Sử dụng việc phát huy trí tuệ tập thể để mở rộng và kết
hợp các ý tưởng, chứ không chỉ đơn thuần là thu thập ý tưởng:
Sự sáng tạo thường xuất hiện khi mọi người tìm cách phát triển
các ý tưởng hiện tại. Sức mạnh của việc phát huy trí tuệ tập thể
bắt nguồn từ việc thiết lập một “địa điểm an toàn” - nơi mọi người
tự do chia sẻ các ý tưởng, pha trộn và mở rộng các kiến thức đa
dạng khác nhau. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là thu thập các ý
tưởng sáng tạo, thì việc phát huy trí tuệ tập thể sẽ chỉ khiến bạn
lãng phí thời gian mà thôi. Một hệ thống mạng nội bội hay Internet
là hoàn toàn đủ.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu 1+1 = nhiều hơn 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1+1 = nhiều hơn 2
Khi phải đối diện với một khó khăn trong kinh
doanh, bạn sẽ tìm đến giải pháp nào: huy động
trí tuệ tập thể của nhóm hay kêu gọi từng cá
nhân động não?
Khi phải đối diện với một khó khăn trong kinh doanh, bạn sẽ tìm
đến giải pháp nào: huy động trí tuệ tập thể của nhóm hay kêu gọi
từng cá nhân động não?
Tại một số công ty, sự giao thoa giữa hai mô hình này thường
xuyên được áp dụng, và kết quả chính là những quyết định sáng
tạo dẫn tới thành công.
Một bài báo gần đây đăng trên tờ Wall Street Journal đã trích dẫn
một nghiên cứu cho thấy mọi người sẽ trở nên sáng tạo hơn khi
họ tự mình động não, chứ không phải trong các buổi hội họp hay
dưới sự trợ giúp của các nhà quản lý. Đúng là không thể phủ
nhận rằng những cuộc thảo luận phát huy trí tuệ nếu không được
điều hành tốt sẽ kiềm chế sự sáng tạo của mọi người. Và chỉ khi
công việc phát huy trí tuệ tập thể được thực hiện đúng cách, mọi
người mới có thể đưa ra các ý tưởng một cách nhanh chóng và
hiệu quả hơn khi họ làm việc một mình.
Trong những cuộc huy động trí tuệ tập thể, các cá nhân thường
mất từ 5 đến 10 phút để nắm bắt cấu trúc sản phẩm hay cấu trúc
tổ chức, và sau đó mới trình bày ý kiến của họ. Những ý tưởng
sáng tạo bắt đầu từ đây. Tuy nhiên, phát huy trí tuệ theo nhóm
không phải là “thần dược” để chữa bách bệnh kể cả khi nó được
thực hiện đúng đắn. Và tồi tệ hơn, khi không được thực thi một
cách chuẩn xác, công việc đó chỉ làm lãng phí thời gian của bạn
và mọi người.
Điều đáng mừng là các nghiên cứu từ trước đến nay về vấn đề
nhân sự đã chỉ ra rằng khi việc phát huy trí tuệ tập thể được quản
lý đúng đắn và liên kết khéo léo với các công việc khác, nó sẽ gia
tăng đáng kể khả năng sáng tạo trong công ty. Có 8 yếu tố đặc
biệt quan trọng để bạn tổ chức hiệu quả những cuộc huy động trí
tuệ tập thể:
1. Sử dụng việc phát huy trí tuệ tập thể để mở rộng và kết
hợp các ý tưởng, chứ không chỉ đơn thuần là thu thập ý tưởng:
Sự sáng tạo thường xuất hiện khi mọi người tìm cách phát triển
các ý tưởng hiện tại. Sức mạnh của việc phát huy trí tuệ tập thể
bắt nguồn từ việc thiết lập một “địa điểm an toàn” - nơi mọi người
tự do chia sẻ các ý tưởng, pha trộn và mở rộng các kiến thức đa
dạng khác nhau. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là thu thập các ý
tưởng sáng tạo, thì việc phát huy trí tuệ tập thể sẽ chỉ khiến bạn
lãng phí thời gian mà thôi. Một hệ thống mạng nội bội hay Internet
là hoàn toàn đủ.
2. Khi nào không nên phát huy trí tuệ tập thể: Theo quan sát
của một số chuyên gia, hoạt động nhóm có thể dẫn tới những kết
quả tốt nhất, cũng như tồi tệ nhất cho nhân viên. Nếu nhân viên
cho rằng họ sẽ họ sẽ bị chỉ trích, hạ lương, giáng cấp, sa thải hay
nhận được những kết quả tệ hại khác, việc phát huy trí tuệ tập
thể sẽ là một ý tưởng tồi. Ví dụ, nếu công ty bạn có chủ trương
sa thải 10% số lượng nhân viên mỗi năm, mọi người có thể rất
ngại ngần khi nghĩ tới những lần họp mặt bàn thảo về nhân sự.
3. Phát huy trí tuệ cá nhân trước và sau khi thảo luận nhóm:
Lời khuyên nổi tiếng lâu nay trong các hoạt động phát huy trí tuệ
tập thể là: Sáng tạo sẽ đến từ sự phối kết hợp giữa các ý tưởng
cá nhân và tập thể. Trước khi bước vào cuộc họp, nhà quản lý
cần phải nói với các thành viên tham gia về chủ đề sẽ được thảo
luận.
4. Việc phát huy trí tuệ tập thể sẽ không hiệu quả nếu chúng
được gắn với các nhiệm vụ khác: Phát huy trí tuệ tập thể chỉ là
một trong nhiều công việc sáng tạo trong công ty, và nó sẽ ít có
khả năng thành công nếu bị kết hợp với các chức năng công việc
khác - chẳng hạn như quan sát nhân viên, nói chuyện với các
chuyên gia, hay xây dựng các sản phẩm mẫu và rút kinh nghiệm
công việc...
Tốt nhất là bạn hãy tạo điều kiện để nhân viên đưa ra các ý
tưởng khác nhau. Không ít công ty thu thập được rất nhiều ý
tưởng sáng tạo, nhưng hầu như không triển khai được bất cứ ý
tưởng nào một cách hiệu quả. Có những tập thể dành hàng năm
trời để bàn thảo và tranh luận về một sản phẩm giản đơn, trong
khi không thể sản xuất nổi một bản mẫu. Dự án cuối cùng bị xoá
sổ khi một đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản phẩm tương tự.
5. Phát huy trí tuệ tập thể cần một số kỹ năng và kinh nghiệm
nhất định: Tại những công ty mà việc huy động trí tuệ tập thể
được sử dụng một cách hiệu quả - như Hewlett-Packard, SAP,
Hasso Plattner, Frog Design và IDEO – đây được xem như một
kỹ năng mà lãnh đạo phải mất hàng tháng hay thậm chí hàng
năm mới tinh thông. Tối ưu hoá hoạt động phát huy trí tuệ tập thể
là một kỹ năng không phải một sớm một chiều có thể đạt được.
Nếu bạn muốn thỉnh thoảng tổ chức gặp gỡ nhân viên nhằm phát
huy trí tuệ tập thể, và các cuộc tụ họp đó lại được dẫn dắt bởi
những người không có kỹ năng và kinh nghiệm, thì sẽ không có
gì ngạc nhiên nếu nhân viên của bạn chỉ “ngồi đó một cách ngại
ngùng, lo sợ”, một nhà quản lý đã nói với tờ The Wall Street
Journal như vậy. Đó chính là cách chúng ta phản ứng khi chúng
ta làm việc gì đó lạ mắt đối với các thầy giáo kém cỏi.
6. Mỗi lần phát huy trí tuệ tập thể là một lần mọi người cạnh
tranh mạnh mẽ với nhau: Trong những cuộc thảo luận phát huy
trí tuệ tập thể hiệu quả nhất, mọi người cảm thấy có sức ép phải
trình bày những gì họ biết và, thông thường, họ chỉ biết trông cậy
vào ý tưởng của những người khác.
Ngược lại, mọi người cũng thể hiện một sự cạnh tranh lẫn nhau:
cạnh tranh để mọi người cùng tham gia, để mọi người cảm thấy
như là một phần của tập thể, và để đối xử với những người khác
như các thành viên thuộc một nhóm có cùng mục đích. Điều tồi tệ
nhất mà nhà quản lý có thể mắc phải là thiết lập một hoạt động
kiểu “thắng - thua” bằng cách đánh giá, xếp hạng và trao giải
thưởng cho các ý tưởng. Và kết quả là sự e ngại sẽ hạn chế số
lượng ý tưởng được đưa ra.
7. Sử dụng hoạt động phát huy trí tuệ tập thể vì nhiều mục
đích khác nhau, chứ không nhằm tìm kiếm một ý tưởng tốt: Tại
hãng IDEO, hoạt động này còn hỗ trợ việc xây dựng văn hoá
công ty và thực thi nhiệm vụ. Các tập thể nhân viên cùng nhau
họp bàn và trao đổi thông tin nhằm nâng cao các kỹ năng làm
việc. Quá trình này đem lại rất nhiều kết quả tích cực.
Kiến thức được trải rộng ra tất cả các lĩnh vực và công nghệ mới,
nhân viên mới và nhân viên lâu năm đều tham gia thảo luận
nhằm tìm ra giải pháp khả thi nhất. Mục tiêu hàng đầu của những
cuộc thảo luận đó là đưa ra các ý tưởng mới, tuy nhiên, việc quy
tụ mọi người để thảo luận về các ý tưởng cả mới lẫn cũ đóng vai
trò khá quan trọng trong việc gợi mở các yếu tố sáng tạo trong
công việc.
8. Đừng gọi đó là một cuộc phát huy trí tuệ tập thể: Một trong
những sai lầm lớn mà các nhà lãnh đạo mắc phải là nói quá
nhiều. Có không ít cuộc họp, nhà lãnh đạo bắt đầu bằng câu:
“Chúng ta hay bắt đầu phát huy trí tuệ tập thể”, rồi sau đó bài
phát biểu của ông ta dài đến 30 phút với những nhận định liên
miên mà không để ai có cơ hội đưa ra ý tưởng của mình. Điều
này sẽ hủy hoại một cuộc thảo luận phát huy trí tuệ tập thể!
Các quy tắc có thể rất khác biệt tuỳ theo từng đặc điểm cụ thể,
song vẫn tồn tại 4 quy tắc chính yếu, đó là:
1) Không cho phép chỉ trích;
2) Khuyến khích các ý tưởng mới;
3) Số lượng ý tưởng càng càng tốt;
4) Phối kết hợp hay cải thiện ý tưởng của nhiều người.
Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao” thật phù hợp để giải thích tại sao với trí tuệ của
nhiều người, những giải pháp sáng tạo sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Vậy thì bạn, với tư cách là nhà quản lý, hãy biết huy động trí tuệ
tập thể để tìm kiếm ngày một nhiều các giải pháp sáng tạo, nhằm
đưa công ty phát triển nhanh chóng và vững chắc hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_1986.pdf