện nay, đây là một từ rất thường gặp trong các tài liệu liên quan đến máy tính. Cơn sốt các cổ phiếu trên Internet Sự cuồng nhiệt của Wall Street với Internet bắt đầu từ 9/8/1995, ngày mà Netscape chính thức tham gia thị trường chứng khoán. Lúc đó công ty mới tròn 15 tháng tuổi và khởi đầu với mức giá cổ phiếu là 28 USD và tăng lên tới 74,75USD trong cùng ngày. Từ đây, một hiện tượng được coi là phi thường của thế kỷ 20 - cổ phiểu Internet (Internet initial public offering - IPO) - rõ nét dần. Những công ty có uy tín như Yahoo, Amazon.com, E-Trade lần lượt đưa ra cổ phiếu của mình trên Internet, tạo tỷ lệ giá cả/lợi nhuận chưa từng có từ trước tới nay. Ngày nay, các nhà đầu tư, lớn cũng như nhỏ, vẫn tiếp tục rót tiền vào các công ty mới thành lập trong lĩnh vực này mà không quan tâm nhiều lắm tới vấn đề lợi tức. Họ chẳng để ý đến lợi nhuận của các công ty mà chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài và triển vọng của thị trường. Thế nhưng tại sao cơn sốt cổ phiếu Internet vẫn không suy giảm? Vì đây là một cuộc cách mạng của thời đại chúng ta. Internet có tất cả: giải trí, thương mại, thông tin. Hiệu quả của nó là hoạt động kinh doanh và buôn bán chứng khoán xảy ra suốt 24/24 giờ. Các nhà nghiên cứu cho rằng Internet IPO vẫn tiếp tục xuất hiện nhưng sự hợp nhất giữa các công ty trong lĩnh vực này cũng sẽ là một trào lưu phổ biến trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa. Apple và IBM "choảng nhau" bằng quảng cáo Trong suốt quý Ba năm 1984, người ta đã được chứng kiến một quảng cáo ấn tượng về Apple Computưer trước khi công ty này tung ra máy tính Macintosh. Đó là hình ảnh một đám đông công nhân dùng búa ”khảo“ vào mặt của kẻ áp bức họ - Big Brother, đồng thời có giọng nói phát ra ”Ngày 24/1, Apple Computer sẽ giới thiệu Macintosh“. Apple đã thuê một chuyên gia về quảng cáo thiết kế cho mẫu này nhằm qua mặt đối thủ truyền kiếp IBM. Ngược lại với Apple, IBM dùng hình ảnh vui nhộn của Charlie Chaplin với dòng chữ ”một lựa chọn sáng suốt cho gia đình bạn“ để quảng cáo cho máy tính PC của mình. Thông điệp của IBM không hấp dẫn được khách hàng và vì vậy rất ít người mua PC với những tính nưang hạn chế và giá tới 999USD của IBM. Đến năm 1985 thì IBM ngưng chiến dịch này. VIETBOOKS Trang 9 Nhưng chiến thắng của Apple cũng không kéo dài được lâu. Thông điệp mà Apple đưa ra năm 1984 là một hành động hơi ”lố“ nhằm ”lăngxê“ hình ảnh của công ty nên nó cũng đồng thời chuẩn bị cho một giai đoạn xuống dốc. Dùng mã hoá, đi tù! Các phương pháp mã hoá đã từ lâu được chính phủ các nước sử dụng để bảo vệ an toàn thông tin quốc gia . Nhưng vào năm 1991, khi lập trình viên Phil Zimmermann viết một chương trình miễn phí có chức năng tương tự tê là Pretty Good Privacy (PGP), các giới chức của Mỹ đã lập tức đưa ra lệnh cấm chương trình này. PGP là tiện ích mã hoá công cộng đầu tiên cho phép người dừng gửi e-mail đã được mã hoá mà không ai có thể giải được. Khi PGP được đưa lên một nhóm tin và phân phát đi khắp thế giới, tác giả mới biết mình đã vi phạm luật pháp liên bang. Luật của Mỹ không cho phép xuất khẩu công nghệ mã hoá ra khỏi biên giới. Sự kiện này báo trước những vấn đề về tính riêng tư trong thời đại số hoá, đồng thời cũng đánh dấu sự tham gia của chính phủ vào việc giám sát mạng toàn cầu Internet. Do bị người dùng phản đối, chính phủ đã ngưng vụ PGP vào năm 1995 nhưng tương lai của mã hoá thì vẫn chưa được đảm bảo. Các cơ quan lập pháp đã xem công nghệ PGP là một công cụ của giới thám tử và bọn khủng bố; họ muốn dùng phần mềm mã hoá để giúp giới chức liên bang giải mã e-mail. Đến tận bây giờ, PGP vẫn được cung cấp miễn phí tại web.mit.edu/network/pgp.html. Ai là Yahoo? Tháng 4/1994, hai sinh viên của đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang được nghỉ học vài ngày do giáo sư vắng mặt. Suốt mấy ngày nghỉ, hai người chẳng làm gì ngoài lướt trên Web và viết một danh sách bookmark được tổ chức theo chủ đề. Sau đó cả hai thống nhất là họ nên giới thiệu công trình của mình trên Web. Bộ sưu tập bookmark này giờ đây chính là Yahoo với 80 triệu khách viếng thăm mỗi tháng. Còn Filo và Yang giờ đây ra sao? Họ đều là triệu phú và luôn mang hy vọng đến cho sinh viên 1988, Robert T. Morris, sinh viên 23 tuổi của đại học Cornell Univesity (cha của anh chàng này là chuyên gia kỳ cựu tại Trung tâm Bảo Mật Máu Tính Quốc Gia!) tung ra loại ”sâu máy tính“ đầu tiên trên Internet. Thế là chỉ trong vòng 2 ngày, ”con sâu“ này đã tự nhân bản và tung hoành phá loại trên 6.000 máy tính của các viện nghiên cứu, trường đại học, các đơn vị quân sự và bệnh viện..., làm tê liệt một số nút (node) Internet chính, và Morris bị bắt giữ, Tên tội phạm bị qui và tội gian lận và lạm dụng máy tính và phải chịu mức án là 3 năm tù cộng với khoản tiền phạt là 10.050 USD. Thực ra chương trình của Morris không phải là loại sâu máy tính đầu tiên trên thế giới. Trước đó, từ những năm 60, Pranksters đã viết một chương trình tự nhân bản hoạt động trên mainframe. Nhưng cũng từ đây người ta biết được một khía cạnh thuộc mặt trái của Internet, đó là mạng toàn cầu này có thể trở thành mảnh đất tốt cho virus máy tính phát triển. Năm 1989, Bộ Năng lượng Mỹ thành lập tổ chức Tư vấn Những vấn đề Liên quan Tới Máy Tính nhằm chống lại mối đe doạ tiềm tàng đối với cơ sở hạ tầng Internet. Nhưng tiến bộ trong lĩnh vực hệ điều hành đã nhanh chóng làm xuất hiện các loại virus mới. VIETBOOKS Trang 10 Theo các chuyên gia thì hiện nay có khoảng 40.000 loại virus máy tính cùng các biến thể của chúng. Họ còn nói bọn chuyên viết những chương trình phá hoại này đang ”phấn đấu“ đạt tới con số 200.000 vào năm 2000. Máy tính thắng con người 1-0 Tháng 2/1996, thế giới chứng kiến trận đầu nghẹt thở giữa tay cờ số một Garry Kasparov và máy tính Deep Blue của IBM. Máy tính đã thắng ở ván thứ nhất, trở thành máy tính đầu tiên đánh thắng ở một trận cờ đỉnh cao. Nhưng Kasparov đã lấy lại tinh thần và thắng ở 3 ván tiếp theo, hòa ở 2 ván còn lại, tỷ số chung cuộc là Kasparov thắng với tỷ số 4-2. Một lần nữa loài người loại cho thấy không có máy móc nào có thể thay thế được con người. Để chuẩn bị đấu lại, IBM đã mang Deep Blue về phòng thí nghiệm và ”gia cố“ thêm bộ xử lý để nó có thể tính toán được 200 triệu nước cờ trong một giây, nhanh gấp đôi so với trước. Tháng 5/1997, trong vòng 9 ngày, hai đấu thủ gặp nhau lần thứ hai. Lần này Kasparov thắng ở vá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100 su kien trong lich su cong nghe thong tin.pdf